Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Sinh hoạt BAN CỐ VẤN

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 11-05-2012, 15:00
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định Bưu thiếp Ðông Dương


Tôi đã giới thiệu một nhiếp ảnh gia chụp và làm bưu thiếp Ðông Dương với số lượng lớn lao, tức Dieulefils ở Hà Nội. Bài này lược thêm những nhiếp ảnh viên khác, trước và sau Dieulefils, gồm cả người Việt nữa.

Ðó là những nhiếp ảnh gia tiên phong người Âu đến Nam Kỳ (Cochinchine), Trung Kỳ (Annam) và Bắc Kỳ (Tonkin), không kể Ai Lao và Cao Mên. (Tôi ghi các điạ danh theo tên thời Pháp thuộc). Họ đến Ðông Dương lập nghiệp từ nửa sau thế kỷ 19 cho đến các thập niên đầu thế kỷ 20. Ða số là chuyên nghiệp, hoàn toàn sống vào nghề mới mẻ này và đa số có văn phòng chụp ảnh và rửa ảnh ở Sài Gòn. Thời ấy, công cuộc làm ăn của họ được phát đạt là vì giới cầm quyền Thuộc Ðịa và giới giầu có bản xứ rất ham thích chụp ảnh, một phát kiến tương đối mới mẻ, để làm kỷ niệm trong gia đình hay trao đổi giữa bạn bè.

Ngày nay, hình ảnh họ chụp là những tài liệu và thông tin chân xác về lịch sử, nhân chủng, văn hoá, giáo dục, xã hội, kiến trúc...của người Việt dưới thời Pháp thuộc. Nhưng tiếc thay, hầu như chưa có ai để tâm khai thác các hình ảnh ấy, hiện là tài nguyên trong các thư viện và văn khố Pháp (và có thể trong các thư viện và văn khố tại Việt Nam nữa), hay trong những bộ sưu tập tư nhân rải rắc khắp thế giới.

Có thể kể đến các nhà nhiếp ảnh sau đây:

1. Alphonse Jules Itier
2. Émile Gsell
3. Pun Lun (Tân Luân)
4. Aurélien Pestel
5. Negadelle
6. Planté
7. Crespin
8. Alexandre Francis Decoly
9. Poujade de Ladevèze
10. Gabriel Paulussen
11. Martin Hürlimann
12. Khánh Ký (Nguyễn Đình Khánh).


1. Alphonse Jules Itier là nhiếp ảnh viên theo phái đoàn Théodore de Lagrenée trên đường qua Trung Quốc để chụp hình ghi lại sự kiện ký hiệp ước giữa Pháp và Trung quốc vào năm 1844. Khi ghé Đà Nẵng, A. J. Itier để lại một bức ảnh chụp đồn lính Việt Nam.

2. Émile Gsell (1838-1879). Émile Gsell là nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và thương mại đầu tiên ở Sài Gòn. Gsell được gởi đến Nam kỳ vì nghĩa vụ quân sự, rồi gia nhập Phái Ðoàn Thám Hiểm Sông Mekong của Doudart de Lagrée 1866-1868.

Sau chuyến đi này, Gsell mở văn phòng nhiếp ảnh ở Sài Gòn, bán các hình ảnh đền Angkor và hình ảnh về cảnh vật cùng đời sống và tập tục của dân Việt ở Sài Gòn cùng các nơi khác tại Nam Kỳ... từ cuối thập niên 1860 và trong thập niên1870. Gsell là người đầu tiên chụp chân dung thiếu nữ Bắc kỳ.


Name:  Bac ky.JPG
Views: 3232
Size:  30.0 KB

Hình 1. Bưu ảnh Gsell: chân dung thiếu nữ Bắc Kỳ
CartepostalePhuNuBacKyGsell.doc


Gsell mất khi vẫn còn trẻ, lúc 41 tuổi, ở Sài Gòn vào ngày 16 tháng 10 năm 187. Vào cuối đời Gsell chụp một số công trình kiến trúc và công chánh ở Sài Gòn thời Thống đốc dân sự đầu tiên Le Myre De Vilers.

Sau khi Gsell mất, bộ ảnh được O. Wegener, rồi Vidal sử dụng. Hồi tháng 12 năm 2007, bộ ảnh Gsell gồm 350 tấm được đưa ra bán đấu giá ở Berlin, Ðức bởi công ty đấu gía Galerie Bassenge. Đây là nguồn thông tin để có thể nhận ra được tác giả một số ảnh ở Đông Dương mà trước đây không ai biết tên người chụp. Trong bộ ảnh này có các hình chụp thương cảng Sài Gòn, tàu buồm đậu ở bến, dinh Thống đốc, các dinh thự khi Pháp mới đến và xây dựng thành phố Sài Gòn. Ảnh chân dung bao gồm các quan chức cao cấp, giám mục, diễn viên kịch, hát bộ, lính. Ảnh phong cảnh gồm đền chùa, tượng, và các làng mạc của người bản xứ.

3. Pun Lun (Tân Luân) là nhiếp ảnh gia người Hồng Kông nổi tiếng từ thập niên 1860. Ngoài nhiếp ảnh ông có nghề vẽ và trạm hình trên ngà voi. Pun Lun có chi nhánh văn phòng nhiếp ảnh ở Sài Gòn, Phúc Châu, Singapore. Ông được coi là tiên phong trong lịch sử nhiếp ảnh Trung Quốc. Tân Luân chụp nhiều ảnh ở Sài Gòn, trong đó Un notable Indochinois là một bức ảnh nghệ thuật, chụp một viên chức Nam Kỳ năm 1880. Bức chân dung nầy là một tác phẩm có thể so sánh với bức ảnh nghệ thuật người thiếu nữ Bắc Kỳ do Émile Gsell chụp trước đó 4 năm, năm 1876.


Name:  hulun.JPG
Views: 3081
Size:  28.9 KB

Hình 2. Bưu ảnh Pun Lun: Một viên chức Nam Kỳ
CartepostalePunLun.doc




4. Aurélien Pestel (1855-1897) chụp nhiều hình ảnh Sài Gòn vào cuối thế kỷ 19. Có thể nói Pestel là nhà nhiếp ảnh tiên phong tài ba nhất vào cuối thế kỷ 19 ở Saigon. Lúc ban đầu công việc của Pestel không có liên hệ trực tiếp đến nhiếp ảnh, nhưng sau đó ông trở thành nhiếp ảnh chuyên nghiệp ở Cam Bốt, rồi Sài Gòn. Chất lượng ảnh Petel chụp đã giúp ông trở thành sứ giả đại diện cho Đông Dương trong Triển Lãm Thế Giới năm 1894 ở Lyon, Pháp, nơi Petel trưng bày một bộ ảnh hiếm quí về Nam Kỳ và Cam Bốt. Pestel từng chụp cảnh bên trong nhà của Tổng đốc Phương ở Chợ Lớn (hiện nay tòa nhà này không còn nữa).

Name:  treban hang.JPG
Views: 2789
Size:  71.8 KB


Hình 3. Bưu ảnh Pestel: Ðám trẻ bán hàng
CartepostalePestelA.doc


5. Négadelle. Sau khi Pestel mất, văn phòng số 10 Đại lộ Charner, được Négadelle sử dụng, sau đó là Paulussen, và cuối cùng là ông Planté. Tất cả đều là nhiếp ảnh gia có tiếng ở Sài Gòn thời Pháp thuộc.

6. Poujade de Ladevèze được biết đến qua các hình ảnh Sài Gòn từ 1908-1922 với bộ sưu tập "Collection Poujade de Ladevèze." Poujade de Ladevèze sản xuất bưu thiếp rất sớm và đặc biệt bằng màu, nhưng de Ladevèze không phải là nhà nhiếp ảnh. Ông chỉ thâu thập hình ảnh rồi in ra mà không bao giờ ghi tên tác giả thực sự của các bức ảnh ấy.


Hình 4. Bưu ảnh Poujade de Ladevèze: Thiếu phụ Nam Kỳ
Name:  Picture 669Lade.jpg
Views: 2971
Size:  21.8 KB

Hình 5. Bưu ảnh Poujade de Ladevèze: Tòa Ðô Chánh
Sài Gòn (trên) và chợ bán trái cây ở Vĩnh Long (dưới)

Name:  Picture 670Lade.jpg
Views: 3137
Size:  33.3 KB


7. Ludovic Crespin (1873-?) là nhà nhiếp ảnh có cơ sở “Photo Studio” số 136-138 rue Catinat (đường Đồng Khởi ngày nay) vào năm 1910. Sau thế chiến thứ nhất, ông sở hữu thêm một phòng phim ở số 10 Boulevard Charner. Điều này có nghĩa là có thể ông đã mua lại cơ sở của nhà nhiếp ảnh Pestel (trước đó) và Planté (sau này). Vì vậy có thể ông sở hữu các di sản của nhiều nhà nhiếp ảnh, kể cả các ảnh của Pestel. Điều này giải thích số lượng bưu thiếp phong phú và đa dạng mà ông phát hành sau này.

8. Alexandre Francis Decoly là người xuất bản các bưu thiếp ở Sài Gòn từ năm 1905. Ông có văn phòng ở số 10 đại lộ Charner, cùng chỗ với nhà nhiếp ảnh Planté. Decoly và Planté là hai người cùng thời nhưng Decoly không phải là nhà nhiếp ảnh mà chỉ là một nhà sản xuất bưu thiếp. Bưu thiếp có ký hiệu ngôi chùa ở góc ảnh là của công ty Decoly, với thương hiệu "Edition La Pagode Saigon." Decoly sản xuất bưu thiếp đen trắng và màu. Ðó là những hình ảnh về Ai Lao, Cao Mên, và tất cả các phần khác ở Đông Dương. Trước năm 1920, các bưu thiếp ghi ký hiệu A.F.D. có thể chính là tên của Decoly. Còn những bưu thiếp trong giai đoạn 1920-1924 của Decoly thì đằng sau ghi B.Frey et Cie., Saigon et Phnom-Penh.


Hình 6. Bưu ảnh Decoly: Chạm khác gỗ
Name:  Picture 671Decoly.jpg
Views: 2971
Size:  24.7 KB


Hình 7. Bưu ảnh Decoly: Chùa Ngọc Hoàng Ða
Kao (trên) và Dinh Toàn Quyền ở Sài Gòn (dưới)[/


Name:  Picture 672Decoly.jpg
Views: 3055
Size:  34.9 KB


9. George Victor Planté (1847-1921). Planté sinh ngày 2 tháng 3 1847 ở Pháp và mất ở Sài Gòn năm 1921. Lúc đầu khi đến Nam Kỳ, năm 1867, ông làm ở Sở Quan Thuế. Sau đó vào năm 1893, Planté trở thành nhà nhiếp ảnh và in bưu thiếp. Planté chuyên về chân dung, cảnh vật Nam Kỳ và di tích Angkor. Planté làm và bán các bưu thiếp từ năm 1905. Trong số các bưu thiếp này có chân dung Thành Thái, và các hình chụp của Pestel.

Hình 8. Bưu ảnh Planté: Một bô
lão Nam Kỳ với tục để móng tay

Name:  Picture 673Planté.jpg
Views: 2789
Size:  18.0 KB

Hình 9. Bưu ảnh Planté: Sông Mỹ Tho
Name:  Picture 674Planté.jpg
Views: 2836
Size:  26.8 KB


10. Gabriel Auguste Paullussen nối nghiệp nhà nhiếp ảnh George Victor Planté sau khi Planté mất vào năm 1921. Paullussen mướn nhiều nhân viên người Việt và người Hoa giúp việc cho studio của ông.


Hình 10. Bưu ảnh Paulussen: Chùa Phúc Kiến Chợ Lớn
Name:  Picture 668Paulussen.jpg
Views: 3072
Size:  24.6 KB


11. Martin Hürlimann (1897-1984) là nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Thụy Sĩ. Ông đi nhiều vùng trên thế giới trong ba thập niên 1920, 1930, 1940 và chụp những bức ảnh đền đài, cung điện, cảnh vật, tác phẩm văn hóa tại nhiều thành phố, di tích ở Âu châu, Tích Lan, Miến Điện, Xiêm La, Cao Mên, Trung Kỳ, Bắc Kỳ… Hürlimann ghé Việt Nam năm 1926 và đã chụp hai bộ ảnh nghệ thuật. Một là về đền tháp, tượng, cảnh trí Champa ở miền Trung. Hai là hình ảnh Hà Nội.

Hürlimann có xuất bản một bộ ảnh về Á châu và Đông Dương với tựa đề “Ceylan et l’Indochine: Architecture, paysages, scenes populaires” (Paris, 1930). Các ảnh chụp đa số về các tháp, tượng, và cảnh vật ở Angkor, Chieng Mai, Lamphun, Bangkok, Phnom Penh, Trung kỳ, và Bắc Kỳ. Nhiều nhất ở Việt Nam là ảnh các tháp, tượng, và cảnh trí của vương quốc Chàm xưa.


Name:  canh tien.JPG
Views: 2680
Size:  40.9 KB

Hình 11. Bưu ảnh Hürlimann: Tháp Cánh Tiên, di tích thành Trà Bàn, 1926
CartepostaleThapCanhTien.doc


12. Nguyễn Đình Khánh (1884-1946) tên thật là Nguyễn Văn Xuân tự Khánh Ký, sinh năm 1884 ở làng Lai Xá, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Sau tiệm ảnh đầu tiên của người Việt Nam “Cảm Hiếu Đường” ở Hà Nội năm 1869 do Đặng Huy Trứ làm chủ thì tiệm ảnh Khánh Ký khai trương năm 1892 ở Phố Hàng Da, Hà Nội là tiệm ảnh thứ hai. Nhưng khác với tiệm ảnh trước, Khánh Ký ngoài việc chuyên chụp ảnh chân dung, ông còn huấn luyện nhiều người, đa số từ làng Lai Xá, nghề chụp ảnh và mở nhiều tiệm ảnh ở Nam Định (1905), Sài Gòn (1907) sau này ở Toulouse (năm 1910 khi ông mới sang Pháp) và ở Paris. Khi trở về Việt Nam năm 1924, Khánh Ký mở tiệm ảnh ở Hà Nội, Quảng Châu, Hải Phòng, Nam Định, và Sài Gòn. Làng Lai Xá ngày nay có truyền thống nghề nhiếp ảnh là nhờ Khánh Ký.

Ông hoạt động nhiếp ảnh ở Sài Gòn nhiều nhất trong các năm 1924-1933. Cơ sở của Khánh Ký ở Sài Gòn năm 1934 mướn đến 27 nhân viên, gồm nhân viên phòng chụp, phòng rửa ảnh, phòng chỉnh ảnh, và bán hàng. Từ năm 1917, Khánh Ký là người chụp nhiều chân dung các Toàn Quyền Pháp và các hoàng đế Việt Nam, Ai Lao, Cao Mên.


Name:  khanh ky.JPG
Views: 3148
Size:  55.7 KB

Hình 12. Bưu ảnh Khánh Ký: Đám tang Phan Châu Trinh, Sài Gòn năm 1926
CartepostaleKhanhKy.doc


Năm 1932, Khánh Ký sang Nhật và tiếp xúc với những nhân vật trong phong trào Đông Du. Khi về nước ông cổ xúy cho Phong Trào và bị Pháp bắt về tội liên hệ với Cường Để. Cơ sở thương mại của Khánh Ký sau đó bị phá sản. Ông trở lại Pháp vào năm 1934, tiếp tục kinh doanh trong nghề ảnh và mất ở Pháp năm 1946. Phan Châu Trinh cũng có lúc làm nghề rửa ảnh ở cơ sở nhiếp ảnh của Khánh Ký trong thời gian ở Pháp khi cụ vừa ra tù ở ngục Santé.

Ngoài ra, còn nhiều nhiếp ảnh gia Pháp sản xuất bưu thiếp từ đầu thế kỷ XX nhưng hiện chưa có thông tin chính xác. Thí dụ như ở Hà Nội có các bộ bưu ảnh Victor Fiévet, René Tétart, R. Moreau, F. H. Schneider, Crébessac, Hải Phòng có V. Fauvel, P. Dufresne, Huế có Thanh Ba, Fajolle, Sài Gòn có Albert Portail, G. Wirth, J. Brunet, Mottet, Ferté, Nadal, ... Và đó sẽ là đề tài cho một bài viết khác.

Ngoài ra, tôi sử dụng hai danh từ "bưu thiếp" và "bưu ảnh" lẫn lộn vì cả hai có cùng một nghĩa. Ðây thực sự là những tấm ảnh chụp, nhưng được rửa thành nhiều bản để bán cho công chúng, và phía sau bức ảnh nào cũng ghi rõ hai chữ "Carte Postale," nghĩa là "bưu thiếp."


Soạn tặng bác Lê Ðức Vân, Cố Vấn CLB Viet Stamp
Alameda, tháng 5 năm 2012
The smaller dragon
(Tham khảo: "Vài nét về các nhà nhiếp ảnh từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam và Saigon-Chợ Lớn" của Nguyễn Ðức Hiệp)


TB. Mong Ban Chủ Nhiệm/Kỹ Thuật VS đưa lên những hình ảnh minh họa mà tôi không đưa lên được. Thành thật cám ơn. TSM

Bài được Đêm Đông sửa đổi lần cuối vào ngày 11-05-2012, lúc 18:19 Lý do: Chỉnh hình ảnh
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
21 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (12-05-2012), Đêm Đông (11-05-2012), Đinh Đức Tâm (31-05-2012), dammanh (25-05-2012), Dat_stamp (25-05-2012), exploration (25-05-2012), hat_de (31-05-2012), huuhuetran (25-05-2012), Kounle (11-05-2012), lambachtung (31-05-2012), manh thuong (11-05-2012), MeTemViet (01-06-2012), nam_hoa1 (16-05-2012), Nguoitimduong (12-05-2012), Pink Kole (26-05-2012), Poetry (11-05-2012), Tien (11-05-2012), tien039 (02-06-2012), tranhungdn (31-05-2012), VAPUTIN (02-08-2013), vnmission (16-05-2012)
  #2  
Cũ 25-05-2012, 12:26
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

BƯU THIẾP ÐÔNG DƯƠNG
Bài 2


Có một đề tài khá độc đáo trong hàng chục ngàn bưu ảnh Ðông Dương. Ðó là các bưu ảnh địa danh. Mỗi bưu ảnh địa danh là một dấu hiệu mở đầu cho hàng ngàn những bức ảnh chụp về thiên nhiên và con người trong địa danh đó.


Hình 1 : Bưu ảnh địa danh Ðông Dương
Name:  Picture 696.jpg
Views: 2643
Size:  32.2 KB


Các mẫu tự trong địa danh được cắt từ lô ảnh chụp trong lãnh thổ địa danh đó. Thành ra, có một bưu ảnh địa danh là có hàng hai ba chục những bức ảnh chụp người, vật, và phong cảnh.


Hình 2: Bưu ảnh địa danh Bắc Kỳ
Name:  Picture 697.jpg
Views: 2725
Size:  47.4 KB


Hình 2a: Bưu ảnh địa danh Hà Nội và Hải Phòng
Name:  Picture 698.jpg
Views: 2799
Size:  56.0 KB


Hình 2b: Bưu ảnh địa danh Bắc Ninh và Nam Ðịnh.
Bưu ảnh địa danh mầu ngày nay hiếm và giá trị khá cao.
Name:  Picture 699.jpg
Views: 2691
Size:  46.8 KB


Hình 2c: Bưu ảnh địa danh Ðáp Cầu và Quảng Yên
Name:  Picture 700.jpg
Views: 2749
Size:  42.1 KB


Hình 2d: Bưu ảnh địa danh Móng Cáy (Cái) và Hòn Gay (Gai)
Name:  Picture 701.jpg
Views: 2666
Size:  45.2 KB


Hình 3 : Bưu ảnh địa danh Trung Kỳ và Huế
Name:  Picture 702.jpg
Views: 2724
Size:  47.7 KB


Hình 4: Bưu ảnh địa danh Nam Kỳ
Name:  Picture 703.jpg
Views: 2619
Size:  46.7 KB


Hình 4a: Bưu ảnh địa danh Sài Gòn
Name:  Picture 704.jpg
Views: 2786
Size:  48.3 KB



Từ ảnh chụp trở thành bưu thiếp, những vật phẩm này được phổ biến trong công chúng và nhiều người còn giữ trong những kỷ niệm gia đình, nhất là ở Pháp. Ngày nay, đây là kho tài liệu lịch sử về đất nước và con người Việt Nam trong thế kỷ 20, khi xã hội người Việt chìm đắm dưới sự cai trị của thực dân Pháp. Về phương diện tích cực, đây là những đền đài dinh thự cầu đường phố xá... được xây dựng khi văn minh Tây Phương du nhập vào nước ta. Về phương diện tiêu cực, đây là hình ảnh anh hùng dân tộc bị thực dân Pháp hành hình.

Qua bưu ảnh, ngày nay người ta biết được cách chém tử tội của các đao phủ thủ. Tức là chém một nhát, và chém từ sau gáy xéo xuống cổ, máu thịt sẽ chẩy xuống ngực tử tội mà không vung vãi. Nguyên tắc là vậy, nhưng thân nhân tử tội thường đút lót đao phủ thủ để họ chém mạnh một nhát cho tử tội chết ngay, thay vì chém nhiều lần khiến tử tội đau đớn. Kỹ thuật «chém treo ngành» mà nhà văn Nguyễn Tuân viết thành tiểu thuyết không biết hư thực thế nào. Nhưng tôi nghĩ, chém mà đầu tử tội còn dính da vào cổ thì làm sao mà «bêu đầu thị chúng» như ta thấy trong những bưu ảnh của tụi Pháp?

Ðể quen tay và nhuần nhuyễn trong «nghề,» các đao phủ thủ thường luyện tập cách chém vào cây chuối. Một khi tử tội đã thọ hình, thủ cấp còn bị «bêu đầu thị chúng,» tức là bỏ vào giỏ tre và trưng bầy nơi công cộng.


Hình 5: Cách đao phủ thủ chém tử tội
Name:  Picture 705.jpg
Views: 3129
Size:  45.6 KB


Thời Pháp thuộc, các tử tội là ai, nếu không phải là các anh hùng kháng chiến chống thực dân Pháp?! Chính thế, phần lớn, nếu không nói là tất cả, các bưu ảnh thời Pháp thuộc chụp cảnh hành hình đều là hình ảnh các anh hùng Yên Thế vị quốc vong thân hồi đầu thế kỷ 20.


Hình 6: Thủ cấp vị anh hùng vị quốc vong thân Ðội Cốc,
một trong 3 người đội trong binh đội Pháp nhưng lại tham gia vụ
Hà Thành Ðầu Ðộc, và bị hành hình ngày 8 tháng Bẩy năm 1908.
Name:  Picture 706.jpg
Views: 3120
Size:  37.5 KB


Cũng như bất cứ một dạng tài liệu lịch sử nào khác, các bưu ảnh này cần phân tích để định rõ sự chân xác. Tôi đã khám phá một số sai trái trong chú thích của một số bưu ảnh. Thí dụ: Cùng một bức ảnh, nhưng có hai ấn bản với chú thích khác nhau. Một ấn bản chú thích là Trường Pháp-Việt ở Bắc Kỳ (hình trên), và ấn bản thứ hai lại chú thích là Trường Pháp Việt ở Châu Ðốc (Nam Kỳ, hình dưới.)


Hình 7: Một bức ảnh, hai chú thích
Name:  Picture 707.jpg
Views: 2799
Size:  61.5 KB


Từ đầu thiên niên kỷ thứ 3 trong nước đã xuất hiện một số sách khai thác bưu ảnh cổ thời Pháp thuộc. Ðó là sách Bách Khoa Thư Hanoi Vietnam xuất bản tại Hà Nội năm 2000 và Văn Hoá Việt Nam Qua Bưu Ảnh Cổ cũng xuất bản tại Hà Nội. Mới đây hơn, có bộ sách "Việt Nam Xưa" do tạp chí Xưa Nay và nhà xuất bản Thời Ðại, Hà Nội, phát hành, như Việt Nam Xưa, Hà Nội Xưa, Sài Gòn Xưa, Ðà Nẵng Xưa, Ðà Lạt Xưa...

Hình 8: Hai bộ sách đầu tiên giới thiệu bưu ảnh thời
Pháp thuộc với ấn bản hạn chế: 300 bản mỗi quyển
Name:  Picture 709.jpg
Views: 2698
Size:  40.9 KB

Name:  Picture 708.jpg
Views: 2849
Size:  40.6 KB



Tháng Năm năm 2012
The smaller dragon
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
19 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (25-05-2012), Đinh Đức Tâm (31-05-2012), BoZoo (10-09-2013), chie (25-05-2012), dammanh (25-05-2012), Dat_stamp (25-05-2012), exploration (25-05-2012), hat_de (31-05-2012), hinh_hy (01-06-2012), huuhuetran (25-05-2012), lambachtung (31-05-2012), manh thuong (31-05-2012), MeTemViet (01-06-2012), Pink Kole (26-05-2012), Poetry (25-05-2012), Tien (17-07-2012), tranhungdn (31-05-2012), VAPUTIN (02-08-2013), vnmission (25-05-2012)
  #3  
Cũ 31-05-2012, 15:00
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

BƯU THIẾP ÐÔNG DƯƠNG
Bài 3



Thêm một nhận xét về bưu ảnh Ðông Dương.

Phần lớn bưu ảnh dán tem là những bưu ảnh thực gửi. Tem, dấu nhật ấn, cùng những chi tiết về người gửi người nhận và nội dung trao đổi đã góp phần nâng thêm giá trị của bưu ảnh. Nhưng trong dòng bưu ảnh này đã có một số bưu ảnh có tem dán mà không thực gửi.

Loại bưu ảnh này rất dễ nhận biết vì phần địa chỉ chỉ là khoảng trống. Tem dán trên bưu ảnh không thực gửi thường là loại tem có dấu “mắt bò,” ai không lưu ý sẽ nhầm là bưu ảnh có dấu Bưu Ðiện.

Trong bộ sưu tập TAT có hai bưu ảnh loại khá tốt nằm trong trường hợp này.

Thứ nhất là bưu ảnh Mỹ Nhân đất Hà Thành hồi đầu thế kỷ XX.

Name:  Picture 711.jpg
Views: 2962
Size:  29.1 KB
Name:  Picture 712.jpg
Views: 2563
Size:  19.8 KB


Thứ hai là bưu ảnh tầu Amiral Latouche-Tréville, chiếc tầu biển nổi tiếng trong lịch sử cận đại Việt Nam.


Name:  Picture 713.jpg
Views: 2726
Size:  31.2 KB
Name:  Picture 714.jpg
Views: 2517
Size:  15.3 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
15 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (31-05-2012), BoZoo (10-09-2013), dammanh (31-05-2012), Dat_stamp (31-05-2012), exploration (01-06-2012), hat_de (31-05-2012), lambachtung (31-05-2012), manh thuong (31-05-2012), MeTemViet (01-06-2012), Poetry (31-05-2012), Tien (17-07-2012), tien039 (02-06-2012), tranhungdn (31-05-2012), VAPUTIN (02-08-2013), vnmission (31-05-2012)
  #4  
Cũ 01-06-2012, 00:52
MeTemViet MeTemViet vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-11-2009
Bài Viết : 331
Cảm ơn: 656
Đã được cảm ơn 3,070 lần trong 332 Bài
Mặc định

Cảm ơn bác Rồng với bài viết thật giá trị.

Riêng về 2 bưu ảnh chót, MTV nghĩ rằng tem (chết) do người sau dán thêm lên bưu ảnh trống vì dấu mộc không nằm trên bưu ảnh.

Không biết người dán thêm tem với mục đích gì, nhưng vô tình đã làm giảm giá trị bưu ảnh.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn MeTemViet vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (01-06-2012), Dat_stamp (01-06-2012), hat_de (01-06-2012), lambachtung (01-06-2012), The smaller dragon (01-06-2012), Tien (17-07-2012)
  #5  
Cũ 17-07-2012, 11:38
temhp88 temhp88 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 17-04-2012
Đến từ: Hai Phong
Bài Viết : 282
Cảm ơn: 1,540
Đã được cảm ơn 1,750 lần trong 274 Bài
Mặc định Dẫu mắt bò trên Bưu thiếp cổ

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi MeTemViet Xem Bài
Cảm ơn bác Rồng với bài viết thật giá trị.

Riêng về 2 bưu ảnh chót, MTV nghĩ rằng tem (chết) do người sau dán thêm lên bưu ảnh trống vì dấu mộc không nằm trên bưu ảnh.

Không biết người dán thêm tem với mục đích gì, nhưng vô tình đã làm giảm giá trị bưu ảnh.
Gửi MTV,
Temhp nêu ra đây một vài ví dụ, tất cả các bưu thiếp này đều là bưu thiếp đã dán tem đóng dấu đầy đủ, nhưng mãi vẫn chỉ nẳm trong album nhà sưu tập chứ chưa được gửi đi bao giờ. Phần lưng bưu thiếp vẫn để trống. Có điều, các con dấu trông khá rõ ràng, so với mẫu dấu mắt bò mà MTV nhận xét ở trên. Tuy vậy, temhp cũng thấy có không ít bưu thiếp Indochine thực gửi có con dấu tương tự như thế, và cũng có lúc nghĩ là mình mua nhầm bưu thiếp được dán tem lên sau : )

Name:  DSC_0233.jpg
Views: 2258
Size:  42.2 KB
Name:  DSC_0234.jpg
Views: 2254
Size:  48.2 KB
Name:  DSC_0236.jpg
Views: 2140
Size:  49.4 KB
Name:  DSC_0237.jpg
Views: 2031
Size:  50.8 KB
Name:  DSC_0238.jpg
Views: 2161
Size:  52.9 KB
Name:  DSC_0239.jpg
Views: 2057
Size:  41.4 KB







Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn temhp88 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (17-07-2012), hat_de (06-12-2021), Poetry (31-07-2013), stamp-history (17-07-2012), Tien (31-07-2013), VAPUTIN (02-08-2013)
  #6  
Cũ 26-07-2012, 23:51
temhp88 temhp88 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 17-04-2012
Đến từ: Hai Phong
Bài Viết : 282
Cảm ơn: 1,540
Đã được cảm ơn 1,750 lần trong 274 Bài
Mặc định Bưu thiếp Đông Dương: Mission Dominicaine du Tonkin

Trong quá trình tìm hiểu về bưu thiếp Đông Dương, temhp có thấy một số (ít) tấm bưu thiếp có in dòng chữ: Mission Dominicaine du Tonkin. Mặt sau của bưu thiếp có in: Edition des Missions Dominicaines - Paris. Loại này thường là các bưu thiếp in mực màu xanh nhạt.

Name:  DSC_0281.jpg
Views: 3052
Size:  91.0 KB
Bên cạnh đó, cũng có các bưu thiếp loại tương tự nhưng màu mực là màu đen trắng giống như các bưu thiếp thông thường khác về Indochine. Loại này ở mặt sau chỉ thấy các dòng kẻ mờ để ghi địa chỉ, chứ không thấy in dòng chữ nào.
Name:  DSC_0282.jpg
Views: 2411
Size:  78.3 KB
Temhp mong được các bạn tem chia sẻ thêm về loại bưu thiếp này. Xin cảm ơn mọi người!
__________________
"Because a human being — a person — possesses free will, he is his own master."
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn temhp88 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (10-09-2013), Dat_stamp (27-07-2012), hat_de (06-12-2021), Poetry (31-07-2013), stamp-history (27-07-2012), Tien (31-07-2013), tien039 (01-08-2012)
  #7  
Cũ 31-07-2013, 12:37
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Ồ không hiểu sao bác TAT không có thông tin về Fernand Nadal? Bưu ảnh Nadal thực sự phổ biến trên đelcampe

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 02-08-2013, lúc 14:33
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (06-12-2021), Poetry (31-07-2013), Tien (31-07-2013)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Bưu Thiếp Về Mèo HanParis Các loại khác 15 30-12-2014 08:23
Bưu Thiếp VN Tien Phòng trưng bày 'Tien' 33 28-10-2014 10:41
Vài Bưu Thiếp Vui Vui HanParis Vui ^_^ Vui 3 17-08-2014 16:38
Tờ tiền thiếu số 10.000 ThinhVuongVu Trưng bày TIỀN 5 22-02-2012 10:01
Thiếu tem gửi thư liuxiu Bản tin Tem trong nước 7 04-06-2009 09:01



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.