Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Du ngoạn 4 phương cùng VIET STAMP > Nước Việt mến yêu

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #51  
Cũ 16-12-2009, 12:38
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,598
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi manh thuong Xem Bài
... vì theo em biết Việt Nam mình chưa có đủ trình độ chơi con bé A380 đâu.

....
thì iem đã nói rùi mà ... giả sử có đủ phi công trình độ và tiếp viên chi đó...cho dù hệ thống tiếp đón của sân bay có đáp ứng được nhưng ko xây lại mấy cái đường băng thì vứt ... kon A 380 to tổ bố khác nào voi dẫm lên sàn tre ... nó mà đáp xuống Tân Sơn Nhất coi nhưng vụn cái phi đạo hiện ni ra liền ... thôi cho hành khách ... nhày dù cái ù
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (17-12-2009), Dat_stamp (16-12-2011), manh thuong (17-12-2009)
  #52  
Cũ 16-12-2009, 15:46
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi manh thuong Xem Bài
Bác cho em xem nguồn gốc của tư liệu trên được ko, vì theo em biết Việt Nam mình chưa có đủ trình độ chơi con bé A380 đâu.
Nó đây:

"EADS a annoncé, jeudi 12 novembre, avoir signé avec Vietnam Airlines un accord de principe pour la livraison de 4 Airbus A380...L'accord a été signé à l'occasion de la visite de François Fillon à Hanoï, destinée à renforcer les liens commerciaux avec le pays communiste"

Nguồn Tại Đây:
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (16-12-2009)
  #53  
Cũ 17-12-2009, 08:48
manh thuong's Avatar
manh thuong manh thuong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 04-12-2007
Bài Viết : 1,497
Cảm ơn: 25,095
Đã được cảm ơn 7,950 lần trong 1,551 Bài
Mặc định

Cám ơn Bác KVD

em ko đọc được tiếng Pháp nhưng cũng đoán được những ý bác đã post.

Hy vọng điều bác post sớm thành hiện thực và càng hy vọng ngày đó cả em lẫn bác vẫn còn tồn tại trên trái đất để ngắm nhìn tận mắt con A380 mới toang có sơn chữ Viet Nam.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn manh thuong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (17-12-2009), hat_de (17-12-2009)
  #54  
Cũ 17-12-2009, 09:17
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,598
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ke vo danh Xem Bài
Nó đây:

"EADS a annoncé, jeudi 12 novembre, avoir signé avec Vietnam Airlines un accord de principe pour la livraison de 4 Airbus A380....

"
nôm na là EADS đã thông báo vào ngày 12.11 đã kí với VN Airlines 1 hợp đồng nguyên tắc vìa việc mua 4 chiếc Airbus A380...trước em có học lõm bõm giờ quên sạch rùi ...với sự phát triển rầm rập như hiện nay chắc 1 ngày ko xa A 380 sẽ bay qua đầu nhà ta thôi anh MT à ... hy vọng lúc đó anh làm GĐ VN Airlines cho các đàn tem 1 chuyến free vòng quanh VN
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (17-12-2009), manh thuong (17-12-2009)
  #55  
Cũ 17-12-2009, 15:45
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

À quên. Xin lỗi manh thuong nhé! Tuy nhiên đại ý của bản thông tin trên thì giống như những gì kvd đã viết; hoặc như hat_de vừa viết lại.

kvd nghĩ rằng một khi hàng không VN đặt mua loại máy bay này, không phải là ngày trước ngày sau là có thể thả ra bay khơi khơi. Tuy đặt mua rồi, nhưng sau đó vẫn có một thời gian để về suy nghĩ lại để: hoặc tiếp tục tiến tới, hoặc từ bỏ giao kèo. Nếu vẫn tiếp tục duy trì ý định mua, phải có thời gian để...gắn cánh, chong chóng . Sau đó còn phải bay thử vài vòng, trước khi giao cho khách hàng.

Bên người mua, dĩ nhiên sẽ phải chuẩn bị trong thời gian đó: chiêu mộ phi hành đoàn, huấn luyện tiếp viên, xây nhà chứa, lắp ráp phi đạo...và trăm thứ bà dằn khác ! Những chuyện trên sẽ không khó, vì hàng không VN không nghèo. Nhưng cái quan trọng nhất là việc xây cất phi đạo, cũng như nới rộng thêm phi trường cho xứng đáng với tiêu chuẩn quốc tế mới là điều đáng chú ý! Tiêu chuẩn xây dựng và phẩm chất của những công trình đã qua, cho thấy là VN chưa hoàn toàn khắc phục được. Bởi vậy việc lựa chọn nhà thầu đứng đắn, có lương tâm mới là điều phức tạp nhất! Thử tưởng tượng một phi đạo hoành tráng vừa khánh thành, nhưng chỉ qua một trận mưa nhỏ thì đã vữa ra như vôi , thì máy bay nào chạy qua nổi?!

Hy vọng rằng, cho tới khi 4 chiếc A380 được đóng xong, hai phi trường cỡ quốc tế là: Nội Bài - Tân Sơn Nhất sẽ có những bộ mặt xứng đáng với danh xưng. Vì dù sao, đó cũng là bộ mặt rất quan trọng trước cái nhìn...soi mói của khách du lịch năm châu.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (17-12-2009), hat_de (18-12-2009), manh thuong (18-12-2009), Tien (17-12-2009)
  #56  
Cũ 11-03-2010, 01:40
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Hệ thống Bưu chính của vương triều Nguyễn (Thanh Xuân / CGTT&TT)

Một trong những thời kỳ quan trọng của vương triều Nguyễn thế kỷ XIX là từ năm Gia Long thứ 1 (1802) đến năm Tự Đức thứ 4 (1851). Qua thông tin từ các chỉ dụ đã được thi hành của các vua Nguyễn giai đoạn này ghi trong bộ sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, có thể thấy vai trò cai quản và điều hành quốc gia của vương triều Nguyễn có một nét tiến bộ hơn các triều đại trước, đó là thiết lập hệ thống trạm dịch khắp toàn quốc chuyên lưu chuyển công văn phục vụ việc quản lý của triều đình và địa phương, tổ chức chặt chẽ hoạt động bưu chính trên một đất nước rộng lớn nhất so với các thế kỷ trước đó.

Một trong những thời kỳ quan trọng của vương triều Nguyễn thế kỷ XIX là từ năm Gia Long thứ 1 (1802) đến năm Tự Đức thứ 4 (1851). Qua thông tin từ các chỉ dụ đã được thi hành của các vua Nguyễn giai đoạn này ghi trong bộ sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, có thể thấy vai trò cai quản và điều hành quốc gia của vương triều Nguyễn có một nét tiến bộ hơn các triều đại trước, đó là thiết lập hệ thống trạm dịch khắp toàn quốc chuyên lưu chuyển công văn phục vụ việc quản lý của triều đình và địa phương, tổ chức chặt chẽ hoạt động bưu chính trên một đất nước rộng lớn nhất so với các thế kỷ trước đó.

Theo ghi chép tại Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, hoạt động của trạm dịch được đặt dưới sự cai quản của Ty Bưu chính thuộc Bộ Binh để đảm bảo kỷ luật nghiêm minh, chuyển đạt công văn nhanh chóng, an toàn. Điều hành Ty Bưu chính là các chức Chủ sự, Tư vụ do triều đình bổ nhiệm, có các Thư lại giúp việc do án sát ty của các tỉnh cử đến. Mỗi trạm dịch có một trưởng trạm (Dịch thừa) và một phó trạm (Dịch mục) phụ trách, gọi là chức dịch. Người đưa chuyển đưa công văn gọi là phu trạm.

Mạng lưới nhà trạm (tức trạm dịch) lấy kinh thành Huế làm trung tâm, tỏa ra phía Bắc tới biên giới Việt - Trung, phía Nam đến biên giới Campuchia và Vịnh Thái Lan. Các trạm dịch được đặt cách nhau từ 20 đến 36 lý, tức là khoảng 15-25 km. Nhiệm vụ của nhà trạm là chuyển đưa văn thư của chính quyền, tin tức quân sự biên phòng và vận chuyển vật công. Khi cần, nhà trạm còn là nơi cung cấp phương tiện giao thông như ngựa, thuyền cho quan viên qua lại, hoặc là nơi tạm nghỉ chân của sứ giả…

Về phương thức vận chuyển, hoạt động bưu chính có thể sử dụng đường bộ hoặc đường thủy, nhưng chủ yếu vẫn là đường bộ, gọi là lục trạm. Phu trạm thường chạy bộ. Nếu công việc khẩn cấp và trên công văn có chữ “mã thượng phi đệ” thì phu trạm được phi ngựa để chuyển đi. Tùy theo cung đường, mỗi trạm được cấp từ 3 đến 6 con ngựa khỏe và tiền để nuôi ngựa. Các trạm phải chăm ngựa thật cẩn thận chu đáo. Nếu ngựa già yếu, chức dịch nhà trạm phải trình quan sở tại xem xét, xác nhận và bán hóa giá đi, mua ngựa khỏe bổ sung cho đủ số. Nếu ngựa bị bệnh hoặc bị thương tích, nhà trạm phải trình quan tỉnh hoặc quan huyện sở tại cho khám và chữa trị; nếu ngựa chết thì quan sở tại phải xác nhận nguyên nhân, làm giấy cam kết nộp cho bộ Binh, đồng thời mua ngay ngựa mới để bổ sung. Nếu trong một năm, nhà trạm làm chết 1 hoặc 2 ngựa thì trưởng và phó trạm sẽ bị xử phạt 40 roi, nếu để 3 ngựa chết sẽ bị phạt 80 trượng (bị đánh 80 gậy). Nếu trong vòng 3,4 ngày làm chết liền 2 ngựa trở lên mà không do dịch bệnh thì quan cai trạm vừa bị đòn vừa phải bồi thường.


(Còn tiếp)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (11-03-2010), hat_de (11-03-2010)
  #57  
Cũ 11-03-2010, 01:42
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Hệ thống Bưu chính của vương triều Nguyễn (Thanh Xuân / CGTT&TT)

Tại những vùng có giao thông thủy thuận tiện, những nơi có đầm lầy, sông ngòi dày đặc không thể dùng ngựa được, nhất là các tỉnh Vĩnh Long, Định Tường (là một phần của tỉnh Tiền Giang ngày nay), An Giang, Hà Tiên, việc trạm thường dùng đường thủy, gọi là thủy trạm. Tại mỗi thủy trạm thường có từ 9 đến 10 chiếc thuyền có mái che, được đóng chắc chắn, thường xuyên được tu bổ.

Về nhân lực, phu trạm có nhiều loại: phu chạy bộ, phu cưỡi ngựa, phu chèo thuyền,… Ngoài ra có loại phu chuyên võng cáng quan lại đi công vụ, hoặc gồng gánh các vật công,… Phu trạm được tuyển từ dân đinh các làng xã nơi bố trí trạm dịch, theo sự phân bổ của triều đình. Họ được cấp tiền và gạo hàng tháng, được cấp giáo dài và đao nhọn làm vũ khí, được miễn binh dịch và lao dịch. Tùy theo điều kiện đường sá và khối lượng công việc, mỗi trạm dịch thường từ 30 đến 100 phu trạm.

Do yêu cầu an toàn và bảo mật thông tin liên lạc, công văn giấy tờ gửi đi đều được bỏ vào bì dán kín, cuộn lại cho vào một ống tre gọi là ống trạm, miệng ống được niêm phong kín; ống được cho vào túi vải trắng buộc chặt, tại chỗ buộc được gắn cánh kiến, có đóng dấu địa chỉ gửi công văn. Chiếu văn của vua, chỉ dụ thăng bổ quan lại phải được để vào ống trạm có vẽ rồng. Tất cả các công văn đi và đến đều phải được vào sổ mỗi khi đến trạm. Khi chuyển ống trạm đi, người phu nào cũng phải mang theo vài tờ giấy gọi là tờ trát. Trên tờ trát ghi rõ số người chạy trạm, số ống trạm, nơi đến của từng ống trạm. Mỗi khi đến một trạm chuyển tiếp, người phu trạm phải xin đóng ấn chứng nhận thời điểm và số ống trạm được chuyển qua. Căn cứ vào những thông tin đó, các quan chức bưu chính có thể kiểm tra chặt chẽ quá trình chuyển đưa công văn. Đối với những tin tức quan trọng hoặc những việc quân sự cơ mật, phải có vật làm tin gọi là bài trạm. Bài trạm thường được làm bằng ngà hoặc sừng, có khắc chữ “phi tốc”, “hỏa tốc”, nơi đặt điếm trạm…

Nếu có công văn khẩn, các trạm phải tức tốc chuyển gấp, không kể ngày đêm. Mỗi trạm được phát 2 lá cờ màu đỏ thêu chữ “mã thượng phi đệ” để làm hiệu, trên đầu cán cờ có gắn nắm lông đuôi gà trống dài đẹp. Trên đường chạy trạm, cờ hiệu dùng để báo cho dân chúng biết từ xa, tránh đường cho ngựa trạm phi qua. Phu trạm cưỡi ngựa “chạy có cờ”, nếu lỡ gây tai nạn cho người đi đường cũng sẽ được miễn tội.

(Còn tiếp)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (11-03-2010), hat_de (11-03-2010)
  #58  
Cũ 11-03-2010, 01:45
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Hệ thống Bưu chính của vương triều Nguyễn (Thanh Xuân / CGTT&TT)

Việc chuyển giao công văn đúng hạn rất được coi trọng. Thời hạn đi đường của công văn qua hệ thống trạm dịch được quy định chặt chẽ. Chế độ thưởng, phạt cũng rất rõ ràng. Phu trạm chuyển công văn nhanh chóng, sớm hơn thời hạn được thưởng mỗi người một quan tiền. Nếu đến chậm nửa giờ đến 1 giờ rưỡi bị phạt ngay 30 đến 40 roi hoặc nặng hơn tùy mức độ quan trọng của công văn. Quan chức có trách nhiệm nhận ống trạm xong không mở ra xem ngay, làm chậm công việc cũng bị phạt thích đáng. Nếu việc chuyển công văn bị chậm trễ do mưa lụt, phu trạm phải có giấy chứng thực của quan sở tại. Nếu văn thư bị ướt, lỡ công việc, quan sở tại sẽ xử phạt 100 roi người phu nào chuyển ống trạm ấy…

Hệ thống trạm dịch rải khắp con đường thiên lý từ nam ra bắc, có tổ chức chặt chẽ và hoạt động quy củ đã góp phần đảm bảo sự thông suốt về thông tin liên lạc, một yếu tố quan trọng của quyền lực hành chính thời kỳ vương triều Nguyễn. Qua các chiếu chỉ được ban hành thời các vua từ Gia Long đến Tự Đức và các quy định được thực hiện, việc tổ chức, điều hành hoạt động bưu chính đã phản ánh một phần vai trò quản lý hành chính khá hoàn thiện của vương triều Nguyễn thời này, một thành tựu đáng ghi nhận của văn minh dân tộc thế kỷ XIX.

Thanh Xuân

(Theo Kỷ yếu “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX”)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (11-03-2010), hat_de (11-03-2010), kimma (11-03-2010)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.