Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Du ngoạn 4 phương cùng VIET STAMP > Nước Việt mến yêu

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 21-06-2014, 17:36
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định Tiền Giang Quê Tôi



Hàn : Khi xưa để châm biếm những ai ngồi núi này muốn trông nứi nọ thì dân miền Tây hay chơi chữ đi Tây như Tây Ninh, qua Mỹ như Mỹ Tho, sáng đi chiều về khỏi cần đi bằng máy bay. Mỹ Tho trước 1975 thuộc tỉnh Định Tường, quê quán của tả quân Lê Văn Duyệt. Nhờ Kinh Tế Thị Trường, dân Mỹ Tho kinh doanh khấm khá nên Định Tường được gọi là Tiền Giang. Thế mà chả hiểu sao miền Tây không có tỉnh Hậu Bạc? Như bài viết dưới đây có nhắc, khi xưa từng có câu :

Đèn Xì Gòn Ngọn Xanh Ngọn Đỏ
Đèn Mỹ Thi Ngọn Tỏ Ngọn Lu
Anh về học lấy chữ nhu

Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.

Khi xưa có con đường xe lửa SG - Mỹ Tho được xây dựng từ thời Pháp thuộc dù xe lửa chạy bằng than chạy cà rịch cà tang những hai giờ mới tới. Trước 75, có tuyến đường đua xa đạp từ Sài thành đến Mỹ Tho. Ngoài ra Mỹ Tho còn có đặc sản Hủ Tiếu Mỹ Tho cũng ngon lắm, chỉ thua Hủ Tiếu Nam Vang (CPC) một chút xíu thui. Bài viết giá trị dưới đây của một VK Mỹ có cái nhìn khách quan về Mỹ Tho trong thời kinh tế thị trường, cuối tuần mời ace xem chơi.

Tỉnh Tiền Giang nằm về phía Bắc châu thổ sông Cửu Long, trên sông Tiền, một trong hai nhánh lớn của sông Cửu Long, nhánh kia là sông Hậu. Phía Bắc giáp tỉnh Long An, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và phía đông là biển Đông nước nhà. Diện tích tổng cọng trước đây ghi là 2 484.2 km2, nay có phần nhỏ hơn 2 367 km2. Thị xã tỉnh lỵ Mỹ Tho cách Vĩnh Long 70km , cách TP Sài Gòn – HCM cũng 70 km, cách TP Cần Thơ 103 Km, Châu Đốc 179 Km và Rạch Giá 182 Km. Tọa độ Tiền Giang là 10025’ vĩ tuyến Bắc và 1060 10’ kinh tuyến Đông. Dân số năm 2001 là 1635 700 người; năm 2002 là 1649 300, tăng gần 15 000 người một năm. Vì vậy dân số cuối năm 2013, có lẽ đã gần 1800 000 người . Đa số là tộc dân Kinh – Việt . Thứ đến là Hoa , Khmer và Chàm ( ? ).

* * *

Sông nước Tiền Giang mênh mang như nổi sầu lữ thứ,
Tay nặng hành trang, đi về ngang bến cũ
Nghe rưng rưng dòng lệ nhớ quên nhà!
Lá úa chiều thu theo gió lạnh bay về .
Một chuyến sang ngang qua đò Mỹ Thuận
Nắng xế ban chiều soi bóng mặt Trường Giang…
...Quê em tình nghĩa mặn nồng.
Yêu thương rót mật vào lòng.
Đồng ruộng xanh bát ngát,dòng sông sâu gió mát .
Gió đưa cây cải về trời,
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay.
Mai về khi qua bến Bắc, để lại sau lưng nước mắt .
Người đi nhớ câu hẹn thề, tình quê nhớ nhau trở về.
Người đó, ta còn đây, thương đang đầy, tìm chẳng thấy
Biết ai mà duyên nợ nhịp cầu nối liền giấc mơ.
Dẫu chín trăng em đợi, mười thu lòng em vẫn chờ….


(Vọng cổ “Em Về Qua Bến Bắc” của hai nghệ sĩ Thanh Sơn và Viễn Châu. Nhắc lại Viễn Châu, sinh năm 1924 tại xã Đôn Châu tỉnh Trà Vinh, là nhà chơi đàn tranh ưu tú Bảy Bá , là sọan giả cải lương tài danh “ Kim cỗ Giao duyên”, và cũng sáng tác hơn 2000 bài ca vọng cổ, lời thơ tình tứ, tâm hồn thi sĩ lảng mạn, đã làm nổi danh ba thế hệ diễn viên, ca sĩ miền Nam các thập niên 1960 -70- 80 như Út Trà Ôn , Út Bạch Lan, Hửu Phước,Thành Được, Hương Lan, Thanh Nga, Ngọc Giàu, Hùng Cường …)


Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc,
Gió nào độc bằng gió Gò Công.
Anh thương em từ thuở má bồng,
Bây giờ em khôn lớn lấy chồng bỏ anh.
Đồng Nai, Châu Đốc, Định Tường,
Lòng anh sở mộ gái miệt vườn mà thôi.
Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ,
Đèn Mỹ Tho, ngọn tỏ ngọn lu,
Anh về học lấy chữ nhu,
Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ.
Gò Công anh dũng tuyệt vời,
Ông Trương “ Đám lá tối trời “ đánh Tây.
Gò Công giáp biển nổi tiếng mắm tôm chà,
Mắm tôm chua ai ai cũng chắt lưỡi hít hà,
Sài Gòn Chợ Mỹ ai mà không hay….
(Ca Dao Miền Nam, sưu tầm của Phan Tấn Tài- 2006)

Vị trí
Tỉnh Tiền Giang nằm về phía Bắc châu thổ sông Cửu Long, trên sông Tiền, một trong hai nhánh lớn của sông Cửu Long, nhánh kia là sông Hậu. Phía Bắc giáp tỉnh Long An, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và phía đông là biển Đông nước nhà. Diện tích tổng cọng trước đây ghi là 2 484.2 km2 , nay có phần nhỏ hơn 2 367 km2. Thị xã tỉnh lỵ Mỹ Tho cách Vĩnh Long 70km , cách TP Sài Gòn – HCM cũng 70 km, cách TP Cần Thơ 103 Km, Châu Đốc 179 Km và Rạch Giá 182 Km. Tọa độ Tiền Giang là 10025’ vĩ tuyến Bắc và 1060 10’ kinh tuyến Đông. Dân số năm 2001 là 1635 700 người; năm 2002 là 1649 300, tăng gần 15 000 người một năm. Vì vậy dân số cuối năm 2013, có lẽ đã gần 1800 000 người . Đa số là tộc dân Kinh – Việt . Thứ đến là Hoa , Khmer và Chàm ( ? ).
Phân chia hành chánh
Tiền Giang có môt thị xã tỉnh lỵ ( thành phố-đô thị hạng II tỉnh quản lý là Mỹ Tho, được Chánh phủ công nhận tháng 10 năm 2005), một thị xã khác là thị trấn Gò Công và 8 huyện: Gò Công Đông ( huyện lỵ là Tân Hóa ); Gò Công Tây (huyện lỵ là Vĩnh Bình ? ); Chợ Gạo ( huyện lỵ là Chợ Gạo );Châu Thành ( huyện lỵ là Tân Hiệp );Tân Phước ( huyện lỵ là Mỹ Phước ? ); Cai Lậy ( huyện lỵ là Cai Lậy ); Cái Bè ( huyện lỵ là Cái Bè ) và Tân Phú Đông ( huyện lỵ là Mỹ Diên ? ). Diện tích thị xã tỉnh lỵ Mỹ Tho là 79.8 km2 ( 7980 ha ), dân số năm 2006 là 169 000 người; năm 2012 là 220 000.

Suôi dòng thời gian
Tưởng cũng nên nhớ lại vùng đất mà thời Pháp Thuộc gọi là Nam Kỳ, trong đó gồm tỉnh Tiền Giang – Mỹ Tho, cho đến đầu thế kỷ thứ 17, vẫn còn là một vùng đất hoang vu, rừng rú , sình lầy đầy rắn rít và hàng ngàn thú dữ. Từ đầu Công Nguyên đến thế kỷ thứ 7, vùng đất hoang vu này thuộc về Vương quốc Phù Nam, trải dài từ lưu vực sông Cửu Long đến sông Menam – Thái Lan xuống tận các đảo Mã Lai. Phù Nam là chữ tìm thấy trong thư tịch Trung Hoa. Tân Đường Thư ghi là vua Phù Nam Trúc chiên Đàn sai sứ sang Tàu cống voi đã thuần dưỡng. Sách này cũng ghi là Phù Nam đã nuôi được 5000 voi chiến. Lương Thư (5502 – 556) cũng nói đến Phù Nam, nhưng không nói rỏ người Phù Nam là người gì. Goerge Coedès cho Phù Nam là chữ người Trung Hoa, phiên âm từ tiếng B’iu nâm, tiếng Khmer cổ là “ vua ở núi” , tiếng Khmer mới là Phnom. Cũng theo Coedès, người Phù Nam có thể đến đây từ miền Đông Nam Ấn Độ, hoặc từ bán đảo Mã Lai hay từ các đảo trong châu Đại dương . Trong cuốn “ The Making of South East Asia – Thành lập Đông Nam Á” ,Coedès nói đến truyền thuyết Kaudinya , một tù trưởng từ miền Nam Ấn Độ, đến kết duyên cùng Hoàng hậu Liễu Diệp ở vùng sông Mê Kông, lập nên nước Phù Nam (Xem bài khảo luận về tỉnh Đồng Tháp có nhiều chi tiết hơn, viết ngày 22 tháng 7 năm 2013). Kinh đô ở vùng Bà Nam thuộc tỉnh Preyveng ngày nay, cách biển 500 dặm Anh ( 805 km ). Nhưng Phù Nam suy tàn và mất dấu vết từ thế kỷ thứ VII đến cuối thế kỷ thứ 13, lúc sứ thần Chu Đạt Quan đến vùng này ; nhưng lúc bấy giờ vùng này thuộc về Chân Lạp- Chen La ,không còn là Phù Nam nữa. Theo Charles Higham ở sách Khảo cổ Lục địa Đông Nam Á- The Archaeology of Man Land Southeast Asia – 1989 , dựa trên những công trình khai quật từ trước đến năm 1980, từ khoảng 10 000 năm trước Chúa Giáng Sinh đến cuối thế kỷ thứ 16, cả vùng lục địa Đông Nam Á đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử với những hình trạng khác nhau: săn bắn hái lượm từ 10 000 đến 5000 trước CN định cư ven biển từ 5000 đến 1500 trước CN… thành hình các mandala từ 500 trước CN đến thế kỷ thứ 3 và biến chuyễn mandala từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 16. Văn hóa Ốc Eo và Angkor chỉ mới xuất hiện vào thời kỳ cuối cùng trong những thời gian ghi trên ( chiếu theo Nguyễn Thanh Liêm, tháng 7 năm 2006 ). Có cả thảy 5 hay 6 mandala của vùng Đông Nam Á. Phù Nam, Chân Lạp, Lâm Ấp là 3 mandala trong số này . Nhiều người cho rằng cuộc Nam tiến của người Việt đã cắt đứt một phần lảnh thổ cũ của họ là Thủy Chân Lạp. Thật ra, Thủy Chân Lạp nguyên thủy cũng không phải là lảnh thổ của Chân Lạp( Cambodia , Kampuchia ) mà là nước Phù Nam, bị Chân Lạp chiếm đóng vào thế kỷ thứ 7. Những đất đai ở đây là vùng phù sa mới bồi của sông Cửu Long, thường bị ngập nước, nên người Chân Lạp ít định cư . Từ phía Nam Bình Thuận xuống tới sông Cửu Long, hình như không thấy di tích, đền đài hay chùa chiền Chân Lạp. Dầu sao, người Việt định cư tại Thủy Chân Lạp đã chận đứng thủy lộ sông Cửu Long từ thủ đô Chân Lạp đổ ra Biển Đông, gây khó khăn cho Chân Lạp trong việc giao thương quốc tế (Trần Gia Phụng – 2005).


Năm 1613, Chúa Tiên Nguyễn Hòang mất, di ngôn lại cho con là Nguyễn Phước(Phúc ) Nguyên ( Chúa Sãi, khi kế vị cha ) phải nuôi dân, luyện binh chống chỏi với chúa Trịnh. Lấy xong Chiêm Thành, công việc Nam tiến cũng chưa xong, vì xứ Trung không có đất phì nhiêu đủ cho một nước nông nghiệp thịnh vượng đương đầu với Chúa Trịnh ở trung châu Bắc Phần. Cho nên đồng bằng lưu vực sông Cửu Long, mới chánh là mực tiêu Chúa Nguyễn dựng nước, như nhà sách lược phát triễn cự phách miền Nam, Ký lục Nguyễn Cư Trinh, đã nhận xét năm 1740 :

Tây Phương không đường tới

(vì bị dãy Trường Sơn ngăn trở)
Bắc Bộ khó nẻo qua

(vì là xứ Đàng Ngòai chúa Trịnh chiếm giữ)
Đường Nam Phương thấy đó chẳng xa


Nam Phương là đất Thủy Chân Lạp, đất rộng, phì nhiêu, thuần đồng bằng sông Cửu Long, người thưa, đúng là đất thực dân cho dân Trung Việt núi non, ít đất cày cấy. Bởi thế cho nên, khỏang thế kỷ thứ 17, chúa Sải ( trị vì 1613- 1635 ) kết thân với Chân Lạp. Năm 1618, gã công nương Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chey Chetta II. Năm 1621, công nữ Ngọc Vạn được lập thành hòang hậu Sam Đát, đem theo nhiều đồng hương tới Chân Lạp. Năm 1623, sứ thần từ Huế, đem lễ vật trọng hậu dâng lên vua Căm Bốt ở Ou- đông xin phép và được vua Chey Chetta II ưng thuận, cho dân Việt làm ruộng và buôn bán, được định cư trên đất ngày nay là Sài Gòn và lúc đó là miền cực Nam nước Căm Bốt (theo Henri Russier, “Histoire sommmaire du Royaume de Cambodge- Tóm lược lịch sử Vuơng quốc Căm Bốt). Đất chúa Sải“ mượn “ lập đồn quân và sở thuế là Prey Nokor (Sài Gòn) và Kas Kobey (Bến Nghé), tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm an ninh cho lưu dân người Việt chánh thức vào khai thác vùng Mô Xuy (Bà Rịa – Vũng Tàu).


Lúc này nhà Minh bên Tàu cũng đang mất nước, các chiến sĩ Minh ưu tú phẩn uất bỏ đi tìm tự do độc lập, ngòai thế lực kẻ thù. Năm 1679, trấn thủ Quảng Đông là Dương Ngạn Dịch với phó tổng binh Hòang Tiến, tổng binh Cao châu, Lôi châu, Liêm Châu là Trần Thượng Xuyên, phó tổng binh là Trần An Bình bị tướng nhà Thanh là Thi Lang- Shi Lang đánh bại ở Đài Loan, đem 3000 quân và chiến thuyền chạy thẳng vào cửa Tư Hiền (Tư Dung) và Đà Nẳng, muốn xin làm thần dân chúa Nguyễn. Đúng vào lúc cháu chúa Sải là chúa Hiền Nguyễn Phước Tần, con chúa Thượng Nguyễn Phước Lan, đang để tâm vào việc khai khẩn đất Chân Lạp. Chúa Hiền dung nạp bọn họ, cho nhóm Dương Ngạn Địch vào Mỹ Tho, cho nhóm Trần Thương Xuyên vào ở Biên Hòa. Dân di cư Hoa – Tàu khai khẩn, thiết lập phố phường buôn bán, thuyền buôn của người Thanh và các nước phương Tây, Nhật bản, Java đi lại thông thương phồn thịnh. Nhóm Dương Ngạn Địch định cư trên một nhánh của sông Tiền, là sông Mỹ Tho, theo hán tự từ Mỹ là Đẹp đẻ và từ Tho là Cây Sậy – Reed tree . Trong thế kỷ thứ 17, Mỹ Tho là Trung tâm sầm uất nhất của miền Nam Việt Nam. Việc mở mang đất miền Nam rất thuận lợi, nếu không có việc Hòang (Huỳnh )Tiến, năm 1689, mưu cát cứ giết chủ tướng, đưa quân thủ hiểm, đúc đại bác, đóng chiến thuyền, thả quân sang cướp phá Chân Lạp, khiến Thu Vương Nặc Thu- Ang Saur bỏ triều cống, chằng xích ngang sông làm kế cố thủ. Thống binh Nguyễn Hửu Hào và tướng Long Môn Trần Thượng Xuyên đánh dẹp, giết chết Hoàng Tiến, thần phục được Thu Vương. Đất miền Nam nê địa hoang vu, nay đã trở nên giàu có, làm Xiêm, Lào thèm thuồng, Chân Lạp tiếc rẽ, chưa kể các thế lực người Hoa đang bành trướng trong nội địa. Chey – Chetta II mất năm 1628. Năm 1658, nội bộ hòang gia Chân Lạp bất hòa, chú cháu tranh dành ngôi vua, sự việc không tự giải quyết được, hai hòang thân là So và Ang Tan nổi lên đánh vua Nặc Ông Chân ( trị vì 1642- 1659 ) nhưng thất bại và quay sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chú Hiền sai phó tướng dinh Trấn Biên ở Phú Yên là Nguyễn (hay Tôn Thất) Phước Yến, đem 3000 quân đánh Môi Suy bị Nặc Ông Chân vây khốn, bắt được Nặc Ông Chân đem về giam tại Quảng Bình, nơi chúa đang bận hành quân chống chúa Trịnh một độ, rồi tha cho về nước, bắt phải hứa hàng năm triều cống và bảo vệ người Việt lập nghiệp ở Mô Suy ( Mô Xòai ). Năm 1659, Nặc Ông Chân chết, chúa phong So, con của Prea Outey bị Nặc Ông Chân giết tiếm ngôi vua Chân Lạp. Để bảo vệ quyền lợi của lưu dân Người Việt, năm 1698, chúa Minh Nguyễn Phước Chu sai Thống Xuất Nguyễn hửu Cảnh ( Kính ) con Nguyễn Hửu Dật, dòng dõi Nguyễn Trải vào Nam kinh lược. Như chúng ta đã biết, Thống xuất Cảnh chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long dựng dinh Trấn Biên – Biên Hòa. Lấy xứ Sài Côn – Sài Gòn dựng dinh Phiên Trấn – Gia Định, thiết lập xã thôn, phường ấp, chia cắt giới phận, khai khẩn ruộng nương, định lệ thuế tô dụng làm sổ đinh điền … (Theo Đại Nam Thực Lục Tiền Biên). Lại lấy người Hoa đời Thanh đến buôn bán ở Trấn Biên, lập ra xã Thanh Hà; ở Phiên Trấn lấy người Hoa đời nhà Minh lập xã Minh Hương. Từ đây miền Nam không còn là đất vô chủ nữa, chánh thức nhập vào lảnh thổ Việt Nam, xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn. Cư dân trong vùng không còn là lưu dân hay người Minh Hương, người Khmer lưu tán nữa mà chánh là dân Việt Nam.Từ đây, lảnh thổ Việt Nam đã được phân định. Sau ngày tuyên bố chủ quyền này, dù hoang vu, chánh quyền Chân Lạp chưa bao giờ đặt chân cai trị, nhưng những nguời Việt gốc Hoa quản trị vùng này như Trần Đại Định, Mạc Thiên Tứ thảy đều yêu cầu các quốc vương Chân Lạp chánh thức xác nhận dâng hiến cho Việt Nam: Nặc Thu dâng đất Longhor Mesa ( Long Hồ – Mỹ Tho ); Nặc Nguyên dâng đất Tầm Bôn, Lôi Lạp ( Gò Công, Tân An ); Nặc Nhuận dâng đất Trapeang ,Bassac ( Trà Vinh , Ba Thắt ); Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long ( An Giang – Châu Đốc). Thống xuất Cảnh đã làm đủ yếu tố pháp lý theo căn bản công pháp quốc tế ngày nay, để tuyên bố chủ quyền quốc gia. Trong thời Việt Nam Cộng Hòa, nhiều lần quốc vương Miên Sihanouk đặt lại vấn đề chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, đòi lại đất, xin định lại biên giới v.v… , nhưng nền tảng pháp lý thời mở đất của Việt Nam thật là vững chải, khiến Cam Pu chia – Căm Bốt không tranh cải vào đâu được ( luật sư Lưu Vĩnh Khương, Nghiên cứu Văn Hóa Đồng Nai – Cửu Long, tháng 7 – 2006 ). Năm 1732, một bọn người Lào ở Chân Lạp nổi lên cướp phá, giết hại người Việt, NặcTha dẹp không nổi. Tháng 4 năm 1732, Thống binh Trần Đại Định tiến quân đến Loviet ( Angkor Vat ) yểm trợ cho Nặc Tha.



Giết được bọn người Lào, Nặc Tha dâng đất Meso Longhor chuộc tội đã không quản trị hết lảnh thổ. Chúa Ninh nhận đất, cho lập châu Định Viễn và dựng dinh Long Hồ ở xứ Cái Bè, cho nhập vào Phủ Gia Định. Nguyễn Cư Trinh và Trương Phước Du xin dời dinh Long Hồ qua đất Tầm Bào thôn Long Hồ, thuộc chợ Vĩnh Long ngày nay. Năm 1752, Nặc Nguyên(Ang Snguon) đem quân Xiêm La về đánh NặcTha cướp ngôi. Nặc Tha chạy sang nước ta cầu cứu và chết ở Gia Định. Nặc Nguyên cấu kết với chúa Trịnh, mưu định hai đầu tấn công chúa Nguyễn. Biết được âm mưu, Chúa Võ Nguyễn Phước Khóat sai Thiện Chinh (có thể là Nguyễn hửu Dõan ?) làm Thống Xuất và Nguyễn Cư Trinh làm tham mưu đánh Nặc Nguyên. Trinh đánh đâu thắng đó. Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ tâu với Chúa Nguyễn xin đem hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp chuộc tội. Lúc đầu chúa Võ không chịu , nhưng sau sớ tâu Nguyễn Cư Trinh trình bày sách lược “ kế tằm ăn lá dâu”, Chúa Võ nghe theo, nhận lấy hai phủ ấy, cho nhập vào châu Định Viễn. Sau này là Tân An và Gò Công. Sau khi tóm thu tòan thể châu thổ sông Cửu Long đến tận duyên hải Hà Tiên – Cà Mau, Nguyễn Cư Trinh lại phải sắp đặt việc phòng thủ, chia khu vực trách nhiệm, lập 5 đạo phòng thủ cai trị đất mới, trong số này đạo Tân Châu ở Cù Lao Giêng thuộc tỉnh Tiền Giang ngày nay. Năm 1772, chúa Định Nguyễn Phúc Thuần sai Chưởng cơ Nguyễn Cửu Đàm cùng Cai Bộ dinh Long Hồ Nguyễn Khoa Chiêm đánh Chân Lạp, vua theo Xiêm La chống lại chúa Nguyễn. Quân chúa Nguyễn tiến chiếm, thu phục các phủ Nam Vang, La Bích. Nguyễn Cửu Đàm thu quân về dinh điều khiển Gia Định, đắp lũy Tân Hòa (nay là Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang ), dài 15 dặm, bao quanh đồn dinh, chắn ngang đường bộ để phòng thủ. Sau cuộc dụng binh này, các quan nhà Nguyễn ở Gia Định lập đạo Trường Đồn Mỹ Tho, tức là Định Tường sau này. Với đạo Trường Đồn, uy quyền chúa Nguyễn phát triễn lên phía Tây Bắc, đến biên giới Chân Lạp. Năm1779, Đại Nguyên Súy Nguyễn Phước Ánh, thấy đạo Trường Đồn là nơi yếu địa của 3 dinh vùng Gia Định (Trấn Biên nay là Biên Hòa, Phiên Trấn là Định Tường và Gia Định, Long Hồ là An Giang và Vĩnh Long), nâng lên làm dinh Trường Đồn ( Định Tường sau này ). Dinh này khi đó chỉ có một huyện là Kiến An gồm 3 tổng là Kiến Đặng, Kiến Hưng và Kiến Hòa. Năm 1781, dinh Trường Đồn đổi tên là dinh Trấn Định . Năm 1808, thời vua Gia Long, đất Nam Kỳ được gọi là Gia Định Thành bao gồm 5 trấn: Hà Tiên, Vĩnh Thạnh, Định Tường, Phiên An , Biên Hòa . Năm 1834 , thời vua Minh Mạnh, 5 trấn được đổi thành 6 tỉnh, nên mới có tên là Lục Tỉnh. Tháng 2 năm 1859 , Pháp chiếm thành Gia Định. Dù chống trả oanh liệt của tướng Nguyễn Tri Phương, các đồn Cây Mai, Chí Hòa, Thuận Kiều đều lần lượt bị lọai ra ngòai vòng chiến. Ngày 25-2- 1861, Pháp hạ đồn Kỳ Hòa. Ngày 14- 4- 1861, Pháp chiếm Định Tường. Tháng 6- 1961, Khâm sai Đại thần thời vua Tự Đức Nguyễn Bá Nghị tới Biên Hòa, vừa đúng lúc Định Tường đổi chủ, thấy tình hình không thể sáng sủa được, Nghi đã thảo thơ nghị hòa với Charner. Tháng chạp năm 1861, Phó Đô đốc Bonard thay thế Đô đốc Charner tiếp tục cuộc chinh phục Nam Việt và lần lượt chiếm đóng Cần Giuộc, Tân An và Gò Công, rồi quay xuống Mỹ Tho đặt nền móng cai trị trên nhưng phần đất mới chiếm. Năm 1862, vua Tự Đức chuẩn cho Phan Thanh Giản chánh sứ và Lâm Duy Hiệp phó sứ vào Nam nghị hòa với tướng Bonard. Phái đòan Phan Thanh Giản bị buộc phải ký hòa ước năm Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862, trong đó có khỏan là Đại Nam phải giao cho Pháp quản trị ba tỉnh Biên Hòa, Định Tường và Gia Định. Sau khi chiếm trọn 6 tỉnh miền Nam năm 1867, Pháp chia Nam Kỳ thành 21 tỉnh . Năm 1880 ,thờì Pháp thuộc 20 tỉnh đọc theo vần vè như sau :
Gia, Châu, Hà, Rạch, Trà,
Sa, Bến, Long, Tân, Sóc,
Thủ, Tây, Biên, Mỹ ( Tho ), Bà,
Chợ. Vĩnh, Gò ( Công ), Cần, Bạc.



Và tỉnh thứ 21 là Ô Cấp- Cap St Jacques ( Vũng Tàu ). Nay thì tỉnh Gò Công không còn, phần lớn nhập thành những huyện của tỉnh Tiền Giang, một trong 12 tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Phần II: phát triễn tỉnh Tiền Giang +Địa hình, đất đai, thủy văn.

Như chúng ta đã biết tỉnh Tiền Giang phần lớn thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long, còn gọi là Đồng Bằng sông Cửu Long( ĐBSCL ). Diện tích ĐBSCL là 39 000 km2, lớn gần 3 lần diện tích Đồng bằng Sông Hồng miền Bắc ( 15000 km2 ) . Kể luôn cả TP Cần Thơ, ĐBSCL gồm 13 tỉnh: T P Cần Thơ diện tích 1401.6 km2, An Giang 3 536.8 km2 , Bạc Liêu 2584,1 km2, Bến Tre 2360.2 km2, Cà Mau 5331.7 km2, Đồng Tháp 3 376.4 km2, Hậu Giang 1601.1 km2, Kiên Giang 6348.3 km2, Long An 4493.8 km2, Sóc Trăng 3 312.3 km2, Tiền Giang 2484,2 km2, Trà Vinh 2295.1 km2, Vĩnh Long 1479.1 km2.



Như vậy trên phương diện diện tích, Tiền Giang nằm hạng 8, gần chính giữa 13 tỉnh vùng này. Trong khi ĐBSCL có địa hình đa dạng lý học, nhưng phía Nam là đồng bằng ngập lũ, và phía Bắc và phía Tây có một vài đồi núi . Đa dạng địa hình nguyên do chánh là đụng chạm giữa nâng cao kiến tạo- tectonic uplift và gấp lại – folding của các phiến – plates Ấn Độ và Âu Á – Eurasian cách đây chừng 50 triệu năm. Đất đai của hạ nguồn , ĐBSCL , phần lớn là do trầm tích của sông Cửu Long và các phụ lưu qua hàng ngàn năm, khi dòng sông thay đổi vì địa hình quá bằng phẳng. Tỉnh Tiền Giang ngày nay, khi sáp nhập đa số địa phận tỉnh Gò Công cũ, về phía Đông và Đông Bắc chia sẽ với tỉnh Long An phần đất thuộc hệ thống sông Sài Gòn và Sông Vàm Cỏ Tây, chảy ra biển Đông ở cửa Soài Rạp ( có khi gọi là cửa Vàm Láng ? ). Vì vậy, địa hình đất đai tỉnh nhà có thể chia ra làm 3 vùng sinh thái : Miệt Vườn dọc bờ sông Tiền (và 4 Cù Lao sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang là Cồn Long – Rồng, Cồn Phụng – Phượng Hòang , Cồn Qui- Rùa và Cồn Lân – Sư tử ? một sừng ); Vùng Trũng Thấp cận Đồng Tháp Mười và Vùng Bờ Biển. Độ dốc tỉnh Tiền Giang trung bình không quá 1 % ( 0 – 0.6 m trên mặt biển ). Đất đai thuộc nhóm đất phù sa nước ngọt ven sông Tiền, đất vùng bằng ven biển “cao”, nhưng nhiễm mặn ven biển Đông gần Cần Giuộc của tỉnh Gò Công cũ và đất trũng Đồng Tháp, ít nhiều phèn. Vì cũng là tỉnh có bờ biển Biển Đông, nên Tiền Giang cũng có thể bị lũ ảnh hưởng khi mặt nước biển dâng cao thêm, lúc khí hậu thay đổi. Viện Khảo cứu Thay Đổi Khí Hậu thuộc Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu những hậu quả của Thay đổi khí hậu và đã tiên đóan là Tiền Giang ngòai đau khổ vì hạn hán do lượng mưa bớt đi theo mùa, cũng bị lũ ngập lụt vào năm 2030, tuy không tai hại bằng các tỉnh Long An (lũ tràn ở 41 % diện tích ) và Bến Tre ( ngập hết 51 % ), khi mức nước biển tăng cao thêm 1m. Độ mặn đất đai cũng có thể tăng thêm ở các quận Gò Công gần biển, tuy nhẹ hơn tỉnh Bến Tre. Trong tổng số diện tích đất đai là 236 000 ha, đất phù sa chiếm 125 431 ha, 53% tổng diện tích. Phân phối chánh ở các quận Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thị xã tỉnh lỵ Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây, nơi có nguồn nước ngọt . Đất mặn chiếm 34 562 ha hay 14.6% tổng diện tích. Phân phối ở các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo . Đất phèn chiếm 45 912 ha ,hay 19.4 % tổng diện tích. Phân phối ở đất thấp Đồng Tháp Mười, thuộc các huyện Cái Bè, Cai Lậy và phía Bắc huyện Tân Phước. Đất này hình thành từ các vũng lầy khi biển lùi nên nhiều phèn và nhiều hưu cơ.
Tiền Giang có khí hậu gió mùa nhiệt đới; hai mùa chánh là mùa mưa và mùa khô hạn. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Trung bình lượng mưa hàng năm là 1210 – 1424 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C – 27.90C . Ẩm độ khí trời trung bình là 80-85%.
Hai sông lớn chảy qua tỉnh Tiền Giang ngày nay là sông Tiền và sông Vàm Cỏ. Sông Tiền là một trong hai nhánh lớn của sông Cửu Long hay sông Mê Kông theo quốc tế. Sông Cửu Long là một trong 12 sông dài nhất thế giới, bắt nguồn ở cao nguyên Tây Tạng, chảy dài trên 4500 km, ( tuy có tài liệu chỉ ghi là 4270 Km ? ) qua 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar – Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt – Campuchia và Việt Nam. Gần thủ đô Nam Vang – Phnom Penh, điểm hợp lưu của dòng Ton Le Sap , sông Cửu Long chia ra 2 nhánh: Sông Tiền ( sông “Trước” ) và sông Hậu ( sông “ Sau”, sông Bassac , Ba Thắt ). Sông Tiền đổ ra biển theo 4 sông : sông Mỹ Tho chảy ngang qua thị xã Mỹ Tho , rồi ra biển ở cửa Tiểu và cửa Đại, sông Ba Lai ra biển ở cửa Ba Lai , sông Hàm Luông ở cửa Hàm Luông, sông Cổ Chiên ở hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu. 6 cửa sông Tiền và 3 cửa sông Hậu ( cửa Định An, cửa Ba Thắt ( Bassac ) và cửa Trần Đề, ví như 9 con rồng nên Việt Nam mới gọi sông Mê Kông là sông Cửu Long. Lưu lượng sông Cửu Long rất lớn từ 4000 m3 / giây mùa kiệt ( nước thấp nhất ở lòng sông ) có năm chỉ còn 2000m3/giây, đến gần 100 000 m3 / giây mùa lũ ( nước lớn ) xảy ra đến mức cao nhất vào tháng 9 – tháng 10. Nhưng khi lưu lượng vượt quá 25 000 m3/giây là 25 % diện tích châu thổ đã bị ngập nước. Nước lũ sôngTiền chiếm hơn 70 % khối lượng, nhưng chứa ít phù sa hơn sông Hậu vì qua cánh đồng phèn Đồng Tháp Mười đã bị lọc đa số phù sa. Nồng độ phù sa Cửu Long trung bình là 0. 250 kg/m3 nhưng vì lưu vực rộng lớn, nên thể tích phù sa hàng năm lên đến hàng trăm triệu tấn.

Sông Vàm Cỏ có hai nhánh: Vàm Cỏ Đông còn có tên là sông Bến Lức dài 300 km, phát nguyên từ Cam Bốt ra cửa Sòai Rạp; Vàm Cỏ Tây cũng phát nguyên từ Căm Bốt, chảy qua Mộc Hóa đến Thủ Thừa, gặp nhau ở gần thị trấn Vàm Cỏ (tỉnh Long An ), rồi nhập vào sông Nhà Bè để ra cửa Sòai Rạp .

Hạ tầng cơ sở cho phát triễn

Kinh Rạch
Nhắc lại vì đã đề cập ở bài khảo luận về tỉnh Long An, năm1705, sau khi đánh tan quân Xiêm ở Sầm Giang, đuổi Nặc Thâm sang Xiêm, hộ tống Nặc Yêm về thành La Bích, lập lại ngôi vua cho Nặc Yêm, Nguyễn Cửu Vân đào thông hai ngòi Cầu Uốc – Mỹ Tho dẫn nước về làm hào ngòai lũy dài từ Quán Gai đến Chợ Lương Phú được phòng thủ nghiêm mật hơn và khai khẩn ruộng đất vùng Cầu Uốc để nuôi dưởng quân dân. Năm 1711, Vân cho đắp lũy và đào kinh cho 2 vùng Rạch Vũng Gù ( Tân An , Gò Công ) và Rạch Mỹ Tho cho thông thương nhau, nối liền sông Vàm Cỏ Tây qua sông Tiền. Vì có giáp nước, khiến phù sa hai đầu dồn vào kinh bị cạn, nên Vân lại cho đào sâu thêm hầu thuyền to khỏi chờ cơn nước lớn mới qua được. Năm 1772, con của Vân là Nguyễn Cửu Đàm đào Kinh Ruột Ngựa nối liền Rạch Cát đến kinh Lò Gốm, có tạm đường nước thông thương từ Mỹ Tho qua Vũng Gù và từ Vũng Gù thông qua Vàm Cỏ Đông đến Bến Lức, theo dòng nước tới Ba Cụm, rồi theo sông Bình Điền đến Chợ Lớn. Đây là đường huyết mạch hết sức quan trọng để chuyên chở lúa gạo ĐBSCL lên Sài Gòn. Thuở đó chưa có đường bộ, nên năm 1819 phải dùng non 10 000 người sửa lại cho rộng khỏang 30m, đào sâu thêm và dài 20km. Đào xong, vua Gia Long đặt tên là Bảo Định Hà . Cũng năm 1819, Hùynh Công Ly, Phó Tổng Trấn Gia Định Thành, cũng đốc xuất dân đào con kinh nối từ cầu Bà Thuông đến kinh Ruột Ngựa, vua đặt tên là An Thông Hà (Vĩnh Long Địa Linh Nhân Kiệt – 2006). Nhắc lại để so sánh, tháng 9 năm 1819, vua xuống chỉ cho Gia Định Thành đào kinh “Vĩnh Tế Hà” do trấn thủ Vĩnh Thanh Nguyễn văn Thọai chỉ huy trực tiếp. Công tác khởi đầu do Điều Bác người Miên phong quốc tính Nguyễn văn Tồn ( tên Miên là Thạch Duồng ) điều động 5000 dân Miên và hơn 500 dân Việt thuộc đồn Uy Viễn, Trà Ôn … đào kinh. Năm 1822 là 39 000 dân, trong đó dân binh Chân Lạp là 16 000. Năm 1824 đợt cuối cùng đến 25 000 người ; như vậy tổng cọng hơn 80 000 người. Thời gian đào là 5 năm từ năm 1819 đến năm 1824. Kinh Vĩnh Tế dài hơn 98 km ( 98 300 m ), rộng trên 50m, sâu 6m. Có đọan dễ đào, có đoạn nhằm đất cứng đá sỏi, ở một vùng lúc bây giờ lam sơn chướng khí, bệnh họan thiếu thuốc men, hùm beo rắn rít , nên nhiều thiệt hại nặng nề về nhân mạng. Kể cả Nguyễn văn Tồn, mất năm 1820 và bà Châu thị Tế mất hai năm, năm 1822, trước khi đào xong, dựng bia kỷ niệm. Nhưng lại rất hửu ích cho lưu thông vận tải, đem nước ngọt cho cả vùng rộng lớn, làm biên cương vững bền cho phía Tây Nam tổ quốc, một công trình vĩ đại, đáng cho hậu thế kính phục tri ân( cũng chiếu theo Vĩnh Long Địa Linh Nhân Kiệt- 2006 ). Miệt Tân An đổ ra Mỹ thời xưa còn có kinh Bà Bèo phía Vàm Cỏ Tây, kinh Cái Cỏ, đào năm 1815, nối rạch Cái Cái với Svay Riêng ( Cam Bốt ), đặc biệt trên phần đất Mỹ Tho là kinh Chợ Gạo, tàu bè, ghe xuồng tấp nập quanh năm ( Lương Thư Trung – Đi Tới , 2003 ). Theo Nguyễn Hiến Lê, trước Trần Bá Lộc, triều đình Huế cho đào kinh từ Tân An đến Mỹ Tho, Pháp gọi sau đó là kinh Arroyo De La Poste nhằm mục đích thông tin giữa thành tỉnh lỵ Mỹ Tho. Trần Bá Lộc đề nghị Pháp cho đào những con kinh nhỏ và lớn vùng này, khai phá vùng Cái Bè và mở ra một đồn điền lớn phía Nam kinh Tổng Đốc Lộc, khai thác những ruộng lúa Vùng Đồng Tháp Mười, mở đầu thời kỳ điền chủ-bá hộ ruộng “ cò bay thẳng cánh” Nam Kỳ . Những năm gần đây, các cải thiện đáng kể là thủy vận kinh tế trên kinh Chợ Gạo và kinh Tháp Mười số 2 ( còn gọi là kinh Nguyễn văn Tiếp ? nối hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp, phía Nam dưới kinh Đồng Tiến hay Tháp Mười số 1 nối hai tỉnh Long An và ĐồngTháp), nâng cấp cảng sông ở Mỹ Tho để cảng này có thể chuyên chở trên 500 000 tấn hàng hóa một năm, các tàu trọng tải 3- 5 000 tấn cập bến được, vét – đào sâu rộng thêm lòng sông đến cửa Sòai Rạp cho tàu lớn qua lại được , hòan tất cơ sở cụm cảng đóng tàu và cảng biển Sòai Rạp …Nhắc lại là năm 2011 hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang sản xuất trên 3 triệu tấn lúa một năm và cá nuôi ở Đồng Tháp và An Giang cũng đã vượt quá 300 000 tấn một năm, cần chuyên chở xuất khẩu theo đường sông – kinh- rạch. Từ Tiền Giang có thể đến TP -HCM hay thủ đô Nam Vang bằng đường sông. Tàu cao tốc – express boat mỗi ngày đều có chuyến đi từ thị xã Mỹ Tho đến TP HCM hay thành phố Cần Thơ. Ngòai ra con nhiều chuyến tàu đò du hành quanh thị xã Mỹ Tho: du khách có thể tham quan trên sông Cửu Long từ thị xã tỉnh nhà đến Cù Lao Tân Phong, tiểu đảo Thới Sơn. Nguyễn văn Lục ( 2003 ) cho biết là gs văn chương Nguyễn văn Trung thời Cộng Hòa Miền Nam viết rằng tàu thuyền Hỏa Luân Thuyền Công ty ở Nam Kỳ Lục Tỉnh, đi từ Sài gòn đến Mỹ Tho hai ngày mỗi tuần ngày thứ hai và ngày thứ tư từ 8 giờ chiều cho đến 10 giờ, từ Mỹ Tho đi Cái Bè, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cù lao Gien ( Giêng ? ), Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Trà Ôn, Sóc Trăng ba ngày mỗi tuần ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy và trở về Mỹ Tho ngày thứ năm, thứ bảy, thứ hai, cùng trở về Sài Gòn ngày chủ nhật, thứ ba. Không rỏ công tác dự trù các năm 2006- 2020 sẽ ổn định bờ sông Tiền đặc biệt là chống lỡ bờ sông thị xã Mỹ Tho và phụ cận, bờ kinh Chợ Gạo, vét kinh ở vùng lũ Trũng Thấp, các kinh vùng Gò Công, kinh Bảo Định ,đào rộng kinh cũng cố bờ đê Phước Trung, Bình Đông, kinh Xuân Hòa – Cầu Ngang v.v… nay đã tiến hành đến đâu rồi ?

Đường bộ
Cầu Mỹ Thuận, nối Cái Bè với Vĩnh Long, đã được đề cập ở bài Cần Thơ – Tây Đô . Cầu Rạch Miễu , cũng là cầu cáp treo như cầu Mỹ Thuận , thay phà qua sông Tiền , nối liền Mỹ Tho và Bến Tre, tuy gặp nhiều trắc trở kỷ thuật ,cũng đã khánh thành năm 2009. Nhưng không rỏ cầu Mỹ Lợi , thay phà Mỹ Lợi và cầu Chợ Gạo … trên quốc lộ 50 và khúc đọan xa lộ cao tốc 8 lằn quốc lộ TP HCM- Trung Lương- Cần Thơ ( khúc đoạn 62 km TPHCM – Trung Luơng đã xong ), cũng như nâng cấp quốc lộ 60 Mỹ Tho – thị xã Bến Tre -Mõ Cày – Trà Vinh – Tiểu Cần- Tân Hóa, nay đã hòan tất chưa? Dù sao, mở khúc đọan TP HCM – Trung Lương năm 2010, cũng đã cắt ngắn thời gian đi xe ô tô từ TP HCM đến Thị xã Mỹ Tho xuống chỉ còn 45 phút thay vì 90 phút và đi xe búyt chỉ còn 60 phút; cho 30 triệu người ước lượng mỗi năm dùng khúc đọan quốc lộ 1A này, chiếu theo Công ty Du Lịch Tiền Giang. Đường bộ từ Mỹ Tho đến phi trường Tân Sơn Nhất cũng chỉ mất 60 phút. Trạm xe hơi ở đường Ấp Bắc cách trung tâm thị xã Mỹ Tho gần 4km. Trạm xe Búyt Miền Tây ở TP HCM lại có rất nhiều chuyến đi về Tiền Giang, Vĩnh Long, Châu Đốc, Cà Mau, Tây Ninh, Cần Thơ v.v… Du khách phải cẩn thận tai nạn giao thông, kẹt xe … trên các đường xá Mỹ Tho, vì có rất nhiều xe gắn máy chạy trên các đường này. Tỉnh nhà cũng đang cố nâng cấp đường Mỹ Tho – Long An ( hương lộ 28 cũ ) – Đồng Tháp. Tỉnh khoe là đã có 100% đường nông thôn xe hơi đến trung tâm xã và 85 % các đường này trải nhựa, lát đá hay đúc bê tông.
Khi nào có lại đường xe lữa cận đại
Năm 1885, Mỹ Tho có một đường xe lữa tối tân vào lúc đó, dài 70 km, nối Sài Gòn và Mỹ Tho. Đường này bị phá hủy thập niên 1950. Ngày 13 tháng 11 năm 2013, Viện Khoa Học và Kỷ thuật Miền Nam đã ký kết với nhóm EDES căn cứ ở Hoa Kỳ, hợp tác xây dựng một đường xe lữa tân tiến, cận đại ( tỉ như dùng điện gió hay điện mặt trời của các ga thay vì điện mạng lưới quốc gia ? ) ở miền Nam nước nhà, nối TP HCM với TP Cần Thơ, theo thể thức đầu tư BOT ( xây dựng, họat động và chuyễn giao ). Đường này dài 134 km có xe hành khách chạy tốc độ 200km/ giờ và xe chở hàng hóa chạy chậm hơn. Tổng phi khỏang 3. 6 tỉ đô la Mỹ. Tàu sẽ khởi hành từ ga Tân Kiên huyện Bình Chánh và đi ngang qua ba tỉnh Long An , Tiền Giang và Vĩnh Long, trước khi đến ga Cái Răng ở TP Cần Thơ. Tàu sẽ ngưng ở 10 ga dọc đường. Viện Khoa học kỷ thuật Miền Nam cho biết đã dày công nghiên cứu 6 năm trời với các chuyên viên hỏa xa, trước khi trình dự án lên Bộ Giao thông Vận tải duyệt y. Theo thường lệ, cần 1 năm Bộ mới trình chánh phủ chấp thuận ; sau đó cần 3 – 5 năm mới bắt đầu khởi công. Đường xe lữa TP HCM – Cần Thơ là một thành phần một dự án chủ trì – master plan phát triễn hệ thống xe lữa Việt Nam từ nay cho đến năm 2020

Tài nguyên kim lọai, văn hóa , nhân văn

Kim loại
Về kim lọai có thể nên kể là than bùn – peat tìm thấy ở Phú Cường, mỏ Tân Hòa ( Cai Lậy – Tân Hòa Tây ), mỏ Trạm Sập ở Tân Hòa Đông- Tân Phước. Các mỏ này trên mặt phủ đầy hửu cơ, chất mùn – humus và tầng đất sét dày 30- 70 cm. Mỏ Tân Hòa có dự trữ chừng 500 000 tấn. Đất sét thấy nhiều ở Tân Lập và Tân Phước . Mỏ Tân Lập có dự trữ chừng 6 triệu m3. Đây là lọai sét xám đen vì bị phèn chua – alum ô nhiễm , dày 30 – 300 cm, phân bố trên một diện tích là 2-3 km2. ‘Phẩm chất tốt, có thể dùng làm đồ sành sứ hay các vật liệu xây dựng như gạch, ngói v.v… Cát phân bố chánh ở bờ sông Tiền. Các bải cát khai thác ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành có trữ lượng đồ sộ dài 2- 187km, rộng 300 – 800m, dày 2,5- 6,9 m, phẩm giá tốt có thể dùng trộn làm vật liêu xây cất. Tổng số trữ lượng cát tỉnh Tiền Giang lên đến 93 triệu m3 .

Cải lương Mỹ Tho
Về Văn hóa nghệ thuật tỉnh nhà phải nhắc đến các hí trường và nghệ sĩ cải lương Mỹ Tho . Phần lớn bài này trích từ bài sơ lược về cải lương này của Đào Đức Chương( Việt Nam Văn hóa và Môi trường, Ca Li- Hoa Kỳ 2012). Cải lương là bộ môn nghệ thuật vừa diễn vừa ca , điệu bộ phù hợp với lời ca. Điệu bộ và màu mè lấy vẻ tự nhiên làm yếu tố quan trọng, không gia tăng cường điệu, cao giọng hét lớn như hát bội. Cải lương lấy âm nhạc làm chủ, diễn viên nhả chữ nhã câu phải hòa với tiếng đàn , giọng ca theo sát giai điệu, tiết tấu điệu nhạc. Trong khi hát bội, câu ca không bị âm nhạc gò bó. Hát cải lương có đến 6 giọng : Bắc, Nam, Óan, Thán, Lý, Bình, Ngâm. Vọng cổ là một điệu rất quan trọng và độc đáo của bộ môn cải lương. Năm 1911, Trần Chánh Chiếu,chủ nhà hàng Minh Tân ở Mỹ Tho, mời nhóm đờn ca nổi tiếng nhất Lục Tỉnh từ năm 1910 là nhóm Tư Triều ra mắt thực khách, được hoan nghênh nồng nhiệt. Ông Hộ, chủ rạp hát bóng Casino ở Mỹ Tho, cũng mời ban nhạc Tư Triều phụ diễn hàng tuần vào tối thứ tư và thứ bảy, trước khi chiếu phim. Điển hình là bản Tứ Đại Óan ( kể truyện Lục Vân Tiên, đọan Bùi Kiệm thi hỏng ), được khán giả ưa chuộng. Năm 1917, Thầy Năm Tú, người Mỹ Tho, mua lại gánh hát của André Thận ( người thị xã Sa Đéc ), lập ra gánh cải lương đầu tiên đất nước với những vở diễn, đào kép hóa trang sắm y phục thích hợp với nhân vật … như Hạnh Nguyên Cống Hồ ( dựa vào truyện Nhị Độ Mai ), Trang Tử Cổ Bồn ( từ Nam Hoa Kinh ). Chiếc nôi Cải Lương Mỹ Tho, liền sau đó lập thêm 4 gánh hát cải lương, quy tụ nhiều diễn viên danh tiếng như cô đào Năm Phỉ … phía kép như Năm Châu… Cô Năm Phỉ ( 1907 – 1954 ) tên thật là Lê thị Phỉ , người làng Điều Hòa huyện Châu Thành tỉnh Mỹ Tho, đã tạo ra nhiều kịch phẩm bất hủ, ai oán nảo nùng như Tơ Vương Đến Thác, Lan và Điệp, Bàng Qúy Phi, đài các như Túy Hoa Vương Nữ , đắm say như Phụng Nghi Đình , thông minh ngớ ngẫn như Đóa Hoa Rừng …Năm Châu ( tên thật là Nguyễn Thành Châu ) sinh năm 1906 cũng ở làng Điều Hòa, huyện Châu Thành Mỹ Tho, gia nhập gánh hát Trần Đắc năm 1923, sáng tác hai vở tuồng cải lương là Nghĩa Bộc Thủ Phần và Tiên Biệt Phu. Năm 1924, Năm Châu sáng tác các vở Tái Sanh Duyên, Vỏ Tòng Sát Tẩu…., đảm nhận vai kép ở gánh hát Tái Đồng Ban của ông Bầu Hai Cu, cha của Kép Hai Giỏi chồng quá cố của cô Năm Phỉ và từ năm 1929 đến năm 1936, Năm Châu chuyễn hướng sáng tác lấy cốt truyện của tiểu thuyết hay các vở kịch cổ điễn Pháp, của Anh thành tuồng cải lương. Từ năm 1923 đến năm 1945 là giai đọan cực thịnh của bộ môn Cải lương, không những chỉ phổ biến ở Nam Kỳ mà còn lan rộng đến Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Kịch giả nổi tiếng thời này người Mỹ Tho là Trần Hửu Trang ( 1906-1966). Diễn viên tiêu biểu gốc Mỹ Tho là Bảy Nam ( 1913- 2004 ). Ngòai các cô đào Bích Thuận, Năm Phỉ, Năm Sa Đéc … , phải nói đến là nghệ sĩ Phùng Há , tên thật là Trương Phụng Hảo, thường gọi là Cô Bảy Phùng Há, cô đào sinh quán huyện Châu Thành tỉnh Mỹ Tho năm 1911, mất năm 2009, đã vào nghề từ lúc 13 tuổi. Giai đọan từ năm 1946 đến năm 1945, chiến tranh lan tràn trên đất nước, ban đêm thường giới nghiêm ,việc hát xướng cũng bị ảnh hưởng. Nhưng cải lương vẫn sanh sôi nảy nở ngòai miền Lục Tỉnh, rồi biến cố chia đôi đất nước năm 1954, đòan Kim Chung căn cứ vững chắc ở Bắc Kỳ , theo chân 1 triệu người di cư vào Nam tìm tự do. Từ năm 1954 đến năm 1975 là thời vàng son của cải lương trên tính đa dạng và phong phú . Soạn giả cải lương nổi tiếng thời này, sinh tại Mỹ Tho năm 1922 là Nguyễn Phương, tên thật là Nguyễn Văn Hòa, cộng tác 23 năm với đòan Thanh Minh – Thanh Nga và 8 năm với đòan Dạ Lý Hương, tốc độ viết kịch cải lương trung bình 3 tháng xong một vở; ra hải ngọai ông còn sọan tuồng Giấc Mộng Trường Sinh, trình diễn tại Toronto, thành phố lớn nhất Canada, năm 1990 …

Nhân sự gốc Tiền Giang Gò Công – Mỹ Tho
Ngòai các nhân vật lịch sử phần nào đã kể trên, có lẽ cũng nên nhắc đến : Trương Công Định tạo khu” Đám Lá Tối Trời” ở Gò Công , thủ khoa Huân ( Nguyễn công Huân 1830 – 1875 ) bị Pháp giết ở Mỹ Tho, thời Pháp xâm chiếm Lục Tỉnh; bà thái hậu Từ Dũ ( tên thật là Phạm thị Hoa, 1810- 1902 ) bà nội vua Tự Đức , con của đại thần Phạm Đăng Hưng, nguời Gò Công; bà Nguyễn văn Thiệu, đệ nhất phu nhân cuối cùng nước nhà người Mỹ Tho ; và theo Wikipedia tháng tư năm 2014, bà Nguyễn thị Thập ( 1908- 1996 ), Phó Chủ tịch Quốc hội ( 1960- 875 ); bà Trương Mỹ Hoa ( 1945- …) cũng là Phó Chủ tịch Quốc hội ( 2002-2007 ); bà Thạch thị Ngọc thành phần Uy Ban Thế Vận Hội Nam Việt Nam các năm 1966-1968; tướng Nguyễn Khánh có lúc là thủ tướng hay quốc trưởng miền Nam Việt Nam; Lê Thanh Hải từ năm 2006 là chủ tịch Ủy Ban Nhân dân TP HCM và ca sĩ – sọan giả Việt Khang ( 1973 – … ) đang bị giam giữ vì những bài ca ái quốc chỉ trích mạnh mẽ chính sách và lề lối qúa nhượng bộ, thân Tàu qúa đáng của chánh quyền hiện hửu .

Các hướng phát triễn đến năm 2020
Mức tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà, trung bình là 12.5 % một năm trong thời gian 2006 – 2010, sẽ cố gắng đạt 12- 13 % các năm 2010- 2020. GDP mỗi đầu người chỉ mới đạt 1025 – 1080 đô la Mỹ – USD năm 2010, hy vọng sẽ lên tới 4500 USD năm 2020. Năm 2010, tỉ xuất lảnh vực công nghệ và xây cất chiếm 33- 34 %, lảnh vực dịch vụ và thương mãi 32- 33%, lảnh vực nông lâm ngư đã giảm xuống ở mức 33- 35 %. Hy vọng năm 2020, công nghệ- xây cất sẽ chiếm 48.5 %, dịch vụ -thương mãi 36.5 % và nông lâm ngư chỉ còn 15%. Xuất khẩu tỉnh, năm 2010 là hơn 400 triệu USD, sẽ đạt 1.8 tỉ USD năm 2020, tăng 17% một năm các năm 2006- 2010 và 16. 2% một năm vào các năm 2011- 2020, sẽ cố gắng đạt 900 USD mỗi đầu người năm 2020.

Nông lâm ngư
Lúa gạo Tiền Giang
Ngòai đất lập vườn, Tiền Giang còn 3 vùng có thể cải thiện ruộng trồng lúa gạo ở vùng Trũng, vùng Đồng Tháp Mười và vùng Bờ biển. Theo Trần văn Hửu, năm 1927, Pháp đã xếp phẩm giá gạo sản xuất ở miền Nam ra thành gạo Gò Công ( nay là nhập vào Tiền Giang ) hột tròn to, ngắn, trồng ở Mỹ Tho, Gò Công, Cần Thơ và Trà Vinh; gạo Bãi Xàu hột nhỏ dài trồng ở Sóc Trăng, Bạc Liêu và Rạch Giá; gạo Vĩnh Long hột nữa tròn, nữa dài ( trung bình ) trồng ở Vĩnh Long ,Sa Đéc, và Tân An. Gạo lúa nổi - Floating rice xếp theo một hạng khác hột tròn ngắn như rất to, sạ chứ không cấy trồng ở hai tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc nay là tỉnh An Giang. Trong khi đó phẩm giá gạo miền Bắc lại gọi theo nguyên quán, được ưa chuộng nhất là gạo Bắc Giang ,rồi đến gạo Phúc Yên, gạo Cẩm Giàng và gạo Vĩnh Yên ( theo Dumont năm 1995 ). Tuy nhiên mọi lọai gạo miền Bắc đều bán dưới giá gạo Tám Thơm hột nhỏ nhưng rất trong, không có bụng bạc. Vào những năm đầu thời Pháp thuộc , Gò Công được xem là “ thúng lúa gạo – rice basket” của miền Nam. Theo Capus ( 1918 ), gạo “ Cà Đung Gò Công” được ưa chuộng ở thị trường quốc tế. Mỗi nhóm gạo lại được chia ra làm 3 hạng, hạng nhất , hạng nhì và hạng ba, hầu thỏa mãn túi tiền của mỗi giai cấp xã hội nước nhà. Không rỏ Gò Công nay có trồng lọai gạo Nàng Thơm Chợ Đào nổi danh thời Cộng Hòa ở các huyện Cần Giờ, Cần Đuốc (?) tỉnh kế cận không ? Tiền Giang cố gắng duy trì diện tích trồng lúa đặc sản phẩm giá cao vào mức 60 000 ha, trồng 2 vụ một năm. Vụ lúa mùa tuồng như đã bị gạt bỏ từ năm 2000. Theo thống kê, các năm 1995 – 2001, diện tích trồng lúa còn đến 160 – 170 000 ha , trồng 1- 2 vụ một năm, vụ lúa hè thu diện tích lớn nhất . Nhưng năng xuất trung bình còn quá thấp 4, 0 – 4,5 tấn /ha/ một vụ các năm 2001 – 2002. Phải cố gắng nâng năng xuất trung bình lên 6-7 tấn / vụ hay hơn nữa. Thật tế, nay Tiền Giang đã sản xuất trên 1. 2 triệu tấn lúa hơn Bến Tre, Bạc Liêu và Cà Mau, nhưng thua xa Kiên Giang, An Giang và Đồng Tháp. Năm 2013, Tiền Giang đã xuất khẩu trên 300 000 tấn gạo . Mỗi tỉnh An Giang , Kiên Giang , Đồng Tháp này đã sản xuất trên 3 triệu tấn một năm, tổng cọng 3 tỉnh sản xuất gần đến 11 triệu tấn. Cứ hai trong ba tỉnh này thì mức sản xuất lúa gạo nhập lại đã trên hẳn mức sản xuất của tòan thể Đồng Bằng sông Hồng. ( theo Thống kê Quốc gia – 2012 ). Năm 2010 Tiền Giang có 190 400 ha đất nông nghiệp,chiếm 76 .7 % đất tự ( thiên ) nhiên tỉnh nhà, nhưng dự trù năm 2020 chỉ còn 182 800 ha, chiếm 73.7% .

Miệt Vườn cây ăn trái lớn nhất nước
Năm 2005, Tiền Giang đã có 60 877 ha trồng cây ăn trái, lớn hơn Vĩnh Long , năm đó chỉ mới có 36 000 ha . Năm 2013, diện tích cây ăn trái Tiền Giang ước lượng là 72 000 ha, sản xuất hơn 800 000 tấn cây ăn trái nhiều lọai cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Theo Trung Tâm Khảo cứu Cây Ăn Trái miền Nam Long Định – Mỹ Tho ( thời Cộng Hòa là một trung tâm khảo cứu lúa gạo ) , năm 2014 ĐBSCL đã trồng được trên 300 000 ha cây ăn trái , trong số này hơn 60 000 ha là các trái cây đặc sản – specialty fruit . Theo bộ Nông Nghiệp, châu thổ sông Cửu Long thời gian 2013- 2020 sẽ trồng được 185 100 ha , bao gồm 12 lòai là trái cây đặc sản. Tiền Giang sẽ là vùng châu thổ trồng nhiều trái cây đặc sản nhất, diện tích sẽ là 51 500 ha. Hiện Tiền Giang đã có gần 33 000 ha vườn cây trái đặc sản, mức sản xuất gần 640 000 tấn. Cải biến ruộng lập vườn thường nâng cao lợi tức nông dân gấp 2- 4 lần lợi tức trồng lúa gạo. Trung bình mỗi nông dân lập vườn đạt lợi tức 100 – 200 triệu đồng Việt N am( ĐVN ) một ha mỗi năm . Có nhiều gia chủ vườn thu đến 500 triệu ĐVN một năm ( 23 800 USD , theo thời giá ĐVN ngày nay ).


12 trái cây đặc sản miền Nam bộ Nông Nghiệp xếp lọai là thanh long dragon fruit, xòai mango, chôm chôm rambutan, sầu riêng durian, vú sửa milk apple, bưởi grapefruit, long nhãn longan, chuối banana, thơm -dứa- khóm pineapple, cam orange, mảng cầu xiêm sour sop ( thập niên 195- 60 là mảng cầu “ta’ dai ở gần bải biển Tân Thành – Gò Công )và quýt mandarin . Có thể thay đổi trong tương lai. Chẳng hạn xơ ri -cherry, cerise Gò Công Acerola ( trước đây gọi là tràm xơ ri Huế - xơ ri Surinam- xơ ri Cayenne định danh khoa học là Eugenia uniflora), có thể là một dòng tuyễn chọn trái tròn màu đỏ thay vì trái trắng có khía hay một lòai tông Eugenia hay tông Syzygium Nam Mỹ khác ? , nay đã được công ty Nhật Nichirei đầu tư “ biến chế” ở huyện Gò Công Đông ( Tân Hòa, gần cửa Tiễu ) để xuất khẩu 7000 tấn xơ ri Gò Công mỗi năm. Các trái cây đặc sản khác của Tiền Giang nên kể ra là Xoài Cát Hòa Lộc huyện Cái Bè, Vú Sửa Lò Rèn – Vĩnh Kim huyện Châu Thành, bưởi Cổ Cò , thơm dứa khóm Tân Phước, và thanh long Chợ Gạo. Xòai cát Hòa Lộc ( đừng lầm với Xòai Hòa Lộc ) và Xòai Bưởi cũng ở huyện Cái Bè là hai giống trong số mấy trăm giống xòai trồng nhiều ở miền Nam, có thể ngon không kém lòai xòai to trái Kent ở Hoa Kỳ và Mexico, nếu lai tuyễn chọn thêm như các lọai xòai mới tuyễn chọn chịu lạnh hơn ở Miền Bắc là các giống Xòai Gia Lâm ( GL 1 , GL 2 ,GL 3 …) hay xòai Yên Châu ( Sơn La ) nơi khí hậu ít lạnh hơn các tỉnh miền Bắc khác. Sầu riêng Ngũ Hiệp – Tiền Giang là giống Khổ Qua Xanh , cây mọc mạnh, trái hình ellipse trung bình nặng 1.5- 1.8 kg, thịt màu vàng lợt mềm nhưng hơi xơ, phần ăn được 15- 17 % mùi vị ngọt thơm láng miệng đôi khi đắng, năng xuất cao. Tuy sầu riêng Khổ Qua Xanh có thể cải thiện phẩm gía trái hơn nữa, nhưng nay nước nhà đã phổ biến thêm giống cơm vàng sửa hạt lép, trái tròn rất to trung bình nặng 2.5- 2.7 kg, thịt ( cơm ) vàng mềm , không xơ, phần ăn được cũng rất cao 26 – 30%, ngon ngọt, ăn như kem và hột rất nhỏ, nguyên quán Chợ Lách – Bến Tre hay Bình Phước, hoặc giống Hạt Lép Đồng Nai trái hình và cân nặng tương tự Khổ Qua Xanh, nhưng cơm vàng, dòn, cứng chắc khô ráo hơn, không xơ, mùi vị ngon ngọt, thơm tho . Hay các giống Thái Lan như tam nhiễm Mon Thong, Ri- 6 hột rất nhỏ. Ít ai biết là giống thanh long Chợ Gạo là một trong hai giống thanh long thương mãi trồng nhiều nhất nước nhà ( giống thứ hai là giống Bình Thuận -Phan Thiết. Và Việt Nam là quốc gia Á châu duy nhất trồng thanh long thương mãi xuất cảng sang Hồng Kông, Singapore, Mã Lai Á, Trung Quốc, Đài Loan, Nhựt Bổn và Hiệp hội Âu Châu – EU. Trái xương rồng Hylocerus undatus Thanh long hình trứng gần tròn, rộng – 7- 10cm, dài 10 – 15cm, cân nặng 300 đến 700 gr. Võ dai, mỏng, màu đỏ hồng, có nhiều cánh mềm gần cuối trái, thịt trắng ngần, mềm, có nhiều hột nhỏ . Cả thịt lẫn hột đều ăn được, mùi vị chua – ngọt , ý vị được dân Âu châu ưa chuộng. Nhờ ít đường hơn các trái cây khác , nên thích hợp cho ai bị tiểu đường hay cao áp huyết, ngòai các giá trị dinh dưỡng khác như nhiều sinh tố A, calcium, potassium và chất xơ – fiber. Cây ra trái quanh năm, nên có thể điều chỉnh thời gian hái trái chín theo yêu cầu thị trường, bằng cách thắp sáng thời gian ngày ngắn, để thay đổi thời gian cây tượng chồi hoa, ra trái . Thanh long còn cất giữ lâu ngày ở tủ lạnh, và thật tế phẩm giá tăng thêm khi tồn trữ . Trái mới hái ăn có phần đắng, nhưng sẽ ngọt sau vài ngày. Viện Khảo Cứu Long Định SOFRI đã lai tạo ra giống thanh long thịt đỏ các năm 2000, nhưng chưa thấy ghi là đã trồng ở đâu . Những lòai cây đặc sản Tiền Giang khác là chôm chôm( giống chôm chôm Java, chôm chôm nhãn, chôm chôm đường, chôm chôm vàng và mới đây các giống Thái Lan …) , nhãn ( các giống : tiêu Huế , long nhãn , xuồng cơm vàng , nhãn lồng Hưng Yên …) , ổi xa lị , bưởi da xanh, cam sành , quýt đường, khóm Queen và thơm Smooth Cayenne , chuối ( chuối Già Cui , chuối Sứ …) …

Ngư nghiệp, chăn nuôi
Tiền Giang có 32 km bờ biển. Hệ thống kinh rạch trải khắp tỉnh nhà. Cho nên Tiền Giang có tài nguyên thủy sản giàu có và đa đạng nhiều giống- loài sống trong nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Khai thác nuôi dưỡng và chế biến thủy sản cũng thuận lợi để đem bán tại TP Sài Gòn và các tỉnh khác bằng đường bộ hay đường sông. Tiền Giang cũng có đòan ngư phủ truyền thống lành nghề. Tàu bè đi biển gồm 1200 chiếc, trung bình 128.9 mã lực mỗi chiếc. Sản xuất 65 000 tấn hải sản một năm. Vùng bờ biển Gò Công nuôi trồng 7500 ha thủy sản nước mặn, nước lợ giá trị kinh tế cao như sò huyết – red arca, tôm sú … Vùng nước ngọt nuôi tôm sông, tôm rồng – crayfish, cùng nhiều lọai cá nhỏ để làm nước mắm, mắm ruốc, bột cá và cá nuôi gia súc. Nuôi theo ao hồ, ruộng nước và bè trên sông Tiền. Thủy sản nuôi trồng chiếm 10 765 ha, sản lượng 46 570 tấn/ năm : hàng xuất khẩu chánh là tôm đông lạnh. Thị trường chánh là EU, Nhật, Hoa Kỳ, Canada, Đài Loan và Trung Quốc. Sau hết, không nên quên chăn nuôi ; ngòai gà ,vịt… nay Tiền Giang đã nuôi hơn 500 000 heo lai nhiều thịt, ít mỡ, đưa Tiền Giang lên tỉnh hàng đầu tỉnh, nuôi nhiều heo nhất đất nước …

Phát triễn du lịch, dịch vụ
Năm 2013 – 14 , Tiền Giang đã đón mời hơn 500 000 du khách trong nước và 300 000 du khách ngòai quốc. Hy vọng, năm 2020 , sẽ tăng đến 2 triệu du khách, trong số này chừng 1 triệu là ngọai quốc. Đáng xem trước tiên là đi đò thuyền dọc sông Tiền do những cô gái trẽ miền Nam mặc áo bà ba , đội nón lá, chèo một mình ytheo kênh rạch giữa hai hàng dừa nước. Như vậy du khách sẽ có nhiều cơ hội thăm viếng các vườn cây trái, thưởng thức trái chín cây vừa mới hái. Ở cù lao Thái Sơn , du khách, ngòai thăm vườn cây trái địa phương, còn được nếm ăn, đủ lọai món ăn đặc sản vừa xem trình diễn hát bội, hát cải lương, tai nghe các bài ca vọng cổ mùi miền Nam cũng như mua sắm các đồ tiểu công nghệ đặc sắc làm kỷ niệm . Ngưộc dòng sông Tiền sẽ đến Chợ Nổi Cái Bè, đôi khi được mệnh danh là Tiểu Venise ( Venitia ,Venice, Ý ), một cộng đồng hấp dẫn, nơi hai nhánh sông Tiền ( Sông Mỹ Tho ?) và sông Hàm Luông gặp nhau, làm thành hình chữ H. Cứ mỗi sáng sớm hay đêm khuya, dân buôn bán tấp nập đổ đầy hay lấy chở đi các sản phẩm tươi mang theo bán sĩ ở chợ nổi ; không phải là nơi trình diễn “ lừa gạt, bẩy du khách” mà là nơi người bán treo trái cây trên sào ở mũi đò gỗ, trưng bày nào là chuối , nào là dừa, nào là dưa hấu, nào là bưởi v.v… Chưa kể những đò xuồng chèo tay nho nhỏ bán cà phê, các chai nước ngọt xếp thành hộp lớn, “tiệm bar “ trước mặt cô lái đò đang đứng chống sào ngang qua sông rạch. Hay nghe đổ tiếng chuông Nhà Thờ Cái Bè , một công trình xây cất nguy nga vào đầu thế kỷ thứ 20. Ngay cả chợ Mỹ Tho cũng là một chợ lớn nhất miền Nam về khô cá và khô mực – dried squid . Ban đêm, chợ Mỹ Tho rộn rịp mua bán và lựa chọn xếp hạng mọi lọai cá sông Cửu Long, đặc biệt là cá da trơn – catfish cho các chợ bán sĩ TP HCM. Các sản phẩm trái cây và rau đậu cũng đưa đến chợ Mỹ Tho trực tiếp bằng đò, tàu. Cho nên đây là điểm khởi đầu thích nghi cho du khách dùng đò tàu du lịch sông Cửu Long. Hai vị trí sau đây không thể không đến xem. Thứ nhất là Trại rắn Đồng Tâm, trung tâm nuôi và lai tuyễn chọn rắn độc lấy nọc độc xuất khẩu, nơi nghiên cứu trồng các cây thuốc chửa trị rắn cắn cho tòan thể ĐBSCL và cũng là nơi nuối cá sấu,một “ Vườn Bách Thú – Zoo” nhiều lọai chim chóc, động vật quí hiếm nước nhà, tỉ như rùa đột biến – mutant turtles. Đồng Tâm còn có một viện bảo tàng cất giữ hầu như mọi lòai trăn, rắn Việt Nam. Chùa Vĩnh Trang ở xã Mỹ Phong thị xã Mỹ Tho có kiến trúc độc đáo, phối hợp hài hòa các lọai kiến trúc Âu Châu , làm thành một chùa Phật huy hòang, chứa nhiều đặc điểm đơn giản Á Châu cho miền Nam Việt Nam. Chùa Vĩnh Trang, chùa lớn nhất tỉnh Tiền Giang, xây cất đã gần 200 năm qua , có một vườn cây trái rộng lớn bao quanh và rất nhiều tượng phật bằng gỗ qúi. Du khách sau khi thăm viếng vườn cây trái chằng chịt trên bờ sông rạch, cũng nên ngừng chân chiêm ngưỡng các di tích lịch sữ, đền miếu và chùa chiềng, tỉ như di tích Ốc Eo , ở huyện Chợ Gạo, hiểu biết thêm văn mình văn hóa Phù Nam qua những triễn lãm giá trị văn minh, văn hóa Phù Nam vào các năm đầu Thời Đại Thiên Chúa -Christian Era . Hay di tích lịch sử trận đại thắng Rạch Gầm – Xòai Mút của vua Quang Trung trên quân Tiêm La xâm lược hung tàn, thế kỷ thứ 18. Hay lăng mộ ở Gò Công, dòng họ Phạm Đăng, vua cho khắc ghi rỏ công lao , đặc biệt là đại thần Phạm Đăng Hưng ? cha sinh ra bà Từ Dũ. Hay chùa Bửu Lâm ở thị xã Mỹ Tho nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc và cụ Phan Chu Trinh có lúc trú ngụ. Lễ lạc không nên bỏ qua ở Tiền Giang là lễ cúng kỵ các bậc tiền bối Trương Công Định và Nguyễn Hửu Huân , cũng như các lễ truyền thống các tộc dân Việt , Khmer và Chàm . Các món ăn đặc sản Tiền Giang nên thưởng thức khi rham quan là Canh chua cá khô Nam Bộ , Hủ tiếu Mỹ Tho ( và hủ tiếu Nam Vang), Cua đồng rang muối , Cá biển Tân Thành , Lươn um Đồng Tháp , Chuột đồng miền Nam, Sò Nghêu Tân Phong , Gà lùi đất sét… Có thể ăn các tiệm nổi tiếng như tiệm Trung Lương ở thị xã Mỹ Tho , tiệm Thới Sơn ở xã Thới Sơn , huyện Châu Thành , tiệm Chương Dương ở phuờng 1 thị xã Mỹ Tho , tiệm Cửu Long và tiệm Quê Hương cũng ở phường 1 Mỹ Tho , tiệm Hương Bình ở làng Tân Thành, huyện Gò công Đông …

Phát triễn công nghệ và tiểu công nghệ


Tiền Giang hiện có 14 làng tiểu công nghệ, trong đó 5 làng là các nghề truyền thống, nuôi sống, năm 2013- 14, 3268 gia đình và tạo 5400 công ăn việc làm . Các làng công nghệ tập trung ở các huyện Châu Thành, Cái Bè, Chợ Gạo , Cai Lậy , Gò Công Tây, thị trấn Gò Công Đông, hai thị xã Gò Công và Mỹ Tho ,. Các nhãn tiểu công nghệ truyền thống sẽ được cũng cố vững bền thêm. Đó là hủ tiếu Mỹ Tho , bánh phồng – crackers Cái Bè , bánh tráng Hậu Thanh và bộ bàn thờ Gò Công. Tiền Giang đang cố tâm thực hiện mau lẹ hơn các cụm công nghệ – industrial clusters ở 3 vùng phát triễn kinh tế có nhiều công nghệ. 3 vùng phát triễn kinh tế là vùng I gồm các huyện miền Đông tỉnh: thị xã Gò Công , huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây , Gò Công Đông và Tân phú Đông, chiếm 98 710 ha, và 35.6 % dân số tỉnh, tỉ trọng là 613 người /km2 . Vùng II nằm về phía Tây tỉnh gồm các huyện Cái Bè, Cai Lậy ,Tân Phước, chiếm 119 0-30 ha, 39.3 % dân số , tỉ trọng là 561 người/ km2. Vùng III nằm phần giữa tỉnh, gồm luôn thị xã tỉnh lỵ Mỹ Tho và huyện Châu Thành, chiếm 30 436 ha, 25.1% tổng dân số, tỉ trọng 1401 người /km2.
Hướng vào năm 2020 , tỉnh sẽ phát triễn 7- 8 khu công nghệ tập trung gồm chừng 30 cụm công nghệ địa phương, tổng diện tích là 8758 ha . Năm 2006 – 2010, tỉ xuất công nghệ đã gia tăng trên 27 % một năm và tạo ra 130 000 công ăn việc làm. Thời gian 2011- 2020 sẽ cố gắng đạt tỉ xuất trung bình là 18 % một năm, tạo ra trên 300 000 công ăn việc làm. Các công nghệ tỉnh đảm trách là khu công nghệ Long Giang , khu công nghệ đóng tàu Sòai Rạp , khu công nghệ dịch vụ dầu lữa và khí dầu , khu công nghệ Gia Thuận và cảng biển Tân Phước , khu công nghệ phía Bắc vùng Gò Công, đầu tư xây dựng các khu công nghệ ở các huyện, ở thị xã tỉnh lỵ Mỹ Tho và thị xã Gò Công, lập thêm các xưởng chế biến hải sản biến chế cây trái hay rau đậu, các xưởng làm giày dép da, đóng thịt hộp, chế biến các sản phẩm cây ca cao , cây dừa, các xưởng ráp đồ điện tử, làm các trạm biến điện 220/110 kV và 110/15- 22 kV, nâng cấp các đường dây trung thế đô thị và nông thôn, áp dụng điện sạch trong đời sống dân gian.

( Irvine, Nam Ca Li- Hoa Kỳ , ngày 3 tháng 5 năm 2014 )

Nguồn : Lạm bàn phát triển tỉnh Tiền Giang-Mỹ Tho
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Mai Hoàng Huy (23-06-2014), manh thuong (22-06-2014), nam_hoa1 (22-06-2014), PéPò sữa (21-06-2014), stamp-history (21-06-2014), Tien (22-06-2014)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Vài Xe Lửa Du Lịch Quê Nhà HanParis Nước Việt mến yêu 5 04-09-2014 17:18
Vài nét về Phong trào Tem tại An Giang - Quê hương tôi vdhduc123 Hội Tem An Giang - Cần Thơ - Kiên Giang 13 22-08-2013 05:35
Về quê redbear Nước Việt mến yêu 32 30-06-2010 21:56
Lễ hội Quê tôi redbear Nước Việt mến yêu 13 07-03-2009 10:00
Quê Ngoại , Quê Nội và Sài Gòn qua các bưu thiếp thực gởi. congacon TEM lưu hành ở miền Nam Việt Nam trước 1975 2 08-06-2008 20:32



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.