Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế > Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế ở Việt Nam

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 29-08-2016, 15:44
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định Chuyện ít biết về bức ảnh “Tấn công Dinh Khâm sai”


Câu chuyện tiết lộ về xuất xứ hình ảnh thể hiện trên bộ tem Kỷ niệm lần thứ 13 Cách mạng tháng Tám phát hành ngày 19-08-1958.

Sát ngày 19-8-2015, tôi được mời đến thăm Nhà tưởng niệm tướng Hoàng Thế Thiện và trò chuyện với nhà sưu tập tem Hoàng Anh Thi - con trai cụ về những con tem trong Bộ sưu tập tem Cách mạng Tháng Tám. Ngỡ ngàng khi được ngắm những con tem lịch sử, nhất là 4 con tem đầu tiên do họa sĩ Nguyễn Sáng vẽ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Bưu chính nước nhà phát hành năm 1946. Rồi Thi chỉ vào hai con tem ghi “Quần chúng cách mạng tấn công vào Bắc Bộ Phủ”. Tôi ngắt lời:

- Này, trước 19-8-1945 phải gọi là Dinh Khâm sai chứ?

- Vâng, nhưng họ in trên con tem như vậy. Hai con tem này phát hành năm 1958, có in giá 150 và 500 đồng. Còn đây là bức ảnh lịch sử, chính là nguồn cảm xúc cho họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ hai con tem - Thi giở cuốn sách dày cho tôi xem bức ảnh gốc.


Bức ảnh "Tấn công Dinh Khâm sai" của Vũ Năng An.

Xuất xứ của bức ảnh lịch sử

Về sự kiện lịch sử Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chúng ta có rất ít tư liệu vì số nghệ sĩ nhiếp ảnh ngày ấy rất hiếm hoi, máy ảnh cũng rất đắt và hiếm, người chơi ảnh lại càng hiếm. Ta có thể được xem những hình ảnh ấn tượng về nạn đói năm 1945 của cố nghệ sĩ Võ An Ninh, còn ai là tác giả của vài bức ảnh tại quảng trường Nhà hát Lớn và Dinh Khâm sai vào trưa 19-8-1945?

Tôi thực sự xúc động khi được xem bức ảnh này vì như được thấy hình ảnh của cha tôi-cụ Trần Tử Bình, Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, trực cơ quan Xứ ủy ở ATK Vạn Phúc (Hà Đông), phụ trách 10 tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ-cùng Thường vụ Xứ ủy Nguyễn Khang, Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội, có mặt trong giờ phút lịch sử ấy. Là con em các thành viên từng tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Hà Nội, chúng tôi có một sự gắn bó mật thiết với nhau. Nguyễn Duy Thành, con trai cụ Nguyễn Duy Thân, cùng là học viên Đại học Kỹ thuật Quân sự cách đây hơn 40 năm. Cuối năm 2009, biết cụ Phan Thị Sáng, thân mẫu của Thành còn sống, tôi xin phép đến thăm. Cụ còn khỏe và vui vẻ mang cho tôi xem bộ an-bum của gia đình. Cụ tinh tường kể: “Ông Nguyễn Duy Thân nhà tôi là dân Đình Bảng, Bắc Ninh. Nhờ gia đình khá giả mà ông được ra Hà Nội học Trường Bưởi từ năm 1934. Tại đây, ông tham gia phong trào yêu nước. Năm 1937, bị mật thám Pháp theo dõi, ông được tổ chức cho về dạy học ở xã Trung Mầu, ven đê sông Đuống. Năm 1940, ông tham gia thành lập “chi bộ ghép” ở Từ Sơn; rồi vận động anh em trong họ thành lập chi bộ đầu tiên ở xã Đình Bảng. Ông Lê Quang Đạo (sau này là Trung tướng, rồi Chủ tịch Quốc hội) là cháu gọi ông Thân là cậu ruột, cũng được ông giới thiệu kết nạp và là Bí thư đầu tiên của xã. Vừa sinh hoạt tại chi bộ xã, ông Thân vừa tham gia hoạt động tại Hà Nội. Tới năm 1941, ông bị bắt và đày lên Sơn La. Đầu năm 1945, lợi dụng tình hình Nhật hất cẳng Pháp ở Đông Dương, ông cùng một số tù chính trị ở Sơn La tổ chức vượt ngục. Ngay sau đó, ông về Phú Thọ xây dựng “chi bộ ghép” đầu tiên, sau phát triển sang cả Yên Bái. Ít lâu sau, ông Ngô Minh Loan về thay ông. Về hoạt động ở Hà Nội, ông vận động bà con Từ Sơn, Đình Bảng buôn bán ở Hàng Ngang, Hàng Đào ủng hộ Việt Minh…”.

Ngày 17-8-1945, sau khi Việt Minh phá tan cuộc mít tinh của Tổng hội Công chức ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, biến thành cuộc tuần hành biểu dương lực lượng chưa từng có thì Thường vụ Xứ ủy thông qua 2 ông Trần Tử Bình và Nguyễn Khang quyết định cho Hà Nội khởi nghĩa vào ngày 19-8. Sáng 19-8, sau khi ủy viên Trần Quang Huy đọc lời hiệu triệu, kêu gọi đồng bào theo Việt Minh, tiến lên giành chính quyền, thì quần chúng cách mạng được chia thành 3 cánh tấn công vào Dinh Khâm sai, Tòa Thị chính và Trại Bảo an binh. Cha tôi cùng cụ Nguyễn Khang chỉ huy cánh tấn công vào Dinh Khâm sai. Cùng chỉ huy tấn công vào đó còn có ông Nguyễn Duy Thân và Lê Trọng Nghĩa.

Nhiếp ảnh gia Vũ Năng An mang theo máy, len lỏi và bấm những bức ảnh của thời khắc lịch sử ấy. Ông trèo lên cả cột điện để lấy độ cao. Có cả những bức ảnh khi lính Bảo an chĩa súng từ trong ra ngoài nhưng quần chúng cách mạng vẫn dũng cảm trèo rào vào bên trong Dinh Khâm sai… Đêm về, tráng phim rồi cho in, phóng ra thì nhận ra cái ông đội mũ phớt, mặc quần áo trắng đang lao vào cổng dinh chính là cán bộ cách mạng Nguyễn Duy Thân, một người rất thân quen. Ông An nghĩ, sẽ tìm cách tặng bức ảnh này cho cụ Thân.

Sau ngày 19-12-1946, theo lời kêu gọi của Cụ Hồ, ông Vũ Năng An lên Chiến khu Việt Bắc và mang theo bức ảnh quý. Ông đã gửi ảnh này cho ông Phạm Quang Chỉ-thư ký của cụ Thân, để tặng lại cho nhân vật trong ảnh. Khi nhận được bức ảnh quý, Phó chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu 1 Nguyễn Duy Thân rất cảm động và không quên đóng dấu thư viện gia đình vào phía sau.

Vĩ thanh

Cụ Phan Thị Sáng nâng niu bức ảnh, tâm sự: “Ông nhà tôi sau khi chụp bức ảnh này 7 năm thì mất ở Bắc Kinh. Lúc đó, ông sang học Học viện Mác-Lê. Cho đến giờ vẫn chưa tìm được mộ phần. Còn ông Vũ Năng An thì mất cách đây mấy năm. Bức ảnh này thất lạc mãi, gần đây mới tìm ra...”.

Có một điều, không phải ai cũng biết: Cụ Phan Thị Sáng chính là em gái của nhà cách mạng Phan Trọng Tuệ. Trước 19-8-1945, cụ Sáng theo cụ Nguyễn Văn Trân, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, đi dự Hội nghị của Đảng ở Tân Trào. Ngày 21-8-1945, khi trở về đến Hà Nội đã thấy cờ đỏ tung bay khắp nơi và bà Sáng đã về ngay Bắc Ninh tham gia lãnh đạo khởi nghĩa. Hai ông bà còn là đại biểu của Quốc hội khóa I đầu năm 1946.

... Chỉ ít tháng sau khi đến thăm cụ Phan Thị Sáng, tôi nhận được tin cụ đã quy tiên.

Trần Kiến Quốc

Nguồn: sknc.qdnd.vn
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
canto (29-08-2016), dammanh (31-08-2016), HanParis (29-08-2016), manh thuong (07-09-2016), Poetry (30-08-2016)
Trả lời

Tags
lịch sử, thế giới tem chuyên đề

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Giới sưu tập tem “ngẩn ngơ” với bộ tem “Tết Bính Thân” HanParis Tem Việt Nam mới phát hành 5 03-12-2015 09:38
Chuyện ít biết về bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” Mai Hoàng Huy Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế ở Việt Nam 2 28-07-2014 17:31
Chuyện ít biết về những con tem ktsmaikhuong Café VietStamp 3 16-08-2013 11:17
Người cắm cờ trên dinh Độc Lập qua đời tugiaban Sự kiện 1 05-07-2012 22:01
xin cac ban dinh gia giup minh xuanbinhkt Cùng nhau giải đáp 2 22-06-2008 14:03



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.