Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Văn hóa - Giáo dục - Tri thức

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 09-11-2015, 18:29
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Smile CÂY ĐA CŨ, BẾN ĐÒ XƯA




Đình làng, cây đa Biểu tượng văn hóa truyền thống làng quê Việt Nam.

Trong đời sống văn hóa người Việt, cây đa - bến nước - sân đình đã đi vào tâm khảm mỗi người chúng ta, từ nông thôn đến thành thị, như một trong những hình ảnh tốt đẹp nhất khi hướng về cội nguồn. Và không ít mối tình nơi thôn dã đã nên vóc, nên hình nhờ… bến nước, sân đình, gốc đa. Qua đình ngả nón trông đình/ Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu!

Chẳng biết từ bao giờ ngôi đình đã đi vào tâm thức dân gian Việt Nam như một hình ảnh gắn bó mật thiết với cuộc sống và tình yêu lứa đôi. Đình miếu là chốn tôn nghiêm, nơi thờ đức thành hoàng, phúc thần, đồng thời cũng là nơi hội họp việc làng về hành chính, xã hội, tôn giáo; nơi hội tụ và lưu giữ hồn quê; là một tài sản văn hóa, lịch sử thiêng liêng vô giá của người Việt. Đồng thời, đình miếu cũng là điểm tựa tinh thần, biểu trưng cho vẻ đẹp lãng mạn thanh khiết của những tâm hồn chân chất yêu nhau: Trúc xinh trúc mọc đầu đình/ Em xinh em đứng một mình cũng xinh. Một sự so sánh tưởng chừng phi lý nhưng rất hợp lý, cái hợp lý của thế giới tình yêu và ngẫu nhiên tác tạo nên một bức tranh đầy thi vị: trúc - đình - người đẹp. Nghĩa là khi "bước vào" trong bức tranh ấy, người đẹp càng đẹp, càng xinh hơn.

Để dựng một ngôi đình, dân làng hết sức cẩn trọng trong việc xem phong thủy, nhất là hướng đình vì nó có ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của cả làng: đức tin, trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, bệnh hoạn, học hành, thăng tiến… Từ quê lên phố, phong tục ấy vẫn được người Việt lưu giữ và luôn dành cho đình, miếu những tình cảm tốt đẹp. Theo dọc chiều dài đất nước, ở đâu chúng ta cũng có thể gặp những đình, miếu được thờ phụng rất trang nghiêm, luôn có người coi sóc, cúng tế, gắn bó mật thiết với người dân quanh vùng.

Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 260 ngôi đình, trong đó có nhiều ngôi đình cổ nổi tiếng gắn liền với sự hình thành, phát triển của thành phố và cả vùng đất Nam bộ.

Riêng tại quận Bình Thạnh chúng ta có ba ngôi đình được công nhận di tích là đình Bình Hòa, đình Cầu Sơn và đình Bình Quới Tây.

Đối với cây đa, còn gọi với các tên khác: cây đa đa, dây hải sơn, cây dong, cây da… Tại Việt Nam, một số người nhầm nó với cây sanh là cây cùng chi nhưng có tên khoa học khác hẳn. Cây đa đối với người Việt Nam hết sức thân thiết, gần như là thâm tình sâu nặng, nhất là ở chốn làng quê. Từ bao đời nay, mỗi người Việt Nam đều coi mái đình, cùng với cây đa là một biểu tượng của làng quê truyền thống. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã có nhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được đồng nghiệp và xã hội coi là "cây đa, cây đề" để biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức phong phú.

Cũng với ý nghĩa trường tồn ấy, cây đa xuất hiện trong ca dao, tục ngữ như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến sự đổi thay của con người, của đất trời, đôi khi là cả một vòng đời người. Trăm năm dầu lỗi hẹn hò/ Cây đa bến cũ con đò khác đưa.../ Cây đa cũ, bến đò xưa/ Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ.

Hầu như tại các làng quê ở Việt Nam, nhất là miền Trung và miền Bắc, nơi nào cũng có những cây đa cổ thụ thường trồng ở đầu làng, cuối làng hay giữa làng hoặc ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống sinh hoạt của làng diễn ra sôi động xung quanh gốc đa, nhất là sau những giờ lao động mệt nhọc hoặc khi ở xa trở về làng cũng như khi đi khỏi làng. Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi dân gian. Gốc đa còn là nơi hẹn hò của trai gái: Em đang dệt vải quay tơ/ Bỗng đâu có khách đưa thơ tới nhà/ Hẹn giờ ra gốc cây đa/ Phượng hoàng chả thấy thấy gà buồn sao!...

Không chỉ có vậy, cây đa ở làng quê Việt Nam còn là biểu tượng tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa.

Có thể nói, mái đình, cây đa luôn là biểu tượng đẹp với hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực của biểu tượng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh. Biểu tượng mái đình, cây đa có sức sống bền lâu trong văn học dân gian, văn thơ bác học và ngay cả trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam.

Nguồn : Web Quận Bình Thạnh
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HuyNguyen (10-11-2015), manh thuong (10-11-2015)
  #2  
Cũ 09-11-2015, 18:32
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Talking

Đoạn phiếm by Hàn :

Thật ra về Đa, nhiều người thích Cây, người chỉ thích Lá (Đa)! LOL Ít ai biết 'Cây Đa Cũ, Bến Đò Xưa' có liên quan đến Tem Bì đấy. Đa là tiếng Bắc, ngừoi Nam bộ hay dùng chữ Đề, cây Bồ Đề? Vừa co' bồ nhí, vừa ham đánh Đề thì cuộc đời đẹp quá hén? Cây Đa cũng là Đề (Đa / Đề) tài thuần Việt trong Ca Dao.

Này nhé :

Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, thương (tem) mình bấy nhiêu!

Và cũng na ná như thế :

Trúc xinh trúc mọc đầu đình
tEm xinh tEm dán FDC mình mới xinh.

Trăm năm dầu lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ.


'Trăm năm dầu lỗi hẹn hò' vì hứa tặng mà bì Giao Lưu như 'Bóng Chim Tâm Cá'. émoticône frown Hi vọng không có vụ 'Quân Tử Nhất Ngôn Là Quân Tử Dại','Quân Tử Nói Đi Nói Lại Là Quân Tử Khôn'!

'Cây đa bến cũ con đò khác đưa'
Tem xưa bì cũ mà nhiều sellers đem kinh doanh trên Phố Mua Bán quá!

'Cây đa cũ, bến đò xưa' à kỷ niệm dĩ vãng trên tem bì đây.

'Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ.' Phải rùi tại giao lưu nhiều quá nên bì giao lưu cũng từ từ đến thui Ace à! Chờ Đợi cũng là cái thú trong tem bì : chờ con tem sắp phát hành (Tem Bính Thân đầu tháng 12), chờ bì giao lưu của bạn cho nên ta phải...gạch tù thui! Thế đấy, It's Life!
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HuyNguyen (10-11-2015), manh thuong (10-11-2015)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.