Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > TEM Đông Dương in đè (tem tạm thời) : 1945 - 1946

TEM Đông Dương in đè (tem tạm thời) : 1945 - 1946 Sau khi ra đời ngày 02-09-1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa kịp phát hành tem nên đã in đè 13 dạng tiêu đề lên 53 mẫu tem Đông Dương tạm thời sử dụng trên mạng bưu chính, tạo thành 57 mẫu tem Việt Nam đầu tiên.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #31  
Cũ 28-10-2010, 02:04
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định








Bài báo của bác VNmision,rất hay và làm dammanh liên tưởng đế các buổi hội thảo thời SV.Lần đầu tiên với tiêu chí công khai, dân chủ, cởi mở trên 1 d/d… đó là d/d VIETSTAMP có cuộc thảo luận về vị trí, cách sắp xếp 57 con tem đông dương in đè vndcch. Những con tem của LỊCH SỬ, nói một cách hình tượng những con tem này là “con nuôi” hay “con đẻ” của dòng tem VNDCCH ? Lần đầu tiên có một người công khai đưa một vấn đề tế nhị,đã từng làm đau đầu bao bộ óc siêu việt.Người đó không sợ khó,chẳng sợ sai…chỉ sợ mọi người thờ ơ với nhưng con tem đầy ý nghĩa này! Vai trò lịch sử của nó.Cám ơn anh Vnmission nhiều! Tuy trong bài báo anh khiêm tốn nói sơ lược,nhưng khi đọc dammanh thấy đằng sau “sự sơ sài ”đó ! là sự khổ công tìm tòi sục trong kho lưu trữ,là phương pháp nghiên cứu khoa học, là sự kết hợp tài liệu lưu trữ-phương pháp tư duy logic-các hồi ức của những người đã sống thời đó. Chúng ta đừng nản,những viêc cách đây vài nghìn năm từ thời ÂU CƠ lấy LẠC LONG QUÂN dần dần còn xây dựng lại được.’
Dammanh xin kể một câu chuyện thể hiện ước vọng của con người:Có 1 năm nhân loại tìm thấy một viên hổ phách đặc biệt (ai cũng biết Hổ phách là nhựa thông hóa đá) Cái đặc biệt của viên hổ phách này có tuổi trên 200 triệu năm,nhưng nó còn đặc biệt hơn nữa,bên trong có chứa một con muỗi.
Trời!con muỗi từ 200 triệu năm trước,…và đã sống cùng thời KHỦNG LONG và biết đâu??...đã từng đôt KL…suy diễn tiêp vậy có khả năng trong bụng con muỗi có giọt màu KL và ngày nay đã thiết lâp bản đồ gien và công nghệ cấy gen đã càng ngày càng phát triển…suy luận tiếp, ta sẽ lấy giọt máu trong bụng con muỗi,lây gen của KL rồi nuôi cấy KL,..RỒI…RỒI dammanh không dám nghĩ tiếp nữa mà chỉ muốn nói rằng còn 1 tia hy vọng cũng nên cố!!ĐỪNG NẢN ANH VNMISSION ẠH,dammanh vẫn đang thực hiện những điều hứa với anh
Kẻ anh hùng cũng có khi thất thế
Người tài hoa cũng có lúc khó khăn
Ai là người trên đời toàn chiến thắng??
Hơn nhau là ở chí phục thù!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (30-10-2010), Đêm Đông (30-10-2010), chie (05-11-2010), Cu Bim (30-10-2010), hat_de (28-10-2010), huuhuetran (28-10-2010), nam_hoa1 (28-10-2010), Ng.H.Thanh (28-10-2010), Poetry (05-11-2010), Red-Cross (30-10-2010), Tien (30-10-2010), vnmission (28-10-2010)
  #32  
Cũ 30-10-2010, 02:40
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

Trong các thông tin về 57 con tem in đè,có nhiều thông tin còn chưa rõ ràng,vì thế mặc dù ý nghĩa của nó rất to lớn và sự tồn tại của nó là hoàn toàn sự thật ! thế nhưng nó vẫn bị xếp vào là NHỮNG CON TEM TẠM THỜI của NƯỚC VNDCCH.
Để xác định các thông tin căn bản cần có về 1 con tem theo tiêu chuẩn của bưu chính như số lượng phát hành, ngày phát hành, họa sỹ thiết kế ,chất liệu giấy ,phương pháp in,bước răng dập v.v.. Còn nhiều khó khăn nhưng vì sử dụng các con tem indochine nên rõ ràng thấy:
1.Các thông tin có thể xác minh qua các thông tin của con tem indochine chưa in đè như ngày PHÁT HÀNH tem in đè phải sau tem chưa in đè, số lượng tem in đè phát hành phải ít hơn số lượng tem không in đè phát hành và liên quan đến số lượng tem chưa in đè đã xuất kho sử dụng là bao nhiêu? Còn các tham số khác như chất liệu giấy,họa sỹ thiết kế v.v.. là giống tem chưa in đè.
2.Đến nay số lượng PH và thời điểm PH Chúng ta chỉ dựa vào tài liệu của ngài J.D và vì nó rất cụ thể nên rất hấp dẫn,nhưng chính sự cụ thể đó lại dễ nảy sinh các câu hỏi tế nhị
-Ngài J.D là một người PHÁP,không quan hệ với VIỆT MINH thì các thông tin này chỉ dựa vào thông tin công khai như báo chí,những sự hiện diện mà ngài J.D nhìn thấy ..và tài liệu của PHÁP ??
-Tại sao con tem cuối cùng CẤY LÚA 25 cent in đè không có số lượng phát hành?tại sao số lượng chính xác đến hàng thang bậc trăm của một vài con tem in đè như mã số theo tài liệu của bác Vnmission đưa ra?
-Nhiều tem in đè số lượng rất lớn,thực tế đến nay trên thị trường tiêu thụ có không nhiều,và Dammanh nhớ lại trước ngày THỐNG NHẤT lần mua được lô tem in đè lớn nhất mà cụ già mua được là của con cụ CÁN hàng trống (khoảng 300 tờ các loại =15000 con)và của một viên chức bưu điện thời pháp về hưu , khi người viên chức này mất,người con đem bán ( khoảng 800-1000 tờ =50.000 tem)?
-Theo ghi chép của cụ già thì chỉ những tem in đè phát hành đầu tiên cuối 1945 và đầu 1946 còn phân xuống bưu điện các tỉnh lân cận bán,còn sau đó nhất là tem phụ thu chỉ bán tại 2 bưu cục : bưu cục BỜ HỒ & bưu cục ở phố BÀ TRIỆU và chỉ bán mỗi loại 2-3 ngày (trích dẫn)
3.Tạm thời kết luận:
-Thời hạn phát hành là ngày bưu cục BỜ HỒ bán ra(tư liệu do ngài J.D ghi chép được hoặc do từ nhật ký của người lính pháp nào đó ghi chép trước ngày hồi hương!
-Số lượng phát hành là số lượng theo biên bản hủy tem khi thực dân PHÁP tái chiếm HÀ NỘI thu hồi và đem đốt , kết hợp số liệu quy nạp hóa lượng tem bán ra tại bưu cục BỜ HỒ.
-Có thể nói các số liệu đó khá gần với sự thật,chỉ còn vài thắc mắc nhỏ như là:
số liệu phát hành chính xác quá đến hàng 3 chữ số? lại gây cho ta cảm giác khó tin.
có mẫu 5 cent mầu nâu vẽ chân dung Rigault de Genauilt,theo catalog Michel chưa in đè chỉ phat hành 30.000 con thế mà sản phẩm in đè lên đến trên 2 ml con
Từ năm 1946-1947 đến nay đã 65 năm trôi qua cái gì còn tồn tại đã xuất hiên,thế nhưng những con in số lượng lớn đến nay thị trường vẫn không nhiều.

Và đây là đoạn kết mà cụ già của dammanh có ghi chép lại

Name:  IMG_0690.jpg
Views: 658
Size:  74.6 KB

Bài được dammanh sửa đổi lần cuối vào ngày 30-10-2010, lúc 05:14
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
15 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (30-10-2010), Đêm Đông (30-10-2010), chie (05-11-2010), Cu Bim (30-10-2010), hat_de (30-10-2010), huuhuetran (30-10-2010), nam_hoa1 (31-10-2010), Ng.H.Thanh (23-04-2011), Nguoitimduong (30-10-2010), Poetry (05-11-2010), Red-Cross (30-10-2010), The smaller dragon (30-10-2010), Tien (30-10-2010), tien039 (04-05-2014), vnmission (30-10-2010)
  #33  
Cũ 30-10-2010, 13:54
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Một số thông tin của J. Dẻoussaux để các bác tham khảo thêm:

- Tem Đông Dương gốc (chưa in đè) còn được bán đến ngày 20-04-1946;

- Số lượng tem phát hành là theo công bố của Bưu điện. Những số có dấu hỏi chấm (?) là ước tính của tác giả.

- Không kể tem Nga Khê, Desroussaux xếp tem in đè thành 5 loại như sau:
+ In đè trên tem "RF" (gồm 6 tem);
+ In đè trên tem không có cả "RF" hay "EF" (2 tem);
+ In đè trên tem "EF", gồm các tem còn lại; loại này lại chia thành 5 "bộ" theo hình tem Đông Dương gốc - (i) danh nhân; (ii) Pétain; (iii) thanh niên-thể thao; (iv) Nam giao; và (v) phụ thu (surtaxe).
+ Chỉ đổi giá, không in đè quốc hiệu (tem Sihanouk);
+ Tem Cấy lúa (phát hành 1947 tại trung du Bắc bộ, không rõ số lượng).
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (05-11-2010), Cu Bim (30-10-2010), dammanh (30-10-2010), hat_de (30-10-2010), huuhuetran (30-10-2010), nam_hoa1 (31-10-2010), Nguoitimduong (30-10-2010), Poetry (05-11-2010), Tien (30-10-2010)
  #34  
Cũ 05-11-2010, 08:12
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

Công Ty Tem Việt Nam (COTEVINA) là “cơ quan duy nhất của Việt Nam đảm nhiệm việc sản xuất và kinh doanh tem Bưu Chính Việt Nam trong và ngoài nước.” (trích trong sách Sổ Tay Tem Chơi Dùng Cho Người Chơi Tem và Kinh Doanh tem Chơi. Philately Handbook for Stamp Collectors and Dealersdo Cotevina xb, 1991, 92 tr.) Thường Cotevina quyết định việc phát hành tem hàng năm qua tập "Chương Trình Phát Hành Tem Bưu Chính Việt Nam Năm ..." Trong thực tế, một mẫu tem dù đã in vẫn là “tem gỉa’ nếu Cotevina không công nhận.

Do đó, hệ thống tem VN hoàn toàn do Cotevina sắp xếp và quyết định. Hiện nay, Cotevina chỉ công nhận bốn dòng tem:
1. Tem tạm thời (tức tem Ðông Dương in đè), được đánh số 1 đến 57 (1945-46)
2. Tem bưu chính VNDCCH và CHXHCNVN, được đánh số từ 1 đến 3389 và tiếp tục (1946-2005...)
3. Tem MTDTGPMNVN, được đánh số từ 1 đến 22 (1963-69)
4. Tem CPCMLTCHMNVN, được đánh số từ 23 đến 70 (1970-76).

Name:  Picture 1666.jpg
Views: 592
Size:  36.0 KB

Như vậy, ba dòng tem “Ðông Dương” (1889-1946) thời Pháp thuộc, tem “Quốc gia VN” (1951-54) thời Bảo Ðại, và tem VNCH (1955-75) ở miền Nam đã không được đưa vào hệ thống tem VN của Cotevina, dù lời "Giới Thiệu" bộ Danh Mục 1946-2005 có đề cập đến ba dòng tem này, được mệnh danh là "Tem của chính quyền ở các vùng tạm chiếm."

Mặt khác, tem Ðông Dương in đè thêm quốc hiệu “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” gồm 57 con, phát hành trong hai năm 1945-46 chỉ được coi là “tem tạm thời.” Chính bộ tem Hồ Chủ Tịch phát hành ngày 2-9-1946 mới được xét là bộ tem chính thức, khời đầu cho dòng tem VNDCCH. Tôi kèm theo đây hình ảnh bộ tem ấy với gía $US60.00, tức là rất cao (1988), phản ánh chủ trương của Cotevina về sự qúy gía của bộ tem đầu tiên với hình ảnh lãnh tụ. (Cũng trong danh mục “Giới Thiệu Tem Bưu Chính Việt Nam. The Vietnamese Postage Stamps 1946-1988 do Cotevina phát hành năm 1989, bộ Mạc Thị Bưởi gía chỉ $US100.00, bộ Chính Phủ về Thủ Ðô $US40.00, bộ Xe Lửa Hà Nội-Vân Nam $US15.00...)

Name:  Picture 1664.jpg
Views: 523
Size:  58.0 KB
Name:  Picture 1665.jpg
Views: 548
Size:  101.5 KB

Chỉ trừ gía $US60.00 của bộ tem HCT không phải ánh giá thị trường quốc tế (thực gía ở Mỹ chỉ là $3.00-$5.00), tôi hoàn toàn đồng ý, cả về lý lẫn tình như đã viết trong một bài trước, việc Cotevina đưa bộ HCT làm bộ tem đầu tiên của dòng tem VNDCCH. Tôi cũng hiểu tâm tư tình cảm của nhiều người, như bác Ðàm Trung Thiện trong nhiều thập niên trước, đã và đang vận động để bộ tem nào hay con tem nào mang quốc hiệu VNDCCH đầu tiên phải là con tem mang số 1 trong dòng tem VNDCCH. Tôi chúc những người ấy may mắn.

Còn phần tôi, và một số người thuộc làng tem trong nước trong suốt thập niên 1990, đã “vận động” việc tem VNCH phải có mặt trong bộ danh mục chính thức của tem Việt Nam đã không đem lại kết quả gì! Nhưng tôi có cảm tưởng là sự may mắn sẽ đến với chúng tôi vào một thời điểm thích hợp trong tương lai!






Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (05-11-2010), dammanh (05-11-2010), hat_de (05-11-2010), huuhuetran (05-11-2010), Nguoitimduong (05-11-2010), Poetry (05-11-2010), vnmission (07-11-2010)
  #35  
Cũ 05-11-2010, 11:24
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Vấn đề chọn bộ tem nào là bộ đầu tiên của VN là 1 thứ đã được bàn thảo nhiều trong giới sưu tầm và các cơ quan chức năng.

Hiện tại những con tem mang quốc hiệu VN đầu tiên, khẳng định cho sự tồn tại của chúng ta sau CMT8 năm 1945 chính là những mẫu tem Đông Dương in đè. Nó đã là những con tem bưu chính đầu tiên mang quốc hiệu VN. Vừa trên khía cạnh bưu chính nói riêng và về mặt chính trị nói chung. Nó cũng được lưu hành trong mạng lưới bưu chính và hoàn thiện chức năng thanh toán cước của mình 1 cách chính thức.

Tuy nhiên dòng tem này vẫn được coi là "tạm thời" trong hệ thống tem BCVN. Phân biệt với đó là dòng tem được gọi là "chính thức" bắt đầu bằng bộ tem Bác Hồ như đã biết bắt đầu bằng mẫu tem sau

Name:  1-!.jpg
Views: 489
Size:  21.3 KB

đây được coi là con tem cách mạng đầu tiên của VN

Name:  Clip of 737!.jpg
Views: 474
Size:  59.0 KB

và đó được coi là "điểm bắt" đầu


Name:  737_01.jpg
Views: 468
Size:  25.2 KB

Giống như chuyện VN ta kỉ niệm ngày Báo chí. Về mặt lịch sử mà nói thì Báo chí có tại VN từ rất lâu rồi, nhưng chúng ta chỉ kỉ niệm ngày "báo chí cách mạng Việt Nam".

Như vậy có thể thấy rằng, yếu tố chính trị có "trọng lượng" khá lớn. Và chúng ta hay chọn đó là mốc. Và "tinh thần" đó có trong rất nhiều lĩnh vực, kể cả bưu chính. Nói thì có thể coi là hơi phản động 1 chút, nhưng quả thật thấy rằng những thức chọn làm "mốc" ko phải là những thứ "đầu tiên"

Vì thế việc phải để bộ 01 là bộ tem Bác Hồ rất khó có thể thay đổi.

Giả sử 1 ngày nào đó chúng ta có tất cả những tư liệu để khẳng định đâu và bộ tem hay mẫu tem Đông Dương in đè đầu tiên thì liệu bộ đó có được Bưu chính VN ta đánh số là 01. Vì điều này rất khó xảy ra, chắc vì chính trị là 1 vấn đề rất nhạy cảm. Nên hẳn việc đánh số cho các món tem Đông Dương in đè, cho dù làng tem có đầy đủ dữ kiện đi chăng nữa. Hẳn cũng rất khó.

Khó khăn về ch tr gì đó là thứ ngoài tầm kiểm soát của làng tem.
Khó khăn về tư liệu liên quan tới bộ nào đầu tiên, mẫu nào đầu tiên, số lương ... <--- là 1 thứ cũng rất khó, giả sử các cơ quan chức năng có lưu trữ đủ và cho công bố. Coi như làng tem ko phải lo lắng nữa, dù có ko giải quyết được khó khăn 1 thì khi ấy chúng ta cũng có thể có 1 danh mục tem Đông Dương theo cách đánh số của riêng mình.

Việc tem Đông Dương in đè có số thứ tự cùng với dòng tem CM VN là 1 điều ko dễ, gk sợ rằng dòng tem VNCH còn khó hơn nhiều. 1 ngày như vậy chắc còn rất xa. Chỉ dám hy vọng rằng 1 ngày gần đây tem ĐD in đè được đánh mã số dù vẫn bị coi là "tạm thời" cũng là quý lắm rồi.

Tranh thủ sắp giờ nghỉ trưa rảnh rỗi tâm sự ngắn cùng các bác. Hy vọng trong tương lai làng tem sẽ có nhiều tin tốt lành
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (05-11-2010), dammanh (10-11-2010), Ng.H.Thanh (23-04-2011), Poetry (05-11-2010), Tien (05-11-2010), tien039 (04-05-2014), vnmission (07-11-2010)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Sưu tầm tem Bác Hồ phát hành ngày 2/9/1946 *VietStamp* Nhân vật Việt Nam 0 30-09-2019 18:59
Bì thư thực gửi 1945-1946 *VietStamp* TEM Đông Dương in đè (tem tạm thời) : 1945 - 1946 2 16-09-2019 00:20
Bộ Tem Đông Dương in đè (tem dùng tạm thời 1945-1946) hongduc2008 Shop Tem: HongDuc08 4 25-06-2016 22:56
Bì thư sưu tập 11-1946 kimma TEM Đông Dương in đè (tem tạm thời) : 1945 - 1946 4 04-06-2011 01:13
Phong bì Việt Nam tháng 2/1946 (?) vnmission Cùng nhau giải đáp 21 20-10-2009 00:53



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.