Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Sự kiện

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 27-03-2010, 09:02
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định Lễ hội làng Hòa Mục

Giữa lòng Hà Nội có một ngôi làng đã trên 1000 năm tuổi, đó là làng Hòa Mục, ngay bên bờ sông Tô Lịch. Lễ hội của làng, gọi là "Lễ hội truyền thống đình Hòa Mục", được tổ chức hàng năm vào ngày 12 tháng Hai âm lịch, năm nay đúng vào ngày Thứ Bảy. Mời các bạn theo dõi một loạt ảnh tường thuật tại chỗ:

Name:  01.jpg
Views: 1957
Size:  110.7 KB

Name:  02.jpg
Views: 1781
Size:  63.6 KB

Name:  03.jpg
Views: 1853
Size:  53.5 KB

Name:  04.jpg
Views: 1814
Size:  89.8 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
-peripheria- (27-03-2010), Đêm Đông (27-03-2010), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (28-03-2010), hat_de (27-03-2010), manh thuong (27-03-2010), minhduc (27-03-2010), Ng.H.Thanh (27-03-2010), Poetry (27-03-2010), tiny (27-03-2010)
  #2  
Cũ 27-03-2010, 09:31
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Vài nét về Lễ hội cổ truyền 5 làng Mọc

Chuẩn bị cho các hoạt động hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, các di sản văn hoá trong đó có lễ hội truyền thống luôn được quan tâm chú trọng bởi nó "là một sản phẩm và biểu hiện của một nền văn hoá" (Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng); cách khác lễ hội không chỉ đơn thuần phản ánh sinh hoạt văn hoá cộng đồng mà còn bao hàm trong nó biết bao nội dung phong phú khác; lễ hội truyền thống luôn bảo lưu được nhiều những giá trị, là tài sản vô giá về văn hoá truyền thống của dân tộc và Lễ hội 5 làng Mọc hiện nay cũng là sự tiếp nối cho dòng chảy lịch sử đó.

Kẻ Mọc là tên gọi một khu dân cư xuất hiện lâu đời bên bờ nam sông Tô Lịch, nằm ở phía Tây Nam của thành Đại La xưa, sau là Thăng Long - Hà Nội. Cả vùng Kẻ Mọc có tên chữ là Mộc Cự sau được đổi là Nhân Mục; đường qua Nhân Mục thời xưa được gọi là đường Lai Kinh (Thượng đạo - đường xuyên Việt của người xưa). Từ thế kỷ XVI sang thế kỷ XVII đã tiến hành chia xã và phần đất có đường Lai Kinh thì gọi là Nhân Mục Môn, thuộc huyện Thanh Trì gồm các thôn Lý, Quan Nhân, Cự Lộc, Hoa Kinh, Phùng Quang còn phần đất phía Đông đường Lai Kinh thì gọi là Nhân Mục Cựu có 02 thôn lớn là Hạ Đình và Thượng Đình. Phần phía Bắc là Nhân Mục chưa thuận nhập nên tạm tách, sau gọi là Hòa Mục. Ngày nay Nhân Mục Cựu đã là phố phường đông đúc có khu Công nghiệp Cao - Xà - Lá nổi tiếng của Hà Nội; còn Nhân Mục môn từ lâu đã đổi thành xã Nhân Chính và từ ngày 01/01/1997 là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Hội Mọc có từ lâu đời, là hội của 5 làng: Giáp Nhất, Quan Nhân, Chính Kinh, Cự Lộc (quận Thanh Xuân) và Phùng Khoang (huyện Từ liêm); cứ 05 năm mở hội một lần. Mỗi một hội Mọc lại do một làng đứng ra đăng cai tổ chức. Ngoài 5 làng thay nhau đăng cai làm chủ hội, còn có 3 làng khác cũng được mời tham gia đó là làng Hòa Mục (kết chạ với Giáp Nhất), làng Phụng Công ở Văn Giang, Hưng Yên (Giao hảo với Cự Chính) và làng Quan Nhân 2, Thanh Văn, Thanh Oai (kết nghĩa anh em với Quan Nhân Nhân Chính). Một thời gian dài có tới hơn nửa thế kỷ, do điều kiện và hoàn cảnh lịch sử mà sinh hoạt văn hoá truyền thống này gần như vắng lặng trong sinh hoạt của cộng đồng dân cư nơi đây; Lễ hội 5 làng Mọc được khôi phục lại năm 1992 (Làng đăng cai năm đó là Giáp Nhất) sau hơn nửa thế kỷ tưởng như mai một, là lễ hội còn lưu giữ được những phong tục, lễ nghi hội hè của nhân dân lao động vùng ven đô, cũng là địa danh ghi lại nhiều dấu tích lịch sử và chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm , mà nhân dân nơi đây đã góp phần cùng tổ tiên dựng nước và giữ nước.

Lễ hội 5 làng Mọc với tâm thức hướng về cội nguồn, được tổ chức trên tinh thần cộng đồng với việc ứng xử giao tiếp giữa các làng, ý thức về phát triển tài năng văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao... những ý thức này thể hiện rõ nét qua những trò diễn trong lễ hội.

Nghi thức tín ngưỡng của Lễ hội 5 làng Mọc chính là lễ Rước. Ngày khai hội các làng rước Thánh lễ tại đình làng mình rồi rước tới đình làng đăng cai lễ hội năm đó.

Đám rước cờ tàn quạt vả hai hàng, chiêng, trống, lộ bộ... đi theo. Ngựa hồng, ngựa bạch con trước con sau; Ông voi cũng được kéo đi. Cỗ kiệu rước có Đức Thánh ngự ở trên đội mũ dát vàng, trên mũ có hoa văn biểu tượng rồng chầu mặt trời, thân mặc áo bào, cánh tay áo rộng thêu rồng phượng, lưng thắt đai chân đi hia trông rất uy linh.

Cách sắp xếp đội hình cũng có qui định trước sau rõ ràng mà chủ hội là người phải kiểm tra trong suốt quá trình diễn ra lễ hội. Đặc sắc nhất phải kể đến tiết mục "Kiệu bay" với lối múa tạt ngang, tạt dọc, thoắt tới thoắt lui chạy ào ào như bão tố, quay vòng như cơn lốc hết sức thú vị, hết thảy mọi người đứng xem chật lối chật đường cũng phải dạt ra khi kiệu bay tới.

Name:  05.jpg
Views: 3378
Size:  99.9 KB

Khi rước tới đình làng chủ hội mới là nghi thức tế chủ yếu của lễ hội 5 làng Mọc. Chủ tế và đội tế đều được lựa chọn kỹ càng, khắt khe. Chúc văn được đọc tại buổi tế là bài viết kể năm tháng, địa danh, tên, công đức các vị Thánh và cũng nêu mong muốn của khắp dân làng là được Thánh Thần ban phúc lành cho dân, cầu cho mưa gió thuận hoà...Khi tế xong tất cả vào làm lễ rồi rút vào nghỉ ngơi ăn uống, tới chiều thì lại rước Thánh làng nào về làng ấy.

Trong tâm thức của người dân thì lễ hội 5 làng Mọc được tổ chức nhằm mục đích để Thánh của 5 làng được gặp gỡ hàn huyên với nhau, theo truyền thuyết và các Thần phả, Sắc phong còn lại tại các di tích cho biết các vị Thánh của 5 làng đều là những anh hùng dân tộc, có công đánh duổi giặc ngoại xâm giữ yên bờ cõi nên khi dân làng tổ chức lễ hội cũng là dịp để tưởng nhớ công ơn các vị tiền bối.

Sau nghi thức tế lễ thì các trò vui xuân truyền thống của dân cư vùng đồng bằng lại đông vui tấp nập hơn bao giờ hết: Nào trò chơi đu, đấu vật, chọi gà, đánh cờ người trên sân ao đình(Quan Nhân)... có năm còn đón cả đoàn hát quan họ, hát ca trù hay hát chèo về diễn cho bà con xem; các trò hiện đại cũng được tổ chức tại khu vực đình đăng cai như trò biểu diễn xiếc, ảo thuật, chiếu phim...

Cho đến nay lễ hội 5 làng Mọc vẫn giữ được nề nếp gần như xưa, duy chỉ có phần hội hè đình đám là không kéo dài như xưa (có khi tới cả tháng) mà thực hiện theo đúng qui chế về tổ chức lễ hội do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành. Năm 2000 nhân Lễ kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, lễ hội 5 làng Mọc cũng được tổ chức, và tại năm đó các làng đã thống nhất với nhau là lấy năm 2000 làm mốc để tính cho các kỳ Đại hội của những năm kế tiếp. "Kẻ Mọc" nay đã hoà nhịp theo xu thế chung về phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô song vẫn giứ trong mình nét đẹp riêng có của Vùng đất cổ ven đô giầu truyền thống lịch sử văn hoá - cách mạng và tinh thần hiếu học. Câu ca xưa đã ăn sâu vào tiềm thức:

Làng Mọc mở hội tháng Hai
Rước hôm 11,12 rõ ràng
Nhất vui mở hội 5 làng
Để cho thiên hạ phố phường vào xem
Tàn vàng quạt vả sánh bầy
Đuôi nheo phất phới cờ bay hằng hà
Nào là Hương án, Long đình
Phường Bồng, phường trống rập rình theo sau...

và luôn nhắc nhớ có một lễ hội như thế đã từng tồn tại và mãi vẫn tồn tại cùng lịch sử vùng đất này.

Thiết thực chuẩn bị các hoạt động hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, quận Thanh Xuân đã hết sức quan tâm đến công tác xã hội hoá trong công tác đầu tư tu bổ cho các công trình tôn giáo tín ngưỡng, thực hiện công tác giám định cổ vật, chỉ đạo việc đề xuất thành phố gắn biển di tích cách mạng kháng chiến...

Việc tìm hiểu lễ hội làng truyền thống vùng Kẻ Mọc xưa, nay thuộc đất Thanh Xuân càng giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về văn hoá dân gian Thủ đô, xa hơn là văn hoá dân tộc; giúp chúng ta có ý thức hơn trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy nó trong xã hội đương đại.

Phạm Minh Phương


http://www.thanhxuan.gov.vn/city_inf...erid=0&id=3585

Bài được vnmission sửa đổi lần cuối vào ngày 27-03-2010, lúc 10:12
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (27-03-2010), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (28-03-2010), hat_de (27-03-2010), hienthuong (27-03-2010), manh thuong (27-03-2010), minhduc (27-03-2010), Poetry (27-03-2010)
  #3  
Cũ 27-03-2010, 10:35
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Trong đình trong Hòa Mục có nhiều hoành phi câu đối, trong đó có 1 hoành phi viết bằng chữ Hán cổ:

Name:  hoanhphi01.jpg
Views: 4773
Size:  116.7 KB

Theo một số người am hiểu chữ xưa, đó là chữ Đức hợp âm dương (德合陰陽), tạm dịch là "Đức sánh cùng âm dương."
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (27-03-2010), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (28-03-2010), hat_de (27-03-2010), manh thuong (27-03-2010), Poetry (27-03-2010)
  #4  
Cũ 27-03-2010, 11:38
ngotthuha231's Avatar
ngotthuha231 ngotthuha231 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 2,378
Cảm ơn: 224
Đã được cảm ơn 14,754 lần trong 2,495 Bài
Mặc định

Chú ơi, ảnh chú chụp ạ?
Sáng nay lúc 7h30 cháu ra đường (Nguyễn Trãi) cũng thấy đám rước ngoài đường!
Thật là nô nức!

(Mỗi tội tắc đường )
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ngotthuha231 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (27-03-2010), vnmission (27-03-2010)
  #5  
Cũ 27-03-2010, 12:10
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

"Truyền ảnh trực tiếp" mà! Nhưng làng (nay là phường) Hòa Mục ở đây cơ:

Name:  panorama.JPG
Views: 1824
Size:  101.7 KB

Name:  02.JPG
Views: 1859
Size:  60.5 KB

Làng Hòa Mục


(Theo Hà Nội Mới ) (HNMĐT) - Làng Hòa Mục nay đã trở thành phố phường thuộc phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, song vốn là làng Kẻ Đáy - một làng thuộc vùng Mọc cũ, tên chữ là Nhân Mục.

Theo thần tích và lưu truyền dân gian thì làng được hình thành từ thời Hùng Vương.Vào năm 40 sau Công nguyên, làng từng là nơi diễn ra các trận đánh của các tướng Hai Bà Trưng với quân Mã Viện. Có hai nữ tướng của Hai Bà hy sinh tại đây, được dân làng lập miếu thờ, gọi là miếu Hai Cô ả. Hiện trong miếu vẫn còn bia có niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705) ghi việc trùng tu miếu. Trước đây, vào dịp hội, làng rước kiệu ra đây đưa bài vị về đình để tế lễ rồi lại rước trả về.

Làng Hòa Mục còn thờ A Đại nương, tên thật là Phạm Thị Uyển cùng hai em là Phạm Miện và Phạm Huy. Ba chị em là con bà Phùng Thị Thảo - chị ruột của Phùng Hưng người Đường Lâm (Sơn Tây). Năm 721, Phùng Hưng phất cờ khởi nghĩa, ba chị em theo cậu ruột kéo quân về vây và giải phóng thành Đại La. Sau đó, hai ông Phạm Miện, Phạm Huy về làng Kẻ Đáy du ngoạn, thấy kiểu đất đẹp bên bờ sông Tô Lịch bèn dựng hành cung, mua ruộng đất cho làng làm ruộng công để cùng cày cấy. Được ít ngày, hai ông cùng mất (vào ngày mồng 2 tháng Chạp), dân làng lập đền thờ, về sau dựng đình (hiện đình vẫn còn, trùng tu vào năm Duy Tân thứ chín, 1915). Còn bà Phạm Thị Uyển chỉ huy thuỷ quân đánh nhau với quân nhà Đường. Thế giặc mạnh, Bà phải gieo mình xuống sông Tô Lịch tự vẫn, xác trôi về khúc sông Tô thuộc địa phận làng Kẻ Đáy. Dân làng vớt lên chôn và lập ngôi miếu thờ bên bờ sông, sau cùng thờ tại đình với hai người em của Bà. Hiện miếu và mộ Bà vẫn còn, gọi là Điện Dục Anh. Ngôi miếu do ông Nguyễn Văn Nhã - người làng, làm Tuần phủ Bắc Giang bỏ tiền ra xây dựng vào năm 1944.

Vào năm Bính Dần niên hiệu Đoan Khánh (1506), làng này có người con gái có sắc đẹp được tuyển vào cung, làm Hoàng hậu của Vua Uy Mục. Về sau, theo lưu truyền dân gian, vào năm 1509, Tương Dực nổi dậy giết Uy Mục, bà Tùng phải chạy về làng Hồng Mai (nay thuộc quận Hai Bà Trưng) tự vẫn; quân lính về triệt hạ làng Nhân Mục Môn. Dân làng phải chạy đi khắp nơi, trong đó có dòng họ Nguyễn Viết chạy lên làng Đoài Môn (hay Cửa Tây thành Thăng Long, nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy). Sau đó, chỉ có một bộ phận dân trở về làng, nên làng Kẻ Đáy được gọi là Nhân Mục Tàn, hay Tàn Xứ, rồi đổi thành Hòa Mục. Đây là một làng nhỏ, năm 1926 chỉ có 203 nhân khẩu, nhưng vẫn đứng thành một xã độc lập thuộc tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức. Năm 1942 thuộc Đại lý Đặc biệt Hà Nội. Sau Cách mạng Tháng Tám, vẫn là xã độc lập. Năm 1949, làng nhập với hai làng Trung Kính Thượng và Trung Kính Hạ thành xã Trung Kính thuộc quận VI ngoại thành Hà Nội. Năm 1955 xã Trung Kính đổi thành xã Trung Hòa thuộc quận V, năm 1961 thuộc huyện Từ Liêm. Đến năm 1997 xã Trung Kính trở thành phường thuộc quận Cầu Giấy.

Hòa Mục là một làng nhỏ, cả về dân số và diện tích. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, làng chỉ có hơn 40 mẫu ruộng, trong đó, có 10 mẫu ruộng công (ruộng đình, chùa, ruộng lính ...). Do bình quân ruộng đất thấp nên dân làng phải đi mò cua bắt ốc để có thêm nguồn thu nhập. Vào khoảng năm 1930, dân làng học được nghề dệt áo sợi nên làm ăn khá phát đạt, một số nhà đã xây được nhà ngói và góp gạch lát đường làng.

Ngoài đình, miếu, làng Hòa Mục còn có ngôi chùa Linh Thông tự, thường gọi là chùa Thông. Vào cuối năm 1946, trước khi cuộc Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, chùa là nơi làm việc của một số bộ trong Chính phủ.

Ngày nay, Hòa Mục cùng với hai làng Trung Kính Thượng và Hạ đã trở thành phố phường với nhiều khu nhà cao tầng mọc lên - khu đô thị Trung Hoà.

TS. Bùi Xuân Đính


Ngôi làng nghìn năm tuổi giữa thủ đô

Đại Đoàn kết, 14/03/2010

Ngôi làng ghi sử

Cụ bà Đào Nhuận Tỳ, 94 tuổi, một trong những người cao niên nhất của làng cho biết, bao đời nay dân làng Hòa Mục vẫn thờ Ả Đại nương, tên thật là Phạm Thị Uyển cùng hai người em trai là Phạm Miện và Phạm Huy. Ba chị em là con bà Phùng Thị Thảo - chị ruột của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Khi Phùng Hưng phất cờ khởi nghĩa, ba chị em theo cậu ruột kéo quân về vây và giải phóng thành Đại La. Chính nơi này về sau đã chứng kiến sự hi sinh bất khuất của người cháu gái Phùng Hưng, lúc đó đã trở thành vợ của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) - hoàng hậu Phạm Thị Uyển trong cuộc chiến với giặc Đường ven sông Tô Lịch. Với hơn chục thế kỷ tồn tại, Hòa Mục không những chứng kiến bao thăng trầm biến cố của lịch sử dựng nước và giữ nước, mà còn là cuốn sử sống ghi lại những trận chiến chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc. Theo thần tích và lưu truyền dân gian, vào năm 40 sau Công nguyên, Hòa Mục từng là nơi diễn ra các trận đánh của các tướng Hai Bà Trưng với quân Mã Viện. Có hai nữ tướng của Hai Bà Trưng hy sinh tại đây, được dân làng lập miếu thờ, gọi là miếu Hai Cô Ả. Hiện trong miếu vẫn còn bia có niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705) ghi việc trùng tu miếu.

Sử làng Hòa Mục còn ghi lại rằng những năm đánh giặc Minh, có lần thua trận đang đêm vượt sông Tô Lịch, Lê Lợi nghỉ chân qua đêm tại ngôi miếu cạnh bờ sông Tô. Trong cơn mộng, Lê Lợi được một nữ nhân hiện lên báo: “Ta là Hoàng hậu nước Nam, năm xưa đánh giặc phương Bắc tử trận trên sông được người dân thờ ở miếu này. Nay ta sẽ âm phù cho ngài đánh thắng giặc giành lại non sông về cho người nước Nam”.

Name:  07.JPG
Views: 1859
Size:  120.0 KB

Khi Lê Lợi đánh tan quân Minh, lên ngôi vua, ông đã cho xây lại miếu thành đền, ban đạo sắc phong thần cho bà Phạm Thị Uyển. Cuối thế kỷ XVIII, người anh hùng áo vải Quang Trung khi tiến quân từ Đàng Trong ra cũng chọn mảnh đất này để chọc thủng hàng phòng thủ của địch, làm nên cuộc chiến oanh liệt đại phá 20 vạn quân Thanh.

Chứng tích nghìn năm tuổi

Ngược thời gian hàng nghìn năm về trước, Hòa Mục có tên là Kẻ Đáy thuộc vùng Mọc (cũ), có tên chữ là Nhân Mục. Theo các nhà nghiên cứu, địa danh các làng xã cổ xưa quanh thành Thăng Long đều có từ “Kẻ”. Có thể kể ra như Kẻ Mọc (Nhân Mục), Kẻ Cót (Yên Quyết), Kẻ Mẩy (Mễ Trì), Kẻ Bưởi, Kẻ Mơ... Như vậy, trong ý nghĩa của ngôn từ Việt cổ, có thể hiểu từ “Kẻ” ở đây chỉ một cụm dân cư sống trên một địa bàn cụ thể. Ví như Kẻ Mọc là người ở làng Mọc; Kẻ Cót để chỉ người sống ở làng Cót, Kẻ Mơ để chỉ người làng Mơ... Khi các triều đại phong kiến Trung Hoa sang xâm lược, để tiện lợi cho việc ghi chép vào giấy tờ, sách vở (theo chữ Hán), mỗi làng lại phải đặt một tên chữ (âm Hán - Việt). Khác với tên Nôm chỉ có một từ (không kể từ Kẻ đứng trước), tên chữ thường có ít nhất là hai từ. Như vậy, những làng cổ ra đời trước thời Bắc thuộc, nhất thiết phải có hai tên, một tên Nôm (kèm Kẻ) và một tên chữ. Những làng ra đời trong thời kỳ phong kiến thường chỉ có tên chữ, không có tên nôm và không có từ “Kẻ”. Đó là tiêu chí để ta phân biệt những làng cổ ra đời trước thời Bắc thuộc và những làng mới được thành lập sau này. Như vậy, trong hệ thống địa danh các làng cổ Việt Nam, những làng có từ “Kẻ” là những làng xuất hiện sớm nhất. Có thể coi đó là những địa bàn định cư, những đơn vị cơ sở đầu tiên của thời Hùng Vương dựng nước. Căn cứ vào những tài liệu lịch sử này, có thể khẳng định làng Nhân Mục có tuổi đời đến nghìn năm tuổi. Một chứng tích sống là dù trải qua thời gian, chiến tranh, những biến động của thời cuộc, ngôi làng cổ này vẫn lưu giữ được gần như nguyên vẹn những thiết chế văn hoá cổ xưa với quần thể 7 di tích các loại như đình, đền, chùa, miếu... Trong đó đa số các di tích này đã được Nhà nước xếp hạng Di tích quốc gia như đình ngoài, đình trong và đền thờ Dục Anh... Một điều độc đáo là hiện tại làng Hòa Mục vẫn còn lưu giữ được những nhà thờ họ nổi tiếng và một số ngôi nhà cổ trên dưới 200 năm tuổi.

Name:  08.jpg
Views: 1758
Size:  87.3 KB
Liền anh, liền chị Bắc Ninh góp vui

Biết thêm về Hòa Mục, người ta biết thêm về thủ đô ngàn năm văn hiến. Giữa trung tâm Hà Nội, lại có một ngôi làng cổ đến vậy. Còn hơn nửa tháng nữa, vào tháng 2 âm lịch, lễ hội làng Hòa Mục sẽ được diễn ra với các nghi lễ truyền thống như rước kiệu, tế lễ... Không những vậy, du khách còn được “mục sở thị” các trò chơi dân gian như: múa lân rồng, ném còn, leo cột mỡ, đánh đu, bắt vịt... ngay giữa đất thủ đô.

Ông Lai Đức Thụ trưởng ban tổ chức lễ hội làng cho biết, lễ hội làng là dịp để cư dân trong làng bày tỏ lòng thành kính với những bậc tiền nhân đã khai sinh ra làng, cũng là dịp tốt để gắn kết các cư dân trong làng xã đang dần bị chia tách bởi cơn lốc đô thị hoá. Đây cũng là môi trường tốt giáo dục cho thế hệ trẻ trong làng hiểu rõ hơn về truyền thống lịch sử để từ đó yêu và gìn giữ những nét đẹp văn hoá của quê hương.

Trung Hiếu
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (27-03-2010), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (28-03-2010), hat_de (27-03-2010), I_love_HoaMuc (08-04-2011), manh thuong (27-03-2010), minhduc (27-03-2010), Poetry (27-03-2010), Tien (27-03-2010)
  #6  
Cũ 27-03-2010, 12:15
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,584
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Ảnh vệ tinh mới của bác vnmisssion chất lượng cao quá, xin phép được hỏi bác nếu gk muốn có thì làm cách nào.

Xin lỗi vì đã có 1 câu hỏi ko liên quan tới hội làng.

Hẹn gặp lại bác !
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (27-03-2010), vnmission (27-03-2010)
  #7  
Cũ 27-03-2010, 13:30
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

@ Dẻ: Bạn cứ dùng Google Earth loại miến phí thôi!

Các bạn cho hỏi có phải đây là "trầu têm cánh phượng" không?


Name:  trau.JPG
Views: 3516
Size:  45.1 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (27-03-2010), hat_de (27-03-2010), manh thuong (27-03-2010), Poetry (27-03-2010)
  #8  
Cũ 27-03-2010, 13:52
ngotthuha231's Avatar
ngotthuha231 ngotthuha231 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 2,378
Cảm ơn: 224
Đã được cảm ơn 14,754 lần trong 2,495 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi vnmission Xem Bài
Các bạn cho hỏi có phải đây là "trầu têm cánh phượng" không?
Cháu không nhìn rõ lắm (cái kính của cháu đang tai nạn ) nhưng cháu nghĩ là đúng chú ạ.

Vẫn phương pháp Google để xác minh.

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ngotthuha231 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (27-03-2010), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (28-03-2010), hat_de (27-03-2010), manh thuong (27-03-2010), Poetry (27-03-2010), vnmission (27-03-2010)
  #9  
Cũ 28-03-2010, 14:48
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

8 h tối nay, Chủ nhật 28/3, VOV có phóng sự về lễ hội này. Bạn nào quan tâm thì xem nhé!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (28-03-2010), Poetry (28-03-2010)
  #10  
Cũ 28-03-2010, 14:56
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,584
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi vnmission Xem Bài
8 h tối nay, Chủ nhật 28/3, VOV có phóng sự về lễ hội này. Bạn nào quan tâm thì xem nhé!
chắc chắn sẽ có người nghe, ít nhất là de, nhưng VOVđài tiếng nói VN, đài có phát sóng nhiều kênh, bác có thể nói rõ VOV 1 , 2 hay 3 ko
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Cộng hòa Séc Vĩnh Hòa Mỗi kỳ một Quốc gia 1 06-07-2014 15:09
Tem việt nam dân chủ cộng hòa thuybui Cùng nhau giải đáp 1 31-10-2009 09:21
Cộng hòa síp open Bản tin Tem thế giới 19 15-01-2009 08:57
Khánh Hòa Rua Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế ở Việt Nam 1 02-04-2008 23:47
Trịnh Hòa thehung Nhân vật Thế giới 1 27-03-2008 17:34



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.