Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ
Mã số
3031
Tên
6-1: Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ
Giá mặt (VNĐ)
400
Kích thước (mm)
27 x 37
Mã số
3032
Tên
6-2: Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con
Giá mặt (VNĐ)
400
Kích thước (mm)
27 x 37
Mã số
3033
Tên
6-3: Mẹ Âu Cơ dẫn 50 người con lên rừng
Giá mặt (VNĐ)
500
Kích thước (mm)
27 x 37
Mã số
3034
Tên
6-4: Cha Lạc Long Quân dẫn 50 người con xuống biển
Giá mặt (VNĐ)
3.000
Kích thước (mm)
27 x 37
Mã số
3035
Tên
6-5: Con trưởng là Hùng Vương được lên ngôi
Giá mặt (VNĐ)
4.000
Kích thước (mm)
27 x 37
Mã số
3036
Tên
6-6: Các dân tộc Việt Nam đều là con Rồng cháu Tiên
Giá mặt (VNĐ)
11.000
Kích thước (mm)
27 x 37
Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ ra đời ở Việt Nam cách đây hàng ngàn nǎm. Theo truyền thuyết kể rằng:

Lạc Long Quân tên thật là Sùng Lãm có cha là Kinh Dương Vương Lộc Tục, dòng dõi vua Thần Nông và mẹ là Long Nữ, con gái thần hồ Động Đình. Lạc Long Quân thuộc tính giống mẹ (giống Rồng) nên mang nhiều đặc tính di truyền, ưa ở nước hơn trên cạn. Đến tuổi trưởng thành thì được cha truyền ngôi, Sùng Lãm lấy vương hiệu là Lạc Long Quân và cai quản đất Lạc Việt, nơi khí hậu tương đối thuận hoà, gần biển, phong cảnh đẹp, cây cối xanh tươi.

Sau khi dùng quyền phép thần thông diệt trừ nhiều yêu quái từ miền biển đến miền núi, Lạc Long Quân xây dựng cung điện cả ở trên bờ lẫn dưới nước, dạy bảo dân chúng cách làm nghề nông, cách ǎn mặc và sinh hoạt. Rồi Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, con gái vua Đế Lai ở phương Bắc (cũng dòng dõi Thần Nông).

Âu Cơ có thai 3 nǎm 10 ngày sinh ra một bọc trứng, nở thành 100 người con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân bàn với Âu Cơ: ta thuộc giống Rồng, nàng vốn giống Tiên nên thủy và hỏa khác nhau, người hay ở dưới nước, người thích sống trên cạn. Giờ đây, ta dẫn 50 con về biển, nàng đưa các con còn lại lên rừng. Mỗi khi có việc gì phải báo tin ngay, không được quên nhau. Thế rồi, 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên rừng núi để sinh cơ lập nghiệp.

Truyền thuyết là thế, nhưng từ lâu, không chỉ in đậm trong ký ức mỗi người dân Việt Nam mà còn trong dấu tích vật chất, phong tục, lễ thức ở nhiều địa phương nước ta. Như ở làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, là nơi xa xưa Lạc Long Quân đưa con xuống biển, hiện còn Đình Nội thờ Lạc Long Quân - vị Quốc Tổ của Việt Nam. Đình được xây dựng vào nǎm Mậu Ngọ - Khải Định (1918) với quy mô rộng lớn, khang trang, nằm trên khu đất cao có nhiều cây cổ thụ che mát. Trong đình còn lưu giữ nhiều tư liệu quý, trên cửa gian thờ chính có bức hoành phi to đề chữ "Vi bách - Việt Tổ" và đặc biệt có bức phù điêu sơn son, thếp vàng miêu tả Lạc Long Quân cùng bá quan vǎn võ xem hội đua thuyền là một lễ hội phổ biến của người Việt cổ. Đình Nội được xếp hạng di tích lịch sử vǎn hoá vào nǎm 1985.

Hay ở làng Hiền Lương, huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ, là nơi Âu Cơ mang con lên núi, dạy dân cấy lúa, trồng dâu, chǎn tằm... hiện còn đền thờ Mẫu Âu Cơ. Đền được xây dựng vào thời Hậu Lê (1465), nằm giữa cánh đồng Hiền Lương tốt tươi lúa màu. Trong đền có pho tượng Âu Cơ tuyệt đẹp, được nghệ nhân xưa tạc theo lối tả thực cố gắng diễn tả Âu Cơ là Tiên, vừa đẹp, vừa phúc hậu lại có tài bang giao tế thế, cùng pho tượng người con trai thứ hai của Âu Cơ là một trong các vị tướng tài ba, trung hiếu bên mẹ suốt đời, được tôn là "Thượng đẳng Thần". Đền được xếp hạng di tích lịch sử vǎn hóa vào tháng 08-1991.

Lạc Long Quân và Âu Cơ đã sống mãi trong niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, hàng nǎm, cứ vào ngày mùng 2 tháng 6 âm lịch, tại xã Bình Đà lại rộn lên niềm vui: "Mùa xuân có hội Bình Đà, Tưởng nhớ Quốc Tổ và bà Âu Cơ". Và ở xã Hiền Lương (Phú Thọ) vào ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch cũng mở hội đón các dòng người đến thǎm Đền Mẫu Âu Cơ với tấm lòng thành kính rất đỗi tự hào và thiêng liêng.

Ngày 04-04-2000, Tổng cục Bưu điện phát hành bộ tem "Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ" gồm 6 mẫu thể hiện cô đọng nội dung chính của truyền thuyết là: nguồn gốc dân tộc Việt Nam có dòng dõi Rồng, Tiên. Việc lập nước và mở mang bờ cõi nước Việt có từ buổi Lạc Long Quân cùng Âu Cơ đi khai sơn, lập địa. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam là anh em một nhà (sinh ra từ một bọc) giải nghĩa cho hai tiếng "Đồng bào" có trong tiếng Việt bấy nay thêm gần gũi, ấm áp và thiêng liêng.
  • Mẫu 6-1: Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ. Hình ảnh trên tem thể hiện Lạc Long Quân và Âu Cơ là đôi trai gái xứng đôi, vừa lứa, trai tài, gái sắc, Long - Phượng quấn quýt bên nhau trong niềm vui chứa chan hạnh phúc.
  • Mẫu 6-2: Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trǎm trứng, nở thành trǎm người con. Hình ảnh trên tem thể hiện: Âu Cơ xinh đẹp, phúc hậu, cùng bày con bé nhỏ ríu rít bên mình và ẩn phía sau là bọc trǎm trứng toả quầng sáng kỳ bí thiêng liêng.
  • Mẫu 6-3: Mẹ Âu Cơ dẫn 50 người con lên rừng. Hình ảnh trên tem thể hiện: Âu Cơ cùng các con cưỡi voi, nối tiếp nhau lên với núi cao hiểm trở, rừng sâu đại ngàn cây cối xanh tươi, mở đầu việc khai phá đất đai và lập nghiệp.
  • Mẫu 6-4: Cha Lạc Long Quân dẫn 50 người con xuống biển. Hình ảnh trên tem thể hiện: biển cả và miền đồng bằng châu thổ là giang sơn của Lạc Long Quân và các con. Nước nhiều, tài nguyên biển phong phú, đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho buổi ban đầu dựng xây cơ nghiệp.
  • Mẫu 6-5: Con trưởng là Hùng Vương được lên ngôi. Hình ảnh trên tem mang ý tưởng: khi đứng trên mảnh đất có núi non hùng vĩ, rừng bạt ngàn nối tiếp tít xa, biển cả bao la cùng những cánh đồng rộng, dài thẳng cánh cò bay, bãi mía, nương dâu, nong tằm kéo kén... tất cả là thành quả lao động, thấm đượm bao mồ hôi, nước mắt của thế hệ cha ông đi trước thì các thế hệ theo sau phải biết giữ gìn, bảo vệ, xả thân chống ngoại xâm, quên mình trong địch họa, thiên tai.
  • Mẫu 6-6: Các dân tộc Việt Nam đều là con Rồng, cháu Tiên. Ý tưởng thể hiện trên tem là: Việt Nam có cộng đồng 54 dân tộc anh em, chung sống trên một dải đất liền từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái. Dù ở nơi đâu, vùng đồng bằng, trung du, núi cao, rừng sâu, biển rộng, sông dài và phong tục, tập quán mỗi dân tộc có nét khác nhau, nhưng tất cả là anh em một nhà (sinh ra từ một bọc), chung bản sắc vǎn hoá dân tộc Việt Nam và có chung cội nguồn dòng dõi. 
Tên bộ tem
Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ
Mã số tem
825
Danh mục Viet Stamp
3031-3036
Scott
2959-2964
Michel
3053-3058
Loại tem
Chuyên đề
Số mẫu
6
Tổng giá mặt tem (VNĐ)
19.300
Ngày phát hành
04-04-2000
Kích thước tem (mm)
27 x 37
Số răng tem
13
Số tem trên mỗi tờ
30 (5 x 6)
Họa sĩ thiết kế
Hoàng Thuý Liệu
Phương pháp in
Offset nhiều màu
Loại giấy
Giấy tiêu chuẩn có tráng keo và không tráng keo mặt sau
Nơi in
Xí nghiệp In Tem Bưu điện (TP. Hồ Chí Minh)
Không răng
Specimen
CTO
Dấu ngày đầu tiên
Các bộ tem liên quan
STT
Mã số
Ngày PH
Tên bộ tem
Mã số tem
1
819
01-01-2000
3007-3011, Bloc 126
2
820
03-01-2000
3013-3014
5
823
08-02-2000
3024-3027
6
824
10-03-2000
3028-3030, 824B-Bloc 127
7
826
15-05-2000
3037-3040
8
827
18-05-2000
3041-3044, 827B-Bloc 128
10
829
28-06-2000
3046-3051
13
832
07-08-2000
3054-3059, 832B-Bloc 129
17
836
08-9-2000
3064-3065
18
837
15-09-2000
3066-3068
20
839
28-9-2000
3070-3075, Bloc 130
22
841
07-10-2000
3077-3079, Bloc 131
24
843
16-10-2000
3081-3085
27
846
15-11-2000
3089-3090
Tags

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÂU LẠC BỘ VIET STAMP (VSC)

Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp số 69/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 26-8-2011.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Viet Stamp.
©2007-2014 Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Viet Stamp. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM;
Email: vietstamp.net@gmail.com; Điện thoại: 08.38111467; Hotline: 0918636791.

Ghi rõ nguồn “vietstamp.net” khi phát hành lại thông tin từ website này.