Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Sinh hoạt BAN CỐ VẤN

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 13-01-2014, 01:24
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định Cách viết Việt ngữ xưa và nay

Tôi vừa nhận được một thắc mắc của Meo Beo gửi riêng để hỏi. Tôi đã trả lời Meo Beo rôì, nhưng thấy vấn đề này nên chia sẻ với tất cả, nên tôi chuyển lên đây để thông tin. The smaller dragon.


Cháu chào bác ah
Thưa bác cháu có đọc một số bài viêt của bác trên diên đàn và được biết bác khá rành vè tem VNCH.
Cháu mới tìm hiểu về dòng tem này và cháu có 1 thăc măc nhỏ mong bác giúp đỡ cháu ạ
Cháu nhân thấy quốc hiệu trên các con tem VNCH quôc hiêu khi được đánh là Viêt - Nam Cọng - Hòa khi thì lại đánh là Việt - Nam Cộng - Hòa.
Và tại sao lại chỉ gach là Việt - Nam Công - Hòa mà không phải gạch là Việt - Nam - Công - Hòa. Cả chữ Bưu chính trên tem cung vậy khi thì có gach là Bưu - Chính nhưng có khi lại k gach va chi ghi môi Bưu Chính
Mong bác giai thich giup chau ah. Cháu cảm ơn bác nhiều ah.



Meo Beo cháu,
Hồi này bác bận, ít vào Diễn Ðàn. Sáng nay, bác vào mới thấy thắc mắc của cháu, nên bác trả lời cháu ngay.

1. CỌNG hay CỘNG? Theo chính tả Việt ngữ, thì phải là CỘNG HÒA. Nhưng thời đệ nhất cộng hòa trong miền Nam thì chính tổng thống Ngô Ðình Diệm lại ra lệnh viết là CỌNG HÒA (không có dấu mũ). Vì thế, những bộ tem phát hành dưới chính thể NÐD thì cháu sẽ thấy đều là Việt Nam Cọng Hòa hết, bắt đầu với bộ NÐD (7.7.1956) đến bộ Khí tượng quốc tế (23.3.1964, nhưng in trong năm 1963).
Sau khi NÐD bị giết (2.11.1963) thì Bưu Ðiện mới trở lại in đúng chính tả là Việt Nam Cộng Hòa, bắt đầu là bộ Thống Nhất (20.7.1964) cho đến 30.4.1975.

2. Việc gạch nối Việt-Nam và Cộng-Hòa mà không gạch nối tất cả 4 chữ. Lý do rất đơn giản đó cháu. Bốn chữ này không phải là một danh từ kép, mà là hai danh từ kép, tức là Việt-Nam và Cộng Hòa. Do đó, không thể để gạch nối tất cả 4 chữ này!

3. Vấn đề gạch nối. Việt ngữ của chúng ta có những từ đơn và từ kép. Có hai cách viết từ kép, là có gạch nối và không có gạch nối. Vì không có tiêu chuẩn chính thức nào về việc viết gạch nối, nên mỗi người viết một cách, mà không hề có cách viết thống nhất như cháu thấy trên các bộ tem VNCH.
Nhưng đã nhiều năm nay, người Việt ở trong nuớc và tại hải ngoại, tất cả đều đã bỏ lối viết có gạch nối vì sự tiện lợi của nó.

Cám ơn cháu đã để ý đến dòng tem VNCH. Nếu cháu còn thắc mắc gì, bác sẵn lòng giải đáp, nếu bác biết.
Chúc cháu mọi điều may mắn và thành công.
The smaller dragon,
California, USA
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
20 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
asahi (13-01-2014), Đêm Đông (13-01-2014), Đinh Đức Tâm (20-01-2014), chie (13-01-2014), dammanh (13-01-2014), Dat_stamp (14-01-2014), exploration (13-01-2014), HanParis (13-01-2014), hijakata (13-01-2014), manh thuong (22-01-2014), meo beo (19-01-2014), MeTemViet (13-01-2014), Ng.H.Thanh (13-01-2014), Nguoitimduong (13-01-2014), Poetry (13-01-2014), stamp-history (13-01-2014), tegiac (21-01-2014), thanhtruc (15-01-2014), Tien (13-01-2014), VAPUTIN (13-01-2014)
  #2  
Cũ 13-01-2014, 12:47
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Hai chữ Cộng hay Cọng đều có nghĩa tương đương (Hán Việt Hiện Đại Dương Hoàng NXB Thanh Niên 2000, Việt-Anh Nguyễn Văn Tạo, NBX Tân Văn Tokyo, 1986).
Người miền Nam xưa kia hay dùng chữ Cọng còn người miền Bắc như bác TAT thì phát âm nặng hơn nên quen dùng chữ "Cộng". Cũng như phi trường Tân Sơn Nhứt sau năm 1975 bị đổi thành Tân Sơn Nhất vậy thôi. Chẳng qua gió đổi chiều.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
14 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (13-01-2014), dammanh (19-01-2014), Dat_stamp (14-01-2014), exploration (21-01-2014), HanParis (13-01-2014), manh thuong (22-01-2014), MeTemViet (13-01-2014), Ng.H.Thanh (20-01-2014), Poetry (13-01-2014), stamp-history (14-01-2014), tegiac (21-01-2014), thanhtruc (15-01-2014), The smaller dragon (18-01-2014), Tien (20-01-2014)
  #3  
Cũ 13-01-2014, 17:23
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Theo Hàn thì chữ Cộng bao giờ cũng có dấu mũ! Có lẻ cách viết thời ông Diệm theo lời bác Rồng kể, ít người Việt ngày nay biết. Còn chữ gạch nối là cách viết của ngày xưa. Từ đôi khi ấy bao giờ cũng có gạch nối, thế nhưng qua thời gian người ta đã đơn giản hóa ngôn ngữ nên xóa bỏ nó đi. Bác nào rành tiếng Hoa sẽ thấy chữ tàu của TQ ít nét hơn hoa tự của nước Trung Hoa Dân Quốc.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (19-01-2014), Dat_stamp (14-01-2014), manh thuong (22-01-2014), MeTemViet (20-01-2014), Ng.H.Thanh (20-01-2014), Poetry (13-01-2014), stamp-history (14-01-2014), tegiac (21-01-2014), thanhtruc (15-01-2014), The smaller dragon (18-01-2014), Tien (20-01-2014), VAPUTIN (21-01-2014)
  #4  
Cũ 13-01-2014, 22:18
hijakata's Avatar
hijakata hijakata vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-01-2013
Bài Viết : 87
Cảm ơn: 370
Đã được cảm ơn 426 lần trong 91 Bài
Mặc định

Theo Hija có từng đọc, thì cái gạch nối đó thường dành cho các danh từ riêng và từ ghép, đặc biệt các từ có yếu tố Hán Việt
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hijakata vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (19-01-2014), Dat_stamp (14-01-2014), HanParis (14-01-2014), manh thuong (22-01-2014), Ng.H.Thanh (20-01-2014), Poetry (13-01-2014), stamp-history (14-01-2014), tegiac (21-01-2014), thanhtruc (15-01-2014), The smaller dragon (18-01-2014), Tien (20-01-2014), VAPUTIN (21-01-2014)
  #5  
Cũ 18-01-2014, 21:29
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

Hãy phân biệt phương ngữ hay thổ ngữ với chuẩn ngữ.

Ðịa phương nào cũng có tiếng nói ảnh hưởng bởi phong thổ và nếp sống của địa phương ấy. Thí dụ như hai câu nói sau đây của người Huế, người ở nơi khác hiểu nổi không?!
- Thưa cụ mự, bọ tui vô rú rút mây về đươn trẹt, bọ tui chộ con cọt, rứa mà nỏ biết ra răng, con cọt lủi, lủi năng lắm, bọ tui mờng rứa thê! Chừ mạ tui cúng con gà, cụ mự qua chút chò bui,
- Mệ cứ thộn ló vô lu, còn lưa, tui này lại!


Nghĩa là:
- Thưa cậu mợ, bố con vào rừng rút mây về đan rá, bố con thấy con cọp, vậy mà chẳng biết sao, con cọp chạy trốn, chạy lẹ lắm, bố con mừng quá! Giờ mẹ con đang cúng con gà, cậu mợ qua chút cho vui.
- Bà cứ dồn luá vô khạp, còn dư ra, con mua lại!

(Trích theo Thổ ngữ tiếng Huế của Phan Thịnh, Người Việt Online, Thứ Sáu 21-3-2008)

Nước ta, tuy may mắn là dân ta nói cùng một ngôn ngữ từ Nam chí Bắc, nhưng vẫn có những tiếng nói địa phương này thì địa phương khác không hiểu, như thí dụ rất cụ thể tôi nêu lên ở trên. Vì thế, chúng ta cần một “chuẩn ngữ” làm tiếng nói chung của cả nước. Trong ngôn ngữ của ba miền thì tiếng miền Bắc nói và nhất là viết ít “sai” nhất. Do đó, xã hội thể hiện qua sách vở, báo chí, đơn từ... người Việt viết theo tiếng miền Bắc, và dĩ nhiên nhiều người ở các địa phương khác không thích hay không chịu. Như phản ứng của Va là “Gió đã xoay chiều.” Không phải thế đâu, Va ơi! Bằng chứng là thấy chữ CỌNG HÒA mới có nguời thắc mắc, chứ có ai thắc mắc khi thấy chữ CỘNG HÒA đâu, phải không?! Tôi may mắn là một cá nhân hội tụ được cả ba yếu tố Bắc Trung Nam, chứ không phải thuần là dân Bắc như Va viết đâu: sinh ở Thanh Hóa (Trung), học tiểu học Vân Hồ Hà Nội (Bắc), và trưởng thành ở Sài Gòn (Nam)!

Những người bạn gốc miền Nam nước Việt tại Mỹ của tôi cho đến nay vẫn viết và nói Tân Sơn Nhứt, nhơn dân, quấc gia, thậm chí còn có một bác sĩ tên là Trần Ngươn Phiêu, đâu có sao?! Nhưng khi viết sách thì họ đều muốn nhờ người sửa chính tả hết! Chính vì thế mà trong thời VNCH, sau khi Tổng Thống Ngô Ðình Diệm mất, thì xã hội miền Nam gồm sách, báo, tạp chí, và trong học đường... đâu đâu cũng viết CỘNG, không còn CỌNG như thời NÐD nữa.

Về tự điển hay từ điển tiếng Việt, chúng ta cần biết rằng tuy số lượng thì nhiều, nhưng không một từ-điển-gia nào có uy lực lớn lao trong xã hội khả dĩ bắt xã hội phải theo đúng họ. Chúng ta tham khảo tự điển hay từ điển chỉ là để theo số đông. Thế thôi! Xin đừng tận tin vào tự điển hay từ điển. Hãy lấy một vài thí dụ về chữ CỌNg hay CỘNG.

1. Ðại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình-Tịnh Paulus Của (Saigon, nxb Rey, Curiol &Cie, 1895) chỉ có mục từ “CỘNG” mà không có “CỌNG” và giải nghĩa chữ CỘNG là “Cán, cuống, ống, chỗ tay cầm: cộng viết, cộng đu đủ, cộng chổi...”
2. Hán-Việt Tự Ðiển của Thiều Chửu (nxb Tp HCM tái bản, 1990) chỉ có mục từ "CỘNG" mà không có "CỌNG" và giải nghĩa chữ CỘNG bộ bát là "cùng, chung, và tính gộp cả các món lại làm một."
3. Từ Ðiển Chính Tả Thông Dụng của nhà ngữ học tốt nghiệp tại Liên Sô Nguyễn Kim Thản (Hà Nội, nxb Ðại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, 1984) lại ghi các chữ “cọng cỏ, cọng rau, cọng rơm,” và “tổng cộng, cộng đồng, cộng hòa, cộng sản, công cộng...”
4. Tầm-Nguyên Tự-Ðiển Việt-Nam của nhà ngữ học Lê Ngọc Trụ (nxb Tp HCM, 1993) người miền Nam chỉ có mục từ “CỘNG” không có “CỌNG.”
5. Từ Ðiển Phương Ngữ Nam Bộ của Nguyễn văn Ái (?) chủ biên, (nxb Tp HCM, 1994) không có hai từ CỌNG hay CỘNG.
6. Từ Ðiển Tiếng Việt Thông Dụng do Nguyễn Như Ý (?) chủ biên (Tp HCM, nxb Giáo Dục, 1996) giải nghĩa “CỌNG là thân, cành của một số cây cỏ: cọng rau muống, nồi canh lều bều mấy cọng rau,” và “CỘNG là gộp lại, gộp thêm vào để thành tổng số: cộng sổ, cộng các khoản chi phí.”

Với những sự khác nhau có khi mâu thuẫn nhau của các tự điển hay từ điển nêu trên, chúng ta chỉ nên tham khảo sách, hơn là cứ phải nhất nhất theo các tác giả, vì mình cốt hòa với số đông trong xã hội, với mục đích là ai cũng hiểu điều mình nói hay viết!

Bài được The smaller dragon sửa đổi lần cuối vào ngày 19-01-2014, lúc 01:30
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
17 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (19-01-2014), Đinh Đức Tâm (20-01-2014), dammanh (19-01-2014), Dat_stamp (19-01-2014), exploration (21-01-2014), HanParis (20-01-2014), hijakata (19-01-2014), manh thuong (22-01-2014), meo beo (19-01-2014), MeTemViet (20-01-2014), Ng.H.Thanh (20-01-2014), Nguoitimduong (19-01-2014), Poetry (19-01-2014), stamp-history (19-01-2014), tegiac (21-01-2014), Tien (20-01-2014), VAPUTIN (20-01-2014)
  #6  
Cũ 20-01-2014, 10:24
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Cám ơn bác TAT đã viết một bài khá công phu. Cháu Va nghĩ vấn đề tại sao đệ nhất cộng hòa dùng cả hai "cộng hòa" và "cọng hòa" là một vấn đề khá thú vị cần tìm hiểu thêm. Tuy vậy xét nhanh về nhiều mặt thì sự xuất hiện của "Việt Nam cọng hòa" trên giấy bạc và tem theo cháu nghĩ phần nhiều là mang tính chính trị, cũng như sau 1975 dùng Nhất thay cho Nhứt vậy thôi. Phương ngữ có khi không phải là vấn đề vì chỉ là tên gọi thôi mà.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (20-01-2014), dammanh (21-01-2014), Dat_stamp (20-01-2014), exploration (21-01-2014), HanParis (20-01-2014), manh thuong (22-01-2014), MeTemViet (20-01-2014), Ng.H.Thanh (20-01-2014), Nguoitimduong (20-01-2014), Poetry (20-01-2014), stamp-history (21-01-2014), tegiac (21-01-2014), The smaller dragon (21-01-2014)
  #7  
Cũ 20-01-2014, 17:47
MeTemViet MeTemViet vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-11-2009
Bài Viết : 331
Cảm ơn: 656
Đã được cảm ơn 3,070 lần trong 332 Bài
Mặc định

MTV có thêm một số tài liệu, xin mang lên để tiện tham khảo:

1. Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị của Lê Ngọc Trụ (Đại Nam tái bản) ghi "cộng" (n) [nôm] là "cuống, thân cây nhỏ mà dài", và "cộng" (h) [hán] là "cùng, chung cùng nhau". Trong sách này cũng có mục từ "cọng" (n) [nôm] là chung cùng, hiệp nhiều số lại một.

2. Tự Điển Chính Tả Tiếng Việt Thông Dụng của Nguyễn Trọng Báu (nxb KH XH 2004) ghi rõ và phân biệt từ "cộng" và "cọng" như ta thường hiểu. Tuy nhiên, trong mục từ "cọng" lại có thêm từ "toán cọng".

MTV nghĩ rằng thời gian trước 1975, hai từ này chưa được phân biệt hoàn toàn, nhất là nói theo giọng miền Nam. Mãi đến sau này mới phân biệt rõ ràng.

Có điều đặc biệt là từ "cọng" trên tem không phải chỉ chấm dứt với bộ "Khí tượng quốc tế" mà các bộ tem của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cũng dùng từ "cọng." Riêng 3 bộ chót lại dùng "cộng"

Một số hình ảnh:










hay ngay cả tem in đè

http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=1837


Bài được MeTemViet sửa đổi lần cuối vào ngày 20-01-2014, lúc 17:54
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn MeTemViet vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (21-01-2014), Dat_stamp (21-01-2014), exploration (21-01-2014), HanParis (20-01-2014), hijakata (21-01-2014), manh thuong (22-01-2014), Nguoitimduong (21-01-2014), Poetry (20-01-2014), stamp-history (21-01-2014), tegiac (21-01-2014), The smaller dragon (21-01-2014), Tien (20-01-2014), VAPUTIN (21-01-2014)
  #8  
Cũ 21-01-2014, 12:53
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

Không ngờ thắc mắc của một thành viên mới đã mở ra một sự bàn thảo hào hứng, rất tốt cho tất cả chúng ta có dịp nhìn lại việc sử dụng tiếng mẹ đẻ và sự tế nhị cũng là nỗi bất đồng vì tinh thần địa phương trong ngôn ngữ.

Cho đến tận hôm nay, Việt Nam chưa hề có một viện hàn lâm nào để có quyền quyết định một “chuẩn ngữ” về tiếng Việt trên toàn quốc. Tuy nhiên, chính quyền và trường học thì sử dụng tiếng miền Bắc trong mọi sinh hoạt xã hội vì sự tiện lợi của nó. Tiếng miền Nam thường sai mẫu tự cuối. Tiếng miền Trung thường sai dấu.

Ðồng thời, trong thực tế, người miền nào vẫn giữ tiếng nói của miền ấy. Như con tâu tắng, tiếng tọ tẹ, nập nà nập nờ... thay vì con trâu trắng, tiếng trọ trẹ, lập là lập lờ của người vùng biển Thái Bình miền Bắc. Như đi gồi, con cá gô thay vì đi rồi, con cá rô của người Vĩnh Long miền Nam. Thử hỏi thứ tiếng địa phương như thế mấy người vùng khác hiểu được?

Ðó là những phương ngữ, tức tiếng nói ở một địa phương, không thể gọi bằng một thứ danh hiệu nào khác đâu. Thỉnh thoảng chúng ta thấy người miền này thắc mắc về sự sử dụng chữ Việt của người miền khác vì không cùng một địa phương là thế. Như Tegiac thắc mắc chữ CỌNG trong tem VN thời NÐD.

Sự chia sẻ của Va và MeTemViet làm Diễn Ðàn thêm sôi động hào hứng. Nhưng cả hai đều có những hiểu lầm mà tôi nghĩ là do cả hai không sống qua thời điểm ấy nên bây giờ chỉ “nghĩ” mà không có kinh nghiệm sống thực tế.

Kinh nghiệm sống thực tế trong xã hội miền Nam từ năm 1954 đến năm 1963 là CỌNG (đúng ra chỉ trên giấy tờ như Va đã nhận xét thấy trên tem thư, do lệnh của NÐD, còn trong xã hội thì ít người chấp nhận: hãy đọc sách vở báo chí tư nhân thời ấy thì biết) và từ 1963 đến 1975 là CỘNG. Ngoài ra, giấy bạc thời VNCH không có quốc hiệu đâu, mà chỉ có tên ngân hàng phát hành, tức “Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam” mà thôi.

Về chi tiết thì tôi phải công bằng mà nói không phải đợi đến sau 1975 thì NHẤT mới thay NHỨT đâu. Mà tùy người thuộc miền nào. Dân gốc Bắc thì viết và nói NHẤT, NHÂN... còn dân miền Nam thì viết và nói NHỨT, NHƠN... Theo tôi, cách viết và nói này đến hôm nay vẫn thế thôi, không một ai hay một sắc lệnh nào có thể thay đổi được đâu.

Chuyện CỌNG và CỘNG trên tem bưu chính thì MeTemViet quên một điều, là MeTemViet nói về hai dòng tem khác nhau: Việt Nam Cộng Hoà và Cọng Hòa Miền Nam Việt Nam dù cả hai đều dưới vĩ tuyến 17. Nhưng so sánh hai dòng tem này trên cùng một mặt bằng được sao?! Còn chập hai dòng tem khác nhau vào làm một để đi đến kết luận là cách người Mỹ thường nói vui là “so sánh cam với táo đó!”

Còn tôi, tôi chỉ thống nhất một dòng tem khi kết luận mà?!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (21-01-2014), Dat_stamp (21-01-2014), exploration (21-01-2014), manh thuong (22-01-2014), Nguoitimduong (21-01-2014), Poetry (21-01-2014), stamp-history (21-01-2014), tegiac (21-01-2014), VAPUTIN (21-01-2014)
  #9  
Cũ 21-01-2014, 21:09
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Về tiền thì Va viết nhầm: không phải giấy bạc mà trên đồng bạc


1960 50 Su NGÔ ĐÌNH DIỆM


1963 50 Xu



1966



Đồng kẽm 10 đồng năm 1963 "Việt Nam Cọng Hòa"



1975


Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 21-01-2014, lúc 21:12
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (22-01-2014), Nguoitimduong (21-01-2014), Poetry (22-01-2014), stamp-history (21-01-2014), The smaller dragon (02-02-2014)
  #10  
Cũ 21-01-2014, 21:22
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Kinh nghiệm sống thực tế trong xã hội miền Nam từ năm 1954 đến năm 1963 là CỌNG (đúng ra chỉ trên giấy tờ như Va đã nhận xét thấy trên tem thư, do lệnh của NÐD, còn trong xã hội thì ít người chấp nhận: hãy đọc sách vở báo chí tư nhân thời ấy thì biết) và từ 1963 đến 1975 là CỘNG.
Thưa bác TAT, ông Diệm chết trước khi cháu Va ra đời nhưng dường như không có gì để chứng minh ông Diệm đã ra lệnh phải viết "Cộng" thành"Cọng". Bằng chứng là có rất nhiều giấy tờ của Đệ nhất cộng hòa vẫn còn lưu trữ đến ngày nay mà diển hình là luật 10/59 trong đó vẫn ghi rõ Việt Nam Cộng Hòa. Cháu Va vừa xem lại hơn chục tài liệu VNCH thời Đệ nhất cộng hòa và thấy rằng tất cả đều dùng chữ Cộng hòa. Vậy từ "Cọng hòa" xuất hiện khá hiếm hoi. Từ đó người ta có thể có hai cách giải thích: một là từ "cọng hòa" được xã hội chấp nhận song song với từ cộng hòa nhưng ít người dùng và thứ hai là nó xuất hiện chẳng qua là một lỗi kỹ thuật thuần túy .




Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 21-01-2014, lúc 21:31
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (22-01-2014), Poetry (22-01-2014), stamp-history (21-01-2014), The smaller dragon (02-02-2014)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Những bài viết về Bưu điện Trường Sa Poetry Bưu chính Việt Nam 4 14-07-2019 00:22
Mời cộng tác viết bài Nguoitimduong Bảng tin Viet Stamp 9 23-09-2013 02:18
Cần mua sách viết về tem kadic Thư viện Sách - Báo Tem 0 17-04-2012 21:13
Bảo tồn loài Hổ Đông Dương - Bài viết tưởng nhớ Hổ Lâm Nhi choitemchuoi Truyền thông về BVĐVHD qua Tem & vật phẩm sưu tập khác 4 06-03-2012 09:48
Những cuốn sách viết về tem anton8887 Thư viện Sách - Báo Tem 4 25-05-2011 01:07



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.