Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945

TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945 Tem Đông Dương được lưu hành tại 3 nước Đông Dương: Việt Nam - Lào - Campuchia khi còn là thuộc địa của Pháp.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 15-09-2008, 13:06
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định Tem và dấu giả Fournier

François Fournier (1846–1917) là một người làm tem và dấu giả nổi tiếng, trong đó đặc biệt có tem dùng chung cho các thuộc địa của Pháp, các dấu in đè và nhật ấn Đông Dương. Dưới đây là một số trong các "tác phẩm" đó:
Name:  Fournier Forgeries 2.jpg
Views: 815
Size:  89.5 KB

Name:  1. Cochinchine.JPG
Views: 817
Size:  36.3 KB

Name:  2. A&T.JPG
Views: 813
Size:  32.8 KB

Name:  3. Indochine.JPG
Views: 811
Size:  15.9 KB

Name:  4. Hanoi Namdinh.JPG
Views: 812
Size:  25.0 KB

Name:  5. Hue.JPG
Views: 809
Size:  3.5 KB
Nguồn: http://www.jamesbendon.com/fournier.htm
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (17-09-2008)
  #2  
Cũ 16-09-2008, 01:28
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định Về tem Đông Dương do Fournier làm giả

Cám ơn vnmission đã giới thiệu nhiều mẫu tem Đông Dương thật, độc đáo và hiếm quí. Tôi có một bộ tem, phong bì, và dấu giả từ năm 1876 đến năm 1903, do Fournier làm giả.
Đây là một phần trong "Fournier Album" để các chuyên gia có mẫu mà xác định tem thật giả mà tôi mua của công ty đấu giá tem Sandafayre, Anh Quốc, đã hơn 20 năm nay. Tôi sẽ đưa lên Mạng một số mẫu giả để các thành viên của VS thưởng lãm.

Bài được The smaller dragon sửa đổi lần cuối vào ngày 16-09-2008, lúc 01:36
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (17-09-2008)
  #3  
Cũ 16-09-2008, 10:15
congacon's Avatar
congacon congacon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Bài Viết : 95
Cảm ơn: 95
Đã được cảm ơn 617 lần trong 87 Bài
Mặc định

Hôm nay vừa nhận được một bì thư thời Đông Dương đã mua trên Ebay cả mấy tuần rồi , xin post lên cho các bạn xem người nhận cái bì thư này là ông Fournier thư gởi đi từ Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ) năm 1903 với con dấu nhật ấn thật rõ ràng . Không biết mông xừ Fournier trên bì thư này có phải là ông Fournier làm mấy cái dấu giả hay không...?

Mặt trước của bì thư với 2 con dấu nhật ấn thật đẹp .

Name:  Scan20702.JPG
Views: 882
Size:  60.5 KB

Mặt sau của bì thư có dấu trung chuyển của Saigon Central và dấu đến của Pháp .

Name:  Scan20703.JPG
Views: 775
Size:  44.5 KB

Cuốn Album Fournier được đăng toàn bộ trên Internet các bạn có thể vào đây để xem

http://www.geocities.com/claghorn1p/...m/index001.htm

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn congacon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (17-09-2008)
  #4  
Cũ 16-09-2008, 11:40
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định Toàn bộ Fournier Album???

Xin cẩn thận khi thông báo là toàn bộ "Album Fournier..." Đây chẳng qua chỉ là lô hàng mà một người buôn tem mua được những gì còn lại cua "Fournier Album" mới cách đây vài năm. Vì thế, nếu mở liên mạng để xem "Fournier Album" này, người ta sẽ không hề thấy tem Đông Dương do Fournier làm giả. Lý do đơn giản là tất cả những tem Đông Dương do Fournier làm giả, và thuộc "Fournier Album," đã bán cho một người Mỹ gốc Việt từ lâu rồi.
"Toàn bộ Fournier Album" đây chính là toàn bộ lô hàng của một dealer đang có, và rao bán trên mạng mà thôi. Ai muốn mua, xin nhanh tay kẻo hết.
Cái phong bì mà congacon vừa mua được và cho chúng ta thưởng lãm rất có thể là một sản phẩm của Fournier, căn cứ vào dấu Cap St. Jacques ở mặt trước và hai dấu đến nhòe nhoẹt ở mặt sau của phong bì. Cái dấu Cap St. Jacques (Vũng Tàu ngày nay) tuy được khen là đẹp, nhưng có ai cho tôi biết dấu ấy có giờ, có tháng, nhưng có ngày và có năm không? Theo "tiểu truyện về Fournier," người này làm đủ kiểu tem giả, dấu giả, và phong bỉ giả. Nếu ai có bộ tạp chí của Hội The Society of Indo-China Philatelists, xin dở những số cũ để đọc nhiều bài viết và xem nhiều sản phẩm của Fournier mà một số hội viên SICP có được trong bộ sưu tập của họ.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #5  
Cũ 16-09-2008, 12:44
congacon's Avatar
congacon congacon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Bài Viết : 95
Cảm ơn: 95
Đã được cảm ơn 617 lần trong 87 Bài
Mặc định

Cùng trong lô hàng tôi mua có thêm một bì thư cũng gởi đi từ Cap St. Jacques so sánh giửa hai con dấu thấy không khác ...hổng lẻ cái ông Fournier làm đủ thứ bì thư từ Đông Dương ...Riêng cái album Fournier tôi xem kỷ lại quả thật là mất đi trang 31 và 32 đúng như the smaller dragon đã nói...
Bì thư gởi đi từ Vũng Tàu năm 1897 .

Name:  Scan20686.JPG
Views: 801
Size:  68.7 KB



Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #6  
Cũ 17-09-2008, 04:59
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định Lại phải nói về Fournier Album

Số tem và con dấu về Đông Dương do Fournier làm giả tôi mua tổng cộng là 140 món. Từng ấy tem và con dấu có thể chứa trong 2 trang được sao?
Fournier là một "nghệ sĩ" về tem giả. Không những ông ta làm giả tem Đông Dương, ông ta còn làm giả tem, con dấu, và phong bì của hàng trăm nước trên thế giới. Xin đừng lấy làm lạ về số lượng phong phú và phức tạp của những sản phẩm giả mạo của ông ta!
Danh sách gọi là "Toàn bộ Fournier Album" vì không phản ánh sự thật nên tôi mới phải lên tiếng. Xin lưu ý là câu chuyện về Fournier kèm trong liên mạng mà congacon giới thiệu chỉ là sản phẩm của một người buôn tem (dealer) muốn quảng cáo món hàng, không phải là sự nghiên cứu nghiêm chỉnh của một nhà sưu tập bưu hoa (philatelist).

Bài được The smaller dragon sửa đổi lần cuối vào ngày 17-09-2008, lúc 06:42
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #7  
Cũ 17-09-2008, 07:56
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Bác Smaller Dragon, tôi đọc thấy sinh thời, ông Fournier không làm giả tem, dấu, vật phẩm lừa như đồ thật để bán lấy lời, mà luôn nói rõ đó là đồ do ông ấy làm, bán cho những người không đủ tiền mua đồ xịn. Theo thông tin tại trang web mà tôi đã dẫn ở trên, sau khi người tiếp nối của Fournier là Charles Hirschburger mất vào năm 1927, Union Philatélique de Genève đã mua lại khoảng 400kg vật phẩm Fournier từ bà quả phụ ông ta, cho in chữ "FAC-SIMILÉ" ở mặt sau hoặc chữ "FAUX" ở mặt trước của tem:

Name:  Fournier.bmp
Views: 765
Size:  100.2 KB

Năm 1928, những vật phẩm này, chứa trong 480 albums, đã được bán hết, phần còn lại đều được hủy; sau này một số người làm giả Fournier mới sinh ra nhiều vấn đề.

Trên eBay có một seller còn kể, dù đã nói rõ đó là tem Fournier Forgeries, có trường hợp vẫn bán được với giá cao hơn giá tem thật, vì có người chuyên sưu tầm đồ Fournier.

Rất mong bác tiếp tục cho VStamp biết thêm về loại vật phẩm hết sức đặc biệt này, và truyền kinh nghiệm cho những người đi sau như tôi. Xin chân thành cảm ơn bác!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #8  
Cũ 21-09-2008, 10:40
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Xin đính chính một số thông tin tôi đã nếu tại phần trên:

Theo Wikipedia, cho tới trước Chiến tranh Thế giới I ông Fournier đã làm giả tổng cộng 3.617 con tem (mỗi tem có bao nhiêu copies thì không ai biết), không kể các bì thư và con dấu.

Fournier tiết lộ, vào năm 1914 ông ta đã có tổng cộng trên 20.000 khách hàng. Cộng với số khách hàng của Hirschburger thời gian 1917-1927, không thể biết có bao nhiêu người đã mua đồ Fournier trước khi phần còn lại được đóng dấu "Faux" hay "Fac-similé".

Số 475 (chứ không phải 480) albums do Union Philatelique de Genève cho đóng dấu và bán lại cho những người/tổ chức quan tâm vào năm 1928 với giá 25$/quyển có thể coi là những mẫu vật rất quý để so sánh, xác định một con tem hay vật phẩm nào đó có phải có nguồn gốc từ Fournier/Hirschburger hay không.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Nguoitimduong (28-09-2008)
  #9  
Cũ 28-09-2008, 12:26
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Tôi sẽ đưa lên Mạng một số mẫu giả để các thành viên của VS thưởng lãm.
Bác The Smaller Dragon, bác cố gắng đưa sớm nhé. Cảm ơn bác rất nhiều!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #10  
Cũ 29-09-2008, 04:43
congacon's Avatar
congacon congacon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Bài Viết : 95
Cảm ơn: 95
Đã được cảm ơn 617 lần trong 87 Bài
Mặc định Tem Indochine với dấu in đè giả .

Trước hết tôi cám ơn bạn Dammanh đã gởi tặng con tem này , một vật phẩm và cũng là một chứng vật trong lich sử bưu chính của thời kỳ mới phát hành những con tem đầu tiên của Indochine .
Con tem số 1 của Indochine (theo Scott) với hàng chữ màu đen Indochine 1889 và hai chữ R & D phát hành ngày 8 tháng 1 năm 1889 , giá trên Cat. SCott năm 2007 là 9.25 đô cho con tem sống và 8.50 cho tem chết .Trong tháng vừa qua trên delcampe và ebay cũng có xuất hiện một vài con tem chết với dấu nhật ấn sau ngày phát hành hai ngày , giá cũng hơn 20 đô nhưng với con dấu nhật ấn của Saigon Central không hiếm.Một con tem chết với dấu nhật ấn ngay giửa (bà con ta thường gọi là dấu mắt bò) đúng ngày phát hành sẽ có giá khá cao , con tem mà bạn Dammanh gởi tặng cho tôi mang dấu nhật ấn Saigon-Port rất hiếm ngày 29-12-1888 tức là trước ngày phát hành hơn một tuần lể .

Hình scan con tem với dấu nhật ấn Saigon-Port và con tem SCOTT #1 của Đông Dương .(tất cả hình scan đều xử dụng độ phân giải 600 dpi )

Name:  tem chet+tem song.JPG
Views: 743
Size:  98.0 KB

Hình scan lớn của con tem này .

Name:  tem  indochine 1.JPG
Views: 740
Size:  107.2 KB

Sau khi xem hình scan của con tem này tôi đã cho phóng lớn gấp năm lần để xem các dấu đóng chồng lên như thế nào , hình dưới đây là hình phóng lớn ngay chổ số 5 in đè .

Name:  2.JPG
Views: 803
Size:  51.9 KB

Tới đây là chúng ta đã thấy rỏ con dấu in đè đóng chồng lên con dấu nhật ấn , voila ông thần tem nào đó đã thực hiện được một con tem có giá trị rất cao bởi vì nó được thực gởi trước ngày phát hành cả tuần lể . Một lần nửa cám ơn rất nhiều bạn Dammanh đã tặng cho tôi con tem chứng vật lịch sử bưu chính .

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Giấy chứng nhận, Cúp giải thưởng và Kỷ niệm chương của Triển lãm Viet Stamp IX (2015) Poetry Triển lãm Viet Stamp lần thứ IX (2015) 0 19-11-2015 23:52
Giấy chứng nhận, Cúp giải thưởng và Kỷ niệm chương của Triển lãm Viet Stamp VIII (2014) Poetry Triển lãm Viet Stamp lần thứ VIII (2014) 0 27-11-2014 12:39
Giấy chứng nhận, Cúp giải thưởng và Kỷ niệm chương của Triển lãm Viet Stamp VII (2013) Poetry Triển lãm Viet Stamp lần thứ VII (2013) 4 27-11-2013 14:07
Giấy chứng nhận, Cúp giải thưởng và Kỷ niệm chương Triển lãm Viet Stamp V Poetry Triển lãm Viet Stamp lần thứ V (2011) 3 10-12-2011 09:05
Anh hùng giải phóng dân tộc trên tiền giấy trithuc_nguyen Tri Thức 6 17-02-2008 18:51



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.