Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GÓC SƯU TẬP NGOÀI TEM > Vật phẩm Sưu tập khác > Các loại khác

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #11  
Cũ 21-02-2015, 17:02
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Lăng Ba
凌波



Lăng Ba (Ivy Ling Po) sinh năm 1940 tại Sán Đầu, Quảng Đông. Sau nội chiến gia đình cô chuyển đến Hồng Kông. Khi 12 tuổi, Lăng Ba xuất hiện lần đầu tiên trên màn ảnh trong một cuốn phim của hãng Amoy. Dù liên tục đóng 50 đầu phim nhưng cô chỉ thực sự được chú ý sau khi tham gia những bộ phim Hí khúc Hoàng Mai của Thiệu Thị. Ban đầu do có giọng ca ấn tượng, Lăng Ba được cử lồng tiếng cho vai nam chính trong Hồng Lâu Mộng có Lạc Đế diễn nữ chính Lâm Đại Ngọc. Lăng Ba khiến đạo diễn chủ lực ở Thiệu Thị là Lý Hàn Tường chú ý đến trong lúc ông cũng đang tìm kiếm một gương mặt mới cho tác phẩm tiếp theo là Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài (Love Eterne, 1962). Lý Hàn Tường đã nảy sinh ý tưởng độc đáo để Lăng Ba cải nam trang diễn Lương Sơn Bá.

Do phải cạnh tranh với Cathay cũng đang có dự án về đề tài này, Thiệu Thị đẩy nhanh kế hoạch hoàn thành sớm Lương Chúc. Khi bộ phim thành công vang dội vào năm 1962, hãng này quyết định đình chỉ việc thực hiện dự án khác đang dở dang của Lăng Ba (một bộ phim Hoàng Mai nhưng cô diễn vai nữ giới) để lăng xê hình tượng cải nam trang. Mặc dù phiên bản của hãng Cathay có sự tham gia của hai ngôi sao nổi tiếng Lý Lệ Hoa và Vưu Mẫn, Lương Chúc của Thiệu Thị ra mắt trước đó 20 tháng đã hoàn toàn làm lu mờ đối thủ. Lăng Ba với hình tượng mới bên cạnh Chúc Anh Đài Lạc Đế gây ra hiệu ứng hâm mộ cuồng nhiệt ở Hồng Kông và Đài Loan. Khi cô đến Đài Bắc quảng bá cho bộ phim, hàng ngàn người chen lấn xô đẩy nhau tại sân bay và hai bên đường phố để tiếp cận gần hơn với thần tượng. Ở mọi nơi cô đi qua, họ gọi lớn “Anh Lương”, một nickname gắn liền với cô đến tận bây giờ. Thậm chí một số người đã xem Lương Chúc đến 100 lần, khiến ông chủ Thiệu Thị là Thiệu Dật Phu đưa ra tuyên bố không thu phí vào rạp của những fan cuồng nhiệt này nữa. Ban giám khảo Giải thưởng điện ảnh Kim Mã lần thứ 2 bị ấn tượng bởi diễn xuất của Lăng Ba đến nỗi trao riêng ra một giải thưởng đặc biệt cho cô. Tại Sài Gòn trước 1970, bộ phim này nổi tiếng được nhiều người yêu thích chẳng kém những phim võ hiệp ăn khách của đạo diễn Trương Triệt, nhất là với giới mộ điệu cải lương.

Một năm sau thành công của Lương Chúc, Lăng Ba thắng giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất LHP Châu Á 11 cho vai diễn trong Nữ tướng Hoa Mộc Lan. Thiệu Thị coi Lăng Ba là ngôi sao số một dòng phim ca nhạc Hoàng Mai và cô thường xuyên đảm nhiệm những nhân vật nam trên phim. Hàng năm, cô đều có tên trong các bảng bình chọn 10 ngôi sao hàng đầu Hồng Kông trên tạp chí.

Khi phim Hí khúc Hoàng Mai dần sa sút, để tránh tạo cảm nhận nhàm chán, Lăng Ba thử sức trong những thể loại khác nhau như võ hiệp và phim hiện đại. Cô lại thành công khi đem về giải Kim Mã thứ hai với vai người vợ xấu số của Quan Sơn trong Phong hoả vạn lý tình. Năm 1972, Lăng Ba diễn Mộc Quế Anh trong Thập tứ nữ anh hào, bộ phim quy tụ các nữ tài tử sáng giá của Thiệu Thị này là phim có doanh thu cao nhất trong năm. Năm 1975, Lăng Ba vẫn thắng giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc trong phim cổ trang Thái hậu của Lý Hàn Tường dù đất diễn không nhiều và phải cạnh tranh gay gắt. Năm 1974, vai diễn trải dài từ tuổi thanh xuân đến khi về già trong Cha, Chồng và Con giúp Lăng Ba nhận giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất LHP Châu Á lần thứ 20.

Sau khi kết thúc hợp đồng với Thiệu Thị vào năm 1975, Lăng Ba chuyển sang đóng chung với chồng cô cũng là một diễn viên nổi tiếng ở nhiều phim truyền hình và điện ảnh. Cô chính thức nghỉ hưu năm 1989, sau đó cùng chồng và ba con trai di cư sang Toronto, Canada.

Những năm 2000 các chuyến lưu diễn ca cổ trên sân khấu của Lăng Ba cùng một số diễn viên kỳ cựu của Thiệu Thị ở Malai, Singapore, Đài Loan, Mỹ đã thu về thành công ngoài mong đợi. Các bộ phim do Thiệu Thị sản xuất những thập niên trước đây được tái phát hành khiến tên tuổi Lăng Ba hâm nóng trở lại. Năm 2004, Lăng Ba được mời tham gia khánh thành Đại lộ Ngôi sao ở Hồng Kông, cô cũng là một trong những nhân vật nổi tiếng được vinh danh đợt đầu.

Nguồn : http://yan.vn/dienanh
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
thehung (23-02-2015)
  #12  
Cũ 21-02-2015, 17:14
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Lạc Đế
乐蒂


Lạc Đế (Betty Loh Ti) sinh ngày 29 tháng 8 năm 1937 tại khu phố Đông Thượng Hải. Cô được mệnh danh “cổ điển mỹ nữ” của dòng phim cổ trang và là một trong những ngôi sao sáng của ảnh đàn Hồng Kông thập niên 60.


Lạc Đế mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cô được nuôi dưỡng bởi bà ngoại. Năm 1949, Lạc Đế theo gia đình chuyển đến định cư tại Hồng Kông. Cô gia nhập ngành công nghiệp giải trí từ năm 1954 và tham diễn trong 44 bộ phim với những vai trò khác nhau cho đến khi qua đời vào năm 1968. Quãng thời gian này Lạc Đế lần lượt ký hợp đồng với 3 hãng phim Trường Thành (1953 – 1958), Thiệu Thị (1958 – 1964), Điện Mậu (1963 -1968), nhưng Lạc Đế chỉ bắt đầu nổi tiếng từ những phim cô đóng cho Thiệu Thị.

Trong năm 1960, bộ phim Thiến Nữ U Hồn do Lạc Đế và Triệu Lôi diễn chính được trình chiếu tại LHP Cannes. Đây là phim màu nói tiếng Quan Thoại đầu tiên tham gia một kỳ liên hoan phim lớn. Thiến Nữ U Hồn được các khán giả ở Cannes chào đón nồng nhiệt, họ ca ngợi Lạc Đế như ngôi sao đẹp nhất của Phương Đông.

Năm 1962, Lạc Đế đóng Lâm Đại Ngọc trong tác phẩm cổ điển Hồng Lâu Mộng. Mặc dù cô diễn không thật xuất sắc nhưng cũng làm khán giả phải xúc động. Kể từ bộ phim này Lạc Đế được người hâm mộ đặt danh xưng “cổ điển mỹ nữ” của điện ảnh Hồng Kông.

Năm 1963, Lạc Đế trở thành Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất giải Kim Mã cho vai diễn trong Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài. Bộ phim kinh điển này đã phá vỡ kỷ lục phòng vé tại nhiều quốc gia Đông Nam Á. Đài Bắc thậm chí được ví như “thành phố điên” bởi hiệu ứng cuồng nhiệt Lương Chúc. Nhiều người đã coi nó hơn 100 lần và xem bộ phim như Cuốn theo Chiều Gió trong thế giới phim ảnh Hoa ngữ.

Lạc Đế kết hôn với nam tài tử nổi tiếng Trần Hồ vào năm 1962 nhưng hai người ly dị vài năm sau đó. Ngày 27 tháng 12 năm 1968, người ta phát hiện Lạc Đế hôn mê bất tỉnh trên giường, cái chết của cô bị nghi do tự vẫn, điều này vẫn là đề tài gây tranh cãi.

Những năm 2000, ở Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm về Lạc Đế, đặc biệt là công tác phát hành sách ảnh tư liệu liên quan đến cô. Có thể nói sự ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ của hai nữ tài tử Lâm Đại và Lạc Đế đã gây ra chấn động lớn trong ngành giải trí Hồng Kông và thế hệ khán giả hâm mộ phim Hoa ngữ những năm 60.

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #13  
Cũ 21-02-2015, 17:23
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Lý Lệ Hoa




Lý Lệ Hoa - Teresa Li( 1924 -), nguyên quán Hà Bắc, sinh tại Thượng Hải , là con gái của gia đình nghệ sỹ kinh kịch nổi tiếng Lý Quế Phương. Năm 16 tuổi cô gia nhập công ty điện ảnh Nghệ Hoa Thượng Hải và bắt đầu nổi tiếng với bộ phim đầu tay Tam Tiếu. Năm 1955. Lệ Hoa chủ diễn trong phim điện ảnh màu đầu tiên của Hồng Kông – Hải Đường Hồng (Blood Will Tell) vẻ đẹp sắc sảo của cô được Hollywood biết đến. Cô là minh tinh Hoa ngữ đầu tiên được mời tham gia phim Hollywood. Năm 1960, tại HK Lý Lệ Hoa chủ diễn Dương Quý Phi, Vạn Cổ Lưu Phương, Võ Tắc Thiên đạt kỷ lục phòng vé. Năm 1964 vai diễn của cô trong Cố Đô Xuân Mộng đoạt giải nữ dv xuất sắc nhất Kim Mã lần thứ 3. Năm 1969 cô nhận giải Kim Mã cho nữ chính trong Dương Tử Giang Phong Vân. So với nhiều người cùng thời, Lệ Hoa có cuộc đời hoạt động nghệ thuật lâu dài, liên tục đến 3 thập niên với 140 bộ phim. Lý Lệ Hoa di cư sang Mỹ từ năm 1983. Năm 1993, cô được giải kỷ niệm của LHP Kim Mã.

Xin xem thêm nếu muốn trang tiếng Anh của bà :
http://lilihua.net/

Đạo diễn Lý Hàn Tường, người sáng lập hãng phim Quốc Liên, một nhân vật quan trọng của điện ảnh Hồng Kông Đài Loan thời kỳ này từng có ý định thực hiện bộ tác phẩm khuynh quốc khuynh thành vào năm 60 - 61. Theo đó tứ đại mỹ nhân hệ liệt của ông gồm: Lâm Đại – Vương Chiêu Quân, Lý Lệ Hoa – Dương Quý Phi, Vưu Mẫn – Tây Thi, Lạc Đế - Bao Tự. Tuy hình như chỉ có Dương Quý Phi Lý Lệ Hoa và Vương Chiêu Quân Lâm Đại thành xuất phẩm. Lâm Đại ngày đó là ngôi sao thời thượng, hình ảnh thời trang của nàng được các bà các cô chú ý theo dõi, bắt chước. Nhắc về các nữ tài tử giai đoạn này khán giả thường vương vấn hoài niệm vẻ đài các quý phái của họ trên phim hoặc ngoài đời.

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 21-02-2015, lúc 17:26
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
NHL-2014 (21-02-2015), thehung (23-02-2015)
  #14  
Cũ 22-02-2015, 15:58
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Dưới đây là vài nữ diễn viên của công ty Thiệu Thị Shaw Brothers của thập niên 60, 70...

Hãng Shaw những năm 60 giống như vườn hoa trăm sắc thu nhỏ của ảnh đàn Hồng Kông. Ngoài bốn mỹ nhân trên có thể kể đến những ngôi sao nữ nổi tiếng xuất hiện muộn hơn như Hà Lợi Lợi, Trịnh Phối Phối hay Lý Thanh.

Hà Lợi Lợi
nổi tiếng xinh đẹp, cô tham gia phim trường từ khi mới 13 tuổi và tham diễn trong rất nhiều thể loại, kể cả vai cải nam trang và đồng tính. Cô cũng là người đầu tiên đóng phim chuyển thể từ tiểu thuyết Quỳnh Dao. Nhưng cô sớm theo chồng bỏ cuộc chơi, lễ cưới của cô với con trai vua tàu biển Hồng Kông năm 1974 gây rúng động một dạo.



Hà Lợi Lợi / Lily Ho / 何莉莉

Nàng cũng như các ngôi sao khác chạy sô ác liệt, trong 9 năm tung ra 55 vai diễn. Shaw nổi tiếng trong chuyện lăng xê cũng như vắt sức diễn viên. Nàng xinh đẹp nên phu nhân của Thiệu Dật Phu cũng khó bề chèn ép. Bạn nào hiểu tiếng Pháp có thể độc trang tiếng Pháp về bà. (Vào thập niên 70, Hàn rất ái mộ Lily Ho và hay cọi bằng cô ) :



Lý Thanh thì được khán giả Việt biết đến qua các cuốn phim của Trương Triệt. Nhưng trước đó cô từng là Nữ hoàng điện ảnh trẻ nhất của Shaw nhờ vai diễn đoạt giải trong Lý Tiểu Ngư đóng cùng Lăng Ba vào năm 17 tuổi. Sau này vì bất mãn với Shaw, Lý Thanh đã giải nghệ.

Trịnh Phối Phối nổi danh từ vai Kim Yến Tử cổ quái trong Đại Túy Hiệp của Hồ Kim Thuyên. Tiếc là lương duyên của cô với đạo diễn Hồ ngắn ngủi, khi Hồ Kim Thuyên sang Đài Loan thì cô vẫn vướng hợp đồng với Shaw. Nhưng cô cũng nổi tiếng trong phim Trương Triệt dù các bộ phim của Trương Triệt thường nhấn mạnh sức mạnh nam giới. Nhắc đến Trịnh Phối Phối không thể bỏ qua danh xưng Ảnh hậu võ hiệp mà báo giới Hồng Kong dành cho cô.



Trịnh Phối Phối vào thập niên 70


Trịnh Phối Phối và con gái Nguyên Tử Tuệ (2014)




__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
NHL-2014 (23-02-2015), thehung (23-02-2015)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Phim Trung Quốc bóp méo lịch sử Angkor Tin thời sự 0 24-08-2015 14:40
Phim Ảnh Một Thời HanParis Tiệm buôn dưa 0 16-11-2014 18:00
Sự Chênh Lệch Giữa Phim Bộ và Lịch Sử HanParis Vui ^_^ Vui 2 03-11-2013 03:15
Những Cảnh Táo Bạo Trong Phim Việt Xưa HanParis Văn hóa - Giáo dục - Tri thức 1 25-05-2013 18:16
Tem về phim điện ảnh Russ Âm nhạc - Sân khấu - Điện ảnh - Nhiếp ảnh 17 04-10-2010 11:03



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.