Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > Những sai sót, nhầm lẫn về kiến thức trên Tem Việt Nam

 
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 25-07-2013, 12:33
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định Lỗi trên tem Hoàng sa

Trường Sa, Hoàng Sa trên tem bưu chính Việt Nam

13/06/2013



Ngày 19/1/1988, Bưu chính Việt Nam đã phát hành bộ tem "Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa" gồm 2 mẫu, do họa sĩ Trần Lương thiết kế. Ngoài ra, hình ảnh Trường Sa, Hoàng Sa còn xuất hiện trên nhiều mẫu tem bưu chính có hình ảnh bản đồ đất nước.
Trong lịch sử tem bưu chính cách mạng Việt Nam từ 1945 đến nay, bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” được phát hành vào đầu năm 1988 là bộ tem duy nhất tập trung giới thiệu về hai quần đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Gồm 2 mẫu tem không tràn lề khuôn khổ 43 x 32 mm, có tổng giá mặt 110 đồng, bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” thể hiện hình ảnh “Đội Hoàng Sa” - hải đội dưới thời Nguyễn có nhiệm vụ đo đạc, canh giữ chủ quyền Việt Nam trên vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cùng hình ảnh hai quần đảo này trên những bản đồ cổ Việt Nam.
Theo nghiên cứu của nhà sưu tập tem Hoàng Anh Thi (Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp trực thuộc Hội Tem Thành phố Hồ Chí Minh), bộ tem bưu chính “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” được Bưu chính Việt Nam phát hành trong hoàn cảnh Trung Quốc đang có hành động “gây hấn” tại Trường Sa. Việc bộ tem này được phát hành đã thể hiện rõ quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn của lãnh thổ đất nước bao gồm cả đất liền, các hải đảo, vùng trời và vùng biển.
Cũng theo nghiên cứu của nhà sưu tập tem này, mẫu tem “Hoàng Sa và Trường Sa trên các bản đồ cổ” thể hiện hình ảnh của hai bản đồ cổ, trong đó: phần bản đồ lớn bên trái tem là bản đồ của nhà hàng hải Hà Lan tên là Henricus Van Langren năm 1595 vẽ 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam hình lá cờ đuôi nheo với tên I. de Pracel; và phần bản đồ nhỏ bên phải tem là bản đồ Việt Nam thời Nguyễn mang tên “Đại Nam nhất thống toàn đồ” với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông được vẽ thành một dải 29 hòn đảo với tên chung “Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa”.
Các nhà sưu tập tem “kỳ cựu” trong làng tem Việt Nam đều thống nhất rằng “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” là một trong những bộ tem không những đắt giá mà còn có giá trị lịch sử rất lớn, góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bên cạnh đó, điểm lại danh mục tem bưu chính Việt Nam, trong mảng đề tài tem về biển, đảo Việt Nam, hình ảnh biển, đảo được thể hiện nhiều nhất trên tem cũng chính là quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và biển Đông. Sở dĩ như vậy là vì hình ảnh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông luôn gắn liền với bàn đồ Việt Nam; mà bản đồ nước ta lại xuất hiện rất nhiều trên tem bưu chính.
Tiêu biểu như các bộ tem: “Việt Nam thống nhất” gồm 1 mẫu tem, do các họa sĩ Đỗ Việt Tuấn và Nguyễn Văn Hiệp thiết kế, phát hành ngày 24/6/1976; “Tem quân đội” gồm 1 mẫu, do họa sĩ Nguyễn Hiệp thiết kế, phát hành ngày 21/10/1976; “Kỷ niệm 40 năm bầu cử Quốc hội đầu tiên” gồm 2 mẫu, do họa sĩ Đỗ Việt Tuấn thiết kế, phát hành ngày 6/1/1986; “Kỷ niệm 45 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” gồm 4 mẫu và 1 blốc tem, do họa sĩ Võ Lương Nhi thiết kế, phát hành ngày 1/9/1990; “Thông tin phục vụ đời sống” gồm 2 mẫu, được thiết kế bởi các họa sĩ Trần Thế Vinh và Đỗ Lệnh Tuấn và được phát hành vào ngày 1/3/1993…
Đáng chú ý, một trong những bộ tem bưu chính được đông đảo giới sưu tập tem Việt Nam yêu thích chính là bộ “Việt Nam thống nhất” được phát hành ngày 24/6/1976. Mẫu tem này đã tập trung khắc họa bản đồ Việt Nam thống nhất màu đỏ có trọn vẹn hình ảnh cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên nền trống đồng Đông Sơn; qua đó thể hiện truyền thống dân tộc hào hùng của dân tộc Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước cho đến thời đại Hồ Chí Minh.
Đồng thời, việc phát hành bộ tem bưu chính “Việt Nam thống nhất” cũng ghi dấu mốc hợp nhất hai dòng tem của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam và tem Việt Nam dân chủ cộng hòa thành tem Việt Nam. Kể từ ngày 24/6/1976, trên tem bưu chính Việt Nam chỉ còn chữ “Việt Nam”, thay thế cho các dòng chữ “Cộng hòa miền Nam Việt Nam” và “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” của hai dòng tem trước đây.
Dưới đây là hình ảnh một số bộ tem bưu chính thể hiện hình ảnh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam:




Theo mic.gov.vn
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (12-08-2013), HanParis (25-07-2013), hat_de (26-07-2013), huuhuetran (26-07-2013), manh thuong (25-07-2013), nam_hoa1 (26-07-2013), Poetry (25-07-2013), Tien (10-08-2013)
 


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Vì sao chân dung trên đồng xu là hình bán diện còn trên tiền giấy là hình trực diện? *VietStamp* Tiền Xu 0 08-12-2019 00:45
Gagarin trên tem Việt Nam trên tem Hungary Poetry Việt Nam trên tem Thế giới 0 21-04-2011 12:35
Năm 1955 Hungary đã tiên phong phát hành tem nhôm - tem in trên kim loại đầu tiên trên thế giới Poetry Chất liệu đặc biệt khác 0 11-03-2011 00:46



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.