Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Ẩm thực

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 30-06-2013, 14:15
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Smile Mì Chỉ Cá Độc Nhất SaiGon

Cuối Tuần mời ACe VSF đi ăn Mì Chỉ Cá Độc Nhất SaiGon. Mời kiểu Mỹ nha! Mạnh ai nấy zã xiền!

Suốt mấy chục năm qua, trên con đường nhỏ Cao Văn Lầu yên tĩnh bên Q.6 TP.HCM vẫn tồn tại một xe mì chỉ cá với hương vị độc đáo, có thể xem là duy nhất ở Sài Gòn.

Xe mì chỉ cá này thuộc hàng có "thâm niên" ở đất Sài thành, vì theo lời chủ quán - vốn là phụ việc cho đời chủ trước và được truyền nghề lại, thì người khai sinh ra quán này đã có ngót nghét 60 năm trong nghề. Đến đời anh cũng thêm vài chục năm nữa.


Tô mì chỉ cá với cọng mì "độc nhất vô nhị"

"Mì chỉ" - ngay tên gọi đã gây ra bao thắc mắc rồi. Vì hình dáng thì giống như cọng mì thật, nhưng rõ ràng nó không làm từ bột mì như các loại mì khác mà là từ bột gạo. Trường hợp này cũng tương tự như mì Quảng, vốn cũng mang họ "mì" nhưng lại làm từ bột gạo.

Trải nghiệm mì chỉ cá có thể xem là "độc nhất vô nhị" ở Sài Gòn. Vì dù trụng qua nước sôi, cọng mì vốn mỏng manh vẫn không bị bở mà ngược lại cuộn chặt vào nhau như một cuộn chỉ may màu trắng vậy. Có cảm giác khi gắp đũa mì lên, có thể nuốt vào luôn mà chẳng cần phải nhai.


Mì chỉ có hình dạng như cọng mì, nhưng nhỏ hơn rất nhiều và làm từ bột gạo

Cọng mì "white bee hoon" trong cộng đồng người Tiều ở Singapore

Mì chỉ cá nấu với cá gộc, một loại cá biển tương đối không nặng mùi. Vì vậy khi ăn vào cảm nhận rất rõ vị thơm của miếng cá hòa quyện với nước lèo. Ăn món này đúng kiểu phải nêm với nước tương và một chút dấm đỏ, cũng như cho ớt sa tế ra dĩa để chấm kèm. Khi đó bạn sẽ cảm nhận rõ nét hơn vị ngon ngọt trong từng miếng cá.

Đây là một món ăn hiếm thấy trong cộng đồng người Tiều, có lẽ do cách chế biến cọng mì khá cầu kỳ và tỉ mẫn. Mì chỉ vốn "cùng họ" với cọng bún xào Singapore mà tên gọi địa phương là "bee hoon", tuy nhiên cọng "bee hoon" chủ yếu để ăn khô. Còn mì chỉ - với tên gọi "white bee hoon" vì có màu trắng đặc trưng - phần lớn dùng để xào chung với tôm, mực, một chút trứng gà và cải xanh. Một món ngon nhưng hơi khó tìm thấy ở đảo quốc này, dù cho cộng đồng người Tiều ở đây khá đông đúc (trường phái ẩm thực "Teochiew").


Tô cháo ăn kèm với lòng và trứng cá

Cháo cá ở đây cũng khá ngon. Cháo nấu theo kiểu Tiều nên không sệt như thường thấy. Điểm khác biệt của món cháo so với tô mì chỉ cá là có phục vụ thêm lòng và trứng cá khá ngon. Và chắc chắn bạn phải chấm với sa tế để cảm nhận trọn vẹn hương vị.

Tô cháo cá này cũng phảng phất cách nấu cháo "Sua ga Hai" ("núi và biển") phổ biến trong cộng đồng người Tiều: tô cháo được chia làm 2 phần riêng biệt - "núi" là phần gạo nở nằm phía trên, còn "biển" là phần nước phía dưới, nằm tách riêng chứ không trộn lẫn vào nhau.

Nhà văn Trần Tiến Dũng từng nói rằng: "Hãy nấu nướng và phục vụ món ngon sao cho ngon riêng biệt theo đúng cách Sài Gòn - Chợ Lớn có, thì bất kể món ngon xuất xứ từ đâu cũng sẽ trở thành niềm tự hào hãnh diện của người và đất Sài Gòn". Mà cũng chẳng cần phải đi đâu, Tây hay Tàu để tìm các món ngon, khi mà tất cả đã hội tụ ngay tại đất Sài Gòn này.

Nguồn : SaiGon Ẩm Thực
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 30-06-2013, lúc 14:18
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (01-07-2013), nam_hoa1 (02-07-2013), Pink Kole (30-06-2013), Poetry (30-06-2013), ThinhVuongVu (01-07-2013), Tien (01-07-2013), VAPUTIN (30-06-2013), vu.huy65 (30-06-2013)
  #2  
Cũ 30-06-2013, 22:33
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Món cháo cá Sài gòn do người Hoa nấu cũng rất ngon. Ngày xưa nổi tiếng nhất là cháo cá chợ Cũ mà cụ Sểnh có nói đến trong Sài gòn năm xưa. Sau 1975 nhiều người Hoa bỏ ra nước ngoài cùng với cuộc sống cực kỳ khó khăn thời bao cấp, Sài gòn mất dần những món ngon vật lạ. Mấy cái Hàn kể có thể là do người làm học lỏm chứ người Hoa ít khi truyền nghề cho người ngoài. Một số bí mật nghề nghiệp không thể học lỏm được làm cho món mì chỉ ngày nay chắc cũng chỉ ngon bằng 80% ngày xưa thôi.


Cụ Sểnh viết về cháo cá chợ Cũ:

http://ttvnol.com/f_533/1452870

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 30-06-2013, lúc 23:14
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (01-07-2013), nam_hoa1 (02-07-2013), Poetry (30-06-2013), ThinhVuongVu (01-07-2013), Tien (01-07-2013)
  #3  
Cũ 01-07-2013, 04:41
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi VAPUTIN Xem Bài
Món cháo cá Sài gòn do người Hoa nấu cũng rất ngon. Ngày xưa nổi tiếng nhất là cháo cá chợ Cũ mà cụ Sểnh có nói đến trong Sài gòn năm xưa. Sau 1975 nhiều người Hoa bỏ ra nước ngoài cùng với cuộc sống cực kỳ khó khăn thời bao cấp, Sài gòn mất dần những món ngon vật lạ. Mấy cái Hàn kể có thể là do người làm học lỏm chứ người Hoa ít khi truyền nghề cho người ngoài. Một số bí mật nghề nghiệp không thể học lỏm được làm cho món mì chỉ ngày nay chắc cũng chỉ ngon bằng 80% ngày xưa thôi.


Cụ Sểnh viết về cháo cá chợ Cũ:

http://ttvnol.com/f_533/1452870
Hàn có kể gì đâu , chỉ là bài viết ST. Tôi đồng ý nhận định của bác Va là Tàu hay Việt không thích truyền bí quyết cho người ngoài, họ bảo là 'Nhất Nghệ Tinh, Nhất Thân Vinh'. Người Hoa (không biết bây giờ có gì thay đổi chăng?) không thích kết hôn với VN. Có gia đình theo Hàn biết lại loạn luân vì họ không muốn có dòng máu người ngoài chen vào. Nhưng dấu nghề có cái hay mà cũng có cái dỡ, vì có khi lòng ích kỹ, một nghành nghề nào đó bị thất truyền. Hàn cũng gốc Hoa nhưng không quán triệt hết cách ăn uống của người Hoa, cũng xin có vài thiển ý. Chả biết người Hoa nấu cháo có ngon hay không? Nhưng người Hoa ngày xưa, họ thường ăn sáng (điểm tâm) đạm bạc bằng cháo trắng (ngoại trừ thời bao cấp thị họ hay ăn cháo độn) với hột vịt muối! Và tuyệt đối họ không ăn cơm nguội, cơm chấy. Có người cho rằng người Việt gốc Hoa (bây giờ gọi là người Trung (Q)?) nếu ăn cớm chấy thì không được về Tàu, bác Va nếu biết lý do xin giải thích dùm. Còn cái nữa là họ ăn cơm thì phải có chén canh ăn kèm (người Hoa gọi là uống canh), chả lẻ họ sợ mắc nghẹn?
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 01-07-2013, lúc 04:53
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
nam_hoa1 (02-07-2013), Nguoitimduong (03-07-2013), Poetry (01-07-2013), ThinhVuongVu (01-07-2013), VAPUTIN (01-07-2013)
  #4  
Cũ 01-07-2013, 11:29
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Ăn sáng với cháo trắng hột vịt muối là sang rồi, thường người Tiều dù giàu dù nghèo người ta thích ăn sáng với cháo trắng. Cháo trắng củ cải muối là phổ biến nhất. Va đoán bạn Hàn là người Hoa gốc Triều châu?

Còn việc người Tiều kiêng ăn cơm cháy là có thật. Va tui hồi nhỏ có hỏi ông Ba Tiều nhà bên cạnh thì ông trả lời là không phải ông sợ ăn cơm cháy rồi về Tàu không được mà do người Tiều của ông ngày xưa ở bên Tàu đất chật người đông, đa phần nghèo đói lắm. Năm mất mùa nhiều người bị chết đói nên người Tiều có phong tục trong bữa ăn không bao giờ ăn sạch những gì trên mâm. Ít gì cũng chừa lại một miếng nào đó và món cơm cháy đáy nồi là thứ lý tưởng để chừa lại. Họ sợ ăn hết thì ngày mai không còn gì để ăn nữa. Ông giải thích là ông cũng không muốn về Tàu làm gì, bên đó bây giờ là Trung Cộng nắm chính quyền mà ông cũng không còn anh em bà con bên đó. Tuy không muốn về Tàu nhưng cơm cháy thì ông cũng không ăn vì không thích. Thế thôi. Va tui nghe vậy thấy cũng có lý.

Các sắc dân Phước Kiến, Hẹ...có kiêng ăn cơm cháy hay không Va tui không rành nhưng thấy có nhà hàng bán cơm cháy Quảng Đông, cơm cháy Thượng Hải. Họ cũng là dân Ba Tàu dám ăn cơm cháy mà không sợ về Tàu không được á?

Bạn Hàn bao giờ có dịp về Sài gòn thì cứ a lô cho Va. Va sẽ chở bạn đi ăn cháo cá trong Chợ Lớn. Mời theo kiểu quan chức Việt Nam: tui mời ông trả tiền
Nói chơi vậy thôi, ăn cháo cá không bao nhiêu tiền đâu. cháo bào ngư vi cá mới sợ.

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 01-07-2013, lúc 13:22
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (01-07-2013), nam_hoa1 (02-07-2013), Nguoitimduong (03-07-2013), Poetry (01-07-2013)
  #5  
Cũ 01-07-2013, 15:13
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Talking

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi VAPUTIN Xem Bài
Ăn sáng với cháo trắng hột vịt muối là sang rồi, thường người Tiều dù giàu dù nghèo người ta thích ăn sáng với cháo trắng. Cháo trắng củ cải muối là phổ biến nhất. Va đoán bạn Hàn là người Hoa gốc Triều châu?

Còn việc người Tiều kiêng ăn cơm cháy là có thật. Va tui hồi nhỏ có hỏi ông Ba Tiều nhà bên cạnh thì ông trả lời là không phải ông sợ ăn cơm cháy rồi về Tàu không được mà do người Tiều của ông ngày xưa ở bên Tàu đất chật người đông, đa phần nghèo đói lắm. Năm mất mùa nhiều người bị chết đói nên người Tiều có phong tục trong bữa ăn không bao giờ ăn sạch những gì trên mâm. Ít gì cũng chừa lại một miếng nào đó và món cơm cháy đáy nồi là thứ lý tưởng để chừa lại. Họ sợ ăn hết thì ngày mai không còn gì để ăn nữa. Ông giải thích là ông cũng không muốn về Tàu làm gì, bên đó bây giờ là Trung Cộng nắm chính quyền mà ông cũng không còn anh em bà con bên đó. Tuy không muốn về Tàu nhưng cơm cháy thì ông cũng không ăn vì không thích. Thế thôi. Va tui nghe vậy thấy cũng có lý.

Các sắc dân Phước Kiến, Hẹ...có kiêng ăn cơm cháy hay không Va tui không rành nhưng thấy có nhà hàng bán cơm cháy Quảng Đông, cơm cháy Thượng Hải. Họ cũng là dân Ba Tàu dám ăn cơm cháy mà không sợ về Tàu không được á?

Bạn Hàn bao giờ có dịp về Sài gòn thì cứ a lô cho Va. Va sẽ chở bạn đi ăn cháo cá trong Chợ Lớn. Mời theo kiểu quan chức Việt Nam: tui mời ông trả tiền
Nói chơi vậy thôi, ăn cháo cá không bao nhiêu tiền đâu. cháo bào ngư vi cá mới sợ.
Xin cám ơn về những lời giải thích rõ ràng của bác Va. Người Hoa thường chấp tay phải kêu bác là 'Xứa Phụ' . Hàn cảm thấy bác như Tự Điển Sống của diễn đàn Cho nên thời gian bác vắng mặt, Hàn thấy có nhiều câu hỏi về tem của mems đã chưa được giải đáp thỏa đáng. Khi xưa, lúc ông bà tôi (chạy từ bên Phước Kiến qua với nghề ve chai) thường tổ chức nhiều đám cưới cho con cháu mới nhiều cao lương mỹ vị và hy vọng rằng khách cũng đừng ăn hết, phải chừa lại chút đỉnh như lời bác Va. Họ bảo là để tạo may mắn cho cặp tân lang, với ý là sau này họ sẽ dư giã. Cũng như dân Việt khi chưn trái đu đủ trên bàn thờ Tổ Tiên mấy ngày Tết. Hàn còn nhớ có bài gì bị sửa lời là : 'Các chú Ba Tàu, Thằng Nào Cũng Như Thằng Nấy. Thằng nào dơ dấy cứ đuổi nó đi về Tàu'. Đúng ra người Hoa không thích bị gọi là Ba Tàu. Và khi ta gọi thêm là cái đồ Tàu...Lao thì họ tức lắm. Hàn thích nghe người Hoa kể về ông bà, cha mẹ mình : hai lứa, pốn lứa!!! Hầy dách dường á ma!

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 01-07-2013, lúc 15:17
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
nam_hoa1 (02-07-2013), Nguoitimduong (03-07-2013), Poetry (02-07-2013), VAPUTIN (01-07-2013)
  #6  
Cũ 01-07-2013, 15:41
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Quá khen, quá khen, chắc là Va tui phải đi bệnh viện vá cái lổ mũi lại rồi. Lịch sử là món ưa thích của Va tui thôi chứ có gì giỏi đâu. Nhân cái vụ bạn Hàn nói về hai chữ "Ba Tầu" Va tui kể cho bạn nghe một số giả thiết tại sao người Việt gọi người Hoa là người Tàu

Vì sao gọi Người Hoa (Việt Nam) là người Tàu?


Đã có nhiều người liên hệ tên gọi này với từ tàu trong tàu bè. Xin chép Huình-Tịnh Paulus Của làm dẫn chứng: “Người An Nam thấy tàu khách qua lại nhiều, lấy đó mà gọi là nước Tàu, người Tàu.

Có nhiều tìm tòi hơn là ý kiến của Vương Duy Trinh cho rằng Tàu là biến thể ngữ âm của Tào, là tiếng mà từ đời Tam Quốc, người Việt đã dùng để gọi nước Ngụy của Tào Tháo. Nhưng (theo An Chi) nước ta, lúc bấy giờ là quận Giao Chỉ và một phần quận Cửu Chân lại thuộc về Đông Ngô chứ không thuộc về Bắc Ngụy (Chính vì thế mà bấy giờ người Việt đã gọi người Trung Hoa là người Ngô…) cho nên cách giải thích của Vương Duy Trinh xem ra vẫn chưa thỏa đáng. Vả lại, tại sao người ta không gọi thẳng bằng tên nước Ngụy mà phải dùng họ Tào để gọi?

An Chi cho rằng Tàu là âm cổ Hán Việt của từ ghi bằng 曹 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa là “quan”. Trong thời kỳ Bắc thuộc, nói chung quan cai trị là người Trung Hoa cho nên dân chúng đã quan niệm rằng người Trung Hoa là tàu, nghĩa là quan. Nếu cho rằng đây là một nếp nghĩ vô lý thì xin nhớ lại chuyện đã xảy ra hồi tháng 8, tháng 9 năm 1945 tại Sài Gòn: dân VN đã đánh bất cứ người Pháp nào mà họ gặp ngoài đường vì hễ là người Pháp thì đều là “thực dân”. Do quan niệm trên mà về sau tất cả mọi người Trung Hoa dù không làm quan cũng được “vinh dự” gọi là Tàu.

Va tui xin bổ xung thêm một khả năng nữa mà từ đó chữ "Tàu" có thể xuất hiện giống như tên gọi "Tàu hủ" của rạch Bến Nghé xưa kia. Theo học giả Trương Vĩnh Ký (viết năm 1885) và Huỳnh Tịnh Của (viết cuối thế kỷ 19) thì đoạn phố đi ngang qua rạch Chợ Lớn được gọi là Tàu Khậu, đó là cách người Triều Châu phát âm từ “thổ khố” (khu nhà gạch), sau trại âm thành phố Tàu Hủ, rạch Tàu Hủ. Người ở khu nhà gạch đó là người Tàu khậu hay Tàu hủ hay vắn tắt là người Tàu.Và từ từ thì các chú Tàu này hẳn phải từ nước Tàu nào đó ở phía Bắc đến đây.

Người Hoa ở Việt Nam thản nhiên chấp nhận từ "Tàu" mà không có gì khó chịu. Họ cũng nói "ngộ ở pên Tàu mới qua""hồi ở pên Tàu, nhà ngộ khổ lém, không có dì lễ ăn".

Tuy vậy họ không thích bị gọi là Ba Tàu

Chữ "ba" ý rằng nhiều không đếm được hoặc không muốn đếm, ví dụ như ta hay nói :
- nấu ba hột gạo ( ba không có nghĩa là chỉ nấu đúng ba hột , ai ăn ai nhịn )
- Thằng ấy ba hoa : nhiều chuyện
- Nhậu ba sợi : nhậu lai rai
- Thằng này ba trợn ...

Từ Ba Tàu có thể dùng để chỉ người Tàu khi ấy đi rất nhiều tàu qua mà không đếm được hoặc không muốn đếm.
Tuy nhiên khi dùng từ ba, có hàm ý coi thường, không quan tâm. Do đó dùng từ Ba Tàu để chỉ người Hoa còn có hàm ý coi thường.

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 01-07-2013, lúc 15:53
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (01-07-2013), nam_hoa1 (02-07-2013), Nguoitimduong (03-07-2013), Poetry (02-07-2013)
  #7  
Cũ 01-07-2013, 15:44
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Vì sao gọi Người Hoa (Việt Nam) là người Tàu?

Một giải thích khác:

1. Theo Huỳnh Tịnh Của trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (1895) thì tàu là


'... Thuyền lớn, thuyền đi biển, nước Trung Quốc; người Annam thấy tàu khách qua lại nhiều, lấy đó mà gọi là nước Tàu, người Tàu ...

Người Tàu ... Bên Tàu ... Hàng Tàu ... Đồ Tàu ... Mực Tàu ... Về Tàu ...' (hết trích - trang 348-349)

Điều này đước học giả Lê Ngọc Trụ nhắc lại trong cuốn 'Tầm Nguyên Tự Điển Việt Nam' (1993) và Paul Schneider cũng hàm ý này trong cuốn 'Dictionnaire historique des ideogrammes vietnamiens' (1992).

Vài dữ kiện đáng chú ý là chữ tào (cáo theo pinyin/giọng Bắc Kinh bây giờ) 艚 là chữ hiếm - tần số dùng là 555 trên 430747376 (Unicode 825A) từng hiện diện thời Ngọc Thiên (năm 543 SCN), Quảng Vận (năm 1008), Tập Vận (1037/1067), Vận Hội (1297), Chính Vận (1375) ...

昨槽切 tạc tào thiết (Ngọc Thiên)
昨勞切 tạc lao thiết (Quảng Vận) - bình thanh, hào vận 平聲.豪韻
財勞切 tài lao thiết (Tập Vận, Vận Hội, Chính Vận) (A)

Danh từ tào 艚 có nghĩa là tàu (thuyền), liên hệ đến động từ tào 漕 là vận tải dùng thuỷ lộ (đường nước).

Vào thời tự điển Việt Bồ La (1651) và sau đó là thời tự điển Taberd (Dictionarium Anamitico-Latinum 1772/1838) thì tào dùng như tàu (chuồng, nghĩa mở rộng - tàu voi, tàu ngựa ...), tự điển Taberd còn ghi tau=tao (tôi/ego) ...

Không những chữ tào 艚 chỉ thuyền (nhỏ), nhưng những chữ khác như đào 䑬 (đồ đao thiết, âm đào 徒刀切, 音陶 - còn đọc là thao, diêu ...) và đao 舠 (đô lao thiết 都牢切 ... âm đao 音刀 ...) đều chỉ tàu (thuyền).

2. Một cách giải thích khác là Khả năng tàu (chỉ TQ) phản ánh phần nào khi đọc tự điển Việt Bồ La/VBL qua cách dùng mực tàu: chỉ ghi nhận là mực dùng để ké đường thẳng trên gỗ ... Nhưng sau thời VBL (1651) thì tự điển Taberd (1772-1838) ghi rõ ràng Tàu còn có thể chỉ TQ như giẻ tàu (cericum sinicum), mực tàu (amussis, stramentum sinicum). Nhà Thanh bắt đầu từ năm 1644 ngay sau khi nhà Minh (1368-1644) chấm dứt, nên các làn sóng di dân về phương Nam (vào VN) như Minh Hương có thể xẩy ra vào giũa thế kỷ XVII và sau đó, giải thích phần nào nguyên nhân VBL không ghi Tàu chỉ TQ nhưng tự điển Taberd lại có ghi ...v.v...
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (01-07-2013), nam_hoa1 (02-07-2013), Poetry (02-07-2013)
  #8  
Cũ 01-07-2013, 15:49
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Vì sao gọi Người Hoa (Việt Nam) là người Tàu?

Tào kê, tùa kê là ông chủ lớn hay mụ tú bà?

Cụ Vương Hồng Sểnh có chép trong SGNX

Các nhà buôn lớn người Tàu xưng “Tầu Khậu“, do danh từ (đây là từ tiếng Hoa, đọc âm Hán Việt là “Thổ khố”, nghĩa là nhà chứa hàng hóa) phát âm giọng Triều Châu Phúc Kiến. Cũng có khi họ dùng danh từ “Đại Khố” (đồng một nghĩa với từ trên). Khi khác họ tâng nhau, xưng là “Tàu kê” (Đại Gia), tỷ dụ như Chà Đen cho vay bạc, tức Chà chetty cũng xưng “Tàu kê mập”, “Tàu kê ốm”, Chà bán vải cũng xưng “Tàu kê bán vải”, thậm chí mụ tú bà cũng bắt gọi mình là “Mụ Tàu kê” và oái ăm thay, “hạng lãnh giấy số ở nhà má” hẳn đòi để treo giá ngọc, cũng xưng mình là “con gái nhà đại gia”, “gái Tàu kê” chính cống!

Có lẽ từ đó học giả Nguyễn Hữu Hiệp viết:

Thời Pháp thuộc đã "hiện đại hoá" một thuật ngữ vốn đã quá cổ xưa, nghe ra có phần mơ hồ và không mấy bảnh, “giới giang hồ” nhân thấy các nhà buôn lớn Triều Châu, Phước Kiến xưng “Tàu khậu” (hay “thổ khố” hoặc “đại khố”, là nhà trữ hàng hoá), rồi “tùa kê” với nghĩa “đại gia”, phổ dụng rộng ở tầng lớp giàu sang, nhiều tiền lắm của…, các mụ chủ chứa bèn tự xem mình là “mẹ tàu kê”.

Tất nhiên các “gái sang của mẹ” (“sang như đĩ”) cũng xưng “gái tàu kê” (nói trại từ “tùa kê”) để treo giá, làm tiền khách làng chơi. Dân gian miền lục tỉnh bèn nhân đó diễn dịch ra: tàu là chuồng; kê là gà, để chế giễu gái ăn sương là… “gà chết”, ai lỡ “cọ xát” với loại gà bị cách ly này tất phải bịnh “mồng gà”, ắt chết. (hết trích)

(Từ đó suy ra c
ách gọi "gà móng đỏ" ngày nay chắc cũng xuất phát từ chữ "kê" nói trên}

Rồi sách " Tìm hiểu lịch sử chữ quốc ngữ" của Giáo sư Hoàng Xuân Việt cũng tán đồng:

Tiếng nói Sài Gòn có sự pha trộn một số tiếng Hoa trong giới bình dân, có thể là do sinh hoạt kinh tế Hoa-Việt phát triển mạnh ở Chợ Lớn. Các từ như “tàu khậu dùng để chỉ đại thương gia, là do tiếng “thổ khố” (kho trữ hàng) phát âm theo giọng Triều Châu; “tàu kê” là do tiếng “tùakê” là “đại gia” mà đọc trại đi. Từ này thoạt tiên có nghĩa thanh tú, dùng chúc tụng nhau. Nhưng về sau lại mang nghĩa xấu, như gái làng chơi học làm sang thì gọi là “gái tàu kê”, người làm nghề tú bà gọi là “mụ tàu kê ”. Đây cũng là một dạng biến thiên của tiếng nói Sài Gòn.

Nhưng Va tui đồ rằng có thể có sự nhầm lẫn ở đây

Tùa kê là tiếng Tiều mà theo âm Hán Việt là "đại gia". Tùa là lớn như tùa hia là "đại huynh"-anh cả, tùa bề là bác hai hay bác cả... Kê là gia như trong từ bảo kê theo âm Hán Việt là "bảo gia" (đọc theo tiếng Tiều lá bó kê)

Còn tào kê theo tài liệu khác thì đọc theo âm Hán Việt là "bảo mẫu", tức là mụ Tú Bà, chủ nhà điếm... giống như người Nhật gọi tú bà là Mama-san, nh
ưng chắc không phải là tiếng Tiều vì "bảo" trong tiếng Tiều như đã nói ở trên là "bó" chứ không phài "tào". Có thể nó từ hai chữ 包 妓 âm Hán Việt là "bao kĩ" mà ra chăng?
Nếu thế thì Tùa kê khác còn tào kê là khác, không dính gì với nhau như cụ Sễnh đã liên tưởng.

Thế nhưng lầu xanh cũng là một doanh nghiệp, thậm chí là doanh nghiệp không nhỏ, tại sao chủ nhân nó là các mụ tú bà không thể tự xưng mình là "đại gia"- tủa kê?Trong trường hợp này thì tủa kê và tào kê lại là một.

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 01-07-2013, lúc 15:55
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (01-07-2013), nam_hoa1 (02-07-2013), Poetry (02-07-2013)
  #9  
Cũ 02-07-2013, 13:26
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Vì sao gọi Người Hoa (Việt Nam) là người Tàu?

Đi tìm từ nguyên của chữ Tàu

Theo nhà văn Bình Nguyên Lộc là người bỏ nhiều công sức cho việc nghiên cứu mối quan hệ của các thứ tiếng Đông Nam Á

TÀU KÊ: Đại gia, đúng thật là TOA KẾ, do Phúc Kiến đưa vào để chỉ người nhân vật quan trọng. Bị ta dùng để chỉ TÚ BÀ. Điều nầy rất hay là Nam Dương và Nhựt Bổn đều có mượn chữ GIA và đều đọc là Kê, vì cả bốn: Nam Kỳ, Phúc Kiến, Nam Dương, Nhựt Bổn đều là Lạc tuốt hết chớ Âu tức Thái, tức Quảng Đông, đọc là KÁ.


TÀO CÁO: Nhân viên quan thuế đi bắt rượu lậu. Người Triều Châu làm nông nghiệp và nấu rượu lậu rất nhiều. Họ gọi nhân viên đó là ĐẠI CẨU tức CHÓ LỚN mà họ đọc là TOA CÁO, bị ta biến thành TÀO CÁO.



Có người cho rằng chữ Tàu là do đọc chệch từ chữ Triều (Châu) giống như chữ Tiều:


Xét phụ âm đầu (Thanh mẫu):
- Quan hệ biến đổi giữa TR và Đ có thể thấy qua các cặp từ đũa/trứ , trò/đồ, đồng/tròng ... và rất nhiều ví dụ bác Thông đã dẫn trên forum này.
- Về quan hệ Đ/T thì tiếng Việt cổ vốn đọc Đ là T (đũa tiếng Mường đọc là tũa, chính là âm cổ).
- Phục nguyên âm Hán thượng cổ của chữ Triều theo Vương Lực là: tiô , tức phụ âm đầu cũng là T-


Bây giờ xét phần vần (vận mẫu) IÊU/AO/ÂU/AU:
- Tiếng Việt có thể đọc Triều là Trào, Hiếu là Háo (hiếu sắc=háo sắc) .v.v. Triều còn có âm Nôm là Chầu (chầu vua=vào triều)
- Phối hợp đọc với phụ âm T như thời thượng cổ thì Trào sẽ là Tào
- Mà tiếng Hán Tào 槽 (cái máng) thì tiếng Việt lại đọc ra Tàu, Tầu

Tóm lại so sánh quan hệ ngữ âm thì hoàn toàn có khả năng thời xưa người Việt đọc Triều là Tàu, Tầu
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (02-07-2013), Poetry (02-07-2013)
  #10  
Cũ 02-07-2013, 16:44
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Talking

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi VAPUTIN Xem Bài

Tóm lại so sánh quan hệ ngữ âm thì hoàn toàn có khả năng thời xưa người Việt đọc Triều là Tàu, Tầu

Tiếng Triều Châu (Tiều) nghe rất hay ho với những lứ, bố, bổ, hó, a ní... Hồi còn đi học Hàn nghe bè bạn nói tiếu về tiếng Tiều thế này. Họ giả giọng Triều Châu đọc cho có vẽ Tiều :

Sớ Xí Nắng Ngầu Lôi Tăng Kẻ!

Ừ thì Tao với Mày, Xớ Xí Nắng, người Hoa cứ mày tao như Âu Mỹ, ngay cả ông bà họ cứ kêu bằng lứa (đứa), nhưng qua tới 2 cặp từ cuối, Ngầu Lôi = Ngồi Lâu, Tăng Kẻ = Tê Cẳng.

Như vây : Anh Và Em Ngồi Lâu...Tê Cẳng, chính người Tiều cũng hiểu sự thâm thúy của dân Duyệt Nàm! Câu này quả là Hàn cũng không biết dịch cho ông bạn Canada thế nào nữa! Thật ra người Triều Châu Mãi Võ Sơn Đông rất hay, và thời xa xưa trước Đệ Nhị Thế Chiến, nhiều đoàn hát Tiều hay ghé mấy làng quê miệt Tiền Giang, Hậu Giang để trình diễn giúp vui. Khi thuận tiện, xin
bác Va ST dùm mấy bài để tuổi trẻ ngày nay biết người Hoa đã hiện diện thế nào tại miền Tây VN qua dòng LS. Xin đa tạ bác, có lẻ bác không có bưu thiếp đoàn hát Tiều như tường Bá Linh rùi. Mà nói thật họ rất giỏi võ, với bức tường cao đến đâu, ho bay qua, bay lại dễ dàng thui.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 02-07-2013, lúc 16:48
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Poetry (02-07-2013), VAPUTIN (02-07-2013)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Ăn Uống Saigon Xưa HanParis Ẩm thực 1 22-03-2015 17:53
Saigon Xưa Và Nay HanParis Các loại khác 7 26-09-2014 00:55
Ảnh Bưu Điện SaiGon Xưa và Nay HanParis Các loại khác 2 21-08-2014 04:47
888 Về Tiền Xu SaiGon Xưa HanParis Tiền Xu 2 24-08-2013 05:47
Ca Nhạc SaiGon Trước 1975 HanParis Văn hóa - Giáo dục - Tri thức 1 14-06-2013 18:39



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.