Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GÓC SƯU TẬP NGOÀI TEM > Vật phẩm Sưu tập khác > Các loại khác

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1121  
Cũ 15-04-2016, 13:43
vothuyettham vothuyettham vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 26-06-2015
Đến từ: Long An
Bài Viết : 261
Cảm ơn: 498
Đã được cảm ơn 809 lần trong 251 Bài
Mặc định

Ý tưởng rất hay!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vothuyettham vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huuhuetran (15-04-2016), thehung (15-04-2016)
  #1122  
Cũ 15-04-2016, 16:56
thehung's Avatar
thehung thehung vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 532
Cảm ơn: 1,756
Đã được cảm ơn 2,562 lần trong 572 Bài
Mặc định

PHI HÙNG MỘT HỌA SĨ TÀI HOA XỨ HUẾ.




Trong thời gian ở Pháp vào năm 1994-97, một hôm tôi được mời đến dùng cơm tối tại nhà một phụ nữ Pháp đã luống tuổi. Không biết bà nhưng tôi quen người con trai bà vì thế ông nhắn mẹ mời ông linh mục Việt Nam xa quê nầy đến nhà chơi. Loay hoay mãi rồi tôi cũng tìm được căn phòng của bà trong một chung cư nhỏ. Về việc ăn uống , tôi không nhớ gì nhiều, chỉ biết theo phong tục, về khoản tiếp tân của người Pháp là rất bài bản , lịch sự, tế nhị, nhất là những gia đình có nền nếp giáo dục cổ điển và có địa vị xã hội. Chồng bà đã qua đời và hình như bà cũng chưa hề đặt chân lên đất nước Việt Nam. Nhưng tại sao tôi cứ nhớ mãi về cuộc gặp gở hôm đó. Thưa vì những bức tranh của một họa sĩ mà tôi ngưởng mộ. Những bức tranh không lớn lắm chỉ cỡ một tờ giấy A4 đóng khung treo tường hoặc đặt trên bàn viết. Đó là những bức họa phong cảnh làng quê Việt Nam hoặc cố đô Huế với dòng Hương giang thơ mộng. Thấy tôi chăm chú và xin phép đến gần để xem cho rõ và tiếp xúc với các bức họa. Bà hơi ngạc nhiên và cho biết đó là những bức tranh do chồng lúc đó làm việc từ Annam ( Trung Kỳ) gởi về tặng bà. Không rõ ông phục vụ trong quân đội hay dân sự Pháp, không dám tò mò hỏi thêm,tôi chỉ chú ý đến các bức tranh và tên họa sĩ ký dưới mà thôi.
Họa sĩ Phi Hùng.
Khi còn nhỏ, tại gia đình và các nhà quen biết, lớp đàn anh yêu âm nhạc thường tụ tập nhau đàn hát vui vẻ. Họ dùng đàn Mandolin hoặc Banjo đệm theo, trước mặt là những bản nhạc lớn, gấp đôi. Nghe họ đàn hát, tôi rất thích nhưng những dòng kẻ với những con “nòng nọc” nhỏ lên xuống, tôi không hiểu gì. Có điều tôi rất thích cái bìa với những phong cảnh tuyệt đẹp màu xanh, tím huyền ảo nữa hư nữa thật khiến tôi mơ màng vươn theo tiếng hát của các anh, các chị.
“ Không không, cha tôi đêm tối mới về..Không không. cha tôi đêm tối mới về”. Tội nghiệp cho cậu bé và bà mẹ ghê. ( Thiếu phụ Nam Xương).
“ Ôi ta buồn ta đi lang thang bởi vì ai?” ( Trầu Cau ).
Cái hình ảnh bà mẹ, đứa con và cái bóng, hay giây trầu cuốn trên cây cau, bên tảng đá rêu phong in đậm trong tâm trí cậu bé mới lớn.
Khi tìm hiểu về họa sĩ Phi Hùng trên Internet, tôi thật lòng không thể đồng tình với nhận xét của tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Ba trong bài viết về : NHÀ XUẤT BẢN TINH HOA HUẾ TRONG LÒNG NGƯỜI YÊU NHẠC .
“Những bản nhạc in ấn thô sơ, với nét vẽ bìa mộc mạc của hoạ sĩ Phi Hùng và Duy Liêm ..”

Name:  img_3550.jpg
Views: 1825
Size:  33.6 KB

Name:  img_3551.jpg
Views: 1617
Size:  79.9 KB

Name:  img_3554.jpg
Views: 1787
Size:  73.9 KB

Name:  img_3558.jpg
Views: 1539
Size:  87.2 KB

Tôi nghĩ họa sĩ Phi Hùng phải tốt nghiệp trường lớp chính quy mới có thể vẽ được những bức tranh đẹp đến thế với rất ít màu sắc. Những bức tranh màu thủy mạc đậm nét dân tộc. Kỹ thuật in ấn không hề thô sơ dù ở vào thập niên 50. Sau nầy, các bản nhạc in theo trường phái lập thể, màu mè nhiều hơn hoặc lòe loẹt ngày nay không gây được những ấn tượng sâu xa trong tôi.


Những thông tin về vị họa sĩ nầy quá ít mặc dù công trạng ông không ít chút nào. Khi tìm lên trang mạng Internet, cũng có một họa sĩ gốc Huế Nguyễn Phi Hùng trẻ tuổi xem ra lấn sân hơn. Những thông tin về vị nầy dày đặc trong khi họa sĩ Phi Hùng tôi muốn tìm lại chỉ có vài dòng đơn sơ

Trong bài viết tìm thấy trên mạng Netcodo : Nghề vẽ tranh truyền thần ở Huế, tác giả bài viết có nhắc đến tên tuổi một số họa sĩ “ truyền thần” lừng danh đất Cố đô trong đó có họa sĩ Phi Hùng. Tác giả bài viết diển tả lại chính xác cái thời kỳ mà con người nâng niu hình ảnh rất hiếm hoi của những người thân đã khuất bóng còn lưu lại nhờ các họa sĩ truyền thần. Ngày nay với kỷ thuật photoshop, hình ảnh xem ra chi tiết hơn nhưng hơi giống “ người máy”. Với vài cú nhấp chuột, một nông dân mặc “ áo vét, tà la oách” ( veste , cravate) ngon lành. Một mẹ quê, suốt đời đầu tắt mặt tối, bổng biến hình thành một mệnh phụ phu nhân áo dài nhung, chuỗi ngọc thạch, sang trọng. Hàng ngàn, hàng vạn ông bà cũng ăn mặc giống hệt nhau như thế trên các bàn thờ gia tộc, trong các nghĩa trang. Đẹp nhưng không thật, nếu không nói là dối trá!

Name:  copy-of-img_2940.jpg
Views: 1498
Size:  39.3 KB


“ Cái quan trọng đầu tiên trong mỗi bức truyền thần là sự chính xác. Chính xác trong từng chi tiết, từng nếp nhăn và cả trong từng ánh mắt. Chính vì thế mà người vẽ tranh truyền thần thường vẽ carô hay dùng thước để đo tỷ lệ. Người miền Trung thường gọi vẽ tranh truyền thần là vẽ chân dung nhưng dường như thế vẫn chưa nói lên hết ý nghĩa của tranh truyền thần. Một bức tranh được gọi là truyền thần khi nó mang được cái thần của bức tranh và truyền cảm xúc cho người thưởng thức.

Sự chính xác trong tranh truyền thần không đơn giản là sự chép lại hình ảnh một cách cứng nhắc. Nó đòi hỏi cái tâm và cái nhìn có chiều sâu của người vẽ. Từ làn da mịn màng, những sợi tóc mảnh
mai, mềm mại cho đến cái nhìn dịu vợi nơi ánh mắt trong mỗi bức truyền thần không đơn giản là sự chịu khó, cẩn thận và nhẫn nại mà còn là sự bắt gặp thế giới nội tâm, sự giao hòa, đồng điệu của họa sĩ với đứa con tinh thần. Vẽ tranh truyền thần không chỉ là vẽ tranh thờ như một số người vẫn nhầm tưởng mà còn là vẽ lại những chân dung để kỷ niệm, lưu giữ vẽ đẹp của một thời. Chính cái thần trong mỗi bức tranh luôn gợi cho người xem cái cảm giác ấm áp như ánh mắt của người thân yêu đang dõi theo họ, chia sẻ cùng họ. Trong mỗi bức tranh kỷ niệm, đôi lúc, họ lại bắt gặp chính mình của một thuở xa xưa, một thời thanh xuân thơ mộng.

Đã có một thời những cái tên như Phi Hùng, Phi Hổ, Phi Long, Maria Mộng Hoa và sau này là Công Thành… gắn liền với nghề vẽ tranh truyền thần. Không biết họ vẽ đẹp đến mức nào nhưng theo lời kể lại, nam thanh, nữ tú, hoàng nam, tôn nữ thời bấy giờ đều muốn có tấm ảnh do những người đó vẽ. Người Huế xưa nhắc đến tên họ, nhớ về họ như là những người đã ghi lại, cất giữ, phác họa nét đẹp tâm linh sẵn có trong mỗi con người.

Hồn xưa sắp mất?
……

Thế rồi, luồng gió hiện đại thổi qua. Máy móc ra đời. Con người hiện đại muốn sự năng động và nhanh chóng. Tranh truyền thần vẽ theo kiểu truyền thống hiển nhiên rơi vào lạc lõng. Ai cũng công nhận nó đẹp, nó có hồn, nó là một tác phẩm nghệ thuật thật sự nhưng không còn ai đủ kiên nhẫn để chờ vẽ xong một bức truyền thần

… Đã xa rồi hồn xưa… Trong lòng tôi cũng vang lên câu hỏi nhức nhối như những người yêu loại hình nghệ thuật này: liệu sau này nghề vẽ tranh truyền thần sẽ đi về đâu”[/CENTER]
[/CENTER]

Name:  img_3572.jpg
Views: 1521
Size:  32.0 KB

Hội An, ngày 09 tháng 11 năm 2010.
Một ngày mưa buồn, gió lạnh.
Lm Antôn Nguyễn Trường Thăng
[/COLOR]
__________________
TRƯƠNG THẾ HÙNG

138/9 Nguyễn Trãi ,Phường 3, Quận 5 TP HCM (Hộp thư 378 Không còn sử dụng )

Bài được thehung sửa đổi lần cuối vào ngày 15-04-2016, lúc 17:28
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn thehung vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (16-04-2016), huuhuetran (16-04-2016), kvd (15-04-2016), phong (18-04-2016), vothuyettham (18-04-2016)
  #1123  
Cũ 15-04-2016, 21:00
thehung's Avatar
thehung thehung vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 532
Cảm ơn: 1,756
Đã được cảm ơn 2,562 lần trong 572 Bài
Mặc định

THÚ CHƠI TỜ NHẠC
(Nguồn: bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần ra ngày 23.08.2015)

Trước đây, trong bài báo “Sài Gòn qua dòng sông tuổi thơ” (TTCT, số ra ngày 3-5-2015) tôi có viết một đoạn sau đây: “Ấy là chưa kể đến Trung tâm phát hành nhạc Diên Hồng. Nơi đây đã cho ra đời những tờ nhạc lá gấp bốn trang khổ A4”. Nhiều bạn, đa số là trẻ, đã viết thư hỏi tôi “tờ nhạc” là gì mà họ chưa thấy và cũng chưa được nghe nói đến. Những thắc mắc của các bạn làm tôi thấy cần phải viết thêm về sản phẩm âm nhạc độc đáo này.


1 Thật ra không biết dùng từ gì cho chính xác để nói về sản phẩm âm nhạc hết sức đặc biệt này. Nhạc tờ, nhạc lá, bản nhạc hay tờ nhạc đều được dùng để nói về một tờ giấy khổ lớn gấp lại thành tương đương khổ A4, có bốn trang. Trang đầu là bức tranh, in tựa đề và vài dòng nói về nội dung bài hát. Hai trang giữa là bản nhạc, ký âm với những chỉ dẫn về nhịp điệu, cung.

Thậm chí sau này, trên mỗi khuông nhạc lại được các nhạc sĩ ghi cả từng hợp âm để dễ dàng cho người đệm đàn ghita hoặc piano… Bìa bốn thường để giới thiệu danh mục những tờ nhạc đã được xuất bản, thậm chí đôi khi quảng cáo những lò dạy nhạc hoặc giới thiệu về nhạc sĩ sáng tác bản nhạc mà người mua đang cầm trên tay.

Name:  ai chi lang_.jpg
Views: 1570
Size:  101.0 KB

2 Theo như tài liệu mà tôi có, “cha đẻ” loại tờ nhạc này chính là ông Tăng Duyệt – giám đốc NXB Tinh Hoa. Ông sinh năm 1915, sống tại Huế, cha người Quảng Đông, mẹ người Việt. Là người mê sách, thấy có nhiều người cần đọc sách tại Huế lúc ấy nên ông mở hiệu sách Tân Hoa ở đường Gia Long, sau chuyển lên 121 Trần Hưng Đạo. Sau đó ông mở nhà in Tân Hoa rồi NXB Tinh Hoa chuyên xuất bản tác phẩm âm nhạc.

Sau lưng bìa 4 tờ nhạc có in rõ tôn chỉ của NXB Tinh Hoa như sau: “Để biểu dương một nguồn âm nhạc VN mới trên nền tảng văn hóa và nghệ thuật, NXB Tinh Hoa đã và sẽ lần lượt trình bày những nhạc phẩm chọn lọc giá trị nhất của các nhạc sĩ chân chính với một công trình ấn loát mỹ thuật để hiến các bạn yêu âm nhạc góp thành một tập nhạc quý”.

Có lẽ ông Tăng Duyệt, với cặp mắt kinh doanh và tâm hồn yêu văn nghệ, đã áp dụng sáng kiến của báo Ngày Nay trong việc dùng phương tiện ấn loát trên giấy để phổ biến nền nhạc mới. Vì từ tháng 9-1938, báo Ngày Nay đã đăng những bài tân nhạc đầu tiên như Bông cúc vàng, Kiếp hoa của Nguyễn Văn Tuyên; Bình minh, Ðàn xuân của Nguyễn Xuân Khoát; Khúc yêu đương của Thẩm Oánh; Bản đàn xuân của Lê Thương; Ðám mây rừng của Phạm Ðăng Hinh; Ðường trường của Trần Quang Ngọc. Báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy có đăng bản Con thuyền không bến của Ðặng Thế Phong.

NXB Tinh Hoa có thể đã được sáng lập năm 1943 nhưng không nói rõ bản nhạc đầu tiên được phát hành là của ai, mang tên gì. Theo sự tìm hiểu của tôi thì đứng đầu mục lục xuất bản từ năm 1945 là bài Đêm đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương và trong năm này chỉ in được tám tác phẩm (trong đó bốn tác phẩm Đêm đông, Trên sông Hương, Hương Giang một đêm trăng, Dưới bóng cờ là của Nguyễn Văn Thương. Phạm Duy có Chiến sĩ vô danh, Chinh phụ ca, Nợ xương máu và nhạc sĩ Dương Minh Ninh với bản Gấm vàng.

Sang năm 1946 là sự xuất hiện tên tuổi của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu với bốn tác phẩm Giải phóng quân, Tuyên truyền xung phong, Núi Non Nước, Mùa đông binh sĩ trong tổng số tám tác phẩm và những tác phẩm còn lại là của Ngọc Trai, Nguyễn Hữu Ba, Văn Đông. Trong chương trình “Con đường âm nhạc” trên VTV1 hồi nào, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cho biết bài Giải phóng quân được trả 800 đồng, khi giá một bản nhạc là 7 đồng.

Suốt 11 năm tồn tại (nếu ra đời từ năm 1945), NXB Tinh Hoa của ông Tăng Duyệt đã tập hợp và xuất bản gần 500 ca khúc của hầu hết nhạc sĩ tiền bối từ trước đến nay như Văn Cao, Phạm Duy, Trần Hoàn, Văn Giảng (tức Thông Đạt), Thẩm Oánh, Hùng Lân, Dương Thiệu Tước, Phạm Đình Chương, Nguyễn Văn Thương, Nhật Bằng, Nguyễn Mỹ Ca, Hoàng Trọng, Hoàng Giác, Thu Hồ, Anh Việt, Lê Thương, Lưu Hữu Phước, Canh Thân, Tô Vũ, Phan Huỳnh Điểu, Ngọc Trai, Dương Minh Ninh, Văn Phụng, Hoàng Thi Thơ…

Tiếp theo sự ra đời của NXB Tinh Hoa, một loạt NXB đã ra đời sau đó như Thế Giới (Hà Nội), Sống Chung, Á Châu (Sài Gòn), An Phú, Hương Thu, Phương Mộc Lan (năm 1949), Diên Hồng, Nguyên Thảo – Phạm Thế Mỹ, Tiếng Bạn, Sóng Lúa, Tinh Hoa Miền Nam (hậu thân của Tinh Hoa do nhạc sĩ Lê Mộng Bảo phụ trách), Minh Phát, Lửa Hồng…

3 Về hình thức, từ những năm phôi thai các bản nhạc thường in typo. Bìa nhạc chỉ dùng hai màu do các họa sĩ Phi Hùng, Ngọc Tùng, Bạch Đằng Cát Mỹ vẽ theo lối tả chân, rất mượt mà. Khoảng thời gian ngắn sau xuất hiện họa sĩ Duy Liêm với lối vẽ lập thể, đầy góc cạnh, tạo ra một bộ mặt mới cho bìa nhạc. Rồi từ những NXB Diên Hồng, Minh Phát xuất hiện thêm những họa sĩ vẽ bìa tờ nhạc tài danh khác như Kha Thùy Châu, CVĐ.

Sau này từ đầu thập niên 1970, khi kỹ thuật in offset được các nhà in phát triển thì bìa tờ nhạc là ảnh của các ca sĩ trẻ, người đưa nhạc phẩm tới công chúng bằng con đường phát thanh – truyền hình như Thanh Lan, Khánh Ly, Nhật Trường, Duy Khánh, Giao Linh, Hoàng Oanh…

Người không thích hát vẫn có thể mua tờ nhạc này vì tờ nhạc in ảnh của thần tượng. Lợi cả đôi đường. Những người sưu tầm thì mua ngay khi nhạc phẩm mới được xuất bản rồi sau đó đóng lại thành tập. Nhờ vậy, các bản nhạc từ những ngày đầu còn được lưu giữ trong tay một số nhà sưu tầm trong cả nước.

Vô cùng bồi hồi khi xem lại từng tờ nhạc Tinh Hoa (thời ông Tăng Duyệt), An Phú, Phương Mộc Lan, Sống Chung… để thấy lịch sử, lòng yêu nước được thể hiện rất thành công và còn vang vọng đến hôm nay như nhiều tác phẩmThăng Long hành khúc (nhạc Văn Cao, lời Văn Cao – Đỗ Hữu Ích – Tinh Hoa – 1955), Quyết tiến (Võ Đức Thu – 1953); Hờn sông Gianh, Ải Chi Lăng (Lưu Hữu Phước – 1953 – An Phú), Tiếng dân chài (Phạm Đình Chương – 1953, NXB Á Châu), Tiếng còi trong sương đêm (Lê Trực, AP), Đêm Lam Sơn(Thanh Toại)…

Nếu như ngày nay ta không thường được nghe lại những bản nhạc này thì chính tờ nhạc lại là “vật chứng” cho một giai đoạn hào hùng của thời kỳ nhạc mới. Các nhạc sĩ lớn trong sử nhạc VN như Nguyễn Văn Thương, Dương Minh Ninh, Hiếu Nghĩa, Thẩm Oánh, Văn Cao, Phạm Duy, Lê Trực (sau này là Hoàng Việt)… đều dùng nhạc “cải cách” để “khóc cười theo vận nước nổi trôi” và “Quyết tiến ta giống dân Lạc Hồng – Liều thân sống ta quyết giữ gìn non sông”…

4 Như từ đầu đã nói, sở dĩ tờ nhạc này tồn tại được nhờ đáp ứng được yêu cầu của người mê nhạc, mê hát, mê đàn. Nghe ca sĩ hát trên tivi, đài phát thanh, để hát và đàn được cho đúng bài bản thì không có cách nào khác phải mua tờ nhạc về để “tưng… tưng” theo.

Tờ nhạc không chỉ có những bài hát thời thượng như vậy mà còn có các bài “cao siêu” như Hương xưa (Cung Tiến), Serenade (Phạm Duy đặt lời), nhẹ nhàng thì có mấy bài Không tên số 1, 2, 3… (Vũ Thành An), Diễm xưa (Trịnh Công Sơn)… Những tờ nhạc này đã đưa bản nhạc, nhạc sĩ đến gần người yêu nhạc. Trong một số tờ nhạc cũ tôi sưu tầm được thấy có người còn ghi cả tên nốt ngay từng hình nốt.



Không chỉ tập đàn nhạc trong nước, họ còn được tiếp cận nhạc nước ngoài được viết lời Việt như Sóng tà dương (NXB An Phú – 1952), Chiều tà (nhạc Enrico Toselli, lời Phạm Duy), Đón gió (1953), Sầu (nhạc Chopin, lời Phạm Duy), Mối tình xa xưa (nhạc Johannes Brahms, lời Phạm Duy, NXB Á Châu).

Sau năm 1975, thể loại tờ nhạc này còn sống được qua NXB Âm Nhạc Giải Phóng khi cho phát hành một số bài hát cách mạng và NXB Trẻ in lại những tác phẩm để đời của một số nhạc sĩ lớn với kỹ thuật in hiện đại và rất đẹp. Tiếc rằng do thu hồi không đủ vốn(?) nên đã khai tử việc xuất bản ấn phẩm này. Từ đó, tờ nhạc mất hẳn trong những hiệu sách và các nhạc phẩm chỉ còn hiện diện trong những tuyển tập nhạc in chung nhiều tác giả.

NHÀ XUẤT BẢN ÂM NHẠC GIẢI PHÓNG

Name:  vam co dong.jpg
Views: 1615
Size:  74.9 KB

Name:  tu nguyen.jpg
Views: 1510
Size:  60.4 KB


NHÀ XUẤT BẢN TRẺ

Name:  lang toi.jpg
Views: 1527
Size:  80.8 KB
__________________
TRƯƠNG THẾ HÙNG

138/9 Nguyễn Trãi ,Phường 3, Quận 5 TP HCM (Hộp thư 378 Không còn sử dụng )

Bài được thehung sửa đổi lần cuối vào ngày 15-04-2016, lúc 21:16
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn thehung vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (16-04-2016), huuhuetran (16-04-2016), kvd (16-04-2016), vothuyettham (18-04-2016)
  #1124  
Cũ 16-04-2016, 04:46
kvd kvd vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 07-06-2013
Bài Viết : 74
Cảm ơn: 665
Đã được cảm ơn 162 lần trong 63 Bài
Mặc định

Nhạc tờ mà có được bức tranh như Ải Chi Lăng thì quá đẹp. Một bức tranh có hồn và đầy cá tính của ngưởi Vn. Nó là một sản phẩm của nghệ thuật
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kvd vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huuhuetran (16-04-2016), thehung (16-04-2016), vothuyettham (18-04-2016)
  #1125  
Cũ 16-04-2016, 10:02
Hnduy's Avatar
Hnduy Hnduy vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 11-02-2015
Bài Viết : 107
Cảm ơn: 245
Đã được cảm ơn 356 lần trong 104 Bài
Mặc định

Lúc trước có đăng bài Ngàn Năm Mây Bay của Nguyễn Hiền, hôm nay mời mọi người xem tiếp bài Về Bến Xưa cũng của Nguyễn Hiền (& Thiện Huấn).
[Full] Về Bến Xưa (1956)
__________________
Sự sáng tạo của quá khứ là văn hóa của ngày nay: Hãy bảo vệ nó cho thế giới tương lai.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Hnduy vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
canhhoathoiloan (18-04-2016), huuhuetran (16-04-2016), kvd (16-04-2016), phong (18-04-2016), thehung (16-04-2016), vothuyettham (18-04-2016)
  #1126  
Cũ 16-04-2016, 23:08
thoxuong thoxuong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 04-06-2012
Bài Viết : 12
Cảm ơn: 8
Đã được cảm ơn 48 lần trong 12 Bài
Mặc định

Các bạn thích sưu tầm những tờ nhạc quý và đẹp xin xem qua trang web này:

http://t-van.net/?cat=4
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn thoxuong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
canhhoathoiloan (18-04-2016), huuhuetran (18-04-2016), kvd (17-04-2016), phong (18-04-2016), vothuyettham (18-04-2016)
  #1127  
Cũ 18-04-2016, 08:46
thoxuong thoxuong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 04-06-2012
Bài Viết : 12
Cảm ơn: 8
Đã được cảm ơn 48 lần trong 12 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
THÚ CHƠI TỜ NHẠC
(Nguồn: bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần ra ngày 23.08.2015)
...
Theo như tài liệu mà tôi có, “cha đẻ” loại tờ nhạc này chính là ông Tăng Duyệt – giám đốc NXB Tinh Hoa. Ông sinh năm 1915, sống tại Huế, cha người Quảng Đông, mẹ người Việt. Là người mê sách, thấy có nhiều người cần đọc sách tại Huế lúc ấy nên ông mở hiệu sách Tân Hoa ở đường Gia Long, sau chuyển lên 121 Trần Hưng Đạo. Sau đó ông mở nhà in Tân Hoa rồi NXB Tinh Hoa chuyên xuất bản tác phẩm âm nhạc.
...
Thật ra ông Tăng Duyệt không phải là "cha đẻ" của loại hình tờ nhạc mà chúng ta đang sưu tầm hiện nay.
Trước đó đã có những nhóm, những nhà xuất bản khác làm công việc này. Ông Tăng Duyệt với khiếu kinh doanh
và cặp mắt thẩm mỹ cao đã xuất bản những tờ nhạc hoàn thiện đẹp đẽ hơn và vì thế chúng được đón nhận rộng rãi trên cả nước.
Nhà xuất bản Tinh Hoa đã in những tờ nhạc đầu vào năm 1945 nhưng chưa đánh số thứ tự: Nợ Xương Máu, Chinh Phụ Ca, Chiến Sĩ Vô Danh của Phạm Duy, Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương, Mùa Đông Binh Sĩ của Phan Huỳnh Điểu.
Đến năm 1949 những tờ nhạc bắt đầu được đánh số thứ tự:
1. Tiếng Thu, Cô Hái Mơ của Phạm Duy phổ từ thơ Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính (2 nhạc phẩm in chung).
2. Hồn Việt Nam của Bùi Công Kỳ.
3. Uất Hận của Nguyễn Xuân Khoát
...
Trước đó, Tổng Hội Sinh Viên (thuộc Đại học Đông Dương ở Hà Nội) đã phát hành những tờ nhạc với hình thức tương tự như các nhà xuất bản khác tiếp tục làm sau này: trang đầu là tựa của bài hát, tên tác giả và hình vẽ, hai trang giữa là nhạc và lời, trang cuối là quảng cáo.

Tựa bài hát này sau được sửa lại thành Bạch Đằng Giang.
(Tổng hội sinh viên phát hành năm 1940)



Kinh Cầu Nguyện, nhạc của Lưu Hữu Phước, lời Mai Lưu (Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước).
(Tổng hội sinh viên phát hành năm 1943)



Đây là bài Sinh Viên Hành Khúc của Đại Học Đông Dương, sau được viết lại lời Việt nhiều lần trong
nhiều giai đoạn thành Tiếng Gọi Sinh Viên, Tiếng Gọi Thanh Niên, Thanh Niên Hành Khúc...
Nhạc Lưu Hữu Phước, lời (tiếng Pháp) Mai Văn Bộ và Nguyễn Thành Nguyên.
(Tổng hội sinh viên phát hành năm 1942)





Ải Chi Lăng, sáng tác của Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Nguyễn Thành Nguyên.
(Tổng hội sinh viên phát hành năm 1943)





Giai đoạn kế tiếp, những thành viên nồng cốt về âm nhạc trong Tổng hội sinh viên thành lập nhà xuất bản Hoàng Mai Lưu (lấy họ của 3 ông Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước), giám đốc nhà xuất bản là ông Phạm Hữu Tùng.

Hồn Tử Sĩ, nhạc Lưu Hữu Phước lời Phan Mai.
(Hoàng Mai Lưu xuất bản năm 1945)



Sau đó, vì ông Phạm Hữu Tùng ra chiến khu, nhà xuất bản Hoàng Mai Lưu được giao lại cho ông Trần Văn Đặng và được đổi tên thành Hương Mộc lan. Nhà xuất bản Hương Mộc Lan ngoài việc xuất bản các sáng tác yêu nước của những nhạc sĩ trong nhóm Tổng hội sinh viên ngày trước, còn xuất bản những sáng tác có giá trị của những nhạc sĩ khác, như: Cô Lái Đò của Nguyễn Đình Phúc (phổ từ thơ Nguyễn Bính), Bến Cũ của Anh Việt, Hòn Vọng Phu của Lê Thương...

Như vậy nhà xuất bản Tinh Hoa ra đời khoảng cùng thời với nhà xuất bản Hoàng Mai Lưu, Hương Mộc Lan chứ không thể là "cha đẻ" của tờ nhạc được.

Bài được thoxuong sửa đổi lần cuối vào ngày 18-04-2016, lúc 09:01
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn thoxuong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huuhuetran (20-04-2016), kvd (18-04-2016), thehung (18-04-2016), vothuyettham (18-04-2016)
  #1128  
Cũ 18-04-2016, 11:37
thoxuong thoxuong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 04-06-2012
Bài Viết : 12
Cảm ơn: 8
Đã được cảm ơn 48 lần trong 12 Bài
Mặc định

Một số tờ nhạc do nhà xuất bản Hương Mộc Lan phát hành:










Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn thoxuong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huhata (22-04-2017), huuhuetran (20-04-2016), kvd (18-04-2016), thehung (18-04-2016), vothuyettham (19-04-2016)
  #1129  
Cũ 18-04-2016, 21:16
kvd kvd vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 07-06-2013
Bài Viết : 74
Cảm ơn: 665
Đã được cảm ơn 162 lần trong 63 Bài
Mặc định

Theo ý chính cua tôi : bìa của tờ nhac của HML (Hương Mộc Lan hay Hoàng Mai Lưu) quá sức đẹp, nhất là tờ Cô lái đò đúng là cô gái Bắc. Chỉ có huy hiệu HML không được đồng nhất, nhưng vì không đồng nhất nen mới đươc chính họa sỉ đó vẽ ra cho chính bản nhạc đó mà thôi. Bái phục cả cho anh Thọ Xương đã giử gìn được cho chúng tôi.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kvd vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huuhuetran (20-04-2016), thehung (19-04-2016), vothuyettham (19-04-2016)
  #1130  
Cũ 19-04-2016, 06:08
thoxuong thoxuong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 04-06-2012
Bài Viết : 12
Cảm ơn: 8
Đã được cảm ơn 48 lần trong 12 Bài
Mặc định

t-van.net mới đăng tờ nhạc: Ai Buồn Hơn Ai
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn thoxuong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
canhhoathoiloan (19-04-2016), huuhuetran (20-04-2016), vothuyettham (19-04-2016)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Tượng Phật Kỳ Lạ Nhất Thế Giới HanParis Văn hóa - Giáo dục - Tri thức 0 28-01-2014 18:33
Có phải do nhầm!? Ng.H.Thanh Những sai sót, nhầm lẫn về kiến thức trên Tem Việt Nam 6 22-11-2011 11:05
Bộ tem đẹp nhất Phần Lan thang Bản tin Tem thế giới 4 01-09-2009 20:52
Giấy nhận bưu phẩm! trithuc_nguyen Cùng nhau giải đáp 0 02-01-2009 17:23
Nhật thực toàn phần vào ngày 1-8 Đinh Đức Tâm Sự kiện 11 03-08-2008 00:24



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.