Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > Những sai sót, nhầm lẫn về kiến thức trên Tem Việt Nam

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 25-07-2013, 13:33
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định Lỗi trên tem Hoàng sa

Trường Sa, Hoàng Sa trên tem bưu chính Việt Nam

13/06/2013



Ngày 19/1/1988, Bưu chính Việt Nam đã phát hành bộ tem "Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa" gồm 2 mẫu, do họa sĩ Trần Lương thiết kế. Ngoài ra, hình ảnh Trường Sa, Hoàng Sa còn xuất hiện trên nhiều mẫu tem bưu chính có hình ảnh bản đồ đất nước.
Trong lịch sử tem bưu chính cách mạng Việt Nam từ 1945 đến nay, bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” được phát hành vào đầu năm 1988 là bộ tem duy nhất tập trung giới thiệu về hai quần đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Gồm 2 mẫu tem không tràn lề khuôn khổ 43 x 32 mm, có tổng giá mặt 110 đồng, bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” thể hiện hình ảnh “Đội Hoàng Sa” - hải đội dưới thời Nguyễn có nhiệm vụ đo đạc, canh giữ chủ quyền Việt Nam trên vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cùng hình ảnh hai quần đảo này trên những bản đồ cổ Việt Nam.
Theo nghiên cứu của nhà sưu tập tem Hoàng Anh Thi (Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp trực thuộc Hội Tem Thành phố Hồ Chí Minh), bộ tem bưu chính “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” được Bưu chính Việt Nam phát hành trong hoàn cảnh Trung Quốc đang có hành động “gây hấn” tại Trường Sa. Việc bộ tem này được phát hành đã thể hiện rõ quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn của lãnh thổ đất nước bao gồm cả đất liền, các hải đảo, vùng trời và vùng biển.
Cũng theo nghiên cứu của nhà sưu tập tem này, mẫu tem “Hoàng Sa và Trường Sa trên các bản đồ cổ” thể hiện hình ảnh của hai bản đồ cổ, trong đó: phần bản đồ lớn bên trái tem là bản đồ của nhà hàng hải Hà Lan tên là Henricus Van Langren năm 1595 vẽ 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam hình lá cờ đuôi nheo với tên I. de Pracel; và phần bản đồ nhỏ bên phải tem là bản đồ Việt Nam thời Nguyễn mang tên “Đại Nam nhất thống toàn đồ” với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông được vẽ thành một dải 29 hòn đảo với tên chung “Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa”.
Các nhà sưu tập tem “kỳ cựu” trong làng tem Việt Nam đều thống nhất rằng “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” là một trong những bộ tem không những đắt giá mà còn có giá trị lịch sử rất lớn, góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bên cạnh đó, điểm lại danh mục tem bưu chính Việt Nam, trong mảng đề tài tem về biển, đảo Việt Nam, hình ảnh biển, đảo được thể hiện nhiều nhất trên tem cũng chính là quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và biển Đông. Sở dĩ như vậy là vì hình ảnh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông luôn gắn liền với bàn đồ Việt Nam; mà bản đồ nước ta lại xuất hiện rất nhiều trên tem bưu chính.
Tiêu biểu như các bộ tem: “Việt Nam thống nhất” gồm 1 mẫu tem, do các họa sĩ Đỗ Việt Tuấn và Nguyễn Văn Hiệp thiết kế, phát hành ngày 24/6/1976; “Tem quân đội” gồm 1 mẫu, do họa sĩ Nguyễn Hiệp thiết kế, phát hành ngày 21/10/1976; “Kỷ niệm 40 năm bầu cử Quốc hội đầu tiên” gồm 2 mẫu, do họa sĩ Đỗ Việt Tuấn thiết kế, phát hành ngày 6/1/1986; “Kỷ niệm 45 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” gồm 4 mẫu và 1 blốc tem, do họa sĩ Võ Lương Nhi thiết kế, phát hành ngày 1/9/1990; “Thông tin phục vụ đời sống” gồm 2 mẫu, được thiết kế bởi các họa sĩ Trần Thế Vinh và Đỗ Lệnh Tuấn và được phát hành vào ngày 1/3/1993…
Đáng chú ý, một trong những bộ tem bưu chính được đông đảo giới sưu tập tem Việt Nam yêu thích chính là bộ “Việt Nam thống nhất” được phát hành ngày 24/6/1976. Mẫu tem này đã tập trung khắc họa bản đồ Việt Nam thống nhất màu đỏ có trọn vẹn hình ảnh cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên nền trống đồng Đông Sơn; qua đó thể hiện truyền thống dân tộc hào hùng của dân tộc Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước cho đến thời đại Hồ Chí Minh.
Đồng thời, việc phát hành bộ tem bưu chính “Việt Nam thống nhất” cũng ghi dấu mốc hợp nhất hai dòng tem của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam và tem Việt Nam dân chủ cộng hòa thành tem Việt Nam. Kể từ ngày 24/6/1976, trên tem bưu chính Việt Nam chỉ còn chữ “Việt Nam”, thay thế cho các dòng chữ “Cộng hòa miền Nam Việt Nam” và “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” của hai dòng tem trước đây.
Dưới đây là hình ảnh một số bộ tem bưu chính thể hiện hình ảnh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam:




Theo mic.gov.vn
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (12-08-2013), HanParis (25-07-2013), hat_de (26-07-2013), huuhuetran (26-07-2013), manh thuong (25-07-2013), nam_hoa1 (26-07-2013), Poetry (25-07-2013), Tien (10-08-2013)
  #2  
Cũ 25-07-2013, 13:59
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định



Mẫu tem 1906 “Đội Hoàng Sa” mô tả chiếc thuyền ba buồm căng gió lướt sóng trên hành trình biển vào triều đại Gia Long (1802 – 1820). Người lính triều đình khí thế hiên ngang, miệng thổi tù và bằng ốc biển, tay cầm mái chèo, hoa văn trên áo cũng mang hình ngọn sóng. Dòng chữ bên dưới đề “Đội Hoàng Sa thế kỷ XVII, XVIII”. Trên mẫu tem còn vẽ hai mũi tên chỉ hướng, có ghi “Thuận Hóa, tháng 3 đi, tháng 8 về”, đây chính là hành trình của người lính biển thời ấy, ít nhất họ có 5 tháng thăm dò, đo đạc, khai thác sản vật và canh giữ chủ quyền biển đảo trên khu vực Hoàng Sa, Trường Sa. Mẫu tem toát lên tư thế của người làm chủ vùng biển, đàng hoàng và đĩnh đạc.


Va phát hiện thấy con tem đội Hoàng sa có người lính thổi tù và được vẽ không đúng với thực tế. Người Lý Sơn không dùng tù và sừng trâu mà dùng tù và vỏ ốc gọi là ốc u. Trên tem là hình ảnh tù và sừng trâu.



Lão ngư đảo Lý Sơn thổi tù và bằng ốc biển trong Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.


Thổi tù và ốc để gọi hồn người xưa trong lễ khao lề thế linh Hoàng Sa.

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 25-07-2013, lúc 14:06
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (12-08-2013), HanParis (25-07-2013), hat_de (26-07-2013), huuhuetran (26-07-2013), manh thuong (25-07-2013), nam_hoa1 (26-07-2013), Ng.H.Thanh (25-07-2013), Poetry (25-07-2013), Tien (10-08-2013)
  #3  
Cũ 25-07-2013, 14:04
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Tiếng ốc từ thuở... Hoàng Sa vọng về


Cứ mỗi lần diễn ra lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), hầu như tất cả các vị khách thập phương đều thấy một cụ già nâng một con ốc lên ngang miệng và thổi lên từng hồi trầm hùng. Thế nhưng, có mấy ai biết đó là phương tiện liên lạc thông tin giữa các con thuyền của các binh phu Hoàng Sa năm xưa khi họ lênh đênh trên biển. Còn trên đất đảo Lý Sơn ngày nay, mỗi lần cất lên tiếng u…u…u từng hồi dài ngắn, cư dân trên đảo sẽ biết có cướp biển xâm phạm, hoặc có bắt trộm cắp.




Ông Võ Chú thổi con ốc u đã theo mình mấy mươi năm.


Đến bây giờ, tiếng "u…u…u" ấy vẫn mãi vang vọng vào lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, cất lên giữa đêm khi các đội dân quân nơi này tuần tra bảo vệ mùa màng cho người dân trên đảo. Ấy là tiếng thổi độc đáo từ con ốc u chỉ có trên đảo Lý Sơn…
Từ tiếng ốc u năm xưa…
"Ốc u đã thổi lên rồi, để cha đi giữ biển trời Hoàng Sa", trưởng ban khánh tiết lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, cụ Nguyễn Cậu (hay Câu), 84 tuổi chậm rãi đọc hai câu hát ru, giải thích: Ngày xưa, làm lễ tiễn đưa đội binh phu Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ, khi tiếng ốc u thổi lên dồn dập, giục giã là lúc đoàn binh phu phải xuống thuyền dong thẳng ra khơi. Lúc bấy giờ, năm con thuyền ra giữa biển mênh mông, sóng gió muôn trùng, chiếc kèn hay tù và gióng lên luôn bị tiếng sóng gió làm loãng, các thuyền binh không thể nghe thấy. Cho nên, "chỉ có tiếng con ốc u thổi lên là không lẫn vào đâu được. Nó cất lên tiếng trầm hùng, rõ mồn một giữa tiếng sóng gió ì ầm", cụ Nguyễn Cậu nói.
Theo lời kể của cụ Cậu, hồi ấy, khi thuyền binh phu ra biển, thì thuyền của chánh đội to nhất đi giữa, còn bốn thuyền nhỏ của binh phu, hai chiếc đi trước, hai chiếc đi sau. Tất cả đều răm rắp nghe theo lệnh của thuyền chánh đội. Mỗi lần nghe ốc u từ thuyền chỉ huy thổi lên ba tiếng, các thuyền đáp lại cũng bằng ba tiếng, nghĩa là thuyền cứ tiếp tục tiến. Nếu thuyền chỉ huy thổi lên sáu tiếng ốc u, bốn thuyền cử thuyền trưởng chèo thuyền nan về thuyền chính để họp bàn. "Còn thuyền chỉ huy thổi chín tiếng là báo hiệu có địch, các thuyền chuẩn bị nghênh chiến", cụ Cậu nói. Rồi khi có ai đó yểu mệnh, chiếc chiếu, thẻ bài, đã quấn vào thi thể binh phu, tiếng ốc u lại thổi lên thê lương ba hồi tiễn biệt giữa biển muôn trùng. Với binh phu, dù vui hay buồn, thì tiếng con ốc u cũng gắn với họ suốt chặng đường hồ hải…
Say mê kể chuyện ốc u, cụ Cậu bảo: Để kiếm được con ốc u đủ lớn chừng 3 - 4kg để thổi không phải dễ. Ốc ngần ấy ký, thường là sống bốn năm. Hơn nữa, loài ốc này sống trong hang đá dưới đáy biển gần đảo Lý Sơn và ở ngoài các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Nó ra khỏi hang đi săn mồi khi trời mát, sau đó lại vào hang ngay. Vì vậy, muốn bắt được ốc u, phải là tay thợ lặn giỏi, hơi dài và kiên nhẫn nữa. "Thổi được ốc u thành tiếng thì dễ, nhưng thổi theo điệu ngắn dài, giục giã, vang ngân xa từ 200 - 300m, thậm chí gần cả ngàn mét thì không phải ai cũng thổi được. Đất đảo Lý Sơn bây giờ, chỉ có mấy người làm được", cụ Cậu cho biết.
Do khó thổi, nên vào đầu năm, khi các ruộng tỏi thành củ, thanh niên ở đây thổi phồng cả cổ, rát cả họng, nhưng có mấy ai thổi được hay và được làng đưa vào đội quân tuần tra bảo vệ đảo vào ban đêm. "Cháu muốn biết, nên đến tìm ông Võ Chú hỏi chuyện, ổng kể chuyện ốc u cho nghe…", cụ Cậu giới thiệu.
… Đến tiếng ốc u bây giờ
Ông Võ Chú, 78 tuổi, ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn là một trong những người hiếm hoi thổi ốc u hay nhất trên đảo Lý Sơn bây giờ. Cho nên, dù tuổi đã cao, sức đã mòn, ông Chú vẫn tiếp tục đảm nhận công việc thổi ốc u trong lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa (diễn ra ngày 27 và 28.4 tại đình làng An Vĩnh). "Hồi còn trai tráng, tui được ông già truyền cho kỹ thuật thổi ốc u. Sau đó, làng xã đưa tui làm trưởng nhóm tuần sương (tuần tra) bảo vệ đảo vào ban đêm", ông Chú kể chuyện xưa.
Theo ông Chú, thổi ốc u khó nhất là lúc làm lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Bởi lẽ, trong lễ phải chịu sự cho phép của thầy pháp sư: cho thổi dài, ngắn, thúc giục hai ba hồi một. Do đó, sau khi làm xong lễ, cái bụng muốn go cứng lại, vì phải nén hơi dài, liên tục. Còn khi phòng cướp biển tàu ô vào cướp đảo, từng hồi ốc u vang lên khẩn cấp. Thế là bà con sống trên đảo tập trung trai tráng đến chống lại. Đến lúc đánh lui cướp biển, ốc u lại ngân lên từng hồi êm ái, báo hiệu cho cư dân trên đảo an lòng.
Cũng theo ông Chú, từ thời khai sinh đất đảo đến giờ, người dân đảo Lý Sơn sống chủ yếu bằng nghề trồng hành, tỏi và nghề biển. Đến khi tỏi, hành đến mùa thu hoạch, cứ đêm đêm về, kẻ trộm lại đột nhập vào rẫy để đào trộm. Thế là các đội tuần tra được thành lập, nghĩa là, từ khi đảo có người ở, thì có các đội tuần tra này và con ốc u luôn ở "sát sườn" không rời các thành viên của đội tuần tra. Thành viên của các đội tuần tra này, ngoài là người có tính thiệt thà, khoẻ mạnh, thì ai cũng phải biết thổi ốc u và ai cũng phải nhận biết được tiếng thổi của nhau trong đội. Cứ giữa đêm, nghe tiếng ốc u rúc lên ba hồi nhẹ nhàng trong đêm, bà con trên đảo có thể yên tâm là có đội tuần tra bảo vệ. Khi nghe thấy ba hồi "u…u…u" rồi kết thúc một hồi dài, là lúc đội tuần tra bắt được kẻ trộm. Còn thổi ba hồi dài là lúc thay gác, đổi quân.
"Ban đêm tui đi kiểm tra việc canh gác, đi tuần, không thấy anh nào là tui thổi ba tiếng u…u…u, nếu không thấy trả lời, xem như mấy cha ở nhà ngủ với vợ…", ông Chú kể. Trong đội tuần tra, có anh ở nhà với vợ, nhưng giả như có đi tuần, cũng thổi ốc u lên, nhưng ông Chú biết liền. Hoặc mấy ông trộm tỏi cũng biết thổi ốc u, có khi họ đào trộm ở phía đông, nhưng lại xoay hướng ốc u qua phía tây, thế nhưng, ông Chú nghe qua là biết và ông sẽ bố trí cho anh em đội tuần tra đi bắt trộm ngay lập tức. "Vì các thành viên trong đội, ai thổi ra sao, tui cũng nhận ra. Hơn nữa, đêm nào cũng thay đổi "mật khẩu" thổi ốc u: đêm nay ba tiếng, thì đêm sau hai tiếng chẳng hạn. Điều này thì kẻ trộm không biết được, nên chúng rất dễ rơi vào tròng", ông Chú cho biết.
bài và ảnh: Phạm Anh
Nghe tiếng ốc u riết… nghiện!
Theo ông Trần Bút, chủ tịch UBND xã An Vĩnh, hiện nay trên đảo Lý Sơn có bốn trung đội dân quân, đêm nào cũng đi tuần bảo vệ an ninh trật tự trên đảo. Cứ mỗi trung đội, có 2 - 3 người biết thổi ốc u, khi họ liên lạc với nhau trong đêm, họ cũng thổi ốc u. "Bà con dân đảo, cứ nghe tiếng ốc u của dân quân, lòng ai cũng thấy an tâm hơn. Dần dần, dân đảo như quen tiếng ốc u trong đêm. Đêm nào không nghe ốc u thổi, đảo như thấy thiếu một điều gì đó…", ông Bút nói.





Theo sgtt.vn
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (12-08-2013), HanParis (25-07-2013), hat_de (26-07-2013), huuhuetran (26-07-2013), manh thuong (25-07-2013), nam_hoa1 (26-07-2013), Ng.H.Thanh (25-07-2013), nguyenquanghuyth (05-08-2013), Poetry (25-07-2013), saurieng (12-08-2013), Tien (10-08-2013)
  #4  
Cũ 10-08-2013, 10:28
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Lỗi thứ hai trên con tem này là ở hai mũi tên chỉ hướng, có ghi “Thuận Hóa, tháng 3 đi, tháng 8 về” và cái bản đồ lờ mờ phía sau.



Không rõ tác giả vẽ bản đồ nào, Va đoán là tác giả lấy cảm hứng từ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư



Nếu theo bản đồ này thì ta có hướng bắc nằm bên phải hướng nam bên trái và "Bãi cát vàng" được vẽ ở hướng đông, nằm dưới cùng của bản đồ.
Trong bản đồ này có thể nhìn thấy khu vực Đà nẵng nằm ở cực phải (cực bắc) chứ không thấy được Thuận Hóa. Do đó ghi chữ Thuận Hóa trong bản đồ trên là không phù hợp, thứ nữa là hướng mũi tên "tháng ba đi" được hiểu là đi từ hướng Đông Nam lên Tây Bắc và "tháng tám về" đi từ hướng đông bắc xuống tây nam. Hai hướng này là không phù hợp với Hoàng sa vốn nằm ở phía đông của đất nước.

Nếu nói tác giả vẽ những mũi tên và chữ Thuận Hóa mang tính ước lệ không ăn nhập gì với bản đồ phía sau thì cũng có thể thấy tác giả không hiểu gì về tương quan địa lý giữa Thuận Hóa và Hoàng sa. Theo đó người xem có ngộ nhận
"tháng ba đi" Hoàng sa từ Thuận Hóa theo hướng Đông Bắc và "tháng tám về" Thuận Hóa theo hướng Đông Nam. Vậy Hoàng sa nằm ở đâu trên bản đồ so với Thuận Hóa? Đông Bắc hay Đông Nam?


Thực tế đội Hoàng sa ra đi từ cù lao Ré chứ không ra đi từ Thuận Hóa. Chỉ khi về họ mới về cửa Thuận An để nộp sản vật.

Tiếc là một con tem quan trọng lại có hai lỗi không đáng có.



Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 10-08-2013, lúc 10:55
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (12-08-2013), nam_hoa1 (10-08-2013), Ng.H.Thanh (10-08-2013), Poetry (10-08-2013), saurieng (12-08-2013), Tien (10-08-2013)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Vì sao chân dung trên đồng xu là hình bán diện còn trên tiền giấy là hình trực diện? *VietStamp* Tiền Xu 0 08-12-2019 01:45
Gagarin trên tem Việt Nam trên tem Hungary Poetry Việt Nam trên tem Thế giới 0 21-04-2011 13:35
Năm 1955 Hungary đã tiên phong phát hành tem nhôm - tem in trên kim loại đầu tiên trên thế giới Poetry Chất liệu đặc biệt khác 0 11-03-2011 01:46



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.