Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Thiên nhiên - Động vật - Thực vật

Thiên nhiên - Động vật - Thực vật Tem về Thiên nhiên, Môi trường, Phong cảnh, Động vật, Thực vật...

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 04-11-2013, 14:39
HoaHoa's Avatar
HoaHoa HoaHoa vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 16-12-2010
Bài Viết : 6,462
Cảm ơn: 29
Đã được cảm ơn 2,403 lần trong 1,687 Bài
Mặc định Hoa Lưu ly

Name:  Luuly (5).jpg
Views: 26809
Size:  39.7 KB

Hoa Lưu Ly có tên khoa học là Myosotis Scorpioides từ ý tưởng cánh hoa có hình tai chuột (Myosotic tiếng Latin là "tai chuột") và vì chúng thuộc họ cỏ Bò Cạp (Scorpion Grass) do các cụm hoa đều uốn cong lên giống như đuôi bò cạp. Hoa Lưu ly thuộc chi Lưu ly, là tên gọi của một chi thực vật có danh pháp khoa học là Myosotis trong một họ thực vật có hoa là họ Mồ hôi (Boraginaceae - lấy theo tên cây mồ hôi Borago officinalis), tuy nhiên trong các văn bản về thực vật bằng tiếng Việt gọi nó là họ Vòi voi nhiều hơn, lấy theo tên loài vòi voi là Heliotropium indicum). Tên gọi khoa học của chi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ nghĩa là "tai chuột", theo hình dáng lá.

Name:  LuuLy (3).jpg
Views: 706
Size:  27.3 KB

Có khoảng 50 loài lưu ly trong chi này, và chúng khác biệt nhau một cách đáng kể. Tuy nhiên, một lượng lớn các loài có chung các đặc điểm được miêu tả như hoa màu lam-tím, nhỏ (đường kính 1 cm) với 5 cánh hoa mọc dày dặc trên các thân cây bò lan um tùm, ra hoa vào mùa xuân. Các loại màu sắc khác của hoa cũng không phải là bất thường trong chi này, với các dạng màu hồng hay trắng vẫn có thể tồn tại. Chúng hay được trồng trong vườn và các giống trồng thường có hoa với màu sắc hỗn tạp.

Các loài lưu ly có thể là cây một năm hoặc cây lâu năm. Hệ thống bộ rễ của chúng nói chung là rễ chùm. Hạt của chúng được tìm thấy trong các quả dạng quả đậu nhỏ, hình tulip dọc theo thân tới hoa. Quả đậu bám vào quần áo khi va chạm phải chúng và cuối cùng rơi xuống đất, giải phóng các hạt nhỏ để chúng có thể nảy mầm ở mọi nơi.

Các loài lưu ly khá phổ biến ở nhiều nơi. Phần lớn các loài là đặc hữu của New Zealand, mặc dù một hoặc hai loài có nguồn gốc châu Âu, đặc biệt là loài lưu ly rừng (Myosotis sylvatica) đã được đưa vào nhiều khu vực ôn đới của châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Loài lưu ly đầm lầy (Myosotis scorpioides) còn được gọi là cỏ bò cạp.

Name:  LuuLy (4).jpg
Views: 800
Size:  38.8 KB

Trong một số ngôn ngữ, tên gọi của hoa lưu ly có nghĩa "xin đừng quên tôi". Tên tiếng Anh "Forget me not" được mượn từ tên tiếng Pháp cổ là "Ne m'oubliez pas" và được dùng lần đầu tiên vào khoảng năm 1532. Nhiều ngôn ngữ châu Âu và ngoài châu Âu khác cũng vay mượn cái tên này.

Hoa Lưu ly bé nhỏ nhưng đầy sức sống và có hương thơm mát, phân bố tự nhiên ở vùng ôn đới. Forget-me-not có hoa màu xanh, trắng, tím, hoặc vàng, nhưng phổ biến là màu xanh hay tím violet đặc trưng (ở Đà Lạt). Forget-me-not thường được cắm chung hoặc làm nền cho các loại hoa khác, đem lại cảm giác trữ tình và êm dịu.

Ngày 28/4/1917, Hoa Lưu ly được chính thức trở thành biểu tượng hoa của tiểu bang Alaska (Mĩ). Nó cũng là hoa chính thức của liên đoàn các bà xơ Alpha Phi (ΑΦ) và hiệp hội Alpha Phi Omega (ΑΦΩ).

Name:  LuuLy (1).jpg
Views: 636
Size:  38.0 KB

Hoa Lưu Ly thường được gắn với những hoài niệm yêu thương và tình yêu chân thành. Một truyền thuyết của người Đức đã giải thích nguồn gốc tên của loài hoa màu xanh tím nhỏ bé xinh đẹp này, cũng như ý nghĩa của nó trong ngôn ngữ các loài hoa :

Ngày nọ, có một hiệp sĩ trẻ và người yêu đang đi dạo dọc theo bờ sông Danube . Cô gái trông thấy mấy cánh hoa đẹp mọc ở ven bờ, nơi sát mí nước, rất thích, cô bảo người yêu hái chúng cho mình. Nhưng than ôi, trong lúc cố vươn tay với lấy các cành hoa, chàng hiệp sĩ trượt ngã xuống dòng sông đang chảy xiết. Bị vướng víu áo giáp nặng nề, chàng đã không thể vượt qua được bờ sông trơn trượt dù đã cố gắng hết sức. Cảm thấy mình đang nhanh chóng chìm xuống, anh ném hoa lên bờ cho người yêu và bằng tất cả hơi thở tàn của mình trước khi chìm mãi, anh gọi nàng một lời như trăn trối : "Đừng quên nhau nhé !" rồi mất hút trong dòng nước xiết... Người yêu đau khổ đã không bao giờ quên anh, cô cài những cánh hoa ấy trên tóc cho đến khi chết.

Một truyền thuyết khác kể rằng, có một người du hành nọ đang lang thang trong thung lũng hoang vắng thì nhìn thấy một bông hoa lạ mà anh chưa từng gặp bao giờ ngay dưới chân mình. Anh hái bông hoa, ngay lập tức, cạnh dốc núi hé mở ra. Anh bước vào trong và thấy trước mắt mình không biết cơ man nào là vàng và ngọc ngà châu báu. Anh sung sướng và bắt đầu thu nhặt chúng, nhưng lại vô tình đánh rơi bông hoa bé nhỏ. Bông hoa thầm thì một cách yếu ớt : "Xin đừng quên tôi ! Xin đừng quên tôi !" Tuy nhiên, người lữ hành mải lo say sưa với những vật báu trước mặt mà làm ngơ trước lời khẩn cầu đó. Rồi, khe núi bắt đầu khép dần lại, anh ta chỉ còn một chút thời gian ngắn ngủi để chạy thoát. Nhưng, Alas ! Bông hoa nhỏ từng giúp anh mở cái hang châu báu này đã biến mất mãi mãi.

Còn theo một truyền thuyết Công giáo, ngày nọ, đức Chúa Trời đi ngang qua vườn địa đàng sau khi sáng tạo ra thế giới muôn loài. Người bỗng chú ý đến một bông hoa nhỏ và hỏi nó tên gì. Bông hoa ngượng ngùng thì thầm : "Hic, con sợ rằng con đã quên mất rồi ạ, thưa Chúa" (I am afraid I have forgotten, Lord). Đức Chúa ôn tồn trả lời : "Forget Me Not. Uh, ta sẽ không bao giờ quên con".

Name:  LuuLy (2).jpg
Views: 693
Size:  34.2 KB

Trong văn học, Hoa Lưu ly cũng là nguồn cảm hứng cho các tác phẩm thi ca. Chẳng hạn như bài thơ Forger Me Not của John Ingram:

Dấu yêu ơi, gởi em cánh hoa này
Dẫu bây giờ hoa đã phai đã úa
Chỉ mới đây thôi hoa vẫn còn rực rỡ
Như chúng mình từng hạnh phúc bên nhau

Chuyện tình mình bao mật ngọt đớn đau
Xin đừng quên, xin đừng quên, em hỡi !
Dấu yêu ơi, lời hoa này xin gởi
Thay lời trái tim tha thiết nguyện cầu.


Name:  Luuly (6).jpg
Views: 1446
Size:  44.8 KB
__________________
TK: 0041001051216 - NH: Vietcombank Đà Nẵng
TK: 0109436646 - NH: Đông Á Chi nhánh Phan Thiết

Điện thoại liên lạc: 0946208068
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HoaHoa vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huuhuetran (04-11-2013), Tien (04-11-2013)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.