Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Giáo dục - Y tế - Khoa học Kỹ thuật

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 07-04-2009, 10:16
Rua's Avatar
Rua Rua vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-01-2008
Đến từ: Nha Trang, Sai Gon
Bài Viết : 92
Cảm ơn: 84
Đã được cảm ơn 380 lần trong 83 Bài
Mặc định Chất Kháng sinh Penicillin-Thần dược của TK20

Chất Kháng sinh Penicillin
Thần dược của TK20


Loại kháng sinh Penicillin được nhà khoa học Alexander Fleming (Anh) tìm ra năm 1928 khi tình cờ quan sát một chiếc đĩa bẩn dùng trong thí nghiệm.

Câu chuyện về penicillin luôn gắn liền với tên tuổi của người phát hiện ra nó -Alexander Fleming.





Bài được Rua sửa đổi lần cuối vào ngày 13-04-2009, lúc 21:55
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Rua vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (13-04-2009), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (07-04-2009), chie (14-04-2009), exploration (29-03-2011), hat_de (07-04-2009), huybh (07-04-2009), manh thuong (07-04-2009), Poetry (07-04-2009), tranhungdn (20-10-2011), trithuc_nguyen (07-04-2009), xihuan (14-04-2009), zodiac (07-04-2009)
  #2  
Cũ 13-04-2009, 21:51
Rua's Avatar
Rua Rua vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-01-2008
Đến từ: Nha Trang, Sai Gon
Bài Viết : 92
Cảm ơn: 84
Đã được cảm ơn 380 lần trong 83 Bài
Mặc định Alexander Fleming

Vài nét khái quát về Alexander Fleming


Alexander Fleming sinh năm 1881 ở một vùng đồi núi cách thành phố nhỏ Darvel, Scotland (Anh) bốn dặm. Khi mới lên 10, hằng ngày Fleming đã phải đi bộ 6 km đến trường ở thị trấn Darvel.


14 tuổi, Fleming lên London học trường Bách khoa. Nhưng chỉ được 2 năm, ông đã phải thôi học và làm thư ký cho một hãng tàu thủy.


Năm 20 tuổi, Fleming được hưởng thừa kế của một ông chú và có điều kiện theo học trường y Bệnh viện Saint Mary, London. Sau khi ra trường, ông gia nhập một nhóm chuyên nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn.


Trong Thế chiến I, ông cùng các thành viên trong nhóm sang Pháp để điều trị cho binh lính. Sau chiến tranh, Fleming trở lại London, sống với vợ là Sally Mc. Elroy. Tiếp tục công việc nghiên cứu y học.

Tháng 9/1928 Fleming phát hiện ra loại meo thuộc nhóm penicillium và khả năng diệt khuẩn của penicillin.




Sau đó ông cùng các nhà khoa học khác đã tiếp tục nghiên cứu để chiết tách chất Pinicillin. Công việc nghiên cứu đã đạt được những thành công ngoài mong đợi.



Năm 1945, Fleming được giải Nobel về y học cùng với Howard Walter Florey và Ernst Boris Chain.


Ông trở thành Giám đốc Khoa tiêm chủng ở Bệnh viện St. Mary. Ở tuổi 68, sau 4 năm góa vợ, Fleming tái hôn với bà Amalia Voureka, một nữ bác sĩ người Hy Lạp và là học trò của ông.


Alexander Fleming qua đời năm 1955 do một cơn đau tim, thọ 74 tuổi.



Tem A.Fleming trên Anhxtanh

Khi nhà vi trùng học người Anh Alexander Fleming tình cờ phát hiện ra penicilin vào năm 1928, chắc hẳn ông không thể hình dung ra được ảnh hưởng của nó đối với y học hiện đại. Fleming nhận thấy rằng không có vi khuẩn nào mọc trên các đĩa Petri có mốc (meo). Bằng cách đó, ông đã phát hiện ra loại thuốc kháng sinh đầu tiên. Trước khi penicillin trở nên phổ biến vào những năm 1940, các vết thương và các bệnh như giang mai thường gây tử vong ở người. Nhưng từ khi được sản xuất rộng rãi, penicillin đã cứu được khoảng 200 triệu người.

Trong lễ trao giải thưởng Nobel, nam tước Henri Gvaris, một trong những nhà vi trùng học vĩ đại nhất, đã nói: "Nếu không có Fleming thì sẽ không có cả Chain lẫn Florey. Nếu không có Chain thì sẽ không có Florey, còn nếu không có Florey thì chúng ta sẽ không có penicillin".

Còn Fleming tại Bruxelles ngày 29 và 30 tháng mười một 1945, trong khi các trường đại học Bruxelles, Louvain và Liège tôn vinh ông là vị bác sĩ honoris causa, ông tuyên bố: "Tôi đã bị buộc tội là đã sáng chế ra penicilline. Không ai có thể "phát minh" ra penicilline bởi vì nó được làm ra từ xa xưa bởi thiên nhiên và một số nấm mốc. Không, tôi không có phát minh ra chất penicillin.."

" Ðó là một sự tình cờ , một sự tình cờ thuần túy" Fleming thổ lộ.




Fleming đang quan sát đĩa nấm


Nếu không là phát minh. Vậy chúng ta sẽ nhìn nhận ông là phát hiện ra penicillin. Sự phát hiện tình cờ.



(continue)

Bài được Rua sửa đổi lần cuối vào ngày 13-04-2009, lúc 21:56
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Rua vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (13-04-2009), chie (14-04-2009), exploration (29-03-2011), hat_de (14-04-2009), manh thuong (14-04-2009), Ng.H.Thanh (29-03-2011), Poetry (29-03-2011), tranhungdn (21-10-2011), xihuan (14-04-2009)
  #3  
Cũ 13-04-2009, 22:08
ngotthuha231's Avatar
ngotthuha231 ngotthuha231 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 2,378
Cảm ơn: 224
Đã được cảm ơn 14,754 lần trong 2,495 Bài
Mặc định Continue...

Năm 1938, Fleming nhận được thư của hai nhà khoa học từ trường Đại học Oxford là Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey, với lời đề nghị được hợp tác với ông để tiếp tục thực hiện công trình nghiên cứu về penicilin. Và sự hợp tác đã mang lại thành công, tháng 8 năm 1940, báo cáo kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tập san khoa học Lancet.


Name:  13A-154.jpg
Views: 2114
Size:  63.8 KB


Năm 1941, nhóm đã chọn được loại nấm penicilin ưu việt nhất là chủng Penicilin Chrysogenium, chế ra loại penicilin có hoạt tính cao hơn cả triệu lần penicilin do Fleming tìm thấy lần đầu năm 1928.



Name:  Australia_Florey.JPG
Views: 1888
Size:  16.5 KBName:  Flemming.jpg
Views: 2006
Size:  11.9 KB
__________________
Ngô Thị Thu Hà

Address: 86B Nguyễn Văn Trỗi, Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 0975 678 923
Yahoo: ngotthuha231
Facebook: https://www.facebook.com/ngotthuha231
Email: ngotthuha231@gmail.com
VCB: 0301000304325


* if you really want to touch someone, send them a letter *
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ngotthuha231 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (13-04-2009), chie (14-04-2009), exploration (29-03-2011), hat_de (14-04-2009), manh thuong (14-04-2009), Ng.H.Thanh (29-03-2011), Poetry (29-03-2011), Rua (14-04-2009), tranhungdn (21-10-2011), xihuan (14-04-2009)
  #4  
Cũ 14-04-2009, 09:27
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Rua Xem Bài

Nếu không là phát minh. Vậy chúng ta sẽ nhìn nhận ông là phát hiện ra penicillin. Sự phát hiện tình cờ.
tôi ủng hộ quan điểm này. Thứ nhất nó thể hiện 1 sự khiêm tốn đáng quý của người làm khoa học, họ làm là vì đam mê, vì nhân loại, họ ko màng danh vọng. Đó là 1 nhà khoa học thực thụ. AF đã nói đúng, ông ko phát minh ra cái gì cả, đó là phát minh của thiên nhiên, nó là 1 tất yếu của tiến hoá. Tuy nhiên tên tuổi của ông và thứ mà ông trời tạo ra đó, sẽ đi liền với nhau, và nhân loại mãi về sau vãn công nhận như vậy.

Cũng như Anh-Xtanh tìm ra công thứ E = mc 2, và thuyết tương đối hay Niu-tơn tìm ra định luật "Vạn vật hấp dẫn" ... đó đều là cái hiển nhiên của vũ trụ. Dù các ông ko tìm ra nó thì nó vẫn tồn tại, vẫn chi phối mọi quy luật trong vũ trụ, các ông ko tìm ra nó thì nhân loại rốt cục cũng có người tìm ra nó.

Xong tên tuổi các ông và những "phát hiện" đó sẽ mãi là lịch sử, mãi đi liền với nhau. Phát hiện đó là kết tinh của 1 tinh thần làm việc khoa học và miệt mài, thậm chí cả lòng can đảm. Nhiều khi thông minh và cần cù nhưng ko làm nên cái gì cả.

Vì sao ?

Vì nhiều khi những phát hiện đó, dù là chân lý, cũng sẽ có tác động lớn với xã hội, khi mà tri thức của nhân loại ở thời điểm đó chưa hiểu hết vấn đề. Trái đất quay quanh mặc trời ư, điều đó đúng, nhưng nếu bạn chứng minh nó có khi bạn se mất mạng, và thực tế đã là như vậy.

Vì thế tôi quan niệm những "phát hiện" kiểu như thế là đỉnh cao của trí tuệ và lòng dũng cảm. Có thể nhiều người ko biết khi đưa ra thuyết tương đôi, Anh-xtanh được coi như kẻ điên rồ, kẻ làm đảo lộn nền vật lý ...

trong khoa học và cuộc sống có rất nhiều điều tương tự như vậy, thiên nhiên đã tạo ra tất cả, con người chỉ phát hiện ra nó mà thôi (tuy nhiên có nhìu thứ, thiên nhiên chưa tạo ra thì con người đã đi trước thiên nhiên, ví dụ bình dân như ... xe đạp, chẳng thiên nhiên nào tạo ra xe đạp, nhưng để có xe đạp thì nhiều quy luật của thiên nhiên đã được phát hiện và ứng dụng).

Nói gì đi nữa, những nhà khoa học đó đều là những nhà phát minh, là chiến sĩ dũng cảm chứng minh cho chân lý, họ rất đáng tôn vinh và ... lên tem ... hi hi

Mời các bạn tiếp tục chuyên mục, xin lỗi đã có 1 bài cảm tưởng dài dòng và rắc rối.

1 lần nữa xin cảm ơn !
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (14-04-2009), exploration (29-03-2011), manh thuong (14-04-2009), Poetry (29-03-2011), Rua (14-04-2009), tranhungdn (21-10-2011), xihuan (14-04-2009)
  #5  
Cũ 14-04-2009, 20:50
ngotthuha231's Avatar
ngotthuha231 ngotthuha231 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 2,378
Cảm ơn: 224
Đã được cảm ơn 14,754 lần trong 2,495 Bài
Mặc định Continue...

Vào một ngày tháng 9 năm 1928, khi người phụ tá của Fleming mở một đĩa petri đã cấy vi khuẩn để lấy vi khuẩn đi nghiên cứu thì anh phát hiện thấy trong đĩa petri ấy xuất hiện một loại nấm màu xanh nhạt. Báo cáo với Fleming về điều này, sau đó anh đem đổ đĩa petri ấy vào một cái đĩa khác, lúc ấy trên đĩa petri cũ còn lưu lại những đường vân xanh của loại nấm màu xanh lam ấy.

Name:  5f21_1.JPG
Views: 2162
Size:  31.7 KB

Fleming thấy vậy, ông nghĩ rằng đó là dấu vết lưu lại của những vi khuẩn đã chết, ông bèn lấy một giọt dịch của đĩa petri bỏ đi ấy đem quan sát dưới kính hiển vi, thật ngạc nhiên khi ông phát hiện rằng không hề có dấu vết của liên cầu khuẩn trong đó.

Name:  9f98_1.JPG
Views: 2317
Size:  41.9 KB

Điều này đã khiến Fleming cho rằng loại nấm xanh đó đã tiết ra một chất có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, vì thế ông đã chuyển sang nuôi cấy loại nấm đó. Sau đó ông cho sợi nấm vào các dung dịch chứa vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lị, phế cầu khuẩn, não mô cầu... Kết quả cho thấy các loại vi khuẩn thương hàn, lị... vẫn phát triển mạnh bình thường, còn các loại cầu khuẩn kia lại chết hết toàn bộ. Lúc này, Alexander Fleming tin rằng phán đoán của mình là chính xác.


Name:  bf27_1.JPG
Views: 2262
Size:  27.6 KB
__________________
Ngô Thị Thu Hà

Address: 86B Nguyễn Văn Trỗi, Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 0975 678 923
Yahoo: ngotthuha231
Facebook: https://www.facebook.com/ngotthuha231
Email: ngotthuha231@gmail.com
VCB: 0301000304325


* if you really want to touch someone, send them a letter *
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ngotthuha231 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (14-04-2009), exploration (29-03-2011), gachjp (14-04-2009), hat_de (14-04-2009), manh thuong (15-04-2009), Poetry (29-03-2011), Rua (14-04-2009), tranhungdn (21-10-2011)
  #6  
Cũ 29-03-2011, 07:12
jojo11111's Avatar
jojo11111 jojo11111 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 03-05-2009
Bài Viết : 245
Cảm ơn: 2,185
Đã được cảm ơn 1,161 lần trong 286 Bài
Mặc định

Nhân đọc thấy bài này, jojo cũng xin góp vài ý kiến:

1. Penicillin tuy là kháng sinh, nhưng thật sự những nghiên cứu mới đây cho thấy mọi loại kháng sinh tự nhiên (penicillin, ampicillin, etc.) dường như không phải được dùng để tiêu diệt vi khuẩn/ kẻ thù mà được dùng để trao đổi thông tin (communicate) với các cá thể gần với loài tiết ra các loại hóa chất này.

2. Kháng sinh tuy là một thứ thuốc cực kỳ hữu hiệu chống lại vi khuẩn và vi trùng nhưng không nên lạm dụng thuốc kháng sinh. Kháng sinh chỉ nên dùng trong trường hợp bệnh quá lâu (đối với cảm cúm là trên 3 tuần dùng thuốc thông thường) mới nên xem xét dùng kháng sinh.

3. Một khi đã dùng thuốc kháng sinh thì nên uống cho hết liều lượng, không nên uống thấy hết bệnh thì ngưng.

Em biết là bài này không phải là về tem nhưng về VN thấy mọi người dùng kháng sinh tràn lan ngứa ngáy quá chịu không nổi nên phải nói . Mọi người thông cảm.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn jojo11111 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (29-03-2011), exploration (29-03-2011), hat_de (29-03-2011), Poetry (29-03-2011), thang3393 (29-03-2011)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Tạp chí Tem Việt Nam - Chặng đường một phần tư thế kỷ! *VietStamp* Trung ương Hội Tem Việt Nam 0 06-11-2019 22:13
Chúc Mừng Sinh Nhât Chú Mạnh Ng.H.Thanh Chúc mừng Sinh nhật Bạn Tem 29 20-10-2013 13:12
Loạt Bưu Ảnh Pháp Đầu TK20 - Paris Vécu HanParis Bưu ảnh - Bưu thiếp (Post Card) 1 03-10-2013 20:11
Vương Quốc Hà Lan : Chấm dứt thời kỳ hai thế kỷ - ba nữ hoàng. hoangphuc Nhân vật Thế giới 0 17-05-2013 15:04
Đồng franc Pháp 'chết' sau 6 thế kỷ suutap.vn Tiền Xu 0 16-06-2012 15:52



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.