Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Nhóm sưu tập tem bảo vệ động vật hoang dã (WAP) > Thông tin lượm lặt về BVĐVHD

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 05-01-2010, 11:02
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định Tê giác có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất

TTO - Đó là thông tin mới nhất do Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature - WWF) vừa công bố ngày 4-1-2010.

Theo báo Telegraph (Anh), tê giác một sừng (the Javan rhino, Rhinoceros sondaicus) được liệt kê ở hạng mục “Cực kỳ nguy cấp” (Critically Endangered - CR) trong Sách đỏ năm 2009 của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).

Nó được xem là một trong những động vật có vú lớn nhất trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, chỉ có hai quần thể còn tồn tại trong tự nhiên là ở Indonesia và Việt Nam với “dân số” ít hơn 60 cá thể.

Con người săn bắn tê giác một sừng vô tội vạ do các sản phẩm của chúng được “đánh giá cao” trong y học cổ truyền châu Á, ngoài ra môi trường sống của tê giác một sừng ngày càng bị thu hẹp do người dân địa phương lấy đất sản xuất nông nghiệp, được cho là những nguyên nhân làm loài tê giác này có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất.

WWF đã tham gia hỗ trợ kiểm lâm trong việc bảo vệ và bảo tồn tê giác một sừng từ năm 1998, tiến hành các cuộc điều tra “dân số”, nâng cao nhận thức tầm quan trọng của tê giác một sừng tới cộng đồng địa phương.

Trong tháng 11-2009, các nhà nghiên cứu WWF phối hợp với lực lượng kiểm lâm sử dụng hai chú chó nghiệp vụ được đưa sang từ Mỹ để tìm kiếm dấu vết tê giác một sừng Việt Nam (the Vietnamese Javan rhinoceros, Rhinoceros sondaicus annamiticus) tại các khu rừng miền Nam Việt Nam. Họ dự đoán có khoảng 10 cá thể còn tồn tại ở khu vực này.

Danh sách 10 động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất của WWF: hổ, gấu Bắc cực, moóc Thái Bình Dương, chim cánh cụt Magellan, rùa da, cá ngừ vây xanh, khỉ đột núi, bướm vua, tê giác một sừng và gấu trúc lớn.
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (22-09-2011), Dat_stamp (26-10-2011), hat_de (25-10-2011), j0j0 (22-09-2011), manh thuong (05-01-2010), Ng.H.Thanh (25-10-2011), nguyenhuudinhue (26-10-2011), phuthuytk21 (22-09-2011), Poetry (22-09-2011), Tien (26-10-2011), xihuan (26-10-2011)
  #2  
Cũ 22-09-2011, 14:53
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

Hôm nay, ngày 22 tháng 9 năm 2011 là ngày Quốc tế về tê giác
Theo sách đỏ thế giới 2009, tê giác một sừng ở Viêt Nam - Rhinoceros sondaicus annamiticus - là loài cực kỳ nguy cấp (có nghĩa là đứng trên thang bậc bị đe doạ cao nhất và gần nhất với thảm hoạ "tuyệt chủng") và được các nhà khoa học cho rằng đã tuyệt chủng ở Việt Nam. Đây là một trong ba phân loài tê giác Java của thế giới. Hai phân loài còn lại là R. sondicus inermis, từng sinh sống ở Bengal, Assam, and Myanmar nay đã tuyệt chủng và R. sondaicus sondaicus chỉ có ở Vườn quốc gia Ujung Kulon trên đảo Java của Indonesia (với khoảng 40 đến 60 cá thể). Thế giới hoàn toàn không có tê giác Java nuôi nhốt sinh sản.
Một loạt poster kêu gọi hưởng ứng ngày này ^^
Name:  310161_262625683760775_127076493982362_844830_2082551678_n.jpg
Views: 2278
Size:  38.5 KB

Name:  303091_262625630427447_127076493982362_844826_967056200_n.jpg
Views: 2582
Size:  40.7 KB

Name:  299204_262625573760786_127076493982362_844823_3298908_n.jpg
Views: 2107
Size:  57.7 KB

Name:  315992_262625637094113_127076493982362_844827_351016473_n.jpg
Views: 2489
Size:  49.5 KB

Name:  310251_262625693760774_127076493982362_844831_682943590_n.jpg
Views: 2069
Size:  23.8 KB
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (22-09-2011), Dat_stamp (26-10-2011), exploration (22-09-2011), hat_de (25-10-2011), j0j0 (22-09-2011), lantham_0072005 (25-10-2011), manh thuong (22-09-2011), Ng.H.Thanh (25-10-2011), nguyenhuudinhue (26-10-2011), Poetry (22-09-2011), Tien (26-10-2011), tridatinh (22-09-2011), xihuan (26-10-2011)
  #3  
Cũ 25-10-2011, 12:02
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

Theo thông tin mới cập nhật từ thiennhien.net - Một tin buồn cho công tác Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam - Tê giác một sừng đã không còn tại Việt Nam.
Tin buồn về sự ra đi vĩnh viễn của loài tê giác Java (Rhinoceros sondaicus annamiticus), hay còn gọi là tê giác một sừng, tại Việt Nam được Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) và Tổ chức Bảo tồn Tê giác Thế giới (IRF) khẳng định vừa mới đây.
Name:  tê giác - thurung 1964.jpg
Views: 2219
Size:  22.5 KB
Kết quả phân tích di truyền học 22 mẫu phân mà một nhóm khảo sát của WWF thu thập được tại Vườn Quốc gia Cát Tiên trong hai năm 2009 – 2010 cho thấy tất cả các mẫu phân này đều thuộc về một con tê giác được phát hiện chết trong Vườn Quốc gia vào tháng 4/2010, không lâu sau khi khảo sát hoàn thành.
Đồng thời, những phát hiện được trình bày trong báo cáo mới này của WWF cũng chỉ rõ nạn săn trộm có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của cá thể tê giác nói trên bởi khi tìm thấy, trong chân của nó đã bị găm một viên đạn và sừng tê giác đã “không cánh mà bay”.
Name:  tê giác - thurungthegioi 1981.jpg
Views: 1391
Size:  16.1 KB
Trước đó, năm 2004, nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Queen (Canada) đã tiến hành khảo sát và kết luận có ít nhất 2 cá thể tê giác đang sống ở Vườn Quốc gia Cát Tiên. “Tuy nhiên giờ đây, cá thể tê giác Java cuối cùng cũng đã tử vong. Thật đau buồn vì mặc dù đã đầu tư đáng kể cho các nỗ lực bảo tồn quần thể tê giác tại Việt Nam, song chúng ta vẫn không thể cứu được loài động vật quý hiếm này. Tê giác Java tuyệt chủng, Việt Nam nghiễm nhiên bị mất đi một phần di sản thiên nhiên của đất nước” – bà Trần Thị Minh Hiền, Giám đốc WWF Việt Nam, ngậm ngùi chia sẻ.
Loài tê giác này đã được cho là tuyệt chủng ở lục địa châu Á đến tận khi người ta săn được một cá thể tê giác trong khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên năm 1988, dẫn đến việc phát hiện ra một quần thể tê giác nhỏ. Từ sau đó, rất nhiều tổ chức đã tích cực tham gia bảo tồn quần thể tê giác cuối cùng còn sót lại, nhưng rốt cuộc, chính hoạt động bảo vệ kém hiệu quả của vườn đã trở thành nguyên nhân đẩy loài tê giác này tới bờ vực tuyệt chủng. Đây cũng là vấn đề chung ở hầu hết các khu bảo tồn tại Việt Nam, báo cáo nói trên của WWF nhận định.
Name:  tê giác - baovethuhoang B 1988.jpg
Views: 1656
Size:  39.2 KB
Săn bắn bất hợp pháp để cung cấp cho buôn bán động vật hoang dã đã gây suy giảm nhiều loài Việt Nam, biến chúng trở thành các quần thể nhỏ và cô lập. Hổ, voi châu Á và các loài đặc hữu như sao la, voọc mũi hếch và cá sấu Xiêm cũng đang bị đẩy vào bờ vực tuyệt chủng ở trong nước.
Thừa nhận rằng mất môi trường sống là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng số phận của loài tê giác một sừng Java bị kết liễu tại Việt Nam, WWF cũng đồng thời cảnh báo rằng việc thực thi luật pháp chưa toàn diện và tình trạng quản lý các khu bảo tồn, kiểm soát các hành vi xâm phạm và phát triển cơ sở hạ tầng kém hiệu quả đang diễn ra bên trong và xung quanh các khu bảo tồn ở Việt Nam sẽ chỉ tăng thêm áp lực lên các quần thể loài dễ bị tổn thương.
Name:  tê giác - d9o6ongvatchauacanbaove 1993.jpg
Views: 1851
Size:  15.9 KB
Còn theo Nick Cox, Quản lý Chương trình Loài của WWF tại khu vực Tiểu vùng Mê Kông, thì: “Bi kịch của tê giác Java ở Việt Nam là dấu hiệu ảm đạm về cuộc khủng hoảng tuyệt chủng. Chỉ có bảo vệ nơi cư trú tự nhiên của các loài nguy cấp và ngăn chặn nạn săn trộm, buôn bán trái phép động vật hoang dã mới mong bảo tồn được chúng. Thời gian qua, những nỗ lực bảo tồn tê giác Java tại Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh để cứu loài ra khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nếu tình trạng ấy vẫn cứ tiếp diễn thì rất có thể sẽ có thêm nhiều loài khác tuyệt chủng tại Việt Nam. Các khu bảo tồn của Việt Nam cần nhiều kiểm lâm hơn, được đào tạo, giám sát tốt hơn và có trách nhiệm hơn”.
Trong khi đó, “xét cả về mặt kinh tế hay trên phương diện thực tiễn, việc tái du nhập tê giác Java vào Việt Nam là không hề khả thi. Vì thế, chúng ta sẽ không còn cơ hội nhìn thấy tê giác Java trên dải đất hình chữ S” – Christy Williams, Điều phối viên Chương trình Voi và Tê giác Châu Á của WWF, nhận định.
Name:  tê giác - baovemoitruong 1996.jpg
Views: 3678
Size:  34.8 KB
Được biết, tê giác Java giờ chỉ còn một quần thể dưới 50 con đang sinh sống trong một vườn quốc gia nhỏ tại Indonesia. Chúng được liệt vào danh sách cực kỳ nguy cấp (CE) trong Sách đỏ. Với nhu cầu mua bán sừng tê giác làm thuốc không ngừng gia tăng ở châu Á, vấn đề bảo vệ và nhân rộng quần thể tê giác Java tại Indonesia chắc chắn phải trở thành ưu tiên hàng đầu nếu muốn ngăn chặn tình trạng tuyệt chủng của chúng trên phạm vi khu vực và thế giới.
Name:  tê giác -  dongvatVQGCTien 2001.jpg
Views: 1295
Size:  25.6 KB
(Đúng vấn đề hôm rồi eco và anh Po nhà mình ngồi trao đổi mới buồn chứ)
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
15 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (25-10-2011), bebu2410 (25-10-2011), Dat_stamp (26-10-2011), hat_de (25-10-2011), lantham_0072005 (25-10-2011), manh thuong (25-10-2011), MeTemViet (26-10-2011), nam_hoa1 (26-10-2011), Ng.H.Thanh (25-10-2011), nguyenhuudinhue (26-10-2011), Poetry (25-10-2011), The smaller dragon (26-10-2011), Tien (26-10-2011), tridatinh (25-10-2011), xihuan (26-10-2011)
  #4  
Cũ 26-10-2011, 10:46
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

Phản ứng của giới nghiên cứu, bảo tồn trước vấn đề được WWF và IRF báo cáo ngày hôm qua:
"Con tê giác Java cuối cùng tại Việt Nam đã chết”, bà Trần Minh Hiền, Giám đốc WWF tại Việt Nam thông báo.
“Thật đau lòng khi những nỗ lực bảo tồn đã không bảo vệ được loài tê giác Java này. Chúng ta đã đánh mất vĩnh viễn một phần di sản của thiên nhiên, một biểu trưng của giá trị đa dạng sinh học tại Việt Nam", bà Hiền nói.
Name:  Cat-Tien-NP1.jpg
Views: 933
Size:  72.6 KB
Kết quả phân tích gene của 22 mẫu phân do nhóm khảo sát của WWF và vườn quốc gia Cát Tiên thu thập từ trong hai năm 2009 - 2010 cho thấy, tất cả các mẫu này đều thuộc về xác tê giác được tìm thấy tại vườn vào tháng 4 năm ngoái.
WWF chỉ rõ nạn săn trộm có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của con tê giác nói trên bởi khi tìm thấy, trong chân của nó đã bị găm một viên đạn và sừng tê giác đã bị mất.
Tê giác Java từng được coi là tuyệt chủng tại đất liền châu Á cho đến khi người ta phát hiện một con tê giác bị săn bắn vào năm 1988 tại khu vực Cát Tiên.
Ông Nick Cox, quản lý Chương trình loài của WWF khu vực Mekong cho biết: “Thảm kịch của tê giác Java Việt Nam là một minh chứng đáng buồn cho cuộc khủng hoảng tuyệt chủng này”.
Theo Cox, vấn đề được cho là yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ các loài tê giác khỏi sự tuyệt chủng là bảo vệ môi trường sống tự nhiên và ngăn chặn nạn săn bắn và buôn bán động vật hoang dã trái phép, nhưng Việt Nam chưa thực hiện được điều này.
"Nếu tình trạng trên không được cải thiện, nhiều loài khác tại Việt Nam sẽ bị tuyệt chủng là điều không thể tránh khỏi. Các khu bảo tồn tại Việt Nam cần phải có nhiều kiểm lâm hơn, họ cần được đào tạo và giám sát tốt hơn nữa, đồng thời chịu trách nhiệm giải trình cao hơn", ông Nick Cox cho hay.
Ông Trần Văn Thành, giám đốc vườn quốc gia Cát Tiên cho biết, lực lượng kiểm lâm chỉ có vài người trong khi có khoảng 100.000 người sống quanh khu vực vườn quốc gia tham gia săn bắn. Trung bình, một người nông dân ở đây có thể kiếm được 150.000 đồng/ngày từ hoạt động này.
“Không phải chúng tôi trốn trách nhiệm về cái chết của con tê giác nhưng chúng tôi đã cố gắng hết sức để bảo vệ chúng”, ông Thành nói.
Báo cáo của WWF cho rằng, mất sinh cảnh sống là yếu tố then chốt dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác Java tại Việt Nam, đồng thời cảnh báo rằng việc thực thi pháp luật không thỏa đáng, quản lý thiếu hiệu quả, xâm lấn đất và xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong và gần các khu vực được bảo vệ chỉ làm tăng thêm áp lực cho các quần thể loài vốn đã dễ bị tổn thương trong các khu vực này.
Ông Christy Williams, điều phối viên Chương trình voi và tê giác châu Á của WWF cho rằng: “Xét cả về mặt kinh tế hay trên phương diện thực tiễn, việc tái du nhập tê giác Java vào Việt Nam là không hề khả thi. Vì thế, chúng ta sẽ không còn cơ hội nhìn thấy tê giác Java trên dải đất hình chữ S”.
Hiện chỉ còn lại một quần thể tê giác Java duy nhất tại một vườn quốc gia nhỏ của Indonesia với số lượng chưa đến 50 con. Loài này đang bị đe dọa nghiêm trọng, trong khi nhu cầu đối với sừng tê giác dùng cho các loại thuốc cổ truyền ở châu Á gia tăng mỗi năm khiến cho hoạt động bảo vệ và mở rộng quần thể tê giác tại Indonesia trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu.
Bà Susie Ellis, Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế cho biết: “Sự kiện này khiến cho hoạt động của chúng tôi ở Indonesia càng trở nên cấp thiết. Chúng ta cần phải đảm bảo rằng kết cục đáng buồn của tê giác Java tại Việt Nam sẽ không được phép lặp lại đối với quần thể tê giác tại Indonesia".
Đây là cuộc điều tra quần thể loài tê giác Java thứ hai tại Việt Nam. Cuộc đầu tiên do trường đại học Queen, Canada thực hiện năm 2004 đã nhận định có ít nhất hai con tê giác còn sống tại vườn quốc gia tại thời điểm đó.
Tê giác Java Việt Nam (tên khoa học là rhinoceros sondaicus annamiticus, còn gọi là tê giác một sừng) được cho là tuyệt chủng ở khu vực Đông Nam Á cho đến khi những người thợ săn giết chết một con vào năm 1988. Theo các chuyên gia, trong môi trường hoang dã thì tuổi thọ của tê giác Java khoảng 40-45 năm.
Trong tự nhiên, tê giác gần như không có kẻ thù nào trừ con người.
bài báo được trích từ: http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/201...ng-o-viet-nam/
Đây sẽ là vấn đề sẽ còn gây sự chú ý của người dân trong vài ngày tới, vậy để xem trong vài ngày tới chúng ta xem cộng đồng phản ứng như thế nào về vấn đề này.
hik, Trong bộ trưng bày "Rừng: Giá trị cuộc sống từ thiên nhiên" eco gửi tham dự VS IV, tới phần đa dạng sinh học, eco có ghi "Nhiều loài động vật rừng quý hiếm cũng đang bị đe doạ tuyệt chủng như Tê giác một sừng, Bò xám, Hổ, Voi v.v…" và " Trong các số này, tê giác là loài có nguy cơ đã bị tuyệt vong cao nhất ở Việt Nam" và "Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, rất khó để xác định còn hay không còn tê giác Java tại đây sau vụ 01 xác con tê giác được tìm thấy vào cuối tháng 4 năm 2010" và giờ thì có câu trả lời....
Đang tính đợt tham dự triển lãm VS IV về sẽ làm bộ "Bảo tồn các loài tê giác, hổ và voi ở Việt Nam" giờ thì chỉ còn 2 loài
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (26-10-2011), Dat_stamp (26-10-2011), lambachtung (10-12-2011), lantham_0072005 (30-10-2011), manh thuong (26-10-2011), nguyenhuudinhue (26-10-2011), Poetry (26-10-2011), The smaller dragon (26-10-2011), xihuan (26-10-2011)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Các loài sinh vật biển đang gặp nguy hiểm - Bỉ 2017 Nguoitimduong Bản tin Tem thế giới 0 18-11-2017 18:44
30 Cách Giảm Nguy Cơ Bệnh Tim Và Đột Quỵ HanParis Sức khỏe 0 28-06-2013 16:33
Hãy bảo vệ loài gấu ( Bắc Cực) trước nguy cơ tuyệt chủng temsong Thiên nhiên - Động vật - Thực vật 0 04-04-2013 10:48
Hổ có nguy cơ tuyệt chủng trong 12 năm tới Dat_stamp Thông tin lượm lặt về BVĐVHD 0 13-07-2012 20:59
Phó Chủ tịch thường trực Hội Tem Việt Nam Vũ Văn Tỵ gặp thân mật Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Viet Stamp Poetry Bảng tin Viet Stamp 0 15-06-2009 04:04



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.