|
#1
|
|||
|
|||
![]() Giáo hoàng Phaolô VI Trước Công Đồng Vaticanô thứ hai, từng kinh qua một thời gian là cánh tay phải của Giáo Hoàng Pie XII và Giáo Hoàng Gioan XXIII, Giovanni Battista Montini, sinh năm 1897, trở thành Giáo Hoàng sau sáu lượt bỏ phiếu kín của Mật nghị tháng 6 năm 1963, lấy tước hiệu là Phaolô thứ sáu. Vốn có rất nhiều năm kinh nghiệm mục vụ tại Vatican, Phaolô VI trải qua mười lăm năm triều đại giáo hoàng với rất nhiều thách thức mà Giáo hội La Mã phải đối mặt. Cho tới bây giờ, sau khi Đại lễ phong Thánh cho hai Giáo hoàng khác là Gioan XXIII và Gioan Phaolô II đã diễn ra, triều đại của Phaolô VI vẫn như một bước chân thầm lặng mà Giáo hội đã bước đi để nối tiếp từ phiên họp khai mạc Công Đồng của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII cho đến những ngày tháng đầu tiên của môt giai đoạn rực rỡ : triều đại của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Giáo Hoàng Phaolô VI trong dòng lịch sử Giáo Hội La Mã Quang cảnh thành Vatican Quang cảnh thành Vatican Phong bì Sedes Vacantes sau sự ra đi của GH Gioan XXIII Ngày 3/6/1963, GH Gioan XXIII qua đời. Hồng Y Montini rời Milan về Roma dự Mật Nghị ngày 16/6, đến ngụ tại cung điện Castel Galdolfo. Ngày 19/6, Mật Nghị khai mạc. Vòng bỏ phiếu kín bắt đầu từ sáng ngày 20/6. Ngày 21/6, vòng bỏ phiếu thứ sáu đã chọn Montini làm Giáo Hoàng thứ 262 của Giáo hội La Mã: đức Phaolô VI. Hồng Y Ottaviani đọc lời huấn thị: « Annuntio vobis gaudium magnum ; habemus Papam ». Tuyên bố Giáo Hoàng mới được bầu Phong bì kỷ niệm ngày lễ tấn phong Giáo hoàng Ngày 29/9/1963, Kỳ họp thứ hai của Công Đồng được khai mạc. Kỳ họp này chứng kiến sự tham gia đông đảo của các thành phần ngoài Công Giáo, với các đợt họp báo với giới báo chí mỗi ngày. Ngày 4/12 kết thúc kỳ họp này, Phaolô VI thông báo về chuyến hành hương đến Đất Thánh vào năm kế tiếp. Lần đầu tiên kể từ năm 1800, một Giáo Hoàng rời khỏi lãnh thổ nước Ý. Trong các chuyến tông du của mình, Phaolô VI chú trọng thiết lập quan hệ liên tôn giáo. Ngày khai mạc Kỳ họp thứ hai - Công Đồng Vaticano II Khai mạc kỳ họp thứ tư - Công Đồng Vaticano II Bế mạc kỳ họp cuối - Công Đồng Vaticano II Kỷ niệm ngày Công Đồng Vatincano II hoàn tất. Cắt đứt với truyền thống ngồi tại chỗ của ngôi vị Giáo hoàng, ông đã khởi đầu một loạt các cuộc công du qua Thánh địa Giêrusalem (4 đến 6-1) năm 1964. Trong chuyến công du này, ông đã gặp gỡ các thượng phụ của Chính Thống Giáo Ðông Phương. Sau khi viếng đền thờ mồ thánh về, tại tòa khâm sứ Tòa thánh trong khu vực Jordania, ông tiếp Giám mục Benedict, giáo chủ chính thống tại Jesusalem, ông nói: "Chúng ta hãy quên đi quá khứ và hướng về những gì trước mắt chúng ta". Ngày hôm sau, ông đã có cuộc gặp gỡ lịch sử với thượng phụ Athenagoras thành Constantinopolis. Thượng phụ Athenagoras choàng vào cổ Giáo hoàng dấu hiệu hôn hòa bình. Athenagoras đã trao cho Phao lô VI một ảnh tượng thể hiện hai thánh tông đồ Phêrô và Anrê. Đây là lần đầu tiên kể từ cuộc đại ly giáo năm 1054, Giáo hoàng của giáo hội công giáo gặp gỡ Thượng Phụ của thành Constantinopolis. Chính ngày bế mạc công đồng Vatican II, Paulus VI và giáo chủ Athenagoras của Constantinopolis đã cũng một lúc xóa bỏ án "vạ tuyệt thông lẫn nhau", nguyên nhân của vụ ly khai năm 1054. Phaolô VI còn là một Giáo Hoàng gắn bó với chính trị, nhất là đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo. Ông đứng giữa hai xu thế trong đảng: trường phái chống Cộng Sản và trường phái chủ trường hoà bình với chủ nghĩa này. Những mâu thuẫn nảy sinh khiến ông mất đi người bạn Aldo Moro, gieo cho GH Phaolô VI nỗi buồn sâu sắc. Kỷ niệm tổng thống Kenedy tới diện kiến GH Phaolô VI tại Vatican Tông du Mỹ - thăm VP Liên Hợp Quốc. Ngày 4-10-1965, tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc ở New-York, Phaolô VI kêu gọi "không bao giờ để xảy ra chiến tranh nữa" Tông du Mỹ - 1965 Tông du Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 25 tháng 7 năm 1967, Ông có cuộc du hành sang Istanbul và viếng thăm đức thượng phụ giáo chủ Athenagoras của Constantinopolis. Tại đây, ông nói" "Đầu năm nay, chúng tôi kỷ niệm mười chín thế kỷ sứ vụ chứng tá cao cả của hại vị tông đồ Phê-rô và Phao-lô, chúng tôi lại tìm nhau để trao đổi cái "hôn hòa bình" của tình bác ái huynh đệ. Những điểm làm chúng tôi còn phân cách không ngăn cản chúng tôi nhận thức sự hiệp nhất sâu đậm. Đức bác ái phải giúp chúng tôi nhận biết cùng một tiếng nói trên tất cả các điểm dị đồng". Tháng 11, năm 1967, thượng phụ Athenagoras đã có chuyến viếng thăm Roma. Trong hội nghị cả hai đã cùng nói lên ước muốn được nhau cùng phục vụ công lý và hợp nhất đức ái các tín hữu của mình, đã nhắc lại lời của Chúa:"Khi con đến bàn thờ dâng lễ vật..." (Mt 5,23t), hai vị cùng tuyên bố như sau: "...a. Hối tiếc về những lời xúc phạm, những lời trách cứ thiếu nền tảng và những hành vi đáng lên án của cả hai phía, trong và sau những biến cố đáng buồn đó. b. Hối tiếc và xin xóa đi trong ký ức những bản vạ tuyệt thông lẫn nhau. Nó vốn đang là trở ngại chính cho việc xích lại gần nhau trong đức ái, chớ gì chúng được quên đi. c. Hối tiếc về những điều đáng buồn trước đó và những biến cố sau này, chịu tác động bởi nhiều nguyên cớ, nhất là vì thiếu hiểu biết và coi thường lẫn nhau đã đưa đến việc cắt đứt mối hiệp thông của Giáo hội." Tháng 8-1968, Phaolô VI đến Colombia (Bogota và Medellin) nhân dịp hội nghị Giám mục Châu Mỹ Latinh (CELAM). Ông công bố: "Hòa bình có tên gọi là phát triển". Cũng trong hội nghị Medellin, các Giám mục Nam Mỹ Châu đã chọn đứng hẳn về phía người nghèo trong lục địa, kêu gọi một cuộc giải phóng toàn diện (như Maisen cứu dân khỏi nô lệ Ai cập), chiến đấu cho Công lý, cho sự phát triển chân thực để mọi người có điều kiện sống hợp với nhân phẩm hơn... Đây là bước khởi đầu của thần học giải phóng. Tông du Geneve - Thụy Sỹ 1969. Thăm Tổ chức Lao động Quốc tế. Tông du Uganda 1969 Tông hiệu Phaolô VI nói lên con đường mà Hồng Y Montini chọn cho Giáo triều của mình : loan truyền Giáo lý của Giáo hội Công Giáo, giống như những tông đồ tiên khởi. ĐGH Phaolô VI đã tiếp tục các phiên họp còn lại của Công đồng Vaticanô II. Khi phiên họp cuối cùng khép lại, chính Phaolô VI đã đảm trách việc triển khai những kết quả đạt được của Công đồng này. Sự tương tác giữa hai nhiệm vụ : Đổi mới sứ vụ truyền giáo, canh tân Giáo hội và duy trì tối đa sự trung thành của Giáo hội với các giá trị nền tảng – Đức tin Công giáo, đã khiến ông thường phải « bước đi trong những con đường hẹp ». Ngày 30.4.1965, Giáo hoàng Paulus VI công bố thông điệp Mense Maico, kêu gọi giáo dân chạy đến cùng Maria, Nữ vương Hòa Bình, tha thiết xin Mẹ ban hòa bình thế giới. Viếng đền thờ Bonaria - Ý Năm thánh 1975 được mở ra dưới triều Phaolô VI. Năm Thánh này mang ý nghĩa Canh tân và Hoà giải, như được trình bày trong Tông Huấn Gaudete in Domino ("Hãy Vui Mừng Trong Chúa") của ông. Năm Thánh 1975 là Năm Thánh cuối cùng trong lịch sử Giáo Hội mà một vị Giáo hoàng khai mở bằng cách đập búa vào tường che Cửa Thánh ở Ðền Phêrô. Khi kết thúc Năm Thánh 1975, Phaolô VI đã không còn tiếp tục truyền thống xây tường gạch che phủ Cửa Thánh nữa. Tất cả các cải tổ này đã gặp nhiều phản ứng tiêu cực và tích cực. Ðức Phaolô VI đã đau khổ nhiều, nhưng ngài rất can đảm và sẵn sàng lãnh nhận mọi gian khó Chúa gửi cho. Nhờ những cải tổ táo bạo của Ðức Phaolô VỊ, Ðức Gioan Phaolô đệ nhị, không phải người Ý, đã có thể tiếp tục cách dễ dàng hơn công việc canh tân đã được Vị Tiền nhiệm của ngài khởi xướng. Nhân dịp kỷ niệm ngày Ðức Phaolô VI qua đời cách đây 23 năm, ÐHY Paul Poupard, người Pháp, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh phụ trách Văn hóa, vị cộng tác của Ðức Montini trong nhiều năm tại Phủ Quốc vụ khanh, tuyên bố như sau: "Sau hơn 20 năm của Triều Giáo Hoàng, Ðức Phaolô VI vẫn tiếp tục gia tăng sự quan trọng của ngài trong đời sống Giáo hội. Với một ý chí bất khuất, trong một thân thể yếu ớt, ngài đã thực hiện một công việc phi thường trong phục vụ Tin Mừng". Mặc dù tình trạng sức khỏe yếu kém đã giới hạn các sinh hoạt của ông vào cuối thời Giáo hoàng, Phaolô VI được nhớ đến như một khuôn mặt chính yếu đã duy trì sự quân bình giữa việc thể hiện các thay đổi trong Giáo Hội và vẫn giữ Giáo Hội trung thành với truyền thống của mình. Vào ngày 6.8.1978, Phaolô VI qua đời tại điện nghỉ mát mùa Hè Castel Gandolfo ở ngoại ô Rôma, hưởng thọ 81 tuổi, sau khi ở ngôi vị Giáo hoàng hơn 15 năm. Ông đã tiếp nối sự nghiệp của Cố Giáo hoàng Gioan 23 với Công đồng Vatican II (1962-1965) để phục vụ hữu hiệu hơn đoàn Dân Chúa và thế giới trong thời đại mới. Ngày 20.12.2012, Giáo hoàng Biển Đức XVI nâng lên hàng Đấng đáng kính. Cho phép Bộ phong thánh bắt đầu tiến trình phong thánh cho Phaolô VI. Ngày 10.5.2014, Vatican thông báo lễ tấn phong Đức Phaolô VI lên hàng Chân Phước sẽ được diễn ra vào ngày 19 tháng 10 năm nay. Nguồn: http://www.catholic.org.tw http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A...Phaol%C3%B4_VI
__________________
"Because a human being — a person — possesses free will, he is his own master." Bài được temhp88 sửa đổi lần cuối vào ngày 29-06-2014, lúc 05:09 |
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn temhp88 vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
dammanh (05-07-2014), HanParis (29-06-2014), huybh (29-06-2014), manh thuong (29-06-2014), nam_hoa1 (30-06-2014), Ng.H.Thanh (29-06-2014), Poetry (29-06-2014) |
![]() |
Công Cụ | |
Hiển Thị Bài | |
|
|
![]() |
||||
Ðề Tài | Người Tạo Đề Tài | Trả Lời | Bài Mới Nhất | |
Thú chơi nào đang hấp dẫn giới trẻ? | Poetry | Café VietStamp | 2 | 28-06-2013 22:34 |
Đồ Chơi Trẻ Em Trên Thế Giới | HanParis | Các loại khác | 3 | 30-04-2013 15:20 |
Tem & tiền của quốc gia non trẻ nhất thế giới - Nam Sudan | Toan | Bản tin Tem thế giới | 1 | 27-05-2012 21:01 |
Thảm trải sàn hình con tem | chuot_tem | Vòng quanh Thế giới | 0 | 11-02-2011 15:44 |
Những ban nhạc trẻ miền nam thập kỷ 60-70 | THE GUEST | Cuộc sống đó đây | 0 | 31-08-2009 21:52 |