Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế > Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế trên Thế giới

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 24-11-2008, 21:38
Rua's Avatar
Rua Rua vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-01-2008
Đến từ: Nha Trang, Sai Gon
Bài Viết : 92
Cảm ơn: 84
Đã được cảm ơn 380 lần trong 83 Bài
Mặc định PEARL HARBOR - Trận chiến Trân Châu Cảng

TRẬN CHIẾN TRÂN CHÂU CẢNG
(7- 12- 1941)
Trận đánh kinh điển trong lịch sử quân sự thế giới.


Cuộc tấn công vào Trân Châu cảng là một sự kiện quan trọng trong CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2, trong đó Nhật Bản đã bất ngờ tân công vào cảng quân sự của Hoa Kỳ đóng tại quần đảo Hawaii vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 năm 1941. Đây là một cuộc tấn công với quy mô lớn, và thực sự bất ngờ với Hoa Kỳ; gây tổn thất nặng nề cho quân đội Hoa Kỳ tại Hawaii.



Tình hình khu vực biển Thái Bình Dương trong chiến tranh WWII

Bất kì ai quân tâm đến lịch sử thế giới thế kỷ 20 nói chung và Chiến tranh thế giới thứ 2 nói riêng chắc chắn không thể nào quên được trận đánh lịch sử này. Bây giờ chúng ta cùng theo dõi những gì đã diễn ra vào thời điểm lúc bấy giờ..


Kỳ I: Tình hình trước trận chiến




Cuộc chiến tranh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã mở đầu bằng thảm bại của quân đội Mĩ ở quân cảng Trân Châu. Ở đây tập trung chủ lực hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ nhắm gây sức ép đối với Nhật tại cuộc đàm phán ở Oasinhtơn.

Nhưng đối với Nhật Bản, đó lại là 1 dịp tốt để giáng cho quân Mĩ một đòn quyết định. Những ngày cuối năm 1940, 1 phái đoàn ngoại giao của Nhật Bản đến Oasinhtơn (Hoa Kỳ) để đàm phán với chính phủ Mĩ về giải pháp cho những vấn đề tranh chấp giữa Mĩ – Nhật tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Phái đoàn Nhật tỏ thái độ hòa nhã, nhân nhượng, nhưng lại nêu lên nhiều chi tiết khó giải quyết, nên cuộc đàm phán kéo dài. Lấy cớ nhằm làm cho mối quan hệ Mĩ – Nhật bớt căng thẳng, chính phủ Nhật đề nghị cho một số tàu buôn của Nhật cập 1 số cảng ở Mĩ và tại Honolulu thuộc quần đảo Haoai. Đề nghị đó được chính phủ Mĩ chấp nhận.



Oahu - Trân Châu cảng đứng chân nhìn từ trên cao

Ngày 1 -11 -1940, chiếc tàu buôn Nhật Taiyô Maru cập bến hữu nghị cảng Honolulu. Viên tổng lãnh sự Nhật tại Haoai lên thăm tàu và nhận được những tin tức tình báo mà bộ Tham mưu quân đội Nhật Bản đang mong đợi và tấm bản đồ chi tiết về Trân Châu Cảng (vũng tàu ở đảo Oahu thuộc Hạ Uy Di) do một điệp viên Nhật quốc tịch Mĩ (gốc Nhật) tên là Yosikaoa làm việc cho cơ quan tình báo Nhật. Đây là công trình của một điệp viên gốc Nhật, quốc tịch Mỹ tên là Yosikaoa làm việc cho cơ quan tình báo Nhật. Tên này đóng vai nhân viên cho một công ty du lịch Mỹ, chuyên hướng dẫn các khách hàng du lịch đến thăm quần đào Hawai và nhờ thế đã có lần được đi máy bay cùng các quan chức Mỹ lượn trên đảo Ôahu, nơi có bến cảng và sân bay quân sự, cằn cứ chính của hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ.



Tem Uganda kỉ niệm trận chiến Trân Châu Cảng và Trận chiến Midway giữa Nhật và Mỹ.


Giữa bầu không khí thiện chí mà Chính phủ Nhật bày tỏ bên ngoài thì bên trong, chính phủ Nhật đã vạch kế hoạch tấn công Trân Châu cảng.

Từ Tháng 1-1941 đến tháng 3-1941 kế hoạch đã được thảo xong. Bắt đầu từ tháng 9-1941, hạm đội đặc nhiệm của Nhật tiến hành diễn tập tiến công trong những điều kiện tương tự như thực địa tại Trân Châu Cảng (ở đảo Ôahu).



Kỳ II: Trân Châu Cảng


"...Tại đây diễn ra cuộc chiến nổi tiếng giữa đế quốc Nhật Bản và Hoa Kì - trận Trân Châu Cảng..."




(Continue)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Rua vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (25-11-2008), blackcobra (06-12-2008), chienbinh (18-03-2010), dammanh (07-12-2008), dobietday (04-12-2008), hat_de (25-11-2008), huuhuetran (25-11-2008), manh thuong (25-11-2008), Nguoitimduong (11-12-2008), open (07-12-2008), xihuan (25-11-2008), zodiac (18-03-2010)
  #2  
Cũ 25-11-2008, 10:24
Rua's Avatar
Rua Rua vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-01-2008
Đến từ: Nha Trang, Sai Gon
Bài Viết : 92
Cảm ơn: 84
Đã được cảm ơn 380 lần trong 83 Bài
Mặc định Kỳ ii : Trân châu cảng

TRÂN CHÂU CẢNG

Nơi đứng chân hay mồ chôn của Hạm đội Thái Bình Dương


Pearl Harbor là hải cảng trên đảo O'ahu, thuộc quần đảo Hawaii, phía tây thành phố Honululu.


Phần lớn cảng và các vùng xung quanh đều thuộc căn cứ hải quân vùng nước sâu của Hải quân Hoa Kỳ, đây là trung tâm chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương. Tại đây diễn ra cuộc chiến nổi tiếng giữa đế quốc Nhật Bản và Hoa Kì - trận Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941, trận chiến này đã khởi đầu cho việc Mỹ tham gia Đại chiến thế giới lần thứ 2


Trân Châu Cảng vốn là phần mở rộng của một vịnh nước cạn được gọi là Wai Momi (nghĩa là "nước của trân châu") hay Pu'uloa theo cách gọi của người đân bản địa tại Hawai. Pu'uloa từng được coi là nơi ở của nữ thần Cá mập Ka'ahupahau và anh em trai của bà, Kahi'uka. Nơi đây đã rất dồi dào ngọc trai mãi cho đến cuối năm 1800.

Trong vịnh tập hợp nhiều tổ hơp quân sự gồm: sân bay, bến cảng, các khu trạm hậu cần chiến đấu. Với chỉ duy nhất một đường vào trong vịnh, đây được coi là căn cứ khá an toàn và lý tưởng

Con tem trên đã cho thấy Ford Island là một hòn đảo nhỏ ở giữa được coi là khu trung tâm neo đậu tàu thuyền và cũng là trung tâm đánh phá trong trận chiến này.

Với một địa hình trông có vẻ an toàn, nội bất xuất ngoại bất nhập, ta thử nghĩ xem nó như là 1 Điện Biên Phủ. Chỉ cần một chốt chặn bao vây bên ngoài cửa vịnh và một cuộc tập kích bất ngờ có tính toán cẩn thận thì quân Mỹ ở Trân Châu Cảng sẽ như thế nào?




Quần đảo Hawaii

Cơ cấu của Hạm đội Thái Bình Dương tại Trân Châu cảng - tháng 5 năm 1941:



Tàu thuyền nằm trong vịnh vào ngày 7/12/1941 định mệnh

Giữa năm 1940, Hạm đội được lệnh di chuyển đến đóng quân tại Hawaii, ở Trân Châu Cảng, nhằm chống lại sự bành trướng của Nhật.

Cơ cấu gồm: 9 thiết giáp hạm, 3 tàu sân bay, 12 tuần dương hạm hạng nặng, 8 tuần dương hạm hạng nhẹ, 50 khu trục hạm, 33 tàu ngầm, và hơn 100 máy bay.


Như vậy lực lượng của Hải Quân Mỹ tại đây là khá mạnh. Rõ ràng tập kích Trân Châu Cảng là một phương án cực kì mạo hiểm. Tuy vậy không gì là không thể không thực hiện. Nhất là với một thiên tài quân sự, một bộ óc quyết đoán.


Kì III : Tướng Yamamoto Isoroku - Đô đốc, tư lệnh Hải Quân Nhật.

"...Người Nhật hả hê vui mừng sau chiến thắng vang dội, nhưng đối với Yamamoto: Chúng ta chỉ mới đánh thức một người khổng lồ mà thôi..."

".... Mấy phút sau một bựng khói đen bốc lên từ một khu rừng rậm phía dưới. Phi cơ của Yamamoto Isokoru đã bị bắn hạ...."


(Continue)

Bài được Rua sửa đổi lần cuối vào ngày 25-11-2008, lúc 11:01
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Rua vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (25-11-2008), blackcobra (06-12-2008), chienbinh (18-03-2010), dammanh (07-12-2008), hat_de (25-11-2008), manh thuong (25-11-2008), xihuan (25-11-2008), zodiac (18-03-2010)
  #3  
Cũ 26-11-2008, 20:59
Rua's Avatar
Rua Rua vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-01-2008
Đến từ: Nha Trang, Sai Gon
Bài Viết : 92
Cảm ơn: 84
Đã được cảm ơn 380 lần trong 83 Bài
Mặc định KỲ III: Tướng Yamamoto Isoroku Đô đốc, tư lệnh Hải Quân Nhật

Kỳ III : Tướng Yamamoto Isoroku
Đô đốc, Tư lệnh Hải Quân Nhật.


Yamamoto Isoroku; 1884 - 1943), đô đốc Nhật Bản, người vạch kế hoạch chỉ huy trận Trân Châu Cảng. Thứ trưởng hải quân 1936 - 1939, tư lệnh hải quân Nhật từ 1939.


Ông được sách Thập Đại Tùng Thư - 10 Đại Tướng Soái Thế Giới coi là một trong 10 viên tướng xuất sắc nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Ông cũng cùng với Đô đốc Togo Heihachiro, người đập tan hạm đội Nga ở trận Hải chiến Tsushima năm 1905 được hưởng vinh dự làm lễ quốc tang khi qua đời.


Tên thật của ông là Takano Isoroku (高野五十六, Cao Dã Ngũ Thập Lục), quê ở Nagaoka, Niigata; ông là con trai thứ 6 của Takano Sadayoshi (高野 貞吉, Cao Dã Trinh Cát) - một samurai cấp thấp đồng thời giữ chức giáo học cho phiên chủ (daimyō) phiên Nagaoka.

Năm 1924, ông vào đại học Hải quân. Đồng thời, dòng họ Yamamoto (Sơn Bản) danh tiếng ở phiên Nagaoka do không có con thừa kế nên nhận Isokoru làm con nuôi (1926), vì vậy ông đổi tên là Yamamoto Isoroku (Sơn Bản Ngũ Thập Lục). Vợ ông là Reiko (Thiên Đại Tử); hai người kết hôn năm 1918.

Một trong những công lao to lớn của Yamamoto Isokoru đối với nền quân sự Nhật Bản cũng như nghệ thuật quân sự thế giới chính là ông đã phát hiện ra vai trò tối quan trong của lực lượng không quân và hàng không mẫu hạm trong hải chiến hiện đại.


Thật vậy, trên mặt biển hiện này những chiếc hàng không mẫu hạm và lực lượng không quân có một vị trí cực kì to lớn và không thể thiếu vắng được.

Ông cũng là người đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng lực lượng không quân trong hải quân Nhật Bản.Tháng 4 năm 1919, ông được cử giữ chức sĩ quan ngoại giao của tòa đại sứ Nhật. Ông học tại Đại học Harvard từ năm 1919 đến năm 1921 và sau đó làm Tùy viên Quân sự tại Washington D.C. Sau đó Trong thời gian này ông nhanh chóng tiếp xúc và nắm bắt được những dòng tư tưởng về việc sử dụng không quân trong nghệ thuật quân sự (dù các dòng tư tưởng ấy vẫn còn là thiểu số). Tháng 6/1923, khi cùng với đại tướng Tỉnh Xuất đi khảo sát ở Mỹ và các quốc gia Tây phương, Yamamoto càng kiên định quan điểm của mình. Năm 1921, khi trở về, ông đã góp phần xây dựng lực lượng tàu sân bay của Nhật Bản.

Năm 1928 ông được bổ nhiệm làm hạm trưởng hạm Isuzu. Năm 1929, được thăng hàm thiếu tướng, chuẩn đô đốc. Năm 1930 ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật Hàng không hải quân. Và, ngay từ lúc này, ông đã lợi dụng địa vị mới của mình, tập trung mọi sức mạnh phát triển bộ đội không quân và hàng không mẫu hạm Nhật, nhất là việc nâng cao kỹ thuật phi cơ.


Năm 1936, ông làm thứ trưởng Bộ Hải quân theo lời mời của hải quân đại thần Vĩnh Dã Thân.

Cuối cùng ngày 31 tháng 8 năm 1939 ông lại được cử giữ chức tư lệnh hạm đội liên hậm kiêm tư lệnh đệ nhất hạm đội đúng như sở trường của mình. Năm 1940, ông được thăng hàm đại tướng, đô đốc. Vừa đáo nhiệm là ông lập tức sắp xếp hàng loạt những cuộc huấn luyện nghiêm ngặt và căng thẳng như khi chiến đấu thật sự. Ông hiểu, ông cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho một cuộc chiến ác liệt sắp tới.

Vì biết thực lực của Mỹ vượt trội hơn Nhật Bản rất nhiều, Yamamoto Isokoru cho rằng việc đánh bại Mỹ triệt để và buộc Mỹ đầu hàng là bất khả thi. Nhật Bản chỉ có thể giáng những đòn chí mạng làm suy sụp tinh thần nhân dân Mỹ, từ đó buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán với những điều khoản có lợi cho Nhật.



Ông cũng nhận định là trong vòng một tới một năm rưỡi đầu của cuộc chiến thì Nhật Bản có khả năng thủ thắng, nhưng nếu để chiến tranh kéo dài hơn thì không thể nói trước được. Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải giành được những chiến thắng chấn động trong giai đoạn đầu này. Mục tiêu đầu tiên của Yamamoto chính là hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng thuộc quần đảo Hawaii.


Sau những thất bại lớn về chiến lược ở Midway và Guadacanal, Yamamoto thấy rõ kết cục chiến tranh sẽ bi thảm cho Nhật, điều mà ông từng tiên đoán cách đó gần 2 năm. Ông không còn muốn về Tokyo nữa. Nhưng ông vẫn cố gắng cầm cự còn nước còn tát với quân Mỹ.


Cái chết không báo trước


Khoảng 6 giờ 30 phút ngày 18 tháng 4 năm 1943, khi chiếc máy bay Mitsubishi G4M chở Yamamoto đang trên vùng trời đảo Bounganiville trong chuyến đi thị sát tại 3 hòn đảo gần Guadacanal để nâng cao sĩ khí. Người Mỹ đã giải được bản mật mã về việc Yamamoto đi thị sát và đã tỗ chức đón lõng ông, một tốp mười mấy chiếc P-38 Lightning của Mỹ xuất hiện dưới tay phải phi cơ Nhật. Sáu chiếc phi cơ số Zero hộ tống Yamamoto liền lao tới chặn lại. Tuy nhiên đây là một cuộc chiến đấu không cân sức.


Mấy phút sau một bựng khói đen bốc lên từ một khu rừng rậm phía dưới. Phi cơ của Yamamoto Isokoru đã bị bắn hạ. Ông hi sinh vào ngày 18 tháng 4 năm 1943.

Sau cái chết của ông, Hải quân Nhật không còn giữ được sức mạnh như trước trên các mặt trận ở Thái Bình Dương. Dù sao cũng phải công nhận rằng ông là một vị tướng tài của Nhật mà ngay cả các nước Đồng Minh cũng phải nể phục.



Mặc dù Yamamoto rất bất mãn với những hạn chế của Anh Mỹ đối với Nhật Bản, ông lại là người đã phản đối đến cùng Hiệp ước Đồng minh Đức-Ý-Nhật và là người phản đối việc Nhật tuyên chiến với Mỹ. Từng du học ở Mỹ, từng tiến hành khảo sát tại Mỹ và từng giữ chức võ quan trú đóng tại Mỹ (1926-28), nên ông hiểu rõ thực lực của Mỹ, ông biết rằng Nhật khi khai chiến với Mỹ thì lành ít dữ nhiều. Câu nói của ông lúc đó là "Coi Mỹ là kẻ thù cũng tức là coi toàn thế giới là kẻ thù" đã không được chú ý, thậm chí nhiều người đã mắng ông là "đồ nhu nhược", "chó săn của Anh-Mỹ". Yamamoto vẫn kiên trì đến cùng, ông đã viết thư đến thủ tướng Fuminaro Konoe để phản đối việc này. Nhưng ông cũng đảm bảo là khi chiến tranh nổ ra thì ông, Yamamoto Isokoru sẽ dốc hết sức phục vụ Tổ quốc. Chính vì vậy, kế hoạch tập kích Trân Châu Cảng dần dần hình thành trong đầu óc ông.

Và một điều đáng tiếc cho Yamamoto và cho cả thế giới, là ông đã phải thực hiện kế hoạch của mình.




Kỳ IV: Kế hoạch tập kích Trân Châu cảng và cuộc hành quân bí mật

"...Chính phủ Nhật đã quyết định sẽ mở 1 cuộc tấn công Mĩ, Anh vào đầu tháng 12 và ra lệnh cho hạm đội Nhật phải gấp rút hoàn thành việc sẵn sàng chiến đấu..."

"...5 giờ sáng ngày 7-12-1941, toàn bộ hạm đội đặc nhiệm Nhật đã được tập kết ở một nơi cách Trân Châu Cảng 200 hải lý..."


(Continue)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Rua vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
blackcobra (06-12-2008), chienbinh (18-03-2010), dammanh (07-12-2008), hanoiwelle (13-12-2008), hat_de (27-11-2008), manh thuong (03-12-2008), nguyenquanghuyth (18-03-2010), open (07-12-2008)
  #4  
Cũ 02-12-2008, 21:38
Rua's Avatar
Rua Rua vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-01-2008
Đến từ: Nha Trang, Sai Gon
Bài Viết : 92
Cảm ơn: 84
Đã được cảm ơn 380 lần trong 83 Bài
Mặc định Kỳ IV : Kế hoạch tập kích Trân Châu cảng và cuộc hành quân bí mật

Kỳ IV:
Kế hoạch tập kích Trân Châu cảng và

Cuộc hành quân bí mật



Kế hoạch vạch ra

Rõ ràng tập kích Trân Châu Cảng là một phương án cực kì mạo hiểm: từ Nhật tới Hawaii là một khoảng cách mấy nghìn dặm, vả lại Mỹ sẽ luôn luôn nhòm ngó động tĩnh của Nhật Bản và chắc chắn sẽ không để yên cho Nhật tấn công dễ dàng như vậy. Hơn nữa, mực nước tại Trân Châu Cảng hết sức nông, không thể sử dụng ngư lôi thông thường. Và nếu hạm đội Mỹ không có ở đó thì toàn bộ kế hoạch của ông sẽ phá sản. Tuy nhiên Yamamoto vẫn duy trì ý kiến của mình một cách ngoan cố, kế hoạch đưa ra là đánh nhanh thắng nhanh bằng cách tiến hành tập kích, lợi dụng sự chủ quan của Mỹ. Lực lượng sử dụng là các loại tàu chiến, tàu ngầm và máy bay có trang bị vũ khí. Mặt khác ông cho quân đội luyện tập oanh kích ở những đảo có địa hình tương tự Trân Châu Cảng, thí dụ như đảo Lộc Nhi và đảo Hạnh. Đội phi cơ oanh kích tập luyện với một cường độ mà ai nghe qua cũng giật mình.


Hạm đội cũng được tăng cường huấn luyện tác chiến và cũng đã cho thiết kế một loại ngư lôi đặc biệt chuyên dụng để oanh kích ở các cảng có mức nước sâu. Các phi cơ cũng luyện tập một cách ném bom mới là vừa mang ngư lôi vừa chúi đầu xuống khi oanh tạc để tăng độ chính xác.




Trong khi đó, dù quan hệ Nhật-Mỹ ngày một căng thẳng, các cuộc đàm phán đôi bên vẫn được tiếp tục. Thế giới vẫn ảo tưởng vào một hiệp nghị hòa bình được ký kết bởi hai bên. Trong khi đó lãnh sự quán Nhật Bản tại đảo Honolulu thuộc quần đảo Hawaii lại liên tục gửi tin tình báo từ Trân Châu Cảng về Nhật. Đến ngày 6 tháng 9, trong cuộc hội nghị ngự tiền Nhật Bản quyết định nếu thượng tuần tháng 10 nếu đàm phán không thành thì sẽ khai chiến. Và đến ngày 19 tháng 10 thì bộ quân lệnh đã phê chuẩn "phương án tác chiến Hawaiian" tổ chức một hạm đội với chủ thể là sáu hàng không mẫu hạm sẽ tiến hành tập kích Trân Châu Cảng.


Chính phủ Nhật đã quyết định sẽ mở 1 cuộc tấn công Mĩ, Anh vào đầu tháng 12 và ra lệnh cho hạm đội Nhật phải gấp rút hoàn thành việc sẵn sàng chiến đấu.Trong khi đó nhà ngoại giao Nhật Xaburô Curuxu được cử sang Oasinhtơn giúp sức với đô đốc Nômura trong cuộc đàm phán Nhật – Mĩ. Chính phủ Nhật làm ra vẻ muốn xúc tiến đàm phán nhưng thật sự là để đánh lừa Mĩ, giành lấy thế bất ngờ trong cuộc tấn công sắp tiến hành.


Để tránh bị mang tiếng là đánh trộm, Nhật quy định thời điểm công kích Trân Châu cảng chỉ được bắt đầu 30 phút sau khi Đại Sứ Nhật tại Washington trao “Thông điệp cuối cùng” của Nhật cho Chính phủ Mỹ. Nhưng thực tế là 20 phút sau khi trái bom đầu tiên rơi xuống Trân Châu Cảng, Đại sứ Nhật tại Washington mới tươi cười trao thông điệp cho Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Cordell Hull – tức là muộn 50 phút so với dự định của Nhật. Hull đã biết Trân Châu Cảng bị ném bom, nhưng Tổng thống Roosevelt yêu cầu Hull giả vờ chưa biết gì, cứ tiếp khách, nhận thông điệp và tiễn khách về.



Hành quân


Đêm 17 rạng ngày 18 Tháng 11-1941, các tàu chiến Nhật lần lượt ra khơi chạy về hướng đảo Curilơ nơi được chọn làm địa điểm tập kết. Hạm đội đặc nhiệm của Nhật gồm có 31 chiếc: 4 tàu sân bay, 2 thiết giáp hạm, 2 tàu tuần dương hạng nặng, 2 tàu tuần dương hạng nhẹ, 35 tàu ngầm, 11 tàu khu trục và 9 tàu chở dầu... Sáng sớm ngày 25-11-1941,hạm đội đặc nhiệm rời căn cứ hải quân Tancan vũng nhỏ ở đảo Iturupở quần đảo Kuril chạy chếch về hướng Đông Bắc rồi chuyển dần về hướng Đông Nam.

Lực lượng tập kích được quy tụ ở vịnh Đơn Quân gần đảo Iturup thuộc quần đảo Kuril do trung tướng Nagumo chỉ huy. 06.00 Ngày 26 tháng 11 năm 1941, Yamamoto ra lệnh xuất phát.

Sơ đồ hành quân đi và về của hạm đội đặc nhiệm Nhật Bản

Hành trình đã được lựa chọn đi qua những vùng mây thấp, sương mù và rất ít tàu buôn đi lại. Các tàu chiến trong hạm đội đặc biệt bị cấm ngặt không . được sử dụng máy phát sóng vô tuyến điện... Việc thông tin liên lạc được tiến hành bằng tín hiệu đèn hoặc bằng cờ. Ban đêm, đèn trên các tàu chiến tắt hết.

7 ngày sau khi xuất phát, tư lệnh hạm đội đặc nhiệm là phó Đô đốc Nagumô nhận được bức điện: "Hãy trèo lên đỉnh núi Niitaca", những mật ngữ có nghĩa là bộ tham mưu quân Nhật ra lệnh cho hạm đội thực hiện kế hoạch tiến công Trân Châu Cảng theo như dự kiến, có nghĩa là sẽ khai chiến vào ngày 8 tháng 12 theo giờ Tokyo, tức ngày chủ nhật 7 tháng 12 theo giờ Trân Châu Cảng. Ông cũng hạ lệnh thời gian tấn công là 3 giờ 30 phút, nửa tiếng sau khi Nhật gửi tối hậu thư tới Mỹ.. Toàn hạm đội đặc nhiệm tăng hết tốc độ, rẽ hẳn xuống hướng Nam, lao về Trân Châu Cảng.

5 giờ sáng ngày 7-12-1941, toàn bộ hạm đội đặc nhiệm Nhật đã được tập kết ở một nơi cách Trân Châu Cảng 200 hải lý (cách Trân Châu Cảng 300 đến 500km). Như vậy Hải quân Nhật vượt qua 6.500km đường biển, tới khu vực triển khai.


Một cuộc hành quân không tưởng.


Nhiều người đã tự hỏi điều gì đã gây kinh hoàng cho lính Mỹ vào bình minh rực lửa ngày hôm đó. Phải chăng là tiếng bom đạn, cảnh cháy nổ, sự chết chóc tang thương... Dù đó là gì đi chăng nữa thì một điều hiển nhiên là chính một thứ vũ khí hiện đại vào loại bậc nhất của Nhật lúc bấy giờ đã gây thảm cảnh cho quân Mỹ tại Trân Châu Cảng. Trước khi đi vào diễn biến chính của trận đấnh hãy cùng xem vũ khí này của Nhật

Kỳ V: "ZERO - Số 0" - Chiến đấu cơ thần sầu của Nhật Bản.

"...dù đã chất đầy đủ đồ cho 1 chuyến bay chiến đấu...nó lượn vòng đánh võng cực kỳ nhanh và bổ nhào cũng như xoắn lên cao cũng với tốc độ khủng khiếp..."



(continue)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Rua vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
blackcobra (06-12-2008), dammanh (04-12-2008), hat_de (02-12-2008), huybh (07-12-2008), manh thuong (03-12-2008), open (03-12-2008)
  #5  
Cũ 03-12-2008, 07:53
open's Avatar
open open vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 451
Cảm ơn: 3,118
Đã được cảm ơn 2,030 lần trong 420 Bài
Mặc định

Hay. Típ đi bạn ....
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn open vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (06-12-2009)
  #6  
Cũ 04-12-2008, 06:18
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

MÃN THIÊN QUÁ HẢI-kế No1 trong tam thập lục kế(xin lỗi bạn rùa cho dammanh bình luận một chút)ai cũng biết nhưng vấn đề ai sử dụng hiệu quả ,ai không??hoàng đế NAPOLEON chỉ ước ao có 3 ngày sương mù trên biển là quân Pháp đổ bộ lên nước Anh theo kế mãn thiên quá hải,nhưng.. ông không có được điều đó mà tệ hại hơn nữa ông đuổi kỹ sư thiết kế tàu thủy hơi nươc FUNTON ra khọi cung điên và tự mình dánh dấu chấm kết thúc sự nghiêp huy hoàng bách chiến bách thắng của ông.Bộ trưởng tuyên truyền của trùm phát xít HITLE,ông GOBELL cũng nói một cách dí dỏm rằng:chỉ cần 3 tiếng là chúng ta có thể bấm chuông nhà SƠCSIN,nhưng thực tế điều này không xảy ra!!Riêng ngài YAMOTO đã dùng kế này thành công khi cả đoàn hàng không mẫu hạm vượt 900 rặm trong sương mù mỹ không phát hiên ra!!

Bài được dammanh sửa đổi lần cuối vào ngày 04-12-2008, lúc 06:20
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (18-03-2010), hat_de (04-12-2008), open (04-12-2008)
  #7  
Cũ 04-12-2008, 09:53
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Đúng là thành công lớn trong vụ Trân Châu nằm ở rất nhìu yếu tố: bất ngờ, táo bạo ... dũng cảm ... bí mật ... tính toán chi tiết cẩn thận ... trong đó việc tận dụng triệt để yếu tố thiên thời vô cùng có ý nghĩa ... nếu khâu này bị lộ, chỉ cần sớm vài tiếng chắc kế hoạch dày công kia sẽ phá sản hoàn toàn và đi vào lịch sử như 1 mốc son của sự chiến bại chứ ko phải chiến thắng.

Dù sao người Nhật cũng đã thành công !

Mong bác Rùa chậm rãi tiếp tục kể tiếp câu chuyện
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (07-12-2008)
  #8  
Cũ 05-12-2008, 21:23
Rua's Avatar
Rua Rua vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-01-2008
Đến từ: Nha Trang, Sai Gon
Bài Viết : 92
Cảm ơn: 84
Đã được cảm ơn 380 lần trong 83 Bài
Mặc định Kỳ V: "ZERO - Số 0" - Chiến đấu cơ thần sầu của Nhật Bản.

Nhiều người đã tự hỏi điều gì đã gây kinh hoàng cho lính Mỹ vào bình minh rực lửa ngày hôm đó. Phải chăng là tiếng bom đạn, cảnh cháy nổ, sự chết chóc tang thương... Dù đó là gì đi chăng nữa thì một điều hiển nhiên là chính một thứ vũ khí hiện đại vào loại bậc nhất của Nhật lúc bấy giờ đã gây thảm cảnh cho quân Mỹ tại Trân Châu Cảng. Trước khi đi vào diễn biến chính của trận đấnh hãy cùng xem vũ khí này của Nhật


Kỳ V: "ZERO - Số 0"
Chiến đấu cơ thần sầu của Nhật Bản.





Chiếc máy bay bạn thấy trên đã làm nên 1 bình minh Định Mệnh trên bến cảng Trân Châu - sau hơn 60 năm, cái tên ZERO vẫn lởn vởn trong tâm trí người Mỹ, đến nỗi sự cố máy tính năm 2000 được gọi là ZERO.



Điều thú vị là chiếc máy bay cực kỳ lợi hại của Nhật Bản trong WWII lại được biết đến với rất nhiều tên. Với Không Quân Hòang Gia Nhật, nó là 0-52 (Type 0 Carrier Fighter). Đối với Không Quân Mỹ, những người trực tiếp chiến đấu với nó trên bầu trời Thái Bình Dương, nó là Zeke. Và dân Mỹ thì gọi nó là Zero !



Một trong những kiểu điển hình là Mitsubishi A6M Zero đời 0 kiểu 21(A để chỉ máy bay tiêm kích, kiểu thứ 6, M là Mitsubishi) là máy bay tiêm kích hạng nhẹ hoạt động trên tàu sân bay được Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng từ năm 1940 đến năm 1945.



Dặc tính:
Đội bay: 01 người.
Chiều dài: 9,06 m.
Sải cánh: 12,0 m.
Chiều cao: 3,05 m.
Trọng lượng không tải: 1.680 kg.
Trọng lượng có tải: 2.410 kg.
Động cơ: 1 x động cơ Nakajima Sakae.

Tốc độ lớn nhất: 660 km/h.
Tốc độ nhanh nhất tiêu biểu: 533 km/h ở độ cao 4.550 m.
Tầm bay tối đa: 3.105 km.
Trần bay: 10.000 m.
Áp lực cánh: 107,4 kg/m².
Tỉ lệ công suất/khối lượng: 0,294 W/kg.
Súng:
2 x súng máy 7,7 mm (0,303 in).
2 × pháo 20 mm (0,787 in).
Bom:
2 × bom 66 lb (30 kg).
1 × bom 132 lb (60 kg).
250kg bom nếu tấn công theo kiểu cảm tử.


Vào lúc được giới thiệu, Mitsubishi A6M là máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay tốt nhất thế giới và là nỗi sợ hãi của phi công Đồng Minh. Ngoài khả năng cơ động tuyệt vời, thì trình độ của phi công Nhật cũng rất giỏi do được huấn luyện kỹ lưỡng và tinh thần Nhật truyền thống, sẵn sàng hy sinh cảm tử cũng là một trong những điểm mạnh được nói đến ở đây. Và không có gì phải ngạc nhiên khi ZERO đã làm chủ bầu trời Thái Bình Dương trong một thời gian dài.



Một sự phối hợp tính cơ động tuyệt vời và tầm bay rất xa khiến nó trở thành một máy bay tiêm kích xuất sắc vào thời nó. Trong những hoạt động chiến đấu ban đầu, Zero được sự ngưỡng mộ gần như huyền thoại, qua mặt những chiếc cùng thời. -Dù với bất kỳ tên gì, chiếc Zero vẫn là chiến đấu cơ Thần Sầu nhất trong ngày đầu những năm 1940. Điều tuyệt vời là chiếc Zero khá nhẹ... 2,5 tấn (bằng 1/2 chiếc Corsair – một oanh tạc cơ nổi tiếng cùng thời của Mỹ) cho dù đã chất đầy đủ đồ cho 1 chuyến bay chiến đấu. Vì vậy nó lượn vòng đánh võng cực kỳ nhanh và bổ nhào cũng như xoắn lên cao cũng với tốc độ khủng khiếp.


Kiểu A6M2 Zero bắt đầu được biết đến trong những năm 1940-1941, khi nó lập 266 chiến công không chiến tại Trung Hoa. Vào thời gian Trận đánh Trân Châu Cảng, có 420 chiếc Zero hoạt động ở Thái Bình Dương. Kiểu 21 trang bị trên tàu sân bay là loại đối đầu với người Mỹ, hoạt động xa các tàu sân bay hơn là người ta nghĩ, với tầm hoạt động chiến đấu lên đến 1.600 dặm (2.600 km). Ở nhiều khía cạnh, máy bay tiêm kích Zero hơn hẵn tất cả những chiếc của Đồng Minh tại Thái Bình Dương vào năm 1941, và nhanh chóng đạt được sự ngưỡng mộ lớn. Dù sao, Zero không thể đạt được ưu thế trên không tuyệt đối vì những chiến thuật phù hợp và máy bay mới của Đồng Minh. Trong suốt Thế chiến II, Zero diệt được ít nhất 1.550 máy bay Mỹ.



Sáu tháng sau trận Trân Châu Cảng, đội bay Sentais của Nhật được trang bị A6M đã làm chủ hòan tòan 20 triệu km2 bầu trời. Hơn 10,000 chiến đấu cơ Reisen (tức Zero) đã được Nhật sản xuất, nặng chỉ bằng 1/2 chiếc Corsair, nguyên nhân là sự thiếu vắng vỏ sắt bảo vệ buồng lái phi công và bình xăng rời! -Được thiết kế để Tấn Công, Zero được tăng cường khả năng lượn vòng đánh võng và hỏa lực mạnh với cái giá đắt của chính sinh mạng phi công. Chính vì thế mà quá nhiều Zero đã bị mất trong chiến đấu. Mặc dầu vậy, khá nhiều phi công Liên Minh cũng tử trận khi nỗ lực tìm những chỗ yếu để hạ chiếc Zero này.


Khi những chiếc Grumman F6F Hellcat, Vought F4U Corsair và Lockheed P-38 xuất hiện tại mặt trận Thái Bình Dương, A6M với động cơ yếu kém đã mất tính cạnh tranh. Tỉ lệ thắng:thua trong không chiến của Hải quân Mỹ đang là 1:1 đột ngột tăng vọt lên trên 10:1. Trong khi Hellcat và Corsair nói chung được đánh giá tốt hơn toàn diện chiếc Zero, sự thành công này cũng là do số phi công Nhật không có kinh nghiệm đã gia tăng.




Dù sao, cho đến cuối chiến tranh, Zero vẫn đáng sợ. Do sự thiếu hụt động cơ máy bay công suất cao và những sự cố xảy ra cho những kiểu máy bay thay thế, Zero tiếp tục được sản xuất đến năm 1945, với hơn 11.000 chiếc thuộc tất cả các kiểu được chế tạo.



Chiếc Zero của Nhật xứng đáng xếp ngang hàng với Spitfire, Vought Corsair Mustang như những chiếc chiến đấu cơ lừng danh của WWII.





KỲ VI : Diễn biến trận đánh Trân Châu cảng.

''...trên đảo Ôahu tất cả đều còn nằm trên giường ngủ trong khi các máy bay Nhật đang bổ nhào trút bom xuống ngay đầu họ. Không một khẩu súng cao xạ nào trên Ôahu nổ súng bắn trả. Không một máy bay chiến đấu nào của Mỹ kịp cất cánh...''

(continue)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Rua vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
blackcobra (06-12-2008), chienbinh (18-03-2010), dammanh (07-12-2008), hat_de (06-12-2008), huybh (07-12-2008), nguyenquanghuyth (18-03-2010), open (07-12-2008), zodiac (19-03-2010)
  #9  
Cũ 06-12-2008, 12:08
blackcobra blackcobra vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-12-2007
Bài Viết : 35
Cảm ơn: 15
Đã được cảm ơn 115 lần trong 30 Bài
Mặc định

continue nào bác rùa ơi, bài viết hay quá, sống động như đang xem phim ớ ^!^
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn blackcobra vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (07-12-2008)
  #10  
Cũ 07-12-2008, 18:38
open's Avatar
open open vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 451
Cảm ơn: 3,118
Đã được cảm ơn 2,030 lần trong 420 Bài
Mặc định

anh rùa... hay tuyệt cú mèo....sao dừng rồi anh ... típ đi anh ???
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn open vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (07-12-2008)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Chiến dịch đưa 2.700 trẻ em Việt rời Sài Gòn 40 năm trước Hữu Chiến Văn hóa - Giáo dục - Tri thức 0 07-03-2015 14:31
Những đứa trẻ trong chiến tranh Việt Nam sau nửa thế kỷ HanParis Văn hóa - Giáo dục - Tri thức 0 04-03-2015 19:36
Bức họa "Chiếc bè của chiến thuyền Méduse" HoaHoa Hội họa - Điêu khắc 0 01-05-2013 15:38
Vài chiếc đĩa nhựa của tôi huybh Các loại khác 18 28-09-2009 22:31



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.