Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Nhân vật > Nhân vật Việt Nam

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #11  
Cũ 14-08-2008, 15:36
Bugi5697
Khách
 
Bài Viết : n/a
Mặc định

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Trần Quốc Tuấn (1228-1300) là một danh nhân quân sự cổ kim của thế giới.

Ngay từ nhỏ, Trần Liễu đã kén những thầy giỏi dạy cho Quốc Tuấn, ký thác cho con hội đủ tài võ, mong trả mối thù sâu nặng năm nào.

Lớn lên Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh, xuất chúng, đọc rộng các sách cả văn lẫn võ. Trong đời mình Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, ba lần nạn nước. Nhưng ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùnh cứu nước. Ông luôn đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao muôn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ ha, thấy rõ ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ thù có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy, Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh.




Chuyện kể rằng, một lần ở biển Đông, Quốc Tuấn mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện chơi cờ và sai người nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải, vĩnh viễn xóa nỗi hiềm khích giữa hai người, đầu mối của hai chi họ Trần (Quốc Tuấn là con Trần Liễu, Quang Khải là con Trần Cảnh). Lần khác, Quốc Tuấn đem việc xích mích dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý kích ông nên cướp ngôi chi thứ. Ông nổi giận rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. May nhờ các con và những người tâm phúc van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng:

Từ nay cho tới khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thần này nữa.
Trong kháng chiến, ông luôn hộ giá bên vua, tay chống gậy bịt sắt. Dư luận xì xào sợ Ông giết vua,. Ông liền bỏ luôn phần bịt sắt, chỉ chống gậy để tránh hiềm nghi, làm yên lòng quân dân.

Ba lần chống giặc, các vua Trần đều giao cho ông quyền Tiết chế (Tổng tư lệnh quân đội) vì ông biết dùng người tài, thương yêu binh lính, do vậy tướng sĩ hết lòng tin yêu ông. Đạo quân cha con ấy trở thành đội quân bách chiến bách thắng.

Trần Quốc Tuấn là bậc tướng trụ cột của triều đình. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp Tông bí truyền thư dể răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ, truyền lệnh cho các tướng, dạy bảo họ lẽ thắng trận, tiến lui. Hịch tướng sĩ rất hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn trương của một bậc "đại bút".

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức.

Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng.
Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi.
Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn tới đâu.
Là tướng dũng, ông xông pha nơi nguy hiyểm để đánh giặc, tạo những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời.
Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông thì gặp họa. Cho nên, cả 3 lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều bát binh mã và đều lập công lớn.





Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm và hỏi:

Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?
ông đã trăng trối những lời tâm huyết, sâu sắc, đúng cho mọi thời đại:

- Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.

Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300), "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời ông dặn, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rường An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ. Vua gia phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, phong ấp của ông lúc sinh thời.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (09-09-2010)
  #12  
Cũ 14-08-2008, 15:37
Bugi5697
Khách
 
Bài Viết : n/a
Mặc định

Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng (mất ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43) là tên gọi chung của Trưng Trắc (chữ Hán: 徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai chị em (nhiều tài liệu nói là sinh đôi) là anh hùng dân tộc của người Việt. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử. Đại Việt Sử ký Toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam.

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, hai bà nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu. Mẹ hai bà là bà Man Thiện, theo truyền thuyết và thần tích bà là người làng Nam Nguyễn (Ba Vì, Hà Tây), có tên là Trần Thị Đoan, chồng mất sớm. Bà có công dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị giỏi võ, có tinh thần yêu nước, có chí lớn.




Trưng Trắc là vợ của Thi Sách con trai Lạc tướng huyện Chu Diên.

Tuy nhiên, theo Phó giáo sư Nguyễn Khắc Thuần trong sách Danh tướng Việt Nam, thời đầu công nguyên, người Việt "chưa có họ". Tên Trần Thị Đoan của mẹ hai bà chỉ là tên thần phả đặt sau này, khoảng thế kỷ 17, 18. Cả tên Man Thiện, theo giáo sư Thuần, nghĩa là "người Man tốt", có thể do người Hán gọi. Tên của ông Thi Sách, theo một số tư liệu Trung Quốc được xác định: chồng bà Trưng Trắc tên là Thi. Còn tên của hai bà, có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là "kén chắc", tổ kén kém hơn gọi là "kén nhì"; trứng ngài tốt gọi là "trứng chắc", trứng ngài kém hơn gọi là "trứng nhì". Do đó, theo sách Danh tướng Việt Nam, tên hai bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị.

Khi hai bà Trưng khởi nghĩa chống quân Hán, bà Man Thiện luôn luôn có mặt cùng các con bàn việc cơ mật. Bà mất trong thời gian chống Mã Viện. Nhân dân địa phương lập miếu thờ bà, gọi là Miếu Mèn, nay ở làng Nam Nguyễn, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây vẫn còn ngôi mộ cổ của bà. Nhân dân gọi đó là Mả Dạ (tiếng Việt cổ gọi các cụ bà là "dạ").




Các Lạc tướng Mê LinhChu Diên có ý chống lại sự cai trị tàn bạo của Thái thú Tô Định. Định bèn bắt giết Thi Sách để trấn áp tinh thần người Việt.

Tháng 2, năm Canh Tý (40), vì Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Tô Định giết chồng mình, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu. Tô Định chạy về nước. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương.

Ngày 30 tháng 2 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy bà xưng vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, các quận biên thùy, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp PhốGiao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó sang xâm lược.



Tháng Giêng năm Nhâm Dần (42), Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (ở phía tây Tây Nhai của La Thành) đánh nhau với vua. Hai bà thấy thế giặc mạnh lắm, tự nghĩ quân mình ô hợp, sợ không chống nổi, lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê). Quân cũng cho vua là đàn bà, sợ không đánh nổi địch, bèn tan chạy.

Năm Quý Mão (43), Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán, thế cô, bị thua, đều tử trận. Mã Viện đuổi theo đánh quân còn sót lại huyện Cư Phong thì tàn quân đầu hàng, Mã Viện bèn dựng cột đồng (tương truyền ở trên động Cổ Lâu châu Khâm) làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán, và khắc lên đó dòng chữ thề: "Cột đồng gãy thì Giao Chỉ diệt" (Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt). Từ đây, nước Việt lại thuộc quyền kiểm soát của nhà Hán. Người dân đã dựng đền thờ Trưng Nữ Vương ở xã Hát Giang, huyện Phúc Lộc (nay ở Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây), và ở đất cũ thành Phiên Ngung cũng có.



Hai Bà Trưng được coi là anh hùng dân tộc của Việt Nam, và được thờ cúng tại nhiều đền thờ, trong đó lớn nhất là Đền Hai Bà Trưngquận Hai Bà Trưng, Hà Nộiđền Hai Bà Trưng tại Mê Linh, ngoại thành Hà Nội - quê hương của hai bà.

Các danh xưng của hai bà (Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trưng Vương, Hai Bà Trưng) còn được đặt cho nhiều trường học, đường phố, quận... ở Việt Nam.

Các câu chuyện về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, và các nữ tướng khác được một số sử gia trích dẫn để làm bằng chứng cho luận điểm rằng xã hội Việt Nam trước khi bị Hán hóa là một xã hội mẫu hệ, trong đó phụ nữ có thể giữ vai trò lãnh đạo mà không gặp trở ngại.

Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn kể về cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng đã trở thành quen thuộc đối với người Việt:

Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần
Long Biên Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Hai Bà thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (09-09-2010)
  #13  
Cũ 14-08-2008, 15:38
Bugi5697
Khách
 
Bài Viết : n/a
Mặc định

Nguyễn Trãi



Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần.

Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên , ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 - 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442.



Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.

Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điểm cơ bản sau:

Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất.



Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chiụ những oan khiên thảm khốc, do xã hội cũ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.

SỰ NGHIỆP THƠ VĂN:



- Nhà văn, nhà thơ lớn: là anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị. "Quân trung từ mệnh tập" là những thư từ gửi cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế "đánh vào lòng", ngày nay gọi là địch vận. "Bình Ngô đại cáo" lấy lời Lê Lợi tổng kết 10 năm chống giặc, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về qúa trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước. "Lam Sơn thực lục" là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. "Dư địa chí" viết về địa lý lịch sử nước ta. "Chí Linh sơn phú" nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán.

Về thơ, có hai tập: "Ức trai thi tập" bằng chữ Hán, "Quốc âm thi tập" bằng chữ Nôm, tức chữ Việt, đó là thơ cả một đời, từ lúc trẻ đến tuổi già, nhiều nhất là khoảng 10 năm tìm đường và thời gian về nghỉ ở Côn Sơn. Nội dung thấy rõ trong đó là tâm tình đối với quê hương, gia đình, với nước, với dân, với bao éo le trong cuộc đời...

- Tình yêu quê hương gia đình: Nội dung thơ văn ông rất phong phú. Đây chỉ nói vắn tắt một vài khía cạnh. Nét đầu tiên là niềm tha thiết với thiên nhiên ở quê hương. Bắt đầu là những cái nhỏ nhặt, tưởng như không đâu, nhưng chan chứa thân thương. Rau muống, mồng tơi, râm bụt, cây chuối, cây đa, cây mía... đều thành vần điệu. Đào, liễu, tùng, trúc cao sang đứng liền bên cạnh rau muống, mồng tơi quê mùa một cách tự nhiên. Không chút gì phân biệt sang hèn. Tất cả đều được lòng ông trìu mến. Ông nói một cách trang trọng: "Hái cúc, ương lan, hương bén áo, Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn", mà cũng vừa vui tươi chân chất: "Ao cạn, vớt bèo cấy muống, Trì thanh, phát cỏ ương sen". Ông phát hiện ra cái đẹp bình dị rất bất ngờ: Đêm trăng gánh nước thì gánh luôn trăng đem về ("Chè tiên nước ghín nguyệt đeo về"). Bầu trời không mây, trong suốt một màu xanh, ông thấy đó là một bầu ngọc đông lại ("Thế giới đông nên ngọc một bầu"). Thuyền bè chen nhau gối đầu lên bãi, ông nhìn thành một đám tằm lúc nhúc ("Tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi"). Con rùa, con hạc, núi, chim, mây, trăng, ông coi là con cái, là láng giềng, là anh em: "Rùa nằm, hạc lẩn nên bầy bạn, U ấp cùng ta làm cái con...", "Núi láng giềng, chim bầu bạn, Mây khách khứa, nguyệt anh tam". Có lúc, ông như hòa tan mình vào thiên nhiên đến mức dòng suối, tảng đá phủ rêu, vòm thông tán trúc như hòa nhập với ông làm một: "Côn Sơn có suối rì rầm. Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai, Côn Sơn có đá rêu phơi, Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm, Trong lèn thông mọc như nêm, Tha hồ muôn lọng ta xem chốn nằm, Trong rừng có bóng trúc râm, Giữa màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn"... (Côn Sơn ca - dịch).



Tiếp theo là niềm tha thiết với bà con thân thuộc ở quê nhà. Thời còn giặc Minh, nhiều năm ông phải lẫn tránh khắp nơi, xa nhà, xa quê, xa bà con thân thuộc với bao nỗi buồn rầụ Đêm thu, xa nhà, bên ngọn đèn khuya, ông day dứt: :Gió thu đến, lá rụng rồi. mình vẫn lận đận quê người, Đêm mưa, bên ngọn đèn leo lét, hồn mộng cứ vẫn vơ mãi nơi đất khách" (Đêm thu đất khách - dịch). Tiết Thanh minh đến, theo tục, con cháu phải về thăm mồ mã ông bà, sửa sang, bồi đắp, thắp nén hương tưởng nhớ, cho đúng đạo làm con cháu, thế mà đã bao năm ông không về được. Ông chỉ não lòng: "Thân mình xa ngàn dặm, mồ mã ông bà ở quê không sao giẫy cỏ thắp hương, Mười năm đã qua, những nguời ruột thịt, quen thân cũ đã chẳng còn ai, Đành mượn chén rượu ép mình uống, không cho lòng cứ ngày ngày xót xa nỗi nhớ quê" (Thanh minh - dịch).

Ông mất mẹ lúc mới lên sáu. Lòng con thương mẹ càng nồng. Ông bà ngoại, cậu, dì đều ở Côn Sơn. Quê nội nhiều đời cũng ở đó. Một lần đi thuyền về thăm, ông ôn lại bao nỗi đắng cay trong những ngày lưu lạc. Nghe sao mà tha thiết: "Mười năm rồi mình trôi dạc như cánh bèo, Đêm ngày nổi nhớ quê cứ như giày vò trong lòng, Bao lần đã gửi hồn tìm về quê cũ, Nhưng rồi đành nhỏ nước mắt thấm máu mà gội rửa trong tưởng tượng nấm mồ mẹ, mồ mã ông bà, còn xóm làng, bà con, trong lúc giặc giày xéo thì tránh sao được những hành vi bạo tàn của chúng! mà mình thì cứ đang phải thương xót suông, Trời: biết làm sao đây! Một đêm trôi qua bên gối, không cách nào nhắm mắt được" (viết trên thuyền về Côn Sơn - dịch).



- Đời sống trong sạch, suốt đời một lòng vì nước vì dân: Trở về với nông thôn, ông yên lòng và tự hào: "Quê cũ nhà ta thiếu của nào, Rau trong nội, cá trong ao". Cấy cày là niềm vui: "Một cày một cuốc thú nhà quề, Áng chúc lan chen vãi đậu kê". Người dân bùn lấm đáng được biết ơn: "Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày". Cuộc sống giản dị, nghèo mà thanh: "Bữa ăn dầu có dưa muối, Áo mặc nài chi gấm là", "Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh, Áo bô quen cật vận xềnh xoàng", xa lánh chốn lợi danh nham hiểm: "Co qoe thay bấy ruột ốc, Khúc khuỷu làm chi trái hòe". Ông ca ngợi chi tiết của tùng, trúc, mai, ba cây không chịu khuất phục trước giá lạnh mùa đông và ông luôn giữ một tấm lòng trong sạch, một tấm "lòng thơm".

Lòng thơm ấy là lòng yêu nước thương dân. Có khi ông gọi đó là "lòng trung hiếu", "lòng ưu ái". Nó suốt đời sôi nổi: "Bui có một lòng trung liễn hiếu, Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen", "Bui một tấc lòng ưu ái cũ, Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông". Nó dựa trên lý tưởng nhân nghĩa. Nhân nghĩa là một tư tưởng cao qúy xuyên thấm cuộc đời và thơ văn ông. Đối với ông, nhân nghĩa là "yên dân", "trừ bạo" hay "Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược". Được như vậy mới thực sự "Có nhân, có trí, có anh hùng". Nhân trí, anh hùng ấy thuộc lòng yêu nước cao cả của ông, yêu nước bằng tư tưởng, tình cảm, bằng hành động cứu nước lo dân tuyệt vời. Nói cụ thể như : "cái nhân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân". Đất nước bị ngoại xâm, nó hiện thành lòng lòng căm thù giặc cao độ và ý chí kiên trì, gang thép tiêu diệt quân thù: "Căm giặc nước thề không cùng sống", "Nếm mật nằm gai, há phải một sớm hai tối, Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh". Quân giặc quét sạch rồi, nó là khát khao xây dựng một đất nước hưng thịnh, nhân dân đời đời ấm no hạnh phúc: "Xã tắc từ đây bền vững, Giang sơn từ đây đổi mới...., Muôn thởu nền thái bình vững chắc".

Năm 1980 nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, UNESCO đã công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (09-09-2010)
  #14  
Cũ 14-08-2008, 18:43
manh thuong's Avatar
manh thuong manh thuong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 04-12-2007
Bài Viết : 1,497
Cảm ơn: 25,095
Đã được cảm ơn 7,950 lần trong 1,551 Bài
Mặc định Việt Nam lược sử diễn ca

Ủng hộ Bugi, nhưng không biết như vầy có lạc đề không???
Một sáng tác hình như của một cán bộ trong ngành du lịch


"Ta sinh ra ở trên đời
Sống sao cho xứng là người Việt Nam
"


Name:  1 âu cơ ll quân.jpg
Views: 1335
Size:  34.7 KB Name:  1 z au co ll quan.jpg
Views: 1227
Size:  36.1 KB Name:  1 zz  au co ll quan.jpg
Views: 1248
Size:  32.9 KB

Nhớ lại thuở xưa Lạc Long Quân dựng nước
Cùng Âu Cơ thành lập họ Hồng Bàng


Name:  2 den hung.jpg
Views: 1200
Size:  24.0 KB Name:  3 đồ đồng.jpg
Views: 1198
Size:  14.6 KB

Mười tám đời kế tiếp ở Văn Lang
Bao sự tích còn lưu truyền hậu thế
Thái tử Lang Liêu được vua Hùng trọng nể
Bánh dày bánh chưng truyền lại mai sau


Name:  4 sơn tinh.jpg
Views: 1307
Size:  58.5 KB

Huyền thoại ngày xưa Sơn – Thủy đánh nhau
Là khát vọng chống thiên tai thú dữ
Công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử
Quyết yêu nhau nên bất luận sang hèn
Lao động ngoan cường dưa hấu An Tiêm
Danh Phù Đổng còn nêu gương rực rỡ.


Name:  5 thánh gióng 1.jpg
Views: 1256
Size:  23.7 KB Name:  6  thánh gióng 2.jpg
Views: 1300
Size:  19.0 KB

Nước Âu Lạc theo Loa Thành đổ vỡ
Gươm Lữ Gia vấy máu Triệu Ai Vương
Trải ngàn năm Bắc thuộc chịu đau thương
Dân tộc Việt đã nhiều phen quật khởi


Name:  7 hai bà trưng 1.jpg
Views: 1241
Size:  21.1 KB

Hai Bà Trưng đất Mê Linh thắng lợi
Triệu Thị Trinh nữ tướng ở Cửu Chân
Đuổi quân Ngô vì đại nghĩa xả thân
Lý Nam Đế nước Vạn Xuân mở lối
Đầm Dạ Trạch, Triệu Quang Phục một cõi.
Mai Thúc Loan rồi kế đến Phùng Hưng
Đất Giao Châu Khúc Thừa Dụ vang lừng
Dương Diên Nghệ đắp xây nền tự chủ.


Name:  8 ngô quyền.jpg
Views: 1681
Size:  27.7 KB Name:  10 dinh tiên hoàng.jpg
Views: 1209
Size:  38.2 KB

Nhờ Ngô Quyền Bạch Đằng Giang bất tử
Thành mồ chôn quân Nam Hán hung tàn
Dẹp cát cứ đã có Đinh Tiên Hoàng
Lê Đại Hành phá Tống, Chiêm vang dội


Name:  11 lý thái tổ.jpg
Views: 1221
Size:  34.5 KB Name:  12 thăng long.jpg
Views: 1321
Size:  35.3 KB

Lý Công Uẩn được mọi người mong đợi
Từ Hoa Lư ban chiếu về Thăng Long
Sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt oai phong
“ Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời ”.


Name:  13 trần hưng đạo 2 .jpg
Views: 1304
Size:  32.3 KB Name:  13 trần hưng đạo.jpg
Views: 1179
Size:  25.8 KB

Name:  15 chien thắng quan nguyen 2.jpg
Views: 1140
Size:  20.2 KB Name:  14 chiến  thắng quân nguyên 1.jpg
Views: 1188
Size:  16.3 KB

Sông Bạch Đằng lại dậy sóng sục sôi.
Phá Mông Cổ lừng danh Trần Quốc Tuấn
Hội Nghị Diên Hồng kết đoàn sức mạnh
Khí giới nào diệt nổi dân ta
Hễ có xâm lăng đoàn kết một nhà
Già trẻ gái trai chung lòng giữ nước
Công chúa Huyền Trân rạng danh sử Việt
Ô, Rí hai châu bờ cõi rộng thêm
Hồ Quý Ly nhà cải cách đầu tiên
Hạn điền, hạn nô, lưu hành tiền giấy


Name:  16 lê lợi.jpg
Views: 1235
Size:  14.8 KB

Kháng chiến chống Minh mười năm lừng lẫy
Bình Định Vương tuốt kiếm ở Lam Sơn
Hội thề Lũng Nhai cờ dậy bốn phương


Name:  17 nguyen trai 1.jpg
Views: 1288
Size:  23.0 KB Name:  18 a nguyen trai.jpg
Views: 1566
Size:  22.4 KB

Bút Nguyễn Trãi sáng bừng hồn Đại Việt
“… Đem Đại Nghĩa thắng hung tàn
Lấy Chí Nhân thay cường bạo…”
Thiên cổ hung văn Bình Ngô đại cáo
Sông Gianh đôi bờ Trịnh – Nguyễn phân ly
Ở đàng trong Chúa Nguyễn mở biên thùy
Cả phương Nam nối dài hình chữ S
Lê Chiêu Thống rước quân Thanh xâm lược


Name:  19 qtrung 1.jpg
Views: 1110
Size:  22.6 KB Name:  22 quang trung 2.jpg
Views: 1138
Size:  22.8 KBName:  21 quang trung 3.jpg
Views: 1148
Size:  22.7 KB

Từ một vùng quê Bình Định, Tây Sơn
Gươm Quang Trung đã trút hết căm hờn
Lên hàng chục vạn quân Tôn Sĩ Nghị
Xuân Kỷ Dậu quyết một lòng tướng sĩ
“ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ”


Name:  22 nguyen du.jpg
Views: 1158
Size:  20.4 KB

Nhờ Nguyễn Du truyện Kiều thành bất hủ
Mặc vương triều vẫn bảo thủ, bế môn
Nguyễn Trường Tộ không thể làm gì hơn
Nên vận nước chông chênh và bế tắc

Cả đất nước lại chung lưng đấu cật
Chiến đấu không ngừng, liên tục, kiên trung
Từ phương Tây giặc kéo đến điệp trùng
Gò Công nhớ Phó Lãnh Binh Trương Định
Đồng Tháp Mười, Võ Duy Dương thống lĩnh
Vùng Tân An lại có Nguyễn Hữu Huân
Lửa bừng Nhật Tảo, Nguyễn Trung Trực ra quân
Khắp lục tỉnh vang lời thề chiến đấu
Nguyễn Đình Chiểu với trái tim nung nấu
Dùng văn chương, ngòi bút chống xâm lăng


Name:  23 nguyen tri phuong.jpg
Views: 1568
Size:  31.2 KB

Nguyễn Tri Phương nhịn đói chết theo thành
Hoàng Diệu tuẫn tiết ngay trong Võ Miếu
Hịch Cần Vương vua Hàm Nghi xuống chiếu
Núi Vụ Quang: Cao Thắng, Phan Đình Phùng
Lũy Ba Đình, Đinh Công Tráng tận trung
Khu Bãi Sậy lưu danh Nguyễn Thiện Thuật


Name:  24 hoang hoa thám.jpg
Views: 1384
Size:  19.5 KB Name:  25 huynh thuc khang.jpg
Views: 1212
Size:  26.7 KB

Rừng Yên Thế khiến sài lang mất mật
Khi nghe tên Hoàng Hoa Thám hùng thiên
Phong trào Đông Du, Duy Tân lan khắp mọi miền
Khởi xướng có Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ
Nguyễn Thượng Hiền, Lương Văn Can, Cường Để
Phan Chu Trinh, Dương Bá Trạc, Nguyễn Quyền
Lập Đông Kinh Nghĩa Thục để tuyên truyền
Huỳnh Thúc Kháng, Duy Tân, Trần Quý Cáp
Trần Cao Vân, Thái Phiên điên đầu giặc Pháp
Bom nổ rền, Phạm Hồng Thái hiên ngang
Nguyễn Thái Học và đồng đội đàng hoàng
Nhìn máy chém hô: “ Việt Nam Độc Lập”


Name:  25 nguyen tat thanh.jpg
Views: 1116
Size:  21.0 KB Name:  26 nguyen tat thanh 4.jpg
Views: 1075
Size:  22.2 KB Name:  27 nguyen tat thanh 3.jpg
Views: 1089
Size:  23.6 KB
Name:  28 nguyễn tất thành 1.jpg
Views: 1123
Size:  28.0 KB Name:  29 nguyen tat thanh 5.jpg
Views: 1081
Size:  35.9 KB


Nguyễn Tất Thành là vì sao sáng nhất
Người mở đường cho Cách Mạng tiến lên



Name:  30 mac lenin 2.jpg
Views: 1065
Size:  22.7 KB Name:  31 mac lenin 3.jpg
Views: 1057
Size:  21.9 KB Name:  33 mac lenin 1.jpg
Views: 1104
Size:  26.0 KB


Lịch sử sang trang Đảng Cộng Sản Việt Nam
Chào Nghệ Tĩnh sóng trào dâng Xô Viết


Name:  33 xo viet nghe tinh 2.jpg
Views: 1154
Size:  12.6 KB Name:  34 xo viet nghe tinh 5.jpg
Views: 1134
Size:  29.0 KB
Name:  35 xo viet nghe tinh 3.jpg
Views: 1048
Size:  16.6 KB Name:  36 xo viet nghe tinh 4.jpg
Views: 1253
Size:  55.9 KB


Khởi nghĩa Nam Kỳ và Bắc Sơn bất diệt
Chào Việt Nam tuyên truyền Giải Phóng Quân


Name:  38 tuyen truyền GPQ.jpg
Views: 1246
Size:  18.7 KB


Võ Nguyên Giáp danh tướng từ nhân dân
Những Thánh Gióng đang viết trang sử mới
Cờ Đỏ Sao Vàng tung bay chói lọi


Name:  40 CMT8 3.jpg
Views: 1143
Size:  52.8 KB


Tất cả vùng lên giành lại non sông
Chào Tổng Khởi Nghĩa Tháng Tám thành công
Đẹp vô cùng là mùa thu năm ấy


Name:  41 quốc khánh.jpg
Views: 1038
Size:  11.0 KB Name:  42 CMt8.jpg
Views: 1024
Size:  23.0 KB


Chưa kịp ngồi cả nước liền đứng dậy
Đi suốt chín năm kháng chiến gian lao
Kết thành Điện Biên chấn động địa cầu


Name:  43 CT DBP 1.jpg
Views: 1043
Size:  27.3 KB Name:  44 CT DBP 3.jpg
Views: 1036
Size:  21.8 KB
Name:  45 CT DBP 2.jpg
Views: 1025
Size:  26.3 KB Name:  46 CT DBP 4.jpg
Views: 1036
Size:  26.2 KB


Lại đi suốt hai mươi mốt năm không nghỉ
Cả dân tộc Đồng Khởi chung ý chí


Name:  47 giải phóng miền nam 3.jpg
Views: 1117
Size:  43.1 KB Name:  48 chien thang my 2.jpg
Views: 1020
Size:  26.9 KB Name:  49 chien thang my 3.jpg
Views: 1000
Size:  27.8 KB
Name:  50 chien thang my 4.jpg
Views: 1016
Size:  29.9 KB Name:  51chien thang my 1.jpg
Views: 1013
Size:  17.7 KB


“ Không có gì quý hơn độc lập tự do”
Xẻ dọc Trường Sơn thống nhất nước nhà


Name:  52 chiến thắng miền nam.jpg
Views: 1030
Size:  24.8 KB Name:  53 2 giải phóng miền nam.jpg
Views: 1003
Size:  108.4 KB
Name:  54 giải phóng miền nam 2.jpg
Views: 1569
Size:  39.7 KB


Chiến dịch cuối mang tên Người đại thắng
Quét sạch xâm lăng trời cao đất rộng
Hoà Bình rồi
Hạnh Phúc nở thêm hoa
Vọng mấy ngàn năm lời dạy ông cha
Con cháu Rồng Tiên:
Thuỷ chung
nhân nghĩa
.


Name:  99 cuối cùng.jpg
Views: 1006
Size:  56.8 KB
Hình Đính Kèm
File Type: jpg 4 thánh gióng.jpg (19.6 KB, 550 lần tải)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn manh thuong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (09-09-2010)
  #15  
Cũ 14-08-2008, 18:57
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi manh thuong Xem Bài
Ủng hộ Bugi, nhưng không biết như vầy có lạc đề không???
Một sáng tác hình như của một cán bộ trong ngành du lịch
hay quá anh à
có cấu chúc như 1 dòng chảy lịch sử (1 trong những tiêu chí của bộ TL chuyên đề, mà trên thực tế cũng nhiều nhà TL tem VN làm về đề tài đấu tranh giữ nước rùi .. hihi)
nhưng làm bằng thơ thì mới có 1 tác giả làm bộ về quả thui
còn như trên kia em chưa thấy ... hay thiệt
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #16  
Cũ 14-08-2008, 22:00
Bugi5697
Khách
 
Bài Viết : n/a
Mặc định

Trùi - nếu bác manh thuong cho phép, em xin bài này đem phổ biến cho các bạn tem ở nơi khác. Mà tiện bác viết, mong bác giúp đỡ giùm em
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (09-09-2010)
  #17  
Cũ 14-08-2008, 23:26
Bugi5697
Khách
 
Bài Viết : n/a
Mặc định

Cù Chính Lan - thần thoại mới

Ngày ấy, ở một làng quê miền Trung đói khổ... Có một cậu bé con nhà nghèo, quanh năm phải làm thuê kiếm sống. Cách mạng Tháng Tám thành công nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã giải phóng cho gia đình cậu bé cùng bao nhiêu lớp người nghèo khó...




Mở đầu cuộc đời Cù Chính Lan cô đọng và giản dị giống như một nhân vật hiền lành trong câu chuyện cổ tích. Cậu bé nghèo hoan hỉ đón cách mạng và cuộc đời mới với tất cả sự say mê, hồn nhiên, sôi nổi của tuổi 16. Cù Chính Lan xin vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc và đêm đêm tới lớp bình dân học chữ.

Dường như bao sức lực, bao mơ ước, Cù Chính Lan dồn hết cho cuộc sống mới, không một giây phút ngập ngừng. Kháng chiến bùng nổ, anh xung phong vào bộ đội và được nhận làm liên lạc cho khu đội, liên khu Bốn.
Năm đầu - anh là chiến sĩ thi đua xuất sắc.



Năm 1948 - chuyển sang đơn vị chiến đấu, là tiểu đội trưởng tiểu đội liên lạc, lập công xuất sắc - anh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng năm này, ạnh đã nổi tiếng khắp Đại đoàn 304, với danh hiệu vẻ vang, mang vẻ thần thoại: "Anh hùng tay không đánh giặc" - Và được tặng thưởng huân chương chiến công hạng nhì.



Đấy là vào một ngày đi công tác độc lập. Cù Chính Lan bỗng gặp một đơn vị đang bố trí chuẩn bị đánh địch. Cũng vừa lúc đó địch tiến vào trận địa, anh đã xin được cùng đơn vị bạn chiến đấu.



Vũ khí phải tự túc, sẵn con dao trong tay, anh khôn khéo nắm thời cơ và dũng mãnh lao đuổi theo một tên giặc vác tiểu liên. Vừa đuổi, anh vừa la hét và vung lưỡi dao lấp loáng. Tên lính địch hoảng hốt, chưa biết xử trí ra sao, đã bị anh giật mất súng, đành ngoan ngoãn giơ tay lên đầu.

ở trận này đã thấy vóc dáng một Cù Chính Lan bất tử, với khuôn mặt hăm hở, quyết liệt, với bước chân rắn chắc, và bao trùm là ý chí tiến công của cả thế hệ trẻ. Anh - ngay trận đầu đã tiêu biểu cho lối đánh của cả dân tộc. Tiến công - lấy ít đánh nhiều, lấy thô sơ thắng hiện đại...



Nhớ tới Cù Chính Lan là nhớ tới một chiến sĩ trẻ, áo trấn thủ, giày vải đang sải những bước dài dồn đuổi xe tăng địch. Dấu chân người chiến sĩ đè lên xích xe tăng không bao giờ phai mờ trong lịch sử đánh giấc của nhân dân ta. Hình ảnh ấy đã mang vòng hào quang của thần thoại. Giống như Thánh Gióng nhổ lũy tre làng lên mà đánh đuổi tan tác giặc nhà Ân. Giống như Thạch Sanh với cái rìu của người tiều phu đã chém đứt đầu xà tinh hung dữ...

Bước chân thần thoại ấy đã được rèn đúc từ lòng căm thù, đã được chuẩn bị từ những ngày đi làm thuê cuốc mướn, đã được báo hiệu bằng nắm tay rắn chắc, thề trước cờ Đảng.




Con đường số 6 hiện ra trong tưởng tượng của chúng ta vào một ngày mùa đông năm 1951. Và Cù Chính Lan với cái áo trấn thủ màu nâu đã bạc trắng (di vật duy nhất để tại Viện bảọ tàng quân đội) đang bố trí tiểu đội súng máy của mình. Bọn địch muốn tìm mọi cách chiếm đoạn đường huyết mạch của ta. Tiểu đội súng máy của anh đã diệt 2 đại đội địch. Lúc ấy viện binh địch tới cứu đồng bọn đang bị truy kích. Chiếc xe tăng đi đầu, gắn súng máy, cứ lừng lững tiến, xả đạn vào quân ta. Súng máy của ta bắn trả nhưng không ăn thua gì. Thế là cuộc truy kích của ta bị chặn lại.



Cù Chính Lan buông súng, tháo chốt lựu đạn, lao về phía xe tăng, hô lớn:
- Anh em ơi! Phải mần bằng được chiếc xe tăng ni!

Lựu đạn nổ ầm trong vòng xích xe tăng, nhưng nó ngạo nghễ xô tới, gầm rú điên cuồng và nhả đạn như mưa. Cù Chính Lan nhìn đồng đội lần lượt ngã xuống, tim anh như thắt lại. Trong khoảnh khắc anh mở quả lựu đạn thả lọt thỏm qua cửa tròn. Nhưng ngay lập tức một bàn tay lông lá đã vươn ra ném trả lại quả lựu đạn. Lựu đạn nổ, ngay lập tức hất Cù Chính Lan xuống đất...



Trận đánh có thể đến đây là ngừng đối với anh. Không có thể chê trách anh điều gì cả. Và xem kìa, chiếc xe tăng, vừa bắn loạn xạ, vừa chạy xa dần. Cũng giống như Phan Đình Giót khi đã bị đạn gục xuống, có thể chỉ nằm đợi cứu thương đưa về tuyến sau.



Đấy chính là khoảnh khắc có thể tạo ra hoặc không tạo ra người anh hùng. Khoảnh khắc đó người chiến sĩ tự vượt lên bản thân - một cá thể đã luôn luôn đứng ở hàng đầu - và sáng lên như một tia chớp.

Người anh hùng có lẽ chính là người lúc bình thường đã chọn một chỗ đứng tiên tiến nhất, một suy nghĩ tích cực nhất, và trong giây phút thử thách, có thể rất ngẫu nhiên, họ bỗng bay vút lên...

Giây phút nằm trên mặt đất, khắp người đau ê ẩm, tai ù ù. Cù Chính Lan nửa mê nửa tỉnh. Vừa tỉnh hẳn, mở mắt, anh đã nhỏm dậy và thấy ngay chiếc xe táng vừa nổ súng ùng ục vừa sắp khuất sau đoạn đường vòng.
Anh bật ngay dậy, cầm quả lựu đạn trong tay và tìm đường tắt đón đầu xe tǎng.



Không có ai ghi lại quãng đường đó. Quãng đường mà anh bộ đội với quả lựu đạn trong tay quyết định băng tới đón đầu trái núi thép. Trái núi di động gắn khẩu súng máy điên loạn kia chỉ cần một viên đạn ghim trúng anh.
Không hiểu sao, mỗi lúc tưởng tượng đến quãng đường đuổi đánh xe tăng của Cù Chính Lan tôi lại nhớ tới một cảnh trong phim Bài ca người Lính. Đó là chiếc xe tăng phát xít Đức rượt theo anh chiến sĩ. Hồng quân trẻ tuổi.

Bọn lính xe tăng phát xít muốn nghiến nát anh Hồng quân dưới bánh xích sắt. Cuối cùng, chiếc xe tăng cũng bị anh bắn cháy. Nhưng ở đây có hoàn cảnh thật khác nhau, mục đích cũng khác nhau.

Cù Chính Lan chủ động đuổi đánh. Và chính lý tưởng đó mang tính thần thoại. Nó bất ngờ cả với kẻ địch vốn ỷ vào vũ khí.



Tin chắc đã diệt xong anh chiến sĩ (hoặc chí ít cũng bẻ gãy ý muốn săn đuổi của anh) bọn lính xe tăng chừng đang khoan khoái sau phút giấy căng thẳng.

Chúng đâu ngờ chính giây phút đó, Cù Chính Lan đã nhảy bám trên xe và đang bò lần đến chiếc cửa tròn mở rộng. Quả lựu đạn xì khói trên tay anh đến thời kỳ khắc chín muồi nhất, anh nhoai người đưa nó vào trong lỗ tròn. Một bàn tay rắn chắc, nắm lấy tay anh định đẩy ra. Quả lựu đạn đã nóng bừng. Mỗi tích tắc khắc nghiệt và thử thách. Lựu đạn đã xì khói xanh. Bàn tay lông lá bỗng mềm oặt ra. Chúng rú lên.

Cù Chính Lan vừa kịp rút tay ra, người anh đã bay bổng dập xuống một bụi cây lúp xúp bên đường. Anh chỉ kịp nhìn thấy chiếc xe tăng chìm trong khói đen.

Nhớ tới Cù Chính lan là nhớ tới người anh hùng đuổi đánh và diệt xe tăng địch. Nhưng những trang thần thoại về anh chưa hết. Và mỗi dòng chữ trong đó đều thấm đượm tinh thần: sẵn sàng chết cho tự do và độc lập của Tổ quốc. Gặp địch là đánh. Tay không đuổi địch cướp súng. Dẫu địch có xe tăng cũng không cho chúng chạy thoát.

Sau này trận Gô Tô, người "anh hùng đánh xe tăng" đã viết xong cuộc đời thần thoại của mình. Gô Tô là cứ điểm phòng ngự kiên cố, có năm lớp dây thép gai bao quanh. Gãy một cánh tay, anh vẫn tiếp tục ôm bộc phá lên phá tiếp. Lô cốt thứ nhất bị diệt, lao lên lô cốt thứ hai, cánh tay thứ hai của anh lại bị đạn lớn dập nát. Cù Chính Lan vẫn tiếp tục chiến đấu trong những giây phút gay go nhất. Khi lô cốt thứ hai bị phá tung thì mảnh đại bác địch lại tiện đứt một chân của Lan. Anh đã trút hơi thở cuối cùng trên tay đồng đội trong niềm kính phục yêu mến của mọi người.

Thần thoại về anh bắt đầu bằng những dòng giản dị. Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất kia, có một cậu bé nhà nghèo, phải đi làm thuê để kiếm ăn lần hồi...

Anh băng băng sải những bước chân dài, phía trước chiếc xe tăng địch cuống cuồng bỏ chạy. Khuôn mặt trẻ trung hồng đỏ và đẫm mồ hôi. Tấm áo trấn thủ màu nâu đã sờn, với những ô quả trám đơn giản, như đang bay lên trên con đường đỏ...

Bay lên, và cao lớn, bước chân của anh, vóc dáng của anh. Bay lên là sâu đậm, vóc dáng anh trong ý tưởng của mỗi con người tuổi trẻ. Bay bổng và diệu kỳ như mùa xuân tuổi trẻ - Vĩnh viễn.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (09-09-2010)
  #18  
Cũ 20-08-2008, 15:15
Bugi5697
Khách
 
Bài Viết : n/a
Mặc định

Thầy giáo Chu Văn An


Trần vãn thử hà thời, dục vịnh đại phi hiền giả lạc Phượng sơn tồn ẩn xứ, trĩ lưu trường ngưỡng triết nhân phong.


(Cuối Trần đó là thời nào, ngâm vịnh rong chơi đâu phải thú vui hiền giả.


Non phượng còn dấu nơi ẩn, núi sông mãi mãi ngắm nhìn phong cách triết nhân).


Đó là đôi câu đối mà người đời mãi mãi còn truyền tụng để tỏ lòng mến phục đối với Chu Văn An - nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối thời Trần.


Chu Văn An tên hiệu là Tiều ẩn, tên chữ là Linh Triệt, người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì - Hà Nội). Theo thần tích đình làng Thanh Liệt, nơi thờ ông làm thành hoàng, thì ông sinh năm Nhâm Thìn (1292) và mất năm Canh Tuất (1370).






Chu Văn An ngay từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Khi thi đỗ Thái học sinh, ông không ra làm quan, mà trở về mở trường dạy học ở quê nhà. Học trò nhiều nơi tìm đến theo học rất đông. Trong số môn đệ ông có nhiều người thành đạt, thi đỗ ra làm quan to trong triều như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát khi về thăm thầy vẫn giữ lễ, được thầy nói chuyện ít lời thì rất lấy làm mừng. Có những học trò cũ không tốt, ông thẳng thắn quở trách, thậm chí quát mắng không cho gặp. Tính nghiêm nghị, tư cách thanh cao và học vấn sâu rộng làm cho tiếng tăm ông ngày càng lan xa. Đức độ và uy tín của ông như vậy, khiến cho học trò đến theo học càng nhiều và có đủ các loại.


Một huyền thoại vẫn được lưu truyền nói về ngôi trường và nhân cách, đạo đức của ông như sau: "Tương truyền khi Chu Văn An mở trường dạy học ở quê nhà, có nhiều học trò tìm đến theo học. Trong số này có một người sáng nào cũng đến thật sớm nghe giảng. Thầy dạy khen là chăm chỉ nhưng không rõ tông tích ở đâu. ông bèn cho người dò xem thì cứ đến khu đầm Đại (khu đầm lớn hình vành khuyên, nằm giữa các làng Đại Từ , Tứ Kỳ, Huỳnh Cung) thì biến mất. Ông biết là thần nước. Gặp lúc đại hạn kéo dài, giảng bài xong ông tụ tập các trò lại hỏi xem ai có tài thì làm mưa giúp dân, giúp thầy. Người học trò kỳ lạ trước có vẻ ngần ngại, sau đứng ra xin nhận và nói với thầy: "Con vâng lời thầy là trái lệnh Thiên đình, nhưng con cứ làm để giúp dân. Mai kia nếu có chuyện gì không hay, mong thầy chu toàn cho". Sau đó người này ra giữa sân lấy nghiên mài mực, ngửa mặt lên trời khấn và lấy bút thấm mực vẩy ra khắp nơi. Vẩy gần hết mực, lại tung cả nghiên lẫn bút lên trời. Lập tức mây đen kéo đến, trời đổ mưa một trận rất lớn. Đêm hôm ấy có tiếng sét và đến sáng thấy có thây thuồng luồng nổi lên ở đầm. Chu Văn An được tin khóc thương luyến tiếc rồi sai học trò làm lễ an táng, nhân dân các làng lân cận cũng đến giúp sức và sau nhớ công ơn bèn lập đền thờ. Nay vẫn còn dấu vết mộ thần. Theo truyền thuyết, chỗ nghiên mực bị ném rơi xuống đã biến thành đầm nước lúc nào cũng đen, nên thành tên là Đầm Mực. Quản bút rơi xuống làng Tả Thanh Oai biến làng này thành một làng văn học quê hương của Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, v.v... Trong đền thờ thần còn đôi câu đối khá tiêu biểu ghi lại sự tích này.





Mặc nghiễn khởi tường vân, nhất bút lực hồi thiên tự thuận.


Chu đình lưu hóa vũ, thiên trù vọng thiếp địa phồn khô.


( Mây lành từ nghiên mực bay lên, một ngọn bút ra công trời thuận theo lẽ phải.


Mưa tốt giữa sân son đổ xuống, nghìn cánh đồng đội nước, đất nẻ trổ mùa hoa).


(Chu đình có hai nghĩa: sân son và sân họ Chu, chỉ Chu Văn An).


Câu chuyện trên đây chỉ là một giai thoại về Chu Văn An để nói rằng tài đức của họ Chu có sức mạnh cảm hóa được cả quỷ thần. Tuy nhiên, qua đó cũng thấy được đức độ của Chu Văn An lúc đương thời là rất lớn.


Đến đời vua Trần Minh Tông, ông được mời vào làm Tư nghiệp ở Quốc Tử Giám để dạy Thái tử học. Ông đã cùng với Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn tham gia vào công việc củng cố triều đình lúc đó đang đi dần vào con đường khủng hoảng, suy thoái. Đến đời Dụ Tông, chính sự càng thối nát, bọn gian thần nổi lên khắp nơi. Chu Văn An nhiều lần can ngăn Dụ Tông không được, bèn dâng sớ xin chém bảy kẻ nịnh thần, đều là người quyền thế được vua yêu. Đó là Thất trảm sớ nổi tiếng trong lịch sử. Nhà vua không nghe, ông bèn "treo mũ ở cửa Huyền Vũ" rồi bỏ quan về ở ẩn tại núi Phương Sơn thuộc làng Kiệt Đắc, huyện Chí Linh (Hải Hưng) lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi). Sau ông mất tại đó.






Theo thư tịch cũ thì Chu Văn An viết nhiều sách, ông đã để lại cho đời sau những tác phẩm: hai tập thơ Quốc ngữ thi tập bằng chữ Nôm và Tiều ẩn thi tập bằng chữ Hán. Ông còn viết một cuốn sách biện luận giản ước về Tứ thư nhan đề Tứ thư thuyết ước. Theo một tài liệu nghiên cứu gần đây thì Chu Văn An còn là một nhà đông y đã biên soạn quyển Y học yếu giải tập chu di biên gồm những lý luận cơ bản về chữa trị bệnh bằng Đông y. Khi ông mất, vua Trần đã dành cho ông một vinh dự lớn bậc nhất đối với một trí thức là được thờ ở Văn Miếu. Vua còn ban tặng tên thụy cho ông là Văn Trinh. Ngô Thế Vinh, nhà văn học nổi tiếng thế kỷ 19 trong bài văn bia ở đền Phương Sơn đã thích nghĩa hai chữ "Văn Trinh" như sau: (Văn, đức chi biểu dã; Trinh, đức chỉ chính cổ dã. Văn là sự bên ngoài (thuần nhất )của đức; Trinh là tính chính trực, kiên địch của đức). Tên thụy như vậy nhằm biểu dương một người đã kết hợp được hai mặt của đạo đức: bên ngoài thuần nhã, hiền hòa với bên trong chính trực, kiên định. Trong lịch sử giáo dục nước nhà, ông cũng đã giành được địa vị cao quí bậc nhất, xứng đáng đứng đầu các nhà giáo từ xưa tới nay. Ông đã vượt qua ngưỡng cửa: làm thầy giáo giỏi của một đời để đạt tới làm thầy giáo giỏi của muôn đời như Phan Huy Chú đã ngợi ca ông: "học nghiệp thuần túy, tiết tháo cao thượng, làng Nho nước Việt trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được".
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (09-09-2010)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Từ Tem Bì Hồng Kông Đến Địa Danh Hán Việt HanParis Café VietStamp 0 20-02-2014 17:39
Tứ đại danh tác huybuixuan Cùng nhau giải đáp 0 09-05-2010 15:08
Tứ Đại Danh tác theloveofsiam83 Văn chương 0 05-09-2009 10:15
Danh xưng Đồng Nai qua ca dao! trithuc_nguyen Cuộc sống đó đây 4 20-12-2008 23:08
Những danh y đặt nền tảng cho TIM MẠCH HỌC Nguoitimduong Giáo dục - Y tế - Khoa học Kỹ thuật 3 15-01-2008 00:33



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.