Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong 9 năm. Đây là một thắng lợi vĩ đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, có sức cổ vũ rất lớn phong trào chống chủ nghĩa thực dân của các dân tộc trên thế giới.
Ngày 2-9-1945 mãi mãi đi vào lịch sử, trở thành ngày Quốc khánh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày hội lớn của dân tộc Việt Nam.
Bản lĩnh kiên cường, bất khuất, tinh thần lạc quan cách mạng của Tô Hiệu đã trở thành di sản quý báu trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Ngày 10-10-1954, Hà Nội sạch bóng quân thù, hân hoan đón mừng những người con chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa cực kỳ to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ở thời đại Hồ Chí Minh quang vinh.
Ngày 23-9-1945, quân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến với lời nguyền "Mùa thu này ngày 23, ta đi lên theo tiếng kêu sơn hà nguy biến..." và xứng đáng với danh hiệu "Nam Bộ thành đồng đi trước về sau".
Sáng ngày 19-8-1945, theo lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh, hàng chục vạn đồng bào trong và ngoại thành Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng, vừa hô vang khẩu hiệu vừa tiến thẳng về Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội.
Ra đời trong Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) tại Hà Nội, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam đã góp công lớn trong việc bảo vệ chính quyền nhân dân non trẻ trong những ngày đầu độc lập.
Tháng 6-1947, Hội nghị về công tác thương binh, liệt sĩ họp tại Đại Từ (Thái Nguyên) đã nhất trí đề nghị Trung ương lấy ngày 27-7-1947 làm ngày Thương binh toàn quốc, từ 1955 đổi thành ngày Thương binh Liệt sĩ.
Năm 1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chủ Tịch, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã ra nghị quyết tặng Người danh hiệu “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và Danh nhân Văn hóa”. Nhân dịp này, một số nước trên thế giới đã trân trọng phát hành tem về Người.
Chiến thắng 30-04-1975 đã kết thúc thắng lợi, hoàn toàn và trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 30 năm của nhân dân ta, Bắc - Nam thống nhất một nhà, non sông thu về một mối.
Tinh thần yêu nước, chí khí quật cường của Bà Triệu không chỉ làm cho kẻ thù run sợ mà còn là nguồn cổ vũ lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự chủ của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đoàn (họp từ ngày 22 đến ngày 25-05-1961) đã quyết định lấy ngày 26-03, một ngày trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương tháng 03-1931, làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Ngày 15-03-1953, tại Đồi Cọ, Định Hóa, Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam.
Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là một trí thức cách mạng thời đại Hồ Chí Minh, là tấm gương sáng cho các thế hệ kiến trúc sư Việt Nam học tập. Đồng chí, đồng nghiệp và nhân dân cả nước luôn luôn nhớ đến ông, con người có nụ cười không bao giờ tắt.
Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là một sự kiện trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đã làm lung lay chế độ thực dân phong kiến. Đó cũng là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng và nhân dân ta chuẩn bị cho sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám sau này.