Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GÓC SƯU TẬP NGOÀI TEM > Vật phẩm Sưu tập khác > Các loại khác

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #11  
Cũ 28-03-2013, 16:44
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

11 - Tình Ca
Hoàng Việt





Tình ca được nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác năm 1956 trong hoàn cảnh rất đặc biệt là người con miền Nam tập kết ra Bắc lúc đó Hoàng Việt đang sống ở thủ đô Hà Nội trong một lần nhận được thư của ngươi vợ yêu quý của mình ở miền Nam ruột thịt đang bị giặc Mĩ xâm lươc, ông bất ngờ khi biết rằng lá thư mà ngươi vợ yêu quý của mình đã đi dược một quãng đường dài đến như vậy, lá thư từ quê ông lên Sài Gòn, từ Sài Gòn sang Băng Cốc Thái Lan, rồi lại sang Pari Pháp và rồi từ Pari lá thư mới được chuyển về Hà Nội đến được tay ông, lá thư đã được chuyển qua một quãng đường dài hàng trăm ngàn km và trong thời gian rất dài.

Xúc động trước tình cảm của người vợ yêu quý dành cho mình và cảm nhận được sự chia cắt của một đất nước nhỏ bé như Việt nam mà khi chuyển một lá thư lại phải trải qua một chặng đường và khoảng thời gian dài đến như vậy ông đã tự mình hát lên: "Khi cất lên tiếng ca gửi về người yêu quê ta, ta át tiếng gió mưa thét gào cuộn dâng phong ba. Em ơi nghe chăng lời trái tim vọng ra" bài hát đã lên dến cao trào "ta hát chung tiếng ca vang dội từ ngàn phương xa xua kẻ thù đi mau dập tắt chiến tranh đẫm máu đập tan ngay bao đau khổ và chia ly"...

Khi hát lên tiếng ca gởi về người yêu quê ta
Ta át tiếng gió mưa thét gào cuộn dâng phong ba
Em ơi! nghe chăng lời trái tim vọng ra
Rung trong không gian mặt biển sôi ầm vang
Qua núi biếc chập chùng xa xa
Qua bóng mây che mờ quê ta
Tiếng ca đời đời chung thuỷ thiết tha

Em có nghe tiếng ca chứa đựng hận thù sâu xa
Đã biến tình đôi ta thành những ánh sao toả sáng
Vượt băng băng qua đêm tối tìm hương hoa
Bến nước Cửu Long còn đó em ơi!
Bãi lúa nương dâu còn mãi muôn đời
Là còn duyên tình ta thắm trong tiếng ca không thể xoá nhoà.

Khi đã nghe tiếng ca của lòng người yêu phương xa
Em hãy ngước mắt lên vui nhìn trời xanh quê ta
Chim bay giăng giăng ngoài nắng xuân đẹp thay
Tan cơn phong ba lòng đất yên rồi đây
Em hãy nở nụ cười tươi xinh
Như cánh hoa xuân chào riêng anh
Nói nhau nghìn lời qua đôi mắt xanh

Ta hát chung tiếng ca vang dội từ nghìn phương xa
Xua kẻ thù đi mau, dập tắt chiến tranh đẫm máu
Đập tan ngay bao đau khổ và chia ly
Giữ lấy đức tin bền vững em ơi
Giữ lấy trái tim đòi sống yêu đời
Làm một bài tình ca của đôi lứa ta dâng cả bao người.


Hoàng Việt
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (01-04-2013), Poetry (11-04-2013)
  #12  
Cũ 28-03-2013, 16:49
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

12 - Đêm đông
Nguyễn Văn Thương


Khi do tôi mới hai mươi tuổi. Một anh chàng sinh viên nghèo xác, đêm ba mươi không có tiền về quê ăn tết,buồn, nhớ tái tê lắm, đi lang thang trong cái lạnh Hà Nội,với bộ quần áo tây cũ và đôi giày tây rộng thùng thình, nhìn người qua tay xách nách mang, lũ lượt bước lên chuyến tàu cuối năm với tiếng còi dục giã. Từ nỗi niềm riêng, tôi chạnh lòng liên tưởng để chia sớt với những ai cùng cảnh ngộ phải xa nhà trong đêm giao thừa. chỉ đủ tiền...ăn ổ bánh mì,tôi dạo qua phố Khâm Thiên, phố ả đào nổi tiếng của Hà Nội bấy giờ, mong tìm một chút ấm lòng giữa khu phố dập dìu đó. Thế nhưng ngay cả khu phố ăn chơi này cũng vắng ngắt, một cô đào nghe tiếng loẹt quệt trên đường (chứ lúc ấy làm gì dám bén mảng đến cửa nhà ả đào!) ra đưa mắt nhìn rồi chán nản quay vào, chỉ còn kịp thấy phản chiếu trong gương một cánh tay trần trắng nuỗn xanh xao.Lang thang khắp nơi rồi cũng về đến nhà trọ ở số 10 phố Hội Vũ, cạnh nhà thương Phủ Doãn, lên gác trọ rồi mà nỗi cô đơn buồn thương cộng vào gió thổi mạnh qua khe cửa sổ mãi đến khuya không dứt.



Buồn, chán đời và chán bản thân mình, quay về gác trọ và giữa tiếng gió lạnh gào rú bên ngoài, tôi chạnh lòng liên tưởng để chia sớt với những ai cùng cảnh ngộ phải xa nhà trong đêm giao thừa "đêm Đông - xa trông cố hương buồn lòng chinh phu, đêm Đông – bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng...".. Viết một mạch xong Đêm đông, từ thân phận mình, cảm thân phận người. Bài hát lặp lại mãi từ đêm đông, điệp lại mãi sự điên cuồng của gió :

1 . Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống
Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông
Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
Cùng mây xám về ngang lưng trời
Thời gian như ngừng trong tê tái
Cây trút lá cuốn theo chiều mây
Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều
Sương thướt tha bay, ôi! đìu hiu

Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu
Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng
Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng
Gió nghiêng, chiều say
Gió lay ngàn cây,
Gió nâng thuyền mây
Gió reo sầu miên
Gió đau niềm riêng
Gió than triền miên
Đêm đông, ôi ta nhớ nhung
Đường về xa xa
Đêm đông, ta mơ giấc mơ, gia đình, yêu đương
Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương
Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà

2
Đời như vô tình ta ngao ngán
Non nước thê thảm mang cảnh tang
Thân lãng du cô liêu chán chường
Về đâu giữa trời đông đêm trường
Sầu lên khơi hồn quê lai láng
Ta van gió nhân mưa ngừng than
Cho ta lắng tiếng vang muôn lòng
Rên rỉ qua không gian buồn mong



Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (01-04-2013), Poetry (11-04-2013), Tien (30-03-2013)
  #13  
Cũ 28-03-2013, 16:54
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

13 - Nỗi Buồn Hoa Phượng
Thanh Sơn



Năm 13 tuổi,cậu học sinh trường làng Hoàng Diệu (Sóc Trăng)thầm yêu cô một bạn học khá dễ thương với cái tên cũng khá lạ: Nguyễn Thị Hoa Phượng Tình yêu tuổi học trò hồn nhiên, lãng mạn. Cô bé này là con của môt gia đình công chức Sài Gòn được biệt phái về làm việc tại Sóc Trăng. Qua một năm học chung, tình cảm bắt đầu thân thiết, hè năm sau Hoa Phượng đột ngột báo tin gia đình cô lại được điều chuyển về lại Sài Gòn, nên cô tìm gặp tôi để chào từ biệt. Trong lúc vừa bất ngờ, vừa buồn rười rượi, tôi hỏi xin địa chỉ để sau này liên lạc. Hoa Phượng trả lời tôi với gương mặt buồn lẫn nước mắt: "Tên em là Hoa Phượng. Mỗi năm đến hè nhìn hoa phượng nở thì hãy nhớ đến em".Từ đó chúng tôi bặt tin nhau...

Bẵng đi thời gian khá lâu, khi đã nổi tiếng ở Sài Gòn với nghệ danh nhạc sĩ Thanh Sơn, mùa hè 1961, bất chợt trông thấy những cành phượng đỏ thắm khi ngang qua một sân trường, tôi bỗng nhớ lại lời của “người xưa” lúc chia tay... Vào một đêm hè oi bức,lòng đầy hoài niệm, tôi đã viết: “Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn, Cảm thông được nỗi vắng xa người thương, Màu hoa phượng thắm như máu con tim...



Nỗi Buồn Hoa Phượng
Thanh Sơn


Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương
Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi
Phút gần gủi nhau mất rồi
Tạ từ là hết người ơi!

Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng,
Biết ai còn nhớ đến ân tình xưa
Đường xưa in bóng hai đứa nay đâu,
Những chiều hẹn nhau lúc đầu
Giờ như nước trôi qua cầu.

Giã biệt bạn lòng ơi! Thôi nay xa cách rồi
Kỷ niệm mình xin nhớ mãi,
buồn riêng một mình ai chờ mong từng đêm gối chiếc
Mối u hoài này ai có hay

Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn,
Cảm thông được nỗi vắng xa người thương.
Màu hoa phượng thắm như máu con tim,
mỗi lần hè thêm kỷ niệm
Người xưa biết đâu mà tìm ...

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (01-04-2013), Poetry (11-04-2013), Tien (30-03-2013)
  #14  
Cũ 28-03-2013, 16:59
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

14 - Lòng Mẹ
Y Vân


Mồ côi cha, nhà nghèo, mấy mẹ con dắt díu nhau nương náu trong một túp lều xiêu vẹo ở ngõ chợ Khâm Thiên. Chính vì thế,Y Vân rất thương mẹ và các em. Chàng nhạc sĩ nghèo phải đi dạy đàn để nuôi gia đình.Y Vân là nhạc công chơi đại hồ cầm cho các nhà hàng ở Sài Gòn để kiếm tiền nuôi mẹ già và 2 em (1 gái, 1 trai) ăn học. Nhà chúng tôi ở cư xá Đô Thành, mỗi đêm khi anh đi chơi nhạc thì bà cụ ở nhà bê thau quần áo của anh ra giặt ở máy nước công cộng. Có một đêm, bà cụ giặt đến 2 giờ sáng thì... bị cảnh sát bắt về bót vì tội... phá lệnh giới nghiêm! Đến sáng, anh tôi về nhà, biết chuyện đã vừa khóc vừa viết: "...Lòng mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu. Tình mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ. Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ. Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ... Thương con thao thức bao đêm dài, con đà yên giấc, mẹ hiền vui sướng biết bao. Thương con khuya sớm bao tháng ngày, lặn lội gieo neo, mái tóc trót đành đẫm sương...".

Viết xong, anh hát cho mẹ nghe. Lần này thì cả hai mẹ con đều khóc...




Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.
Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào.
Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào.
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu.

Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu.
Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ.
Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ,
nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ.

Thương con thao thức bao đêm trường,
con đà yên giấc Mẹ hiền vui sướng biết bao.
Thương con khuya sớm bao tháng ngày.
lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn.

Dù cho mưa gió không quản thân gầy Mẹ hiền.
Một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền.
Ngày đêm sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm.
Tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên.


II.


Lòng Mẹ chan chứa trên bao xóm làng gần xa.
Tình Mẹ dâng tới trăng ngàn đứng lặng để nghe,
lời ru xao xuyến núi đồi suối rừng rặng tre.
Sóng ven Thái Bình im lìm khi tiếng Mẹ ru.

Một lòng nuôi nấng vỗ về những ngày còn thơ.
Một tình thương mến êm như tiếng đàn lời ca.
Mẹ hiền sớm tối khuyên nhủ bao lời mặn mà.
khắc ghi bên lòng con trẻ muôn bước đường xa.

Thương con Mẹ hát câu êm đềm.
Ru lòng thơ ấu quản gì khi thức trắng đêm.
Bao năm nước mắt như suối nguồn.
Chảy vào tim con mái tóc trót đành đẫm sương.

Dù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâu.
dù khi mưa gió tháng ngày trong đời bể dâu.
dù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng lạt mầu.
vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu.

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (01-04-2013), Poetry (11-04-2013), Tien (30-03-2013)
  #15  
Cũ 28-03-2013, 17:10
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định


15 -Ảo nh
Y Vân


Sau hai năm lập gia đình, ở một buổi trình tấu nhạc nơi đài phát thanh Saigon vừa tan, khoảng năm 1965, (lúc bấy giờ Y Vân là nhạc trưởng của một ban nhạc lớn: ban nhạc Y Vân, cùng với Thanh Thoại, Tuyết Mai, Mai Hương làm nền trình diễn) trên đường về, Y Vân được một chú bé "Stop" xe anh lại và mời vào một quán café bên đường. Nơi này có một thiếu nữ nhan sắc đang ngồi chờ sẵn, chú bé giới thiệu người thiếu nữ này tên Huyền - sinh viên ban Việt Hán đại học Văn Khoa Saigon.

Huyền có đôi mắt buồn não nề, trên bâu áo có chít một mảnh tang đen. Y Vân cố moi lại trong ký ức một thân quen nào đó từ người thiếu nữ đối với anh, nhưng vẫn không tìm ra một liên hệ nào. Bằng xã giao bình thường, người Nhạc Trưởng bèn buông lời chia buồn một cách bâng quơ, vịn vào cớ mảnh tang đen đính trên áo người thiếu nữ. Huyền cười thảm não: "Em đâu có ai là người thân quen qua đời, mảnh tang này là dành cho mối tình em đó". Sau lời minh biện như vậy, Y Vân bị đưa vào thế ngượng ngùng. Anh đã manh nha về một bí ẩn nào đó, thôi thúc người thiếu nữ này muốn diện kiến anh. Nhưng nỗi sầu man mác ẩn chứa trên khuôn mặt gấm hoa ấy, khiến cho Y Vân ái ngại không dám hỏi thăm thêm. Chàng viện cớ bận rộn và xin cáo từ. Trước khi từ giã Huyền và chú bé, Y Vân xin địa chỉ hai người để còn dịp gặp lại lần khác.




Hai ngày sau đó, Y Vân tìm đến nhà Huyền trong một khu nghèo nàn có chiếc cầu cao vắt ngang ao rau muống đường Trương Minh Giảng. Lòng rối bởi một chuyện không đâu, người nhạc sĩ Y Vân bỏ những bước chầm chậm, đếm mòn ưu tư gập ghềnh theo nhịp gỗ.

Sau tiếng gõ cửa đầu tiên, Y Vân được chú bé em Huyền ra mở cửa. Căn nhà vách gỗ đơn sơ cũng đìu hiu như chủ, giống như bốn câu thơ của Lưu Khâm:

"Nhà vắng tơ giăng sầu cõi nhện
Chiếu khăn nằm lạnh lẻ loi tình
Êm đềm mà nghe con nước vỗ
Đàn ai vừa đứt một giây trầm."

Huyền không có mặt ở nhà. Cậu bé kể: "Chúng tôi là con một ông Hội Đồng ở tỉnh Long An. Hai chị em được gia đình gởi lên Saigon trọ học. Chị Huyền yêu anh không biết từ lúc nào, cho nên sách vở biếng lười. Trong tập vở học trò, chỉ chép toàn nhạc anh - thay vì tiền gia đình gửi lên cung cấp cho chị hoàn tất ban cử nhân Văn Khoa, chị Huyền phung phí vào một lớp học nhạc Tây Ban Cầm cho đến khi chị đàn được, suốt ngày chỉ đệm và hát nhạc anh. Hát một mình đơn lẻ. Mấy năm liên tục, chị không đậu thêm được một chứng chỉ nào. Ba mẹ nhiều lần từ tỉnh lên thăm, thấy con gái tiều tụy, biếng ăn lười học, nên đã đưa hai chị em trở về quê nhà cấm cố, và bắt ép gả chồng cho chị - một sĩ quan hải quân, hình như người ấy có tên là L.T.Đ, ông ấy đẹp trai, có chức phận, con nhà giàu, nhưng chị Huyền vẫn một mực chối từ. Bẽ mặt với phía đàng trai mà không hiểu được tấm lòng người con gái đã gửi trọn về mối tình anh. Ba mẹ buông lời từ đứa con không vâng lời ấy. Chị Huyền chặt dạ ôm ấp mối tình ảo ảnh của anh, nên trốn bỏ gia đình trở lại Saigon, nơi mà chị đã dại khờ mở cửa con tim tuổi thanh xuân yêu một chiều người nhạc sĩ Y Vân. Chị một mình tìm kế mưu sinh để chờ dịp gặp anh, hy vọng hai con tim cùng hòa nhịp. Đến khi biết rõ ra anh đã có vợ, chị Huyền đớn đau như chiếc cây gục ngã giữa bão tình. Kể từ đó, chị chít tang đen trên bâu áo. Giã từ người yêu không tưởng, chôn chết nỗi si mê dại khờ. Tội nghiệp chị Huyền, tưởng với mảnh vải đen có thể làm nhát dao chặt đứt mối tơ tưởng tình yêu. Nhưng không, tình chết trên mảnh vải sô, mà lại sống hoài nơi lòng chị ấy. Chị muốn gặp anh để nói điều này. Và chị đã không dám nói, làm con ốc mượn hồn, yêu thương chôn chặt mối hận tình..."

Nghe đến đây, Y Vân gục đầu xuống bàn. Anh nào có biết oan nghiệt ấy đã đến từ anh cho người con gái yêu thương không dám nói. Anh ra về như chạy. Hình như có bóng ai đang rượt đuổi đòi hỏi một ân tình. Nhạc phẩm "Ảo Ảnh" ra đời sau buổi ra về với trọn đêm thức trắng. Trí tưởng tượng của anh đi trên niềm hối hận. Ảo ảnh cuộc đời, ảo ảnh tình yêu đã có thực nơi những tâm hồn lãng mạn: Yêu mặn nồng, đắng cay, tha thiết. Gió ở trên non, gió cuốn mây trôi, cho dù bầu trời vẫn xanh thờ ơ không mảy may hay biết :

Yêu cho biết bao đêm dài
Cho quen với nồng cay
Yêu cho thấy bao lâu dài
Chỉ còn vài trang giấy
Giòng mực xanh còn đấy
Hứa cho nhiều dù bao lời nói
Đã phai tàn thành mây thành khói
Cũng xem như không mà thôi
Những ân tình em đong bằng nước mắt
Khóc cho đầy hai chữ tình yêu
Phấn hương nồng anh xem tựa tấm áo
Đã thay màu ân ái từ lâu
Những neo thuyền yêu thương dễ đứt
Khiến bao chiều trên bến tịch liêu
Vắng con tàu sân ga thường héo hắt
Thiếu anh lòng em thấy quạnh hiu
Xưa đêm vắng đưa nhau về
Nay đơn bóng đường khuya
Khi vui thấy trăng không mờ
Lòng buồn nên trăng úa
Kìa phồn hoa còn đó
Những con đường buồn vui lộng gió
Những ân tình chìm trong lòng phố
Cũng theo hư không mà đi...

Lời bình của Hàn :
Vẫn biết bài này rất buồn nhưng không ngờ xuất xứ lại thê lương không thua gì Mùa Thu Lá Bay của Quỳnh Dao, Buồn tựa KDrama. Hình như duyên nợ nợ duyên đều do ông Tơ bà Nguyệt định. Hạnh phúc đó, chỉ trong phút đều có thể trở thành Ảo Ảnh, Tình NMây Khói...


Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (01-04-2013), Poetry (11-04-2013), Tien (30-03-2013)
  #16  
Cũ 30-03-2013, 16:46
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

16 - Thói Đời
Trúc Phương




Sau cái biến cố cuộc đời, tôi sống cái kiểu rài đây mai đó,”bèo dạt hoa trôi”…Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào, nhưng mà no thì chẳng có ngày nào gọi là no…Tôi không có cái mái nhà, vợ con thì cũng tan nát rồi, tôi sống nhà bạn bè, nhưng mà khổ nổi hoàn cảnh họ cũng bi đát, cũng khổ, chứ không ai đùm bọc ai được…đến nửa lúc đó thì vấn đề an ninh có khe khắc, lúc đó thì bạn bè tôi không ai dám “chứa” tôi trong nhà cả, vì tôi không có giấy tờ tùy thân, cũng chẳng có thứ gì trong người cả.Tôi nghĩ ra được một cách..là tìm nơi nào mà có khách vãng lai rồi mình chui vào đó ngủ với họ để tránh bị kiểm tra giấy tờ…Ban ngày thì lê la thành phố, đêm thì phải ra xa cảng thuê một chiếc chiếu, 1 chiếc chiếu lúc bấy giờ là 1 đồng…thế rồi ngủ cho tới sáng rồi xếp chiếc chiếu trả người ta..thế là mình lấy 1 đồng về….như là tiền thế chân…Một năm như vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết 9 tháng…Mà nói anh thương…khổ lắm…

Hôm nào mà có tiền để đi xe lam mà ra sớm khoảng chừng năm giờ có mặt ngoài đó thế rồi thuê được chiếc chiếu trải được cái chỗ lịch sự chút tương đối vệ sinh một tí mà hôm nào ra trễ thì họ chiếm hết rồi, những chỗ sạch vệ sinh họ chiếm hết rồi ,tôi đành phải trải chiếu gần chỗ “thằng cha đi tiểu vỉa hè”, thế rồi cũng phải nằm thôi.Tôi sống có thể nói là những ngày bi đát…mà lẽ ra tôi nên buồn cho cái hoàn cảnh như thế nhưng tôi không bao giờ buồn …Tôi nghĩ mà thôi , còn sống cho tới bây giờ và đó cũng là một cái chất liệu để tôi viết sau này..
Trúc Phương

Đường thương đau đày ải nhân gian
ai chưa qua chưa phải là người !
Trong thói đời, cười ra nước mắt !
Xưa trắng tay gọi tên bằng hữu.
Giờ giàu sang quên kẻ tâm giao,
còn gian dối cho nhau.

Người yêu ta rồi cũng xa ta
nên chung thân ta giận cuộc đời !
Đôi mắt nào từng đêm buốt giá !
Bên chiếu chăn tình xa nhịp thở,
Tiền đổi thay khi rủ cơn mê
để chua xót trên lối về !

Rượu trần ai gội niềm cay đắng.
Những suy tư in đậm cuộc đời,
Mình còn ai đâu để vui
khi trót xa vũng lầy nhân thế.
Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi.

Bạn quên ta tình cũng quên ta
nên trắng đêm thui thủi một mình !
Soi bóng đời bằng gương vỡ nát,
Nghe xót xa ngời lên tròng mắt.
Đoạn buồn xa ta đã đi qua.
Ngày vui tới, ôi còn xa.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (01-04-2013), Poetry (11-04-2013), Tien (30-03-2013)
  #17  
Cũ 30-03-2013, 16:53
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

17 - Chuyện Tình Mộng Thường
Trần Thiện Thanh





Câu chuyện về Thiếu úy Hoàng Châu và cô giáo Mộng Thường yêu nhau được ba năm mà gần nhau chỉ ngắn ngủi trong những ngày phép vội vàng của người lính chiến. Lúc đó Mộng Thường dậy học ở một trường thủ đô, còn Hoàng Châu nơi bốn vùng chiến thuật quen dấu giầy. Chiến chinh, cách xa là chiếc lăng kính lọc trong mầu thủy chung cho mối tình lứa đôi. Dấu phấn trắng, mầu bảng đen học trò, không cản được tâm hồn cô giáo Mộng Thường thả rong ra ngoài lớp học, để tưởng tượng người yêu đang dầm sương giãi nắng giữa làn tên mũi đạn. Hình ảnh khói thuốc súng, giao thông hào, những đêm nhìn hỏa châu rơi, không làm cho Hoàng Châu tránh được bồi hồi vọng tưởng đến người yêu ở phương trời xa thẳm. Tình yêu của hai người chỉ được nấu chín từ những giấc mộng êm đềm nửa đêm về sáng hay nằm gối tay trên mơ giữa thực tế nghìn trùng xa cách. Những cánh thư đi về. Những hẹn hò sum hợp với màu hồng pháo cưới vẫn là hoài vọng chân tình của đôi lứa. Một đám hỏi đơn sơ, bình dị như cuộc sống chân sình, tay phấn của trai tiền tuyến, gái hậu phương trong những ngày phép vội vã. Chàng trai gió sương hẹn cô giáo mùa Xuân năm tới sẽ đốt pháo rước dâu. Sau ngày vui đám hỏi, Hoàng Châu trở ra mặt trận, vùng địa cầu giới tuyến. Lúc đó mức độ tàn khốc của chiến trường càng ngày càng gia tăng mãnh liệt. Hoàng Châu hiên ngang dũng cảm chiến đấu bất chấp mọi hiểm nguy, chàng được thượng cấp báo tin khen thưởng thăng cấp “Trung uý” tại mặt trận. Tin vui về với Mộng Thường, nàng càng hãnh diện với người chồng sắp cưới anh hùng, đến nỗi ngẩn ngơ trong một chiều dậy học. Đám học trò sững sờ thấy cô giáo dễ thương để rơi viên phấn trắng vỡ đôi trên nền gạch thanh bình. Và để chia sẻ niềm hân hoan với hôn phu, nàng sắp xếp giờ dậy, xin phép đến mặt trận để dự lễ thăng cấp của Hoàng Châu. Và trên chuyến xe đò định mệnh, chưa kịp tới với người yêu, một quả mìn ác độc do giặc giăng cài, nổ tung, cắt đứt đành đoạn tình đôi lứa. Đứt ruột, đau đớn trước bi thảm kịch này, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh kể thành nhạc khúc “Tình Thiên Thu”:

Em xưng em tên Mộng Thường
Mẹ gọi em bé thương,
Em xưng em tên Mộng Thường
Cha gọi em bé ngoan
Đến lúc biết mơ mộng
Như những cô gái xuân nồng
Nàng yêu anh quân nhân Biệt Động
Trong một ngày cuối đông
Chuyện tình trong thời giao tranh
Vẫn như làn khói mong manh
Chàng về đơn vị xa xăm
Nàng nghe nặng nhớ mong...
Yêu trong lúc triền miên khói lửa
Chuyện vui buồn ai biết ra sao
Nhìn quanh mình ôi lắm thương đau
Khi không thấy người yêu trở lại
Tình yêu tìm không thấy ban mai
Người không tìm ra dấu tương lai...
Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ phương xa
Mùa Xuân buồn có gió đông qua
Xin cho yêu trong mộng thường
Nhưng Mộng Thường cũng tan
Xin cho đi chung một đường
Sao định mệnh chắn ngang
Xin ghi tên trong thiệp hồng
Phút giây bỗng nghe ngỡ ngàng
Cô dâu chưa về nhà chồng
Ôi lạnh lùng nghĩa trang...
Chàng thề không còn yêu ai
Dẫu cho ngày tháng phôi phai
Nhiều lần trong mộng liêu trai
Nàng hẹn chàng kiếp mai!



Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Poetry (11-04-2013), Tien (30-03-2013)
  #18  
Cũ 30-03-2013, 16:57
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

18 - Cát Bụi
Trịnh Công Sơn






Vào một buổi chiều ngày tháng không còn nhớ, tôi một mình đến rạp Casino xem phim.” Hiệp sĩ mù nghe gió kiếm” tập 6 . Đây là bộ phim nhiều tập, đã xem tập này thì không thể không chờ xem tập khác. Nói chung là tập nào cũng hấp dẫn. Trong 6 tập có đoạn hiệp sĩ mù xuất kiếm giải cứu cho một nàng Kiều xinh đẹp. Cứ mỗi tuyệt chiêu xuất ra là nghe có một tiếng nói bình giả ca ngợi. Đường kiếm như có thêm sức mạnh mỗi lúc một uyển chuyển huy hoàng hơn. Sau khi cứu được nàng Kiều, hiệp sĩ mù quay về phía tiếng nói vái tay chào hỏi., Hoá ra bên vệ đường dưới gốc cây to có một người mù khác đang ngồi xếp bàn, trên hai chân có cây đàn bọc trong bao vải gác ngang.Người nghệ sĩ mù có nhã ý chơi một bản đàn tặng hiệp sĩ mù. Hai người bèn kéo nhau vào một khu rừng gần đấy. Hình như rừng vào thu nên các cành đều trơ lá, chỉ thấy một đám lá vàng đỏ trải dài trên mặt đất. Hai người ngồi tựa vào hai gốc cây đối diện nhau. Tiếng đàn cất lên như một lời than thở ngậm ngùi về đất trời, về kiếp người. Tiếng đàn nửa chừng bỗng đứt giây. Người nghệ sĩ mù nói : có kẻ bất thiện dang nghe lén. Quả đúng như vậy, có một tên gian đang rình rập hiệp sĩ mù. Thế là hai người lặng lẽ chia tay.
Hết phim, tôi tản bộ ngang trên đường phố. Không hiểu sao cái đoạn phim ngắn ngủi ấy khiến tôi buồn buồn. Chiều tôi về nhà, sau khi ăn, tôi ngồi đọc lại cuốn “ Zorba le Grec”. Đến đoạn Zorba than thở : “ Chim đa đa ơi thôi đừng hót nữa, tiếng hót mày làm tan nát tim ta”, tôi bỗng gập sách lại và không đọc nữa. Có một cái gì đó thật trùng hợp trong cùng một buổi chiều. Một nỗi buồn hay một điều gì đó gần với sự rời xa ly biệt đang cựa mình thức dậy trong tôi.Tôi lại ra đường tìm một góc quán quen thuộc ngồi. Trên đường trở về nhà, trong đầu bỗng vang lên một tiếng hát. Tôi lập đi lập lại nhiều lần trong đầu, hát thành tiếng khe khẽ. Đến khi về nhà ghi lại thì bài hát đã gần như hoàn chỉnh. Sáng hôm sau mang hát cho một số bạn bè nghe, hầu như ai cũng thích.
Đó là câu chuyện sự ra đời của bài “ Cát bụi”
Mỗi bài hát đều bắt nguồn từ một duyên cớ nào đó. Có khi từ một câu chuyện không đâu.
Bây giờ thì người hiệp sĩ mù kia đã chết rồi. Khoảng hai năm nay.
Người viết Zorba đã qua đời dĩ nhiên con chim đa đa kia cũng đã chết. Và nếu Zorba là một con người có thật được Nikos Kazantzakits tỉểu thuyết hoá thì nay ông cũng mất rồi.
“ Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi…”

Thời gian đã nghiền nát tất cả thành cát bụi hết rồi...

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình hài lớn dậy
Ôi cát bụi tuyệt vời
Mặt trời soi một kiếp rong chơi

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi
Ôi cát bụi mệt nhoài
Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi

Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm vào chết một ngày

Mặt trời nào soi sáng tim tôi
Để tình yêu xay mòn thành đá cuội
Xin úp mặt bùi ngùi
Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui

Cụm rừng nào lá xác xơ cây
Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy
Ôi cát bụi phận này
Vết mực nào xóa bỏ không hay

Trịnh Công Sơn
Tạp chí thế giới Âm nhạc , số 1- 1998
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Poetry (11-04-2013), Tien (30-03-2013)
  #19  
Cũ 30-03-2013, 17:02
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

19 - Em Ở Nông Trường
Em Ra Biên Giới

Trịnh Công Sơn





Cách đây nhiều năm, sự kiện thanh niên xung phong đến các nông trường xa thành phố Hồ Chí Minh để lao động là một tin thời sự nóng bỏng và còn mới lạ đối với nhiều người trong thành phố. Những cuộc xuất quân rầm rộ cấp thành, rồi cấp quận, cấp phường, cấp xã. Những thanh niên, thanh nữ ra đi với một tâm trạng còn bề bộn những vui buồn lẫn lộn, những băn khoăn, âu lo thắc mắc trăm điều. Đã qua đi cái thời kỳ ấy. Bây giờ người thanh niên xung phong ra đi, bất kỳ nơi đâu, với một sự tự nguyện và với một tâm trạng ổn định hoàn toàn. Không phải ngẫu nhiên mà có được thành quả đó. Tất cả hoa trái hôm nay có được là nhờ những bước chân dũng cảm đi trước, nhờ những ý chí tiên phong, nhờ những hy sinh mất mát qua những tấm gương tuổi trẻ của những đội ngũ xung kích làmthành những biểu tượng đẹp đẽ, đáng yêu kính trong những ngày đầu.Trong những ngày đầu ấy chúng tôi đã có dịp đến thăm và sinh hoạt cùng với anh em thanh niên xung phong ở một vài nông trường. Lần đến nông trường Nhị Xuân là lần để lại nhiều kỷ niệm nhất. Xe chở chúng tôi đến nông trường lúc trời còn sáng đang ngả dần về chiều. Đường vào nông trường bụi đỏ bay đầy. Bụi đỏ bay cao, tỏa về phía các rẫy mía, ở đó thanh niên xung phong nam nữ cũng đang chuẩn bị trở về các lán trại sau một ngày lao động.Chiều bắt đầu thẫm màu, đã nghe vang lên tiếng cười, tiếng hát, tiếng đàn ghita từ phía các lán dựng về phía bờ kinh. Đêm xuống mà lòng người như cứ muốn bay lên. Tự nhiên thấy muốn yêu người yêu đời hết sức. Cái không khí bao trùm xung quanh gợi lên khung cảnh thơ mộng lãng mạn của những kẻ phiêu lưu đi khai phá ở những vùng đất mới.Chúng tôi dùng cơm tối với nhau. Các cô thanh niên xung phong vừa phục vụ, vừa chào hỏi, đùa nghịch vui vẻ. Cô nào trông cũng rắn chắc, khoẻ mạnh, nước da nâu hồng, sự tươi trẻ lan truyền khắp cả phòng ăn. Tôi thử hỏi tên một vài cô, cô nào cũng bảo em tên là thanh niên xung phong. Sau giờ ăn chúng tôi bắt đầu ca hát. Mưa đổ xuống bất chợt. Nơi trình diễn là một nhà tranh dài, bốn bề không có vách. Mọi người đều ngồi bệt xuống đất. Mưa cứ tiếp tục đổ xuống, ướt cả người hát lẫn người nghe. Tạm ngừng? Không! Và cứ thế chúng tôi hát, người nghe vẫn yên tĩnh ngồi nghe rồi lại hát chung, hát riêng, không còn phân biệt ai là người trình diễn ai là người nghe nữa.
Đến khuya, nước tràn qua các bờ kinh, leo lên gần chỗ ngủ các lán thì chúng tôi về. Xe sắp vào thành phố thì chúng tôi buộc phải dừng lại vì lực lượng dân phòng ngại không đảm bảo được an ninh. Lúc bấy giờ đã gần 2 giờ sáng.



Chúng tôi buộc phải ngủ lại tại trụ sở của lực lượng thanh niên xung phong gần đó.Sự ra đời của một bài hát nào thường cũng gắn liền với một thực tế nào đó, hoặc một câu chuyện tình cảm hoặc một bối cảnh ngẫu nhiên. Một buổi sáng cách đây bốn năm tôi tình cờ gặp anh Mai ở căng tin Hội văn nghệ. Chúng tôi uống cà phê. Anh Mai người nhỏ, cao không quá một sải tay, nhưng là người nhiều năm tận tụy phụ trách phần ca hát, nhạc cho lực lượngthanh niên xung phong. Anh Mai hỏi tôi còn nhớ những cô có tên là "Thanh niên xung phong" ở Nhị Xuân không? Mới sáu bảy tháng làm sao quên được. Qua câu chuyện anh Mai kể tôi được biết là sau lần chúng tôi đến sinh hoạt văn nghệ có hai mươi cô trong số chúng tôi biết mặt đã tình nguyện tham gia chiến đấu ở biên giới Tây Nam. Trong một chuyến tải đạn các cô bị bọn Pôn Pốt phục kích và đã hy sinh rất thảm thương. Tôi không muốn kể lại chi tiết về những cái chết đó, nhưng nếu ai còn là người Việt Nam thì nghe xong câu chuyện không thể không cămthù. Tôi cảm thấy lòng mình tràn ngập một tình yêu thương và một nỗi buồn quá lớn. Những khuôn mặt yêu đời ấy tôi còn nhớ rõ. Những tiếng cười đùa nghịch ấy tôi cũng còn nghe rõ. Tôi tiếc là chưa được nắm lấy một lần những bàn tay trẻ trung đó đã chai đi vì những tháng ngày lao động ở nông trường. Những đôi vai thanh xuân đó đáng lẽ phải được gánh nhẹ nhàng những hạnh phúc của đời, thì đã phải quên mình để gánh hết những nhọc nhằn của những biên giới chưa yên.Người ta có thể làm được những kỳ công nhưng không ai dễ dàng sáng tạo ra những con người đẹp đẽ như thế. Tất cả những hình ảnh ấy sáng lên trong tôi như một huyền thoại. Một huyền thoại mang đầy đủ nét trữ tình và chất lãng mạn mới của thời đại chúng ta.Những bản anh hùng ca mới rồi sẽ ra đời. Ở tôi, đáng tiếc vì những hạn chế của khả năng, chỉ mới thành hình được một ca khúc nhỏ: "Em ở nông trường, em ra biên giới". Tôi đã viết bài hát này như một nỗi nhớ thương của riêng tôi đối với những người bạn trẻ. Bài hát nào cũng có một sự tích của nó. Đó cũng là kỷ niệm, những khói trầm hương tôi đốt lên để nhớ những người con gái mà tôi không bao giờ còn gặp lại.Nhị Xuân bây giờ đã khang trang, không còn những lán trại dã chiến như xưa nữa. Hội trường, nhà cửa, đường sá đã mọc lên thành nếp ngăn trật tự. Tôi hy vọng trên những con đường vào Nhị Xuân trong tương lai sẽ không thiếu tên những người con gái đó trên những tấm biển đường.

Trên nông trường không xa lắm
Có đôi chân đi không ngại ngần
Em bây giờ, quen mưa nắng
Gánh trên vai vấn vương bụi trần

Từng vai áo phơi sẽ xanh thêm đời
Bàn tay làm nên những mùa vui...
Từng vai áo phai sẽ xanh thêm đời
Bàn tay làm nên những mùa vui
Từ trên đất này, những con người mới
mọc lên,

Tựa như nắng giữa chân trời

Qua bao mùa em đã lớn
Đất cho em trái tim nồng nàn
Yêu con người nên lo lắng
Muốn nghiêng vai gánh thêm nhọc nhằn.

Xa nông trường ra biên giới
Có đôi khi đi không trở lại
Nhưnng trong lòng nghe tiếng nói
Những gian nan sẽ đo lòng người.

Từ biên giới xa, chốn em sương mù
Rừng ... những lối mòn qua
Từng khi nắng mưa, lán đêm nằm nhớ
... màu đất trời quen quá chốn quê nhà!

Khi qua rừng, khi qua suối
Thấy vui theo bước chân đồng đội
Trong những ngày gian nguy ấy
Biết bao nhiêu những câu chuyện đời.


Trịnh Công Sơn
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Poetry (11-04-2013), Tien (30-03-2013)
  #20  
Cũ 30-03-2013, 17:09
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

20 - Bâng Khuâng Trong Chiều Nội Trú
Nguyễn Trung Cang




Câu chuyện bắt đầu từ hai bài thơ được một cô nữ sinh Trường Tư pháp Tp.HCM (nay là Đại học Luật Tp.HCM) viết trong một buổi chiều mưa tầm tã năm 1981. Bạn trai của cô gái ấy là bạn thân của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang. Mối quan hệ "bắc cầu" ấy dẫn đến sự ra đời của bài hát Bâng khuâng chiều nội trú. Bài hát này được phổ biến ở hải ngoại từ trước rồi mới "dội" lại trong nước nên nhiều người vẫn tưởng đây là một ca khúc ra đời trước năm 1975 ở miền Nam chứ không biết rằng nó ra đời vào năm 1981.

Người đã viết ra hai bài thơ Bâng khuâng chiều nội trú (được NS Nguyễn Trung Cang lấy làm cảm hứng soạn ra phần đầu bài hát này) và Mưa (được đưa vào đoạn B trong cấu trúc A-B của bài Bâng khuâng chiều nội trú) là chị Hoài Mỹ, một "thi sĩ nghiệp dư" như cách gọi đùa của bạn bè chị. Nhiều năm trôi qua từ ngày bài thơ và bài hát ấy ra đời và chị gần như quên bẵng câu chuyện chiều mưa ký túc xá ấy thì đến một ngày, khi ấy Hoài Mỹ đang làm việc ở Long Xuyên (An Giang) chị nghe được bài hát này trong quán cà phê, qua giọng hát Tuấn Ngọc và chị mới nhớ lại là sau khi 2 bài thơ ra đời, anh Phương Thái (khi đó là người yêu sau này là ông xã của chị) đã đưa cho nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang xem, và nhạc sĩ đã thích thú phổ nhạc hai bài thơ này và Hoài Mỹ còn nhớ là chị đã được xem bản thảo gốc với chính nét bút của Nguyễn Trung Cang. Nhưng ở thời điểm ấy, những bài như Bâng khuâng chiều nội trú không thể có chỗ trên sân khấu ca nhạc do tính (dễ bị quy là) tiểu tư sản của nó. Dù rằng, lời thơ ban đầu khác khá xa với bài hát sau này.

Lời thơ (trích theo trí nhớ của chị Hoài Mỹ)

Bâng khuâng chiều nội trú
Chiều nội trú bâng khuâng
Trong đôi mắt anh học viên tư pháp
Tôi bắt gặp cái nhìn
Dù tôi đi gần
Dù tôi đi xa
Cái nhìn ấy suốt đời tôi nhớ
Ôi! Cái nhìn thân thuộc quá
Một cái nhìn làm tôi lớn khôn lên


Mưa
Mưa đầu mùa hạt nhỏ long lanh
Mưa tí tách giọt dài giọt vắn
Mưa hỡi mưa ơi có bao giờ nhớ nắng
Sao em buồn lại nhớ thương anh


Mưa tình đầu nghe rất mong manh
Mưa quấn quýt thì thầm trên ngói
Anh có nghe mưa tường chăng lời em nói
Rất nồng nàn tha thiết yêu anh


Như tiếng hát anh xưa
Tiếng hát êm đềm
Như mưa hôm nay
Mưa âm thầm gợi nhớ
Như em yêu anh em buồn vô cớ
Như anh rất gần mà anh rất xa



Chị Hoài Mỹ cũng tiết lộ là bài thơ Bâng khuâng chiều nội trú có một nhân vật chính khác ngoài chị. Đó là một anh bạn cùng trường, học trước chị một khóa. Một chiều mưa đến chơi phòng chị trong khu nội trú. Và ánh mắt của anh, cái nhìn của "anh học viên tư pháp" cùng cơn mưa rả rích bên ngoài đã khiến chị tức cảnh sinh... thơ. Bài thơ ra đời như thế. Còn bài Mưa là một trạng thái cảm xúc khác, một bài thơ dành cho người yêu. Anh bạn tư pháp ngày nào, tên là Chánh, giờ đang công tác tại Tòa dân sự Tòa án Nhân dân Tp.HCM, còn chị Hoài Mỹ giờ không làm trong ngành tư pháp nữa. Mỗi lần nghe lại bài hát này, chị thấy nhớ lại một thời đi học, nhớ lại tình bạn giữa chị và anh Thái với nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang. Chị cũng không quan tâm lắm đến chuyện tên mình có được gắn với bài hát hay không. Đó là một kỷ niệm đẹp với thời đi học, với những người bạn, với anh Nguyễn Trung Cang. Và bài hát này, giúp chị gìn giữ được những kỷ niệm ấy.

Chiều nội trú bâng khuâng
như đôi mắt ai ngày nào tao ngộ
Chiều nội trú bâng khuâng
như đôi mắt ai vời vợi tha thiết
Ánh mắt thật gần mà cũng thật xa
Ôi yêu thương quá ánh mắt êm đềm
Mong tình yêu cho hồn trở lớn khôn thêm
Là một thoáng mây bay trong đôi mắt ai một ngày nắng đẹp
Là một thoáng giăng mây trong đôi mắt ai một ngày u ám
Ánh mắt mơ hồ phủ kín hồn tôi
Nghe sao chới với có thế quên người
Mưa chiều nay cho hồn tôi luống bâng khuâng
Mưa đầu mùa hạt nhỏ long lanh
Mưa quấn quít giọt dài giọt vắn
Mưa hỡi mưa ơi có bao giờ nhớ nắng
Sao ta buồn lại nhớ thương nhau
Mưa tình đầu nghe rất mong manh
Mưa tí tách thì thầm trên ngói
Em có nghe mưa tưởng chăng lời anh nói
Rất nồng nàn ngọt tiếng: YÊU EM
Chiều nội trú bâng khuâng
như đôi mắt ai ngày nào tao ngộ
Chiều nội trú bâng khuâng
như đôi mắt ai vời vợi tha thiết
Ánh mắt thật gần mà cũng thật xa
Ôi yêu thương quá ánh mắt êm đềm
Mong tình yêu cho hồn trở lớn khôn thêm
Là một thoáng mây bay trong đôi mắt ai một ngày nắng đẹp
Là một thoáng giăng mây trong đôi mắt ai một ngày u ám
Ánh mắt mơ hồ phủ kín hồn tôi
Nghe sao chới với có thế quên người
Mưa chiều nay cho hồn tôi luống bâng khuâng

Theo
Nguyễn Minh
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (01-04-2013), Poetry (11-04-2013), Tien (30-03-2013)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Cần tìm hiểu xuất xứ Tiểu Nhi TEM Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: 02-09-1945 - 24-06-1976 10 14-02-2012 11:48
ĐẤU GIÁ ỦNG HỘ VS Xuất bản tập san lần thứ 3 dammanh Đấu giá ủng hộ Viet Stamp 22 27-09-2010 12:58
OPEN đã xuất viện. open Trong niềm Thân Ái 8 14-02-2010 21:54
Xuất xứ tem. vumonglong Cùng nhau giải đáp 19 23-05-2009 20:22



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.