Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945

TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945 Tem Đông Dương được lưu hành tại 3 nước Đông Dương: Việt Nam - Lào - Campuchia khi còn là thuộc địa của Pháp.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #31  
Cũ 01-02-2013, 23:00
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Vậy còn Cô Ba có hình in trên cục xà bông là cô Ba nào?

Trước nhất, nhiều người lầm tưởng ông Trương Văn Bền là người sáng tạo ra nhãn hiệu "xà bông Cô Ba". Thật ra không phải vậy.

Xà bông của công ty Trương Văn Bền và các con không hề có loại nào mang nhãn hiệu "cô Ba". Công ty này chỉ có nhãn hiệu "Việt Nam"

Trong hồi ký, ông viết về sự chọn lựa tên sản phẩm xà bông của ông như sau: “Tôi đang tìm kiếm tên nào kêu, dễ gọi, dễ nhớ để đặt tên cho xà bông mà chưa kiếm ra. Ngoài Bắc, phong trào cách mạng Việt Nam quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học cầm đầu nổi lên nhiều chỗ và thất bại. Đến lúc Tây xử tử họ ở Yên Bái thì mười người như một, trước khi đút đầu vô máy chém đều bình tĩnh hô to: 'Việt Nam vạn tuế' gây một luồng dư luận sôi nổi ở trong nước và thế giới.
Tôi chụp lấy vụ này, lấy tên Việt Nam đặt cho xà bông do người Việt sản xuất để nêu lòng ái quốc đang bùng lên: xà bông của người Việt làm cho người Việt, người Việt yêu nước phải dùng đồ Việt Nam”.

Thực tế cho thấy từ xà bông cục 72 phần dầu



đến xà bông thơm






đều ghi nhãn hiệu "Việt Nam".

Bạn nào tinh mắt chỉ ra dùm ở đâu có hai chữ "cô Ba"?
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #32  
Cũ 01-02-2013, 23:01
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Ngay cả biển hiệu, quảng cáo cũng không hề thấy có hai chữ "Cô Ba"









__________________
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #33  
Cũ 01-02-2013, 23:02
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Trên xe cộ, thư từ của hãng cũng không hề thấy có hai chữ "Cô Ba" mà chỉ thấy hai chữ "Việt Nam"




__________________
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #34  
Cũ 01-02-2013, 23:03
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Vậy tạo sao người ta gọi xà bông "Việt Nam" của công ty Trương Văn Bền là xà bông "Cô Ba"?

Để hiểu tại saochúng ta có thể phải đi ngược về quá khứ. Trước khi giặc Pháp đến xâm lược Việt Nam không mấy người Việt Nam biết tới xà bông là gì. Quần áo nếu bẩn thì giặt bằng nước lã.

Người Pháp đến và nhiều thứ sản phẩm mới lạ cũng theo chân đến từ trời Tây trong đó có xà bông. Thứ này mới đến nổi tiếng Việt tiếng Tàu trước đó chưa từng có, người ta đành gọi theo tiếng Pháp "Xa vông". Lâu ngày trại thành xà bông ở miền Nam và xà phòng ở miền Bắc.

Từ từ người Việt Nam bị xà bông chinh phục bởi tính tẩy rửa hiệu quả của nó.

Những cục xà bông đầu tiên đến Việt Nam từ Mạc xây và nhanh chóng bốn từ "xà bông Mạc xây" trở nên quen thuộc ở Việt Nam




Một bánh xà phòng Marseille, được làm thủ công theo phương pháp cổ của Pháp.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #35  
Cũ 01-02-2013, 23:05
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Một số ảnh cổ về nghề làm xà bông ở Pháp

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 832x1024.

Một nhà máy sản xuất xà bông ở Mạc xây

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x976.


http://www.flickr.com/search/?w=37667416@N04&q=savon


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x723.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #36  
Cũ 01-02-2013, 23:05
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Chính quyền Mạc xây cũng đầu tư bảo tồn thương hiệu "xà bông Mạc xây" một thời vang bóng. Khách du lịch Mạc xây có thể thăm viếng các viện bảo tàng, nhà máy và hiệu buôn xà bông cổ xưa.
















Le séchage sur les canisses



La machine à estampiller.




L'estampillage sur les six faces.




Le stockage.







Il ne vous reste plus qu'à faire la lessive.


__________________
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #37  
Cũ 01-02-2013, 23:06
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Xà bông cục Mạc xây làm mưa làm gió thị trường Đông Dương cho tới khi một hãng buôn tên là Pachod frères et Cie, có trụ sở tại 16 , av. de Saxe, Lyon. (Vốn 3 triệu quan Pháp) nhập một số mỹ phẩm và xà bông thơm cao cấp được sản xuất ở Lyon nhằm vào các khách hàng tiền nong rủng rỉnh.

Khoảng những năm 1910, hãng này đặt hàng công ty mỹ phẩm Parfumerie F. More au & fils có nhà máy cũng tại Lyon một số mỹ phẩm như dầu thơm, lotion, phấn thơm và xà bông nhãn hiệu "Cô-Bà" để xuất khẩu vào thị trường Đông dương mà đặc biệt là ba nước Bắc kỳ, An nam và Nam kỳ.






Tại sao họ đât tên là xà bông, nước hoa ..."Cô-Bà" ta vẫn chưa biết chính xác. Rất có thể là do những sản phẫm này với hương thơm nhẹ nhàng quyến rũ thích hợp cho quý Cô quý Bà hơn là cho đấng mày râu.

Tất cả các sản phẩm "Cô-Bà" đều được trang trí bởi hoa thơm phương Đông bao quanh hình ảnh một thiếu nữ trong trang phục phụ nữ giàu có Nam kỳ vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Người thiếu nữ đó có là một nhân vật đặc biệt nào không. có là thứ Ba trong gia đình không thì ta cũng chưa biết và Va mỗ cũng e rằng không phải một cô Ba đặc biệt nào cả.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #38  
Cũ 01-02-2013, 23:08
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Hãng buôn Pachod frères et Cie, có trụ sở tại 16 , av. de Saxe, Lyon. (Vốn 3 triệu quan Pháp)

Ngoài là đại lý độc quyền một số mỹ phẩm và xà bông thơm cao cấp được F. Moreau & fils sản xuất ở Lyon công ty này đại lý độc quyền phân phối ở Đông Dương cho lốp xe Englebert , nệm Simmons, xe đạp Mercier, Simplex, Exshaw Cognac và một số hàng vải vóc nhập khẩu từ Pháp'

Sau này họ thành lập công ty con "Pachod Frères et Compagnie d'Indochine Import-Export" có trụ sở tại
22, đại lộ de la Somme (Hàm Nghi ngày nay), Sài Gòn
và ở 40, đại lộ Henri d'Orleans Hà Nội


Một hóa đơn của Hãng buôn Pachod frères et Cie
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #39  
Cũ 01-02-2013, 23:09
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Công ty con "Pachod Frères et Compagnie d'Indochine Import-Export" vào khoảng năm 1920 thình lình đổi nhãn hiệu từ "Cô-Bà" sang "Cô-Ba". Lý do tại sao ta chưa rõ nhưng có thể là do góp ý của khách hàng ví dụ như:
"sao lại để Cô trước Bà vì người Việt vốn tôn trọng người lớn tuổi hơn" nhưng xem ra đổi lại thành "Bà -Cô" cũng không ổn vì ảnh cô gái trên hộp xà bông trẻ quá, không lẽ thay vào bằng ảnh một bà..già?

Cũng có thể "Cô-Bà" là danh từ chung không gây ấn tượng gì đặc biệt cho một nhãn hiệu.

Hay cũng đơn giản vì người mua cứ đồn người có hình ảnh trên hộp xà bông giống cô Ba X con gái ông Y sắc đẹp nổi tiếng vùng Z, đến cửa hàng cứ đòi mua cục xà bông "Cô Ba", không chịu lấy cục xà bông "Cô Bà" vì cho đó là đồ giả mạo chăng.

Thế thì ta đổi lại thành "Cô Ba" cũng được, chả mất thằng Tây nào cả.

Nhưng nếu để ý kỹ ta thấy hình trên sản phẩm có đổi khác, một "Cô Ba" thiếu phụ phúc hậu hơn và quý phái hơn. Vì sao phải thay ảnh: có thể do nghiên cứu thị trường thấy mấy bà lấy chồng rồi là tay hòm chìa khóa của gia đình hoặc người trong ảnh có thân phận đặc biệt nào đó chăng?



Lịch sản phẩm "Cô Ba" tặng cho khác hàng năm 1920

CÔ-BA Pachod Frères et Cie d'Indochine (…)

Présentation publicitaire en couleurs illustrée avec éphéméride des produits de parfumerie d'Indochine distribués par F. Moreau et fils Lyon-Paris.
[années 1920]

Thương hiệu xà bông "Cô Ba" của Pachod được bán ở Đông Dương đến năm nào thì ta chưa rõ nhưng hãng Pachod Frere thì hẵng còn tồn tại đến ngày nay.

Có tải liệu ghi chú là sản phẩm Cô Ba vẫn được tiếp thị đến những năm 1940s.
www.picturesfromhistory.com
Tuy vậy ta cũng không chắc là tài liệu này có chính xác không

Vietnam: Advertisment for Pachod Freres perfumes, c. 1940s


Adverisement for Pachod Freres d'Indochine - Saigon, Hanoi, Haiphong. Saigon, and especially Rue Catinat, was known for its parfumeries.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #40  
Cũ 01-02-2013, 23:11
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Ông Trương Văn Bền thành lập hãng xà bông của ông vào năm 1932 nên không thể nói ông là người khai sinh thương hiệu "xà bông Cô Ba" do hãng Pachod đặt tên trước đó hơn một thập kỷ được.

Như đã nói trước đây ông đã đặt tên cho xà bông do ông sản xuất là "Việt Nam". Ông là một người rất giàu có và nổi tiếng thời bấy giờ, việc sản xuất xà bông ban đầu chiếm phần rất khiêm tốn trong sản nghiệp của gia đình ông và chúng ta có thể khẳng định rằng ông không hề có ý định "lộng giả thành chơn" cầm nhầm nhãn hiệu của người khác vì điều đó có thể sẽ hủy hoại thanh danh của ông.

Theo Phúc Tiến trong bài Từ “yêu Việt Nam” đến “mua Việt Nam”
http://www.thesaigontimes.vn/Home/do...enlaman/29454/
thì xà bông Trương Văn Bền có nhiều loại:
Loại bình dân có ba loại:
1- Xà bông đá màu nâu
2-Xà bông xanh và trắng hiệu “Cây đờn”, có hình một chiếc violon.“Cây đờn” màu xanh để rửa tay, tắm táp. Còn xà bông “Cây đờn” màu trắng thì dùng để giặt giũ.






Sang hơn một chút đã có xà bông “Cô Ba”, cũng do xe ba gác “cõng” đi bán! Loại này đựng trong hộp giấy, cỡ bằng hộp quẹt hoặc bao thuốc lá. Trên vỏ hộp có ảnh chân dung “Cô Ba”. Trong ảnh, “Cô Ba” là một bà mẹ Nam bộ búi tóc, mặc áo dài, đeo dây chuyền, gương mặt trái xoan phúc hậu. Tuy “Cô Ba” trông quyền quý nhưng không kiêu sa! Và loại xà bông này không mắc lắm.




Mắc hơn và sang nữa, thì có xà phòng thơm “Cô Ba” với bao bì nhiều loại. Phúc Tiến nhớ dường như có ba loại màu: nhung đỏ, cam và trắng bạc. Mua một hộp có ba loại hay mua từng loại đều được. Cả ba loại xà phòng thơm “Cô Ba” trông lộng lẫy và thơm không kém xà phòng Mỹ.


__________________
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
[Lựa tem luyện chuyện] Chuyện in tem tinh khắc *VietStamp* Làm quen với Tem 0 21-07-2019 00:52
Vài Câu Chuyện ST Về Tem HanParis Café VietStamp 4 07-06-2013 19:20
chuyện lạ hat_de Góp ý - Thắc mắc 6 27-03-2009 23:19
bàn vìa chuyện ĂN hat_de Vui ^_^ Vui 1 09-01-2009 20:03
Chuyện lạ chưa Ốc_hp Café VietStamp 9 31-12-2008 18:44



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.