Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Tem Tết

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 03-02-2011, 10:28
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định Vì sao năm Mão của Việt Nam là năm con Mèo?


Xưa nay nhiều người vẫn lầm tưởng rằng 12 con giáp có xuất xứ từ Trung Hoa. Tuy nhiên, mới đây, trong một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Việt cổ - nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Nguyễn Cung Thông phát hiện ra nguồn gốc 12 con giáp có xuất xứ từ Việt Nam.

Ông Thông bắt đầu việc nghiên cứu tiếng Việt của mình vào những năm đầu thập niên 1970 tại nước Australia. Trong một lần nghiên cứu về nguồn gốc 12 con giáp để lần tìm cội nguồn tiếng Việt ông đã phát hiện ra một số từ Việt cổ mà người Việt đã dùng để chỉ về 12 con giáp có nguồn gốc lâu đời trước khi 12 con giáp xuất hiện ở Trung Hoa.


Tem Tết Kỷ Mão (1999) của Việt Nam.


Theo công trình nghiên cứu của ông Thông, trong lịch sử, Việt Nam và Trung Hoa có một thời kỳ giao lưu văn hoá ít nhất 2.000 năm. Những đợt giao lưu văn hóa cứ tiếp biến và chồng chất lên nhau khiến cho dấu hiệu nhận biết nét riêng của từng dân tộc rất khó khăn. Thêm vào đó, các tài liệu xưa không còn nhiều, nếu còn cũng chỉ trong kho thư tịch Hán cổ khiến cho việc nghiên cứu hết sức rắc rối và phức tạp.

Tìm hiểu về gốc của tên 12 con giáp là một cơ hội để chúng ta tìm về cội nguồn tiếng Việt. Tên 12 con giáp là Tý/Tử, Sửu, Dần, Mão/Mẹo, Thìn/Thần, Tỵ, Ngọ, Mùi/Vị, Thân/Khôi, Dậu, Tuất, Hợi. Thoạt nhìn thì thập nhị chi trên có vẻ bắt nguồn từ Trung Quốc vì là những từ Hán Việt, nhưng khi phân tách các tiếng Việt, và thấy có những khác lạ, đem so sánh trong hệ thống ngôn ngữ vay mượn thì sự thật không phải vậy.


Tem Tết Tân Mão (2011) của Việt Nam.


Tên 12 con giáp nếu đọc theo tiếng Bắc Kinh và bằng cách ghi theo phiên âm (pinyin): zi, chou, yín, măo, chén, sì, wè, wèi, shèn, yòu, xù, hài... hoàn toàn không liên hệ đến cách gọi tên 12 con giáp trong tiếng Trung Quốc hiện nay. Ngay cả khi phục hồi âm Trung Quốc thời Thượng Cổ thì vẫn không tương đồng với các cách gọi tên thú vật thời trước. Như vậy nếu có một dân tộc nào đó dùng tên 12 con thú tương tự như tên 12 con giáp ngày nay thì dân tộc đó phải có liên hệ rất khăng khít với nguồn gốc tên 12 con giáp này.

Từ điều này, khởi đầu cho việc nghiên cứu, ông Thông đi tìm nguyên do vì sao trong 12 con giáp của Trung Quốc, con Mèo bị thay bởi con Thỏ. Người Trung Quốc dùng Thỏ thay cho Mèo (biểu tượng của chi Mão/Mẹo) vì trong văn hóa người Trung Quốc, Thỏ là một loài vật rất quan trọng và thường được ghi bằng chữ tượng hình là Thố, giọng Bắc Kinh, là từ viết bằng bộ nhân không có từ để chỉ Mèo. Chỉ có người Việt mới dùng Mèo cho chi Mão: nguyên âm e hay iê là các dạng cổ hơn của a như kẻ/giả, vẽ/hoạ, xe/xa, khoe/khoa, hè/hạ, chè/trà, keo/giao, beo/báo... Vì thế mà Mèo cũng là loài vật hiện diện trong đời sống dân Việt thường xuyên hơn, điều này cũng thể hiện qua các thành ngữ, ca dao tục ngữ: Con Mèo mà trèo cây cau/Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà; Mèo mả gà đồng; Mèo nào cắn mỉu nào…


Tem Tết Tân Mão (1951) của Nhật Bản.


Do ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa nên các nước Châu Á khác, trừ Việt Nam, đều coi năm Mão là năm con Thỏ. Nhật Bản, nước đầu tiên trên thế giới phát hành tem Tết 12 con giáp, vào ngày 01-01-1951 đã phát hành mẫu tem mừng Tết Tân Mão với hình một bé gái Nhật Bản trong bộ kimono truyền thống đang bế một chú thỏ trắng. Đây là bộ tem Tết năm Mão đầu tiên trong dòng tem Tết 12 con giáp của thế giới.


Tem Tết Đinh Mão (1987) của Trung Quốc.


Phải đến 36 năm sau, Trung Quốc, nơi bắt nguồn quan niệm coi năm Mão là năm con Thỏ, mới phát hành mẫu tem mừng Tết Đinh Mão vào ngày 05-01-1987 với hình ảnh chú thỏ trắng theo phong cách tranh cắt giấy.


Tem Tết Đinh Mão (1987) của Việt Nam.


Sau Trung Quốc 1 ngày, ngày 06-01-1987, Việt Nam phát hành mẫu tem Tết năm Mão đầu tiên với hình ảnh hai ông cháu đang trồng cây đầu Xuân, bên chân người ông là một chú mèo xinh xắn.

Từ đó đến nay, nhiều nước trên thế giới đã phát hành những bộ tem mang hình con Thỏ mừng Tết các năm Mão nhưng chỉ riêng có Việt Nam phát hành tem Tết năm Mão mang hình con Mèo.
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 03-02-2011, lúc 11:34
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
18 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (03-02-2011), asahi (03-02-2011), Đêm Đông (03-02-2011), caifincafe (03-02-2011), chienbinh (25-02-2011), Dat_stamp (15-01-2012), hat_de (03-02-2011), helicopter (03-02-2011), hoang.le (04-02-2011), huybuixuan (07-02-2011), nam_hoa1 (04-02-2011), Ng.H.Thanh (03-02-2011), Pink Kole (09-02-2011), soonmoon (06-02-2011), theloveofsiam83 (24-02-2011), Tien (03-02-2011), tridatinh (03-02-2011), xihuan (03-02-2011)
  #2  
Cũ 24-02-2011, 20:34
theloveofsiam83's Avatar
theloveofsiam83 theloveofsiam83 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 02-05-2009
Đến từ: Long An
Bài Viết : 194
Cảm ơn: 223
Đã được cảm ơn 1,190 lần trong 209 Bài
Mặc định

Theo cách giải thích khá chi tiết của bài viết về vấn đề tại sao Việt Nam chọn con mèo mà không phải con thỏ, và bài viết còn có nhiều nghi vấn.

Thứ 1 :
Trích dẫn:
Xưa nay nhiều người vẫn lầm tưởng rằng 12 con giáp có xuất xứ từ Trung Hoa. Tuy nhiên, mới đây, trong một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Việt cổ - nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Nguyễn Cung Thông phát hiện ra nguồn gốc 12 con giáp có xuất xứ từ Việt Nam.
Là mâu thuẫn : thứ nhất Việc dùng Can Chi xuất hiện thời nhà Thương ( thế kỷ 17 đến thế kỷ 9 trước CN) Trung Quốc dùng hệ thống đánh dấu ngày tháng mà dấu tích còn để lại khá rõ nét trên giáp cốt văn ( văn bản khắc trên yếm rùa, xương thú ) được phát hiện tình cờ năm 1899 ( năm Quang Tự thứ 12 nhà Thanh)

Như vậy nếu nói nguồn gốc 12 con giáp có xuất xứ từ Việt Nam thì dựa trên nguồn gốc nào, trong khi đó, 12 con giáp của China xuất phát từ hệ Can Chi.
Mà Can là thập thiên can ( 10 thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh , Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) và chi là thập nhị địa chi ( Tí sửu dần mẹo thìn tỵ ngọ mùi thân dậu tuất hợi) Phối hợp thiên can với địa chi tạo thành hệ thống 60 đơn vị được dùng để ghi ngày tháng năm - người Hoa gọi là Hoa Giáp hay Lục thập giáp tý ( 1) - như vậy con mão trong bảng địa chi là con Thỏ chứ không phái con mèo.

Mà trong khi đó, hệ Can Chi được người Việt dùng của Trung Hoa xưa nay.

Còn người Việt Nam của ta tại sao thay thỏ bằng mèo thì theo cách giải thích theo phân tích ngôn ngữ như trích dẫn này thì khó thuyết phục

Trích dẫn:
Tên 12 con giáp nếu đọc theo tiếng Bắc Kinh và bằng cách ghi theo phiên âm (pinyin): zi, chou, yín, măo, chén, sì, wè, wèi, shèn, yòu, xù, hài... hoàn toàn không liên hệ đến cách gọi tên 12 con giáp trong tiếng Trung Quốc hiện nay. Ngay cả khi phục hồi âm Trung Quốc thời Thượng Cổ thì vẫn không tương đồng với các cách gọi tên thú vật thời trước. Như vậy nếu có một dân tộc nào đó dùng tên 12 con thú tương tự như tên 12 con giáp ngày nay thì dân tộc đó phải có liên hệ rất khăng khít với nguồn gốc tên 12 con giáp này.

Từ điều này, khởi đầu cho việc nghiên cứu, ông Thông đi tìm nguyên do vì sao trong 12 con giáp của Trung Quốc, con Mèo bị thay bởi con Thỏ. Người Trung Quốc dùng Thỏ thay cho Mèo (biểu tượng của chi Mão/Mẹo) vì trong văn hóa người Trung Quốc, Thỏ là một loài vật rất quan trọng và thường được ghi bằng chữ tượng hình là Thố, giọng Bắc Kinh, là từ viết bằng bộ nhân không có từ để chỉ Mèo. Chỉ có người Việt mới dùng Mèo cho chi Mão: nguyên âm e hay iê là các dạng cổ hơn của a như kẻ/giả, vẽ/hoạ, xe/xa, khoe/khoa, hè/hạ, chè/trà, keo/giao, beo/báo... Vì thế mà Mèo cũng là loài vật hiện diện trong đời sống dân Việt thường xuyên hơn, điều này cũng thể hiện qua các thành ngữ, ca dao tục ngữ: Con Mèo mà trèo cây cau/Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà; Mèo mả gà đồng; Mèo nào cắn mỉu nào…
Triết lý âm dương vốn dĩ thấm sâu vào tâm trí người Việt và người Hoa. Tại sao người ta xếp con chuột lên đầu vì người xưa dựa vào số chân chẳn lẻ để sắp xếp thập nhị can chi - chẳn lẻ và âm dượng. Lệ thường các con vật dù có 2 chân hay 4 chân đều bằng nhau. Riêng con chuột thì chân trước có 4 ngón(chẳn), chân sau có 5 ngón(lẻ) - có âm có dương xứng đáng đứng vào Tí( mở đầu địa chi) . Tiếp theo là Sửu - trâu 4 ngón - chẳn, dần - hổ năm ngón-lẻ, Mão - thỏ - 4 ngón - chẵn, Thìn - rồng - năm ngón - lẻ, Tị - rắn - không ngón - chẳn, Thân - khỉ - năm ngón - lẻ, Dậu- gà - 4 ngón - chẳn, Tuất - chó - 5 ngón - lẻ, Hợi - lợn - 4 ngón - chẳn. Như vậy việc xen kẽ âm dương xen kẽ nhau tạo thành thế cân bằng - hài hòa.

Như vậy - 6 con vật - chó gà lợn dê trâu ngựa sáu loài vật gần gũi con người. Chúng béo khỏe, sinh đẻ nhiều, tượng trưng công việc làm ăn khấm khá, gia cảnh thịnh vương, hổ là mãnh thú, tương trưng cho uy thế, may mắn, tốt lành. Rắn tiểu long. Khỉ và thỏ vốn dĩ tinh khôn.

Còn lý do không có mèo trong bảng thập nhị can chi vì theo 3 nguyên nhân sau đây :

1. Chọn thỏ là vì theo gốc du mục ( người Hoa gốc du mục) - còn mèo thì gắn liền văn hóa nông nghiệp ( Việt Nam văn hóa nông nghiệp - mèo gắn liền với người nông dân). (2)

2. Thời Trung Hoa cổ xưa không nuôi mèo trong nhà, việc nuôi mèo chưa phổ biến tại Trung Quốc. Vì thập nhị can chi 12 con giáp xuất hiện từ thời Tây Hán tức là khoảng năm 202 - 220. Như vậy
Trích dẫn:
Chỉ có người Việt mới dùng Mèo cho chi Mão: nguyên âm e hay iê là các dạng cổ hơn của a như kẻ/giả, vẽ/hoạ, xe/xa, khoe/khoa, hè/hạ, chè/trà, keo/giao, beo/báo..
lúc đó chung ta chưa có chữ viết - tiếng Việt thì lấy đâu ra để biến âm - đồng âm hay thay bộ chữ mão thay cho thố bằng Mão - Mèo ? (3)

3. Theo người Hoa, nếu chọn con mèo thay cho thỏ như người Việt thì mèo sẽ ăn thịt chuột - mà chuột là con vật đứng đầu địa chi trong bảng Hoa Giáp trong bảng Thập Nhị Can Chi nên càng không thể là mèo.

Còn người Việt thì con thỏ không quan trọng bằng mèo nên dùng con mèo thay cho thỏ từ xưa đến nay. Như vậy 12 con giáp của người Hoa thiên về triết lý âm dương trừu tượng ( tâm linh - đạo giáo) còn người Việt 12 con giáp thiên về sự tồn tại - sự hữu ích.

Như thế xét thấy cách giải thích theo hệ can chi có phần hợp lý hơn.

Vài dòng mạo muội.


Chú thích :
1. Theo " Cơ sở văn hóa" Trần Ngọc Thêm.
2. 3 . Văn hóa Tinh Hoa văn hóa Phương Đông - NXB giáo dục.
__________________
Siam
[22/51 Tran Binh Trong Street, Ward 11, District 5.
Ho Chi Minh city]

Bài được theloveofsiam83 sửa đổi lần cuối vào ngày 25-02-2011, lúc 09:00
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn theloveofsiam83 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (24-02-2011), chienbinh (25-02-2011), Dat_stamp (15-01-2012), hat_de (24-02-2011), hoang.le (25-02-2011), LTT (24-02-2011), The smaller dragon (25-02-2011), tugiaban (25-02-2011), xihuan (25-02-2011)
  #3  
Cũ 25-02-2011, 08:44
tugiaban's Avatar
tugiaban tugiaban vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 06-12-2007
Đến từ: www.facebook.com/nhungdauchandelai
Bài Viết : 768
Cảm ơn: 4,054
Đã được cảm ơn 2,352 lần trong 726 Bài
Mặc định

Tem Tết Đinh Mão (1987) của Việt Nam.



Nói chung bộ tem này nhìn cứ sao ấy
Cụ Già trồng cây mà mắt nhìn đi đâu, giống như là mắt không nhìn mà dùng gậy để dò vậy???
__________________
www.facebook.com/nhungdauchandelai
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tugiaban vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (25-02-2011), Dat_stamp (15-01-2012), hat_de (25-02-2011), hoang.le (25-02-2011), theloveofsiam83 (25-02-2011)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Sẽ phát hành tem chuyên đề về biển, đảo VN với tần suất 2 năm/1 bộ từ năm 2018 *VietStamp* Biển, đảo Việt Nam 0 27-07-2019 23:08
Cuộc thi tìm hiểu và sưu tập tem Bưu chính năm 2017 - Chủ đề: “70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ trên con tem Bưu chính” Poetry Trung ương Hội Tem Việt Nam 0 15-03-2017 00:23
Báo cáo Hoạt động của Hội Tem TP.HCM 6 tháng đầu năm và Chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2016 Poetry Hội Tem TP. Hồ Chí Minh 0 18-06-2016 14:26
Kỷ niệm 1.765 năm ngày mất Bà Triệu (22 tháng 02 năm Mậu Thìn tức năm 248) Poetry Nhân vật Việt Nam 1 03-04-2013 13:49
Bộ ST Tem và vật phẩm BC: Kỷ niệm 100 năm sinh V.I.Lenin năm 1970 Poetry Phòng trưng bày 'Poetry' 7 14-07-2009 14:52



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.