Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > PHONG TRÀO SƯU TẬP TEM > Ý kiến người sưu tập

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 05-02-2012, 16:09
-peripheria- -peripheria- vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-03-2009
Bài Viết : 122
Cảm ơn: 1,595
Đã được cảm ơn 1,690 lần trong 292 Bài
Mặc định Cổng làng xứng đáng lên tem

Nhân đọc được bài viết về họa sỹ Quách Đông Phương và bộ ảnh gồm 900 bức hình về cổng làng Việt Nam, bài viết trên tạp chí HERITAGE (tháng 7 /2011). T thấy bài viết hay nên trích dẫn lại cho mọi người cùng đọc:

"Họa sỹ Quách Đông Phương sinh năm 1961 tại Hà Nội. Là một họa sỹ đã thành danh với nhiều giải thưởng và triễn lãm cá nhân trong và ngoài nước bằng lối vẽ giàu chất dân gian, anh còn được biết đến với bộ ảnh gồm 900 bức hình về các cổng làng ở Việt Nam, được chụp từ năm 1992 đến năm 1998. Trong số đó, nhiều cổng làng giờ đã không còn nữa...

"CỔNG LÀNG LÀ MỘT KIẾN TRÚC CỔNG NHÀ ĐIỂN HÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT."

Tôi đi từ làng nọ sang làng kia bắt đầu từ năm 1992. Tôi coi công việc của mình như một cách ghi tư liệu, chứ chẳng phải nhiếp ảnh nghệ thuật gì. Họa sỹ nào cũng cần ghi chép tư liệu, mà máy ảnh là phương tiện tốt nhất. Tôi cứ chụp tràn như lũ quét. Chụp đến số trăm thì mối quan tâm của tôi với cổng làng, cổng ngõ đã khác. Cổng làng là một kiến trúc cổng nhà điển hình của người Việt, tôi thấy cần phải lưu giữ, như cổng làng Ước Lễ, Dương Xá, Cốc, Thổ Hà, Đường Lâm, Đại Mỗ, Tây Mỗ, Đông Ngạc, Cự Đà... Chụp được khoản 2 năm tôi thấy nhiều chiếc cổng bị phá đi, và bây giờ không còn được đến 30% do quá trình đô thị hóa.

Name:  Cong Dong Ngac.jpg
Views: 1606
Size:  58.5 KB Name:  Cong Duong Xa.jpg
Views: 1805
Size:  66.5 KB
Name:  Cong lang Cot.jpg
Views: 1349
Size:  82.1 KB Name:  Cong Uoc Le.jpg
Views: 2137
Size:  71.0 KB

Mỗi
cổng làng có những câu chuyện riêng. Cổng làng là "bộ mặt" của làng. Các cụ làng Dương xá kể khi vỡ đê song Hồng, chỉ cần đóng cái cổng gỗ lim, be bao cát dọc cửa, nước không bao giờ vào làng. Cái cổng làng như "thần hộ mệnh", bảo vệ dân làng khỏi thiên tai và sự tác động của con người. Ngày xưa cứ tối đến người ta lại đóng cổng làng để tránh những chuyện không hay từ bên ngoài ảnh hưởng đến cuộc sống của dân trong làng. trong một làng thường có 2 cổng: Cổng Đoài và Cổng Đông. Cổng Đông là cổng người từ tứ phương ra vào, cổng Đông còn là cổng để đuổi người ra khỏi làng, hoặc đưa người chết ra ngoài đồng. Còn cổng Đoài thì để đón khách.

Đằng sau những cánh cổng ấy là muôn vàn số phận, cảnh đời chìm nổi, là bao khuôn mặt người: trọc phú, nông dân, nhà buôn, nhà thơ... Hóa ra đó là chuyện tâm linh mất rồi. Ngày xưa cổng nhà, cổng ngõ, cho tới cổng làng là những tấm gương soi, phản chiếu trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng. Cổng vì thế có linh hồn. Còn bây giờ, với những cổng sắt im ỉm đóng và có khi làng cũng chẳng còn có cổng thì..."

Tríchtheo Wikipedia, Cổng làng:

Khái niệm

Cổng làng là sản phẩm kiến trúc cổ của người Việt Nam. Cổng làng phân chia phần đất thổ cư (đất làm nhà ở, vườn) và phần đất canh tác (đất trồng lúa, trồng khoai, hoa màu). Người sống sau cái cổng làng, người chết chôn bên ngoài cái cổng làng. Cổng làng có vị trí rất quan trọng trong đời sống thực và đời sống tâm linh của con người.

Chức năng

Ngôi làng truyền thống Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 ở trung châu sông Hồng thường tập trung gọn vào một phạm vi không gian bao bọc bởi lũy tre. Làng thường có một lối vào chính, gọi là cổng trước hay cổng tiền; và một lối nhỏ hơn gọi là cổng sau. Việc xuất nhập bị hạn chế qua hai lối này. Lối đi từ cổng trước đến cổng sau là con đường chính trong làng.
Cổng là ranh giới ước lệ, biểu hiện quyền uy của làng xã. Có làng còn dựng cả bia với hai chữ Nho 下馬 hạ mã ở bên cổng để nhắc nhở ai qua cổng, ngay cả những người quyền quý cũng phải xuống ngựa để tỏ ý tôn trọng lệ làng.
Thời loạn lạc cổng làng được đóng kín, nhất là ban đêm lại có thêm tuần phu canh gác.

Cổng trước, cổng sau
Trong khi cổng trước mang nhiệm vụ nghênh tiếp, cổng sau hàm ý tiễn đưa. Ví dụ như người chết thì sẽ được đưa ra tha ma bằng cổng sau. Người bị làng phạt vạ cũng phải đi cổng sau.
Cổng tiền: tức cổng trước thường trổ về hướng Đông Nam, hướng của gió lành, hướng của mặt trời mọc. Cổng tiền là Cổng chính, cổng trước của làng, thường dành cho người sống; Cổng tiền là nơi đón người đi làm đồng về, đón khách lạ, đón quan kinh ký, đón người đăng khoa đỗ đạt, đón kẻ tha hương cầu thực trở về bản quán và quan trọng nhất là đón dâu mới nhập làng. Nghĩa là đón nhận những gì tốt đẹp nhất - Đón sự sống, đón phúc lộc vào ngôi làng.
Cổng hậu: tức cổng sau thường trổ ra hướng Tây, hướng mặt trời lặn. Cổng hậu là cổng phụ, cổng sau của làng, thường dành cho người chết; Cổng hậu dành để tiễn người chết ra nghĩa trang, tống khứ kẻ xấu ra khỏi làng. Kẻ nào bị làng phạt vạ đuổi khỏi làng bao giờ cũng phải đi ra bằng cổng hậu. Nghĩa là cái cổng hậu có chức năng tống tiễn những gì không xứng đáng được tồn tại trong làng - Ma quỷ, trộm cắp, bất lương... ra khỏi cõi sống, xua đuổi chúng vào cõi chết.

Dáng cổng

Cổng làng có thể mang dạng cổng tam quan hay còn gọi là tam môn, tức ba lối đi: một lối chính và hai lối ngách. Lối ngách dùng hàng ngày; chỉ khi có nghi lễ mới mở lối giữa. Thông thường thì cổng chỉ làm một lối xây vòm (cuốn tò vò) hoặc vuông góc. Cổng trước xây to lớn hơn, trên trán cửa thì ghi tên làng hoặc một câu liên quan đến địa phương đó, làm như bức hoành phi. Trường hợp làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, thuộc Hà Nội nơi có đền thờ đại công thần Nguyễn Trãi thì cổng làng viết bốn chữ 如見大寶 Như kiến đại bảo, nghĩa là "như thấy điều quý báu lớn" nói lên niềm tự hào của làng. Dù cho loại xây chỉ có một lối đi, cổng làng có thể xây thêm hai "cổng mã" hai bên, tức hình dáng như một lối đi nhưng xây bít đặc. Để cân đối, có khi đắp thêm trụ biểu cao ở hai bên như cổng làng Thổ Hà. Làng văn vẻ hoặc trù phú còn làm thêm câu đối vinh danh hoặc ca tụng lịch sử làng. Cổng làng Vân, tỉnh Bắc Giang có truyền thống nấu rượu ngon nên cổng làng viết đôi câu đối:
Vân hương mỹ tửu lừng biển Bắc
Chiến công như nguyệt rạng trời Nam.
Cũng như những công trình xây cất truyền thống khác, phép chọn phương hướng để xây cổng làng bị chi phối bởi học thuật phong thủy. Lý tưởng nhất thì cổng trước nhìn ra hướng đông, cổng sau ra hướng tây.
Vật liệu xây là gạch hoặc đá đắp thêm vữa, trên làm mái. Cầu kỳ thì làm hai tầng mái (chồng diêm) hoặc xây gác giống vọng lâu với mái cong. Nóc mái thì đắp rồng, phượng, cá hóa long, quả bầu v.v. Làng nghèo thì cổng chỉ bằng gỗ tre.
Bố cục thường gắn bó với cổng làng là cây đa nên biểu tượng chung của làng quê Việt Nam miền Bắc là: cây đa, giếng nước, sân đình vì đó là ba nơi tụ họp của mọi tầng lớp xã hội nông thôn.

Hiện trạng

Cổng làng sang thế kỷ 20 dần mất địa vị nguyên thủy vì đà phát triển không gian của thôn làng và hướng mở rộng hội nhập. Xu hướng này đã phá hủy một số công trình, nhất là ở những khu vực đô thị hóa nếu không được bảo tồn. Nhu cầu giao thông đã khiến nhiều làng phá bỏ cổng vì lối đi không rộng đủ để xe cộ qua lại. Ngược lại có làng đã cố duy trì những công trình kiến trúc cổ, trong đó có cổng làng như làng Đường Lâm để thu hút du khách.
Nói chung thì làng xóm Việt Nam nay không còn có 2 cái cổng như xưa. Ngôi làng hiện đại thời nay đã phá tung cái cổng để cho xe công nông, ô tô đi lại dễ dàng. Thay vào cái cổng làng đẹp đẽ giàu ý nghĩa thì ngày nay đôi khi cổng chỉ là cái barie bằng ống nước mòn gỉ, hoặc đơn giản hơn là một cây tre chắn ngang để thu tiền lộ phí. Từ ý nghĩa văn hoá, giáo dục và quan niệm về sự sống, cái chết của cổng làng đã được thay thế bằng quan niệm thực dụng đơn thuần và thuận tiện

Trong ngày 16-01-2012, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành bộ tem phổ thông "Kiến trúc, phong cảnh Việt Nam" gồm 6 mẫu mang hình ảnh của Chùa Một Cột, chùa Keo, chùa Cầu là những công trình kiến trúc cổ đặc trưng của Việt Nam, được xây dựng dưới thời kỳ phong kiến. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, các công trình vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc độc đáo vốn có của chúng. Và sắp tới, khoản đầu tháng 4, cty tem sẽ phát hành bộ tem về "Cầu mái ngói", Nói vậy cho thấy cty Tem đã quan tâm nhiều hơn đến giá trị truyền thống của đất nước ta. Thiết nghĩ, "Cổng làng" rất xứng đáng để được "lên tem"
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
14 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn -peripheria- vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (05-02-2012), Đinh Đức Tâm (06-02-2012), Dat_stamp (05-02-2012), hat_de (06-02-2012), helicopter (06-02-2012), huuhuetran (06-02-2012), j0j0 (05-02-2012), laklih (05-02-2012), lambachtung (16-04-2012), manh thuong (06-02-2012), Pink Kole (06-02-2012), Poetry (05-02-2012), Tien (05-02-2012), zodiac (05-02-2012)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Có lên giá tem thư không ? trieuphu1996 Café VietStamp 0 18-07-2012 15:01
Quái vật lên tem greenfield Bản tin Tem thế giới 1 04-06-2012 12:41
Dé lên Tạp chí .... :D !!!! hat_de Album ảnh VIET STAMP 10 11-08-2011 23:06
Cho em hỏi cách đưa hình tem lên diễn đàn laklih Cùng nhau giải đáp 0 23-01-2011 13:25
Hoa Ô Môi lên tem! huuhuetran Thiên nhiên - Động vật - Thực vật 10 09-04-2010 10:15



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.