Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế > Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế trên Thế giới

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #11  
Cũ 23-09-2010, 12:11
hoang.le's Avatar
hoang.le hoang.le vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 09-07-2010
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 78
Cảm ơn: 2,782
Đã được cảm ơn 783 lần trong 92 Bài
Mặc định

Câu hỏi của chú Đàm Mạnh hay quá!

Hôm qua cháu vò đầu bứt tai mãi mới viết được bài viết về ba mươi sáu kế, hôm nay cháu vặt trụi nốt chỗ tóc còn sót lại trên đầu để tìm câu trả lời cho hai câu hỏi của chú Mạnh (bây giờ còn mỗi một cọng chú ơi), đọc đi đọc lại mà vẫn chưa thấy ưng ý, mong chú và mọi người góp ý thêm:

Về con số ba mươi sáu kế, cháu tìm thấy bài thơ này:

"Trên tay lần túi cẩm nang,
Rõ rành ba sáu từ Càn sinh ra
Thiên Cang lục lục ấy là
Biến thành Địa Sát tám ba ba thành,
Thắng mà thận mật chớ khinh,
Địch ta ta địch ngọn ngành không sơ,
Công phao dọa nạt bất ngờ,
Hỗn hào tịch mịch ngồi chờ sấm vang,
Xoay quanh lại thấy một Càn,
Khép vào Tịnh, Bại chu toàn một phen"

Ngẫm nghĩ mãi mới hiểu 4 câu đầu, còn lại xin được nhờ mọi người chỉ giáo.

Về thứ tự sắp xếp thì quả thật có rất nhiều sách vở ghi chép, mỗi sách ghi mỗi kiểu, nhưng tựu trung có hai cách sắp xếp:

- Sắp xếp theo kiểu liệt kê (như bài viết trên của cháu)
- Sắp xếp theo nhóm như dưới đây:

Thắng chiến kế

01/ Man thiên quá hải : Giấu trời qua biển, lợi dụng sương mù để lẩn trốn
Gia Cát Lượng dùng một biến thể là kế Thuyền cỏ mượn tên để lừa lấy tên của Tào Tháo trong trận Xích Bích.

02/ Vây Ngụy cứu Triệu : Để cứu nước Triệu thì cần mang quân vây nước Ngụy
Thời Chiến Quốc, Bàng Quyên đem quân nước Ngụy tấn công nước Triệu rất gấp. Tôn Tẫn, bạn học cũ của Bàng Quyên, bày kế cho nước Tề đem quân vây nước Ngụy, y rằng Bàng Quyên phải kéo quân về giải vây, nước Triệu được cứu.

03/ Tá đao sát nhân: Mượn dao giết người, mượn tay người khác để giết kẻ thù
Thời Tam Quốc Tào Tháo ghét Nễ Hành tính tình ương bướng không chịu khuất phục bèn cử ông ta đến chầu Lưu Biểu. Quả nhiên Nễ Hành làm Lưu Biểu tức giận rồi bị giết.

04/ Dĩ dật đãi lao : Lấy khỏe, nhàn để đối phó với mỏi mệt
Trong Trận Phì Thủy, Phù Kiên đem một triệu quân tấn công nhà Tấn. Tuy nhiên Tạ An, Tạ Huyền nắm vững tinh thần Dĩ dật đãi lao nên dùng quân Tấn ít hơn nhưng tinh nhuệ, có trật tự, được nghỉ ngơi, đánh cho Phù Kiên đại bại.

05/ Sấn hỏa đả kiếp : Tranh thủ nhà cháy mà đánh cướp, lợi dụng lửa để hành động
Trước trận Xích Bích, Lưu Bị chỉ là một lãnh chúa nhỏ nắm trong tay một thành Tương Dương người thưa quân ít. Lợi dụng thất bại của Tào Tháo ở Xích Bích, Lưu Bị tung quân chiếm Kinh Châu rồi từ đó phát triển thế lực ngang bằng với Tào Tháo, Tôn Quyền.

06/ Thanh Đông kích Tây : Giương Đông kích Tây, vờ đánh một hướng nhưng thực chất là đánh hướng ngược lại
Sau trận Xích Bích, Gia Cát Lượng cho quân đốt lửa trong đường hẻm Hoa Dung để Tào Tháo nghi ngờ rằng quân Lưu Bị dùng kế giương Đông kích Tây rồi chọn chính đường Hoa Dung để rơi vào bẫy của quân Quan Vũ.

Địch chiến kế :

07/ Vô trung sinh hữu : Không có mà làm thành có
Trong Trận Phì Thủy, để khỏa lấp sự chênh lệch lớn về quân số, Tạ An, Tạ Huyền tung quân Tấn tấn công sớm lực lượng quân Tần của Phù Kiên để tạo ra cảm giác rằng quân Tấn đông đảo không kéo gì quân Tần. Quân Tần vì thế mà hỗn loạn sợ hãi tới mức tưởng tiếng hạc kêu là tiếng quân địch la hét, tưởng cỏ cây lay động là quân Tấn mai phục. (Phong thanh hạc lệ, Thảo mộc giai binh).

08/ Ám độ Trần Thương : Chọn con đường, cách thức tấn công mà không ai nghĩ tới
Thời Hán-Sở tranh hùng, Lưu Bang bị Hạng Vũ ép vào đóng quân trong vùng Ba Thục hẻo lánh khó ra được Trung Nguyên. Hàn Tín bèn bày kế vờ sửa đường sạn đạo nhưng lại ngầm dẫn quân đi đường hẻm để đánh úp ải Trần Thương, mở đường ra Trung Nguyên cho quân Hán.

09/ Cách ngạn quan hỏa : Đứng cách bờ để xem lửa cháy, để yên cho kẻ địch tự rối loạn
Sau Trận Quan Độ, Viên Thiệu đại bại trước Tào Tháo rồi chẳng bao lâu qua đời. Các con của Viên Thiệu là Viên Thượng, Viên Hy chạy tới nương nhờ Công Tôn Khang. Có người khuyên Tào Tháo thừa thắng tấn công để bắt nốt Viên Thượng, Viên Khang, Tào Tháo cho rằng không cần vội vì sớm muộn gì trong nội bộ địch cũng có loạn và rút quân. Quả nhiên Công Tôn Khang thấy Tào Tháo rút quân bèn chém đầu Viên Thượng, Viên Hy và xin hàng Tào Tháo.

10/ Tiếu lý tàng đao : Cười nụ giấu dao, lập mưu kín kẽ không để kẻ địch biết
Tể tướng của Đường Huyền Tông là Lý Lâm Phủ có bề ngoài và xử sự hết sức hòa nhã, thân thiện nhưng thực chất lại là người cực kì nham hiểm, dùng mọi thủ đoạn để triệt hạ các đối thủ chính trị khác. Hành động của Lý Lâm Phủ về sau được mô tả bằng câu thành ngữ "Miệng nam mô, bụng bồ dao găm" ("Khẩu phật phúc kiếm", 口蜜腹剑).

11/ Lý đại đào cương : Mận chết thay đào, đưa người khác ra thế thân gánh vác tai họa cho mình
Thời Tam Quốc, Tào Tháo nghiêm cấm quân mình phá hại mùa màng dân chúng nếu không sẽ bị xử tội chém. Một lần dẫn quân qua ruộng lúa, con ngựa của Tào Tháo vì hoảng sợ mà dẫm nát một khoảnh lúa lớn. Tào Tháo hỏi quan giám sát về cách xử tội, quan giám sát nghị tội của Tào Tháo đáng chết nhưng tính mạng của thừa tướng đáng trọng hơn vì vậy chém tóc để thay thế. Từ đó quân lính của Tào Tháo sợ hãi luật lệ nghiêm minh mà tuân thủ kỉ luật.

12/Thuận thủ khiên dương : Thuận tay bắt dê, phải tranh thủ nắm lấy cơ hội nằm trong tầm tay
Thời Tam Quốc Lưu Chương là thứ sử Ích Châu nhưng lại có tính tình nhu nhược. Gia Cát Lượng bèn khuyên Lưu Bị tận dụng mối quan hệ họ hàng xa để làm quen với Lưu Chương để rồi từ đó "thuận tay bắt dê" chiếm lấy Ích Châu làm chỗ dựa.

Công chiến kế

13/ Đả thảo kinh xà : Đánh cỏ động rắn, tấn công vào xung quanh kẻ địch khiến chúng hoảng sợ mà lộ diện

14/Tá thi hoàn hồn : Mượn xác trả hồn, mượn thân xác khác để đưa hồn về
Thời Tam Quốc quân Tào Ngụy nhờ tài năng chỉ huy của Chung Hội và Đặng Ngải mà chiếm gần như toàn bộ nước Thục Hán. Đại tướng nhà Thục là Khương Duy bèn giả đầu hàng với hy vọng mượn xác trả hồn, lợi dụng quân Ngụy để khôi phục đất nước. Tuy nhiên mưu kế của Khương Duy không thành, ông bị giết còn nước Thục hoàn toàn mất về tay Tào Ngụy.

15/ Điệu hổ ly sơn : Lừa cho hổ ra khỏi núi, khiến kẻ địch ra khỏi nơi ẩn nấp để dễ bề tấn công
Thời Tam Quốc Trương Phi được lệnh dẫn quân vào Ích Châu để hỗ trợ Lưu Bị. Trên đường tiến quân Trương Phi bị Nghiêm Nhan lợi dụng địa thế hiểm yếu để ngồi trong thành phòng thủ. Trương Phi bèn lập kế giả say dụ Nghiêm Nhan dẫn quân ra ngoài thành và đánh bại.

16/ Dục cầm cố túng : Muốn bắt thì phải thả
Thời Tam Quốc, Mạnh Hoạch làm phản khiến Thục Hán bất ổn. Để thu phục Mạnh Hoạch, Gia Cát Lượng đã bảy lần bắt, bảy lần thả (thất cầm thất túng, 七擒七纵) Mạch Hoạch khiến Mạch Hoạch đội ơn mà không dám làm phản nữa.

17/Phao chuyên dẫn ngọc : Ném gạch đưa ngọc đến, đưa miếng nhỏ ra để dụ địch nhằm đạt cái lợi lớn hơn

18/ Cầm tặc cầm vương : Bắt giặc bắt vua :

Hỗn chiến kế

19/ Phủ để trừu tâm : Rút củi đáy nồi, đánh tiêu hao hậu cần để làm quân địch dần phải thua

20/ Hỗn thủy mạc ngư : Đục nước bắt cá, lợi dụng tình thế để ra tay đạt mục đích
Trong Trận Phì Thủy, sau khi nhận thấy quân Tần rối loạn sau đợt tấn công phủ đầu của quân Tấn, Tạ Huyền quyết định tận dụng thời cơ tung toàn lực tấn công, kết quả là quân Tần đại bại dù đông quân gấp 10 lần quân Tấn.

21/ Kim thiền thoát xác : Ve sầu lột xác, sử dụng bộ dạng mới để làm quân địch bất ngờ trở tay không kịp

22/ Quan môn tróc tặng : Đóng cửa bắt giặc, dồn giặc vào thế bí không thể chạy thoát
Thời Chiến Quốc, Tôn Tẫn và Bàng Quyên ban đầu là hai học trò cùng thầy Quỷ Cốc tử, nhưng sau đó trở thành cừu thù và là địch thủ chính của nhau trên chiến trường. Trong trận chiến quyết định, Tôn Tẫn sai quân Tề dùng kế rút bếp để lừa Bàng Quyên và quân Ngụy tiến sâu vào đường hẻm Mã Lăng. Khi toàn bộ quân Ngụy đã rơi vào bẫy phục kích, Tôn Tẫn sai bịt đường hẻm và bắn tên, quân Ngụy đại bại, Bàng Quyên cũng bỏ mạng trong đám loạn tên.

23/Viễn giao cận công : Xa thì giao thiệp, gần thì dùng vũ lực
Thời Chiến Quốc, tể tướng nước Tần là Phạm Thư đề ra kế viễn giao cận công, theo đó với các nước gần, Tần sẽ dùng vũ lực uy hiếp, chiếm thành chiếm đất, với các nước xa không đem quân đi được thì lại dùng ngoại giao dụ dỗ làm đồng minh. Cứ như vậy Tần nhanh chóng trở thành bá chủ của cả 6 nước chư hầu, tạo điều kiện cho Doanh Chính thống nhất Trung Quốc sau đó.

24/Giả đạo phạt Quắc : Mượn đường giệt Quắc, lợi dụng hòa hoãn địch để rồi quay lại tấn công bằng lợi thế do chính địch tạo ra cho mình
Tấn Hiến Công theo lời Triệu Yến mang đồ vàng ngọc hối lộ nước Ngu với lý do mượn đường nước Ngu để đánh nước Quắc, thực chất là Tấn Hiến Công sợ Ngu sẽ sai quân cứu nước Quắc. Sau khi Tấn đánh tan nước Quắc, Ngu chỉ còn trơ trọi một mình, Tấn Hiền Công bèn đem quân quay về diệt nốt nước Ngu.

Tịnh chiến kế

25/Thâu lương hoán trụ : Trộm rường thay cột, phá hủy cơ sở của địch

26/Chi tang mạ hòe : Chỉ cây dâu để mắng cây hòe, còn có biến thể khác là chỉ chó mắng mèo, tấn công gián tiếp kẻ địch thông qua một trung gian khác
Thời Tam Quốc trong lúc Tào Tháo đang đem quân đi đánh Viên Thuật thì lương thảo thiếu thốn, binh lính kêu than. Thấy vậy Tào Tháo mới lập kế đổ tội cho quan coi lương Vương Hậu là lừa dối trong cấp phát lương rồi chém lấy đầu Vương Hậu. Quân Tào từ đấy sợ không dám kêu ca nữa mà hết lòng đánh Viên Thuật.

27/ Giả si bất điên : Giả ngu chứ không điên, làm cho quân địch coi thường mình mà không đề phòng
Thời nhà Tống, Nùng Trí Cao tự xưng đế ở phuơng Nam, hoàng đế nhà Tống phái quân đánh nhiều lần không được. Đại tướng Địch Thanh bèn bày kế giả đò sợ hãi làm quân của Nùng Trí Cao lơi là phòng bị, tức thì quân Tống tấn công đánh bại quân Nùng Trí Cao.

28/ Thượng ốc trừu thê : Lên nhà rút thang, còn có biến thể khác là qua cầu rút ván

29/Thụ thượng khai hoa : Trên cây hoa nở :

30/ Phản khách vi chủ : Từ chỗ là khách biến thành vai chủ, lấn dần dần đất của địch để đến chỗ địch không còn chỗ đứng
Trong chiến dịch chiếm Hán Trung của Lưu Bị, Pháp Chính đã quân sư cho Hoàng Trung dùng kế phản khách vi chủ để cuối cùng chém chết được đại tướng của Tào Ngụy là Hạ Hầu Uyên.

Bại chiến kế

31/Mỹ nhân kế : Dùng gái đẹp để làm rối loạn quân địch
Thời Xuân Thu, Câu Tiễn nước Việt bị Ngô vương Phù Sai đánh cho suýt mất nước. Phạm Lãi và Văn Chùng bèn hiến kế cho Câu Tiễn dâng mỹ nhân nổi tiếng của nước Việt là Tây Thi cho Phù Sai khiến Ngô vương vì đam mê tửu sắc mà bỏ bê việc chính sự, tạo thời cơ cho Câu Tiễn trả thù.

32/Không thành kế : Trong hoàn cảnh thành không có quân lại bị quân địch uy hiếp thì phải dùng những hành động kì lạ, trầm tĩnh khiến quân địch khiếp sợ tưởng có mai phục mà bỏ đi
Kế này gắn liền với điển cố về Gia Cát Lượng trong Tam quốc diễn nghĩa. Theo đó trong lúc Gia Cát Lượng đang giữ ngôi thành trống không có phòng thủ thì Tư Mã Ý bất chợt kéo quân đến. Đánh vào tính đa nghi của Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng đã sai mở toan cổng thành, trên tường thành chỉ cắm tinh kỳ, lại sai người quyét dọn trước cổng làm như không có sự đe dọa của quân Ngụy. Cuối cùng Tư Mã Ý vì nghi ngờ mưu kế của Gia Cát Lượng nên đã rút quân, bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một để bắt sống địch thủ chính trên chiến trường.

33/ Phản gián kế : Lợi dụng kế của địch để biến thành kế của mình
Thời Tam Quốc, Tào Tháo phái Tưởng Cán, bạn học cũ của Chu Du sang Đông Ngô để dò xét lực lượng đối phương. Chu Du đoán được mưu của Tào Tháo nên đã sử dụng chính Tưởng Cán để làm Tào Tháo nghi ngờ hai hàng tướng cực kì thông thạo thủy binh của Kinh Châu để rồi giết hai người đó.

34/ Khổ nhục kế : Tự làm mình khổ nhục để đánh lừa quân địch
Câu Tiễn sau khi thất bại trước Phù Sai thì hết lòng tận tụy phục vụ Phù Sai như người hầu, thậm chí nếm cả chất thải của Phù Sai để giúp thầy thuốc khám bệnh cho Ngô vương, tất cả chỉ để che dấu sự chuẩn bị trả thù của nước Việt.

35/ Liên hoàn kế : Sử dụng nhiều kế liên tiếp, muốn chiến thắng phải biết móc nối nhiều kế với nhau
Liên hoàn kế gắn liền với giai thoại về Vương Doãn do La Quán Trung kể lại trong Tam quốc diễn nghĩa. Vì thấy Đổng Trác quá bạo ngược hung tàn nên Vương Doãn sử dụng liên hoàn kế trong đó có mỹ nhân kế gửi Điêu Thuyền vào chia rẽ hai bố con nuôi Đổng Trác và Lã Bố, sau đó dùng kế đục nước bắt cá khơi gợi ở Lã Bố sự thù địch với bố nuôi để rồi cuối cùng chính Lã Bố cầm kích đâm chết Đổng Trác.

36/ Tẩu vi thượng sách : Gặp kẻ địch mạnh thì kế chuồn là thích hợp hơn cả trong 36 kế

Thứ tự các kế sách trong cả hai cách sắp xếp đều không cố định (ngay cả tên gọi cũng có thể hơi khác một chút), duy nhất chỉ có kế thứ ba mươi sáu là cố định, bao giờ cũng là Tẩu kế (một số sách gọi là Tẩu vi thượng). Như hình người xưa không thích bại trận theo cách này, hoặc cách này là cách cuối cùng được áp dụng sau khi các kế khác không thành nên mới luôn được xếp ở cuối chăng?

Bài được hoang.le sửa đổi lần cuối vào ngày 23-09-2010, lúc 15:08
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hoang.le vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (24-09-2010), dammanh (24-09-2010), hat_de (23-09-2010), herby (26-09-2010), huuhuetran (24-09-2010), huybuixuan (23-09-2010), kaka (23-09-2010), manh thuong (23-09-2010), nam_hoa1 (23-09-2010), Nguoitimduong (24-09-2010), Poetry (23-09-2010), thehung (24-09-2010)
  #12  
Cũ 23-09-2010, 14:05
huybuixuan's Avatar
huybuixuan huybuixuan vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-02-2010
Đến từ: TP. Hoa phượng đỏ
Bài Viết : 201
Cảm ơn: 312
Đã được cảm ơn 1,326 lần trong 215 Bài
Mặc định

cao thủ. không thể một lời mà diễn tả hết. cao thủ. Bài thơ thì hiểu rồi. xuất phát từ lý số Trung QUốc. Còn tên của các nhóm kế thì tại sao lại đặt như vậy hả bạn hoang.le
__________________
Nỗi niềm biết tỏ cùng ai.

Bài được huybuixuan sửa đổi lần cuối vào ngày 23-09-2010, lúc 14:08
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn huybuixuan vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (24-09-2010), dammanh (24-09-2010), hat_de (23-09-2010), hoang.le (23-09-2010), huuhuetran (24-09-2010), kaka (23-09-2010), nam_hoa1 (23-09-2010), Nguoitimduong (24-09-2010), Poetry (23-09-2010)
  #13  
Cũ 23-09-2010, 16:58
hoang.le's Avatar
hoang.le hoang.le vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 09-07-2010
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 78
Cảm ơn: 2,782
Đã được cảm ơn 783 lần trong 92 Bài
Mặc định

Câu hỏi này cũng hay quá là hay.

Cọng tóc cuối cùng trên đầu mình cũng rụng nốt rồi bạn huybuixuan ơi.

Thực ra đọc lại hai bài viết của mình mới thấy kiến thức của bản thân còn nông cạn, bài viết thật lung tung, chẳng qua là cóp nhặt, không có tính thuyết phục, không thể xứng đáng với hai chữ "cao thủ" mà bạn đã ưu ái dành cho mình.

Nếu so sánh kỹ giữa hai bài viết, chúng ta sẽ thấy có tên một số kế sách không trùng nhau (ví dụ như Tiếu lý tàng đao, giả đạo phạt Quắc, ...), bởi vì "Ba mươi sáu kế" có rất nhiều bản khác nhau, lại có rất nhiều dị bản, lại có cả ba mươi sáu đối kế, vân vân và vân vân. Có lẽ phải nhờ các bác, các chú, những người nghiên cứu sâu xa về vấn đề này trên diễn đàn giải thích giúp?

Lại nói về tên của các nhóm kế, mình cũng không tìm thấy tài liệu nào ghi lại một cách cặn kẽ, chắc phải nhờ người giỏi tiếng Trung Quốc giải thích. Mình chỉ có một tài liệu dịch ra tiếng Anh như thế này:

- Thắng chiến kế (Winning Stratagems): nhóm mưu kế áp dụng khi đang ở thế thắng
- Địch chiến kế (Enemy Dealing Stratagems): nhóm mưu kế áp dụng trong quan hệ với đối phương
- Công chiến kế (Attacking Stratagems): nhóm mưu kế áp dụng trong tấn công
- Hỗn chiến kế (Chaos Stratagems): nhóm mưu kế áp dụng trong thời điểm hay tình thế hỗn loạn
- Tịnh chiến kế (Proximate Stratagems): mình chưa biết nên gọi là gì (nhưng có người lại đọc là tính chiến kế tức là kế liên minh, liên kết để chiến đấu)
- Bại chiến kế (Defeat Stratagems): nhóm mưu kế áp dụng khi đang ở thế bại

Ôi, ôi, càng viết càng thấy lung tung, mong có ai trên diễn đàn giải thích rõ hơn để em có thể "vén mây nhìn thấy ánh mặt trời" được chăng?

Bài được hoang.le sửa đổi lần cuối vào ngày 24-09-2010, lúc 09:02
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hoang.le vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (24-09-2010), dammanh (24-09-2010), hat_de (23-09-2010), herby (26-09-2010), kaka (23-09-2010), manh thuong (23-09-2010), nam_hoa1 (23-09-2010), Nguoitimduong (24-09-2010), Poetry (23-09-2010)
  #14  
Cũ 23-09-2010, 17:37
kaka kaka vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 23-09-2010
Đến từ: Quận 7
Bài Viết : 9
Cảm ơn: 66
Đã được cảm ơn 64 lần trong 9 Bài
Mặc định

tên tiếng anh lun - bó tay anh ơi

Quả thật truyện cổ TRung Quốc tem đẹp quá

Bài được Đêm Đông sửa đổi lần cuối vào ngày 23-09-2010, lúc 18:08
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kaka vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (23-09-2010), hongduc2008 (24-09-2010), theloveofsiam83 (23-09-2010)
  #15  
Cũ 23-09-2010, 21:58
ca kiem ca kiem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 30-05-2008
Bài Viết : 18
Cảm ơn: 22
Đã được cảm ơn 155 lần trong 31 Bài
Mặc định

Ôi các bác ơi, từ tích Tam Quốc trên tem lạc sang binh pháp Tôn Tử rồi, sẵn tiện em spam luôn ^^
Bác hoang.le thân, theo như P tìm hiểu thì Tôn Tử binh pháp là sách chiến lược chiến thuật tiếng Hoa do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 TCN đời Xuân Thu dâng lên Ngô vương Hạp Lư là cuốn binh pháp hoàn chỉnh, được viết vào năm 512 trước Công nguyên. Nó không chỉ đặt nền móng cho binh học truyền thống, mà còn sáng tạo nên một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Bởi vậy Binh pháp Tôn Tử được tôn xưng là Tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại.
Từ đời nhà Đường, nhà Tống về sau, xuất hiện khá nhiều thuyết lầm lạc đối với cuốn Tôn Tử binh pháp ( cho nên có thể nói 36 kế của người TQ xưa cũng chỉ là biến thể của binh pháp Tôn Tử mà thôi). Bởi vì từ sau đời nhà Tuỳ cuốn binh pháp này đã bị thất truyền. Ở đời nhà Thanh người ta hiểu Tôn Tử binh pháp và Tôn Tẫn binh pháp là cùng một cuốn sách, Tôn Vũ và Tôn Tẫn cũng là một người, thậm chí còn cho rằng chỉ có Tôn Tẫn mà không có Tôn Vũ. Cái này thực ra P cũng từng lầm lẫn y như vậy, sau này xem phim binh pháp Tôn Tử mới ngộ ra.

Cái này là binh pháp Tôn Tử trên tem ^^ spam spam

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ca kiem vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (24-09-2010), dammanh (24-09-2010), hat_de (23-09-2010), herby (26-09-2010), hoang.le (24-09-2010), huybuixuan (24-09-2010), nam_hoa1 (23-09-2010), Nguoitimduong (24-09-2010), Poetry (24-09-2010), thehung (24-09-2010)
  #16  
Cũ 24-09-2010, 03:55
huybuixuan's Avatar
huybuixuan huybuixuan vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-02-2010
Đến từ: TP. Hoa phượng đỏ
Bài Viết : 201
Cảm ơn: 312
Đã được cảm ơn 1,326 lần trong 215 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ca kiem Xem Bài
Ôi các bác ơi, từ tích Tam Quốc trên tem lạc sang binh pháp Tôn Tử rồi, sẵn tiện em spam luôn ^^
Bác hoang.le thân, theo như P tìm hiểu thì Tôn Tử binh pháp là sách chiến lược chiến thuật tiếng Hoa do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 TCN đời Xuân Thu dâng lên Ngô vương Hạp Lư là cuốn binh pháp hoàn chỉnh, được viết vào năm 512 trước Công nguyên. Nó không chỉ đặt nền móng cho binh học truyền thống, mà còn sáng tạo nên một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Bởi vậy Binh pháp Tôn Tử được tôn xưng là Tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại.
Từ đời nhà Đường, nhà Tống về sau, xuất hiện khá nhiều thuyết lầm lạc đối với cuốn Tôn Tử binh pháp ( cho nên có thể nói 36 kế của người TQ xưa cũng chỉ là biến thể của binh pháp Tôn Tử mà thôi). Bởi vì từ sau đời nhà Tuỳ cuốn binh pháp này đã bị thất truyền. Ở đời nhà Thanh người ta hiểu Tôn Tử binh pháp và Tôn Tẫn binh pháp là cùng một cuốn sách, Tôn Vũ và Tôn Tẫn cũng là một người, thậm chí còn cho rằng chỉ có Tôn Tẫn mà không có Tôn Vũ. Cái này thực ra P cũng từng lầm lẫn y như vậy, sau này xem phim binh pháp Tôn Tử mới ngộ ra.

Cái này là binh pháp Tôn Tử trên tem ^^ spam spam

Hi hi, nhân tiện đọc bài viết hay của cakiem, mình mới nhớ rằng đang chờ cakiem chuyển bộ này về cho mình đấy nhá . Lâu lâu là lâu.
__________________
Nỗi niềm biết tỏ cùng ai.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn huybuixuan vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (24-09-2010), dammanh (24-09-2010), hat_de (24-09-2010), Nguoitimduong (24-09-2010), Poetry (24-09-2010)
  #17  
Cũ 24-09-2010, 04:23
huybuixuan's Avatar
huybuixuan huybuixuan vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-02-2010
Đến từ: TP. Hoa phượng đỏ
Bài Viết : 201
Cảm ơn: 312
Đã được cảm ơn 1,326 lần trong 215 Bài
Mặc định kế thứ 37

Nói mãi về sử Tàu, mình lái qua sử Việt một chút để mọi người biết thêm kế thứ 37.

Từ trước 256 CN đến 265 CN, nước ta là quận Cửu Chân chịu sự đô hộ của giặc Tàu chính là nước Đông Ngô trong thời Tam Quốc. Trong giai đoạn này, xuất hiện một vị nữ tướng nổi danh với câu nói Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người![

Sau khi giặc Ngô bị bà đánh đuổi, vua Ngô là Tôn Quyền phái Lục Dận, cháu Lục Tốn, nhân vật trong tích Hỏa thiêu liên doanh đã nói ở bài trên, (cũng có thuyết cho là chính Lục Tốn) sang đàn áp. Đây là một trang sử máu của nước nhà.

Dân gian truyền rằng: Lục Dận/Tốn đánh mãi không thắng bèn đem của cải mua chuộc các hào trưởng địa phương làm suy yếu nội bộ của cuộc khởi nghĩa. Đặc biệt trong trận đánh cuối cùng, y dùng một kế hết sức bẩn thỉu là cho binh lính... khỏa thân hoàn toàn. Do lính của bà đa số là nữ binh, thấy cảnh đó vì quá xấu hổ, nên không đánh mà tan. Lưu ý: kế này cũng được tướng Mã Viện xài để chống lại Hai Bà Trưng. Xem ra bọn này cũng có 'truyền thống đàn áp phụ nữ' đấy.

Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được năm sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào ngày 21 tháng 2 âm lịch năm Mậu Thìn (tức ngày 1 tháng 4 năm 248), năm 23 tuổi.
Nước Việt lại bị nhà Đông Ngô đô hộ cho đến 265.

Ghi chú: cái kế bẩn thỉu nói trên là kế nào trong 36 kế. Bác nào trả lời được em xin vái cả nón. Có thể gọi là kế 'tụt quần' hay là kế 'không mặc quần' chăng??????

--------------
Gửi hoang.le : Cũng may là anh rụng hết tóc khi trả lời câu hỏi của bác DamManh, chứ anh mà còn sợi tóc nào chắc cũng rụng sạch nếu trả lời câu hỏi trên. (hi hi, đùa thôi nhá)
__________________
Nỗi niềm biết tỏ cùng ai.

Bài được huybuixuan sửa đổi lần cuối vào ngày 24-09-2010, lúc 05:03
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn huybuixuan vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (24-09-2010), dammanh (24-09-2010), hat_de (24-09-2010), herby (26-09-2010), hoang.le (24-09-2010), nam_hoa1 (24-09-2010), Nguoitimduong (24-09-2010), Poetry (24-09-2010), thehung (24-09-2010)
  #18  
Cũ 24-09-2010, 10:25
hoang.le's Avatar
hoang.le hoang.le vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 09-07-2010
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 78
Cảm ơn: 2,782
Đã được cảm ơn 783 lần trong 92 Bài
Mặc định

Cám ơn cakiem rất nhiều về những ý kiến đóng góp của bạn.

Hôm qua mình ngồi lục lọi trong đống sách cũ thì thấy trong cuốn "Chuyện Đông-Chuyện Tây" tập 2 của tác giả An Chi có trả lời về ba mươi sáu kế (mục 329). Qua đó thấy rằng mình mắc phải một sai lầm to tướng mà không thể không viết ra đây cho mọi người cùng biết (mình cũng đã sửa lại mấy bài viết trên cho phù hợp).

Ba mươi sáu kế sách không phải xuất phát từ binh pháp Tôn Tử mà là của người Trung Hoa xưa lưu truyền và tổng hợp lại, đến đời Nguyên-Thanh thì được viết thành sách, không rõ ai là tác giả nhưng đến nay đang tồn tại rất nhiều phiên bản.

Tác giả An Chi lập luận rằng, Tôn Tử là một danh tướng thời cuối Xuân Thu, trong khi đó trong ba mươi sáu kế, có những kế như "Ám độ Trần Thương" của Hàn Tín thời Hán Sở tranh hùng khi xuất quân bình định Tam Tần, hay kế "Vi Ngụy cứu Triệu" của Tôn Tẫn thời Chiến Quốc, vốn là hậu duệ và ra đời sau Tôn Tử những hơn 100 năm. Xét về yếu tố thời gian quả có chỗ bất hợp lý.

Hiện nay, đa phần sách Tôn Tử binh pháp đều có 13 chương kèm theo phụ lục nói về ba mươi sáu kế sách, khiến cho người đọc nhiều khi lầm tưởng Tôn Tử là cha đẻ của ba mươi sáu kế sách đó.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hoang.le vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (24-09-2010), hat_de (24-09-2010), herby (26-09-2010), huybuixuan (24-09-2010), manh thuong (24-09-2010), nam_hoa1 (24-09-2010), Nguoitimduong (24-09-2010), Poetry (24-09-2010)
  #19  
Cũ 24-09-2010, 12:04
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

Hay thât!dammanh chỉ dự định một quà tặng,nay phải chuẩn bị thành 3 rồi.Nhưng thế lại càng đáng mừng!Qua một chủ đề TÍCH TAM QUỐC,rồi dẫn dắt đến 36 kế,dammanh mở mang thêm nhiều.Xin đề xuất một vài suy nghĩ sau:
1.Khi xét một sự kiện luôn đặt đúng hoàn cảnh của nó và luôn chú ý đến cặp phạm trù NHÂN-QUẢ.
2.Thực ra xây dựng 36 kế tương tự một mô hình không gian 36 chiều trong toán học mà 36 kế lưu truyền trong thế gian như 36 vektor cơ bản,mà mọi kế sách trong CHIẾN TRƯỜNG,THƯƠNG TRƯỜNG,CHÍNH TRƯỜNG..thậm chí cả TÌNH TRƯỜNG nữa đều là vektor tổng hợp từ vektor cơ sở và 36 vektor này không cái nào mạnh hơn cái nào,hoàn toàn phụ thuộc người sử dụng nó.Thí dụ KẾ LIÊN HOÀN CỦA VƯƠNG DOÃN thực ra là kế LIÊN HOÀN-MỸ NHÂN.Kế rút khỏi THĂNG LONG của HƯNG ĐẠO VƯƠNG là kế KHÔNG THÀNH -TẨU VI.v.vv
3.Cuối cùng ngoài bạn hoangle dammanh biết chủ đề sưu tầm,đề nghị bạn buixuanhuy và cakiem cho dammanh biết chủ đề bạn đang sưu tầm để dammanh chuẩn bị ấn phẩm tặng
CÁM ƠN CÁC BẠN TRẺ NHIỀU!

Bài được dammanh sửa đổi lần cuối vào ngày 24-09-2010, lúc 12:06
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (24-09-2010), hoang.le (24-09-2010), huybuixuan (24-09-2010), manh thuong (24-09-2010), nam_hoa1 (24-09-2010), Nguoitimduong (24-09-2010), Poetry (24-09-2010)
  #20  
Cũ 24-09-2010, 12:31
huybuixuan's Avatar
huybuixuan huybuixuan vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-02-2010
Đến từ: TP. Hoa phượng đỏ
Bài Viết : 201
Cảm ơn: 312
Đã được cảm ơn 1,326 lần trong 215 Bài
Mặc định

Cám ơn bác DamManh. Cháu chỉ mong có dịp được gặp bác ở ngoài để trao đổi học hỏi thêm kiến thức. Bởi vì học hỏi kiến thức từ người đi trước không bao giờ là đủ. Hơn nữa, cháu nhận thấy trong câu hỏi và những điều bác trao đồi ẩn chứa rất nhiều hàm ý. Cháu rất muốn được trò chuyện thêm với bác. Cháu xin tự giới thiệu:
...be hidden...
__________________
Nỗi niềm biết tỏ cùng ai.

Bài được huybuixuan sửa đổi lần cuối vào ngày 24-09-2010, lúc 14:59 Lý do: private information
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn huybuixuan vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (24-09-2010), hat_de (24-09-2010), hoang.le (24-09-2010), manh thuong (24-09-2010), Nguoitimduong (24-09-2010), Poetry (24-09-2010)
Trả lời

Tags
danh tác và kỳ thư


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Vì sao chân dung trên đồng xu là hình bán diện còn trên tiền giấy là hình trực diện? *VietStamp* Tiền Xu 0 08-12-2019 00:45
Gagarin trên tem Việt Nam trên tem Hungary Poetry Việt Nam trên tem Thế giới 0 21-04-2011 12:35
Năm 1955 Hungary đã tiên phong phát hành tem nhôm - tem in trên kim loại đầu tiên trên thế giới Poetry Chất liệu đặc biệt khác 0 11-03-2011 00:46



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.