Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945

TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945 Tem Đông Dương được lưu hành tại 3 nước Đông Dương: Việt Nam - Lào - Campuchia khi còn là thuộc địa của Pháp.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 17-07-2010, 18:24
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định Tem pécule

Tác giả L. M., Hội tem Thành phố Hồ Chí Minh có bài viết về chủ đề trên rất hay, đăng trên Tạp chí Tem các số 22 và 23 (tháng 1 và tháng 3/1997). Mạn phép tác giả, tôi xin trích đăng nội dung chính đây để các bạn tem tham gia đóng góp thêm, như chính mong muốn của tác giả.

TEM PÉCULE

Đã từ lâu có nhiều điều chưa rõ và chắc nhiều giả thuyết về loại tem in đè PÉCULE. Người chơi tem Đông Dương lùng kiếm loại tem này một cách khó khăn và thường tự hỏi loại tem này có nội dung ra sao, dùng để làm gì, lưu hành trong khoảng thời gian nào và có bao nhiêu mẫu khác nhau.

Thử tìm hiểu về tem Pécule

Pécule góc La-tinh là péculium, do chữ pecunia là kim loại bạc, mà ở thời cổ, tiền bằng bạc có giá trị nhất. Và như thế, pécule (tiếng Pháp) có nghĩa là số tiền mà một người kiếm được nhờ sự làm việc, hay nhờ tiết kiệm. Còn tem Pécule là loại tem đặc biệt được quy định ở điều 3 của Nghị định ký ngày 25/10/1927 của Toàn quyền Alexandre Varenne. Loại tem này, ở điều khoản 1, lại được chỉ định bằng từ pécule ouvrier.

Như thế, tem Pécule là tem tiền tiết kiệm, hay tem làm chứng cho số tiền để dành trích ra từ lương tháng của công nhân khế ước (hay hợp đồng). Càng thấy rõ hơn về từ pécule ouvrier, tức tiền tiết kiệm của thợ thuyền (trên lương tháng).

Tiền tiết kiệm này, được biểu thị bằng tem Pécule, hình thành nên do ba phần đóng góp: tiền trích ra 5% của lương thực lãnh hàng tháng của người lao động khế ước, tiền tương đương cùng đồng thời ký thác của chủ cơ sở tuyển dụng công nhân, và tiền gởi thêm của công nhân theo ý muốn của họ.

Trong thực tế tem pécule là tem bưu chính Đông Dương được in đè chữ PÉCULE, do công quản Bưu chính - Điện tín - Điện thoại Đông Dương phát hành. Có thể đây là một loại tem rất đặc biệt, hiếm được dùng trên thế giới.

Cách sử dụng tem pécule

Tem pécule chỉ được sử dụng hạn chế trong giới chủ tuyển dụng và công nhân khế ước. Để nhận được loại tem Pécule, các giám đốc hay chủ đồn điền, chủ của các cơ sở khai thác hầm mỏ, kỹ nghệ, thương mại phải gửi tiền tiết kiệm trên lương tháng của công nhân khê ước như đã nói ở trên vào quỹ của bưu cục địa phương được chọn. Đồng thời với tem, giới chủ còn nhận được biên lai tổng quát, hay các biên lai từng phần.

Các tem phát hành này, theo từng kỳ lương tháng, sẽ được dán lên những tờ giấy riêng đính kèm vào sổ lao dộng của công nhân khế ước, để chứng nhận số tiền để dành hàng tháng. Ở giai đoạn này, tem pécule được giữ nguyên trạng, không bị đóng dấu hủy. Tem pécule chỉ được đóng dấu hủy khi công nhân lĩnh tiền tiết kiệm từ quỹ của một bưu cục nào đó.

Cách rút tiền tiết kiệm từ tem pécule

Tiền tiết kiệm sẽ được thanh toán ở tất cả các bưu cục của xứ nào đã được thanh tra lao động cấp phiếu thanh toán (bon à payer) dựa theo số tem pécule đạt được. Vào lúc trả tiền, các tem pécule dán trong sổ lao động sẽ được đóng dấu hủy và nhật ấn rõ rệt (hình).

Name:  01 Pecule sheet.JPG
Views: 1465
Size:  86.6 KB
Tờ tem pécule trên một tờ giấy đính kèm vào sổ lao động của công nhân, trên tờ giấy có những dòng chữ Pháp: "Dùng tem pécule, không dùng tem bưu chính. Dùng ít tem nhất có thể. Không dán tem ở mặt sau."

Nếu người công nhân chỉ lĩnh một phần tiền để dành dùng cho việc cấp bách như tang ma, cưới hỏi, thì anh ta sẽ phải ký tên vào tờ biên nhận, được thanh tra lao động xác nhận, thị thực vào một số tem pécule tương ứng với số tiền lĩnh ra, được đóng dấu hủy.

Thời hạn lưu hành của tem pécule

Tem pécule được lưu hành từ sau Nghị định 25/10/1927, thực tế là từ đầu năm 1928. Tem pécule được lưu hành tới năm nào? Chưa có câu trả lời dứt khoát. Trên nguyên tắc, tem còn được lưu hành tới năm 1944, dựa theo Công báo Đông Dương ngày 7/1/1934 và cũng dựa theo các con tem được in đè chữ PÉCULE phát hành vào năm 1944, như tem Pasquier, Yersin, Vollenhoven.

Có lẽ còn có thể đoán là tem pécule được dùng mãi tới năm 1945 nữa, trước khi người Pháp bị người Nhật hất cẳng ở Đông Dương ngày 9/3/1945.

Số lượng các loại tem pécule và các giá tiền mặt

Suốt trong thời gian lưu hành 16, 17 năm ấy, có bao nhiêu loại tem pécule và bao nhiêu giá tiền? Tất cả có 45 kiểu in đè PÉCULE trên 16 mẫu tem Đông Dương, từ năm 1907 tới 1944, có nghĩa là mỗi mẫu tem có thể được in đè nhiều cách, hoặc có khi chỉ một cách, hoặc cùng một mẫu tem lại có rất nhiều giá tiền mặt khác nhau, như mẫu tem máy bay.

Rồi mực in đè cũng thay đổi: mực màu đen hay màu đỏ. Vị trí của chữ PÉCULE trên tem cũng thay đổi với ba kiểu in đè: ở phía trên, phía dưới hay chính giữa tem, ở góc trái hay góc phải của tem.

Về giá tiền mặt của tem, có thể xác định ngay: tất cả có 10 loại tiền mặt trên tem pécule.

Trước tiên, theo Nghị định ngày 25/10/1927, chỉ có bảy loại tem in đè pécule với giá tiền mặt 1$00, 0$50, 0$20, 0$10, 0$05, 0$02 và 0$01. Tôi có con tem pécule 0$01, nhưng lại in đè trên tem Canton 40c.

Đến Nghị định ngày 31/1/1934 do Maurice Fernand Graffeuil ký, có thêm ba loại tem pécule với giá tiền mặt tăng cao hơn, có lẽ để tương ứng với sự sụt giá của đồng tiền lúc ấy, qua 3 tem hàng không: 10$00, 5$00, 2$00.

Đóng góp về tem pécule vẫn còn chờ…

Tôi chưa dám kết luận dứt khoát về tem pécule, hay TEM TIỀN TIÊT KIỆM, loại tem đã gây nên bao suy đoán, bao hiểu lầm. Chỉ có thể xác định ngay: tem pécule là tem hợp pháp, do Bưu điện chính thức phát hành, nên rất đáng sưu tập, dù rằng tem này không phải là tem bưu chính đơn thuần (tem bưu chính ở đẩy có in đè) và nó cũng không có giá trị tiền tệ để dùng mua hàng hay thanh toán.

Phải chăng tem pécule chỉ là loại chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm rất đặc biệt của Bưu điện, cơ quan nhà nước, trong trường hợp này có tư cách như là chủ quỹ tiết kiệm dành riêng cho giới chủ và công nhân khế ước Đông Dương. Ở đây có một thắc mắc: tại sao lại gửi tiền tiết kiệm vào quỹ của Bưu điện mà không ở quỹ tiết kiệm chẳng hạn? Còn nhiều rắc rối.

L. M., Hội tem Thành phố Hồ Chí Minh
Rất mong các bạn cho biết, sau bài viết trên của tác giả L.M., đã có ai đóng góp thêm về đề tài này chưa? Vừa rồi, tôi có thấy một số tư liệu liên quan nên muốn trao đổi thêm.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
19 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (17-07-2010), 9PN (26-06-2018), Angkor (02-08-2010), chie (17-07-2010), dammanh (17-07-2010), Dat_stamp (10-03-2012), duongngockhanh (17-07-2010), hat_de (17-07-2010), huuhuetran (17-07-2010), lambachtung (01-04-2012), nam_hoa1 (18-07-2010), Ng.H.Thanh (21-02-2011), Poetry (14-03-2012), quaden@_cute (04-08-2010), temsong (03-04-2013), thanhtruc (18-02-2013), Tien (17-07-2010), tranhungdn (23-02-2013), VAPUTIN (20-02-2013)
  #2  
Cũ 17-07-2010, 23:24
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Trong khi chờ các bạn cung bổ sung thông tin, tôi xin nêu một số nhận xét sau:


Tôi chia sẻ với hầu hết nhận xét của tác giả, nhất là về mục đích của tem tem pécule. Trong cuốn sách (catalogue) sau:

Name:  01bia.JPG
Views: 1364
Size:  42.3 KB

Tác giả Duston cho biết có 3 loại tem pecule:

Name:  Pecule by Duston.jpg
Views: 1332
Size:  21.7 KB

Đây là hình một số tem Pécule Guerre của thuộc địa Pháp:

Name:  pecule de guerre.jpg
Views: 1367
Size:  46.4 KB
Name:  Pecule guerre.JPG
Views: 1341
Size:  43.4 KB

Theo cuốn sách, tem pécule chỉ tồn tại ở Đông Dương, thực chất có thể coi như một loại "tem tiền tiết kiệm" bắt buộc, chủ thợ tạm giữ và trên lý thuyết sẽ trả lại cho công nhân khi họ nghỉ việc (hết hợp đồng).

Đúng như tác giả L.M. nhận xét, cùng một con tem có thể có nhiều kiểu in đè PÉCULE khác nhau, sau đây là một thí dụ:

Name:  60 x4.jpg
Views: 1354
Size:  84.8 KB

Trong hình trên, bản thân chữ PÉCULE nhiều khi cũng được viết là PECULE (không có dấu sắc trên chữ E đầu). Hơn nữa, trên cùng một tờ tem, vị trí chữ PÉCULE cũng có thể thay theo từng cột:

Name:  D60.jpg
Views: 1350
Size:  42.5 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (17-07-2010), Angkor (02-08-2010), Dat_stamp (10-03-2012), hat_de (30-07-2010), huuhuetran (18-07-2010), nam_hoa1 (18-07-2010), Ng.H.Thanh (21-02-2011), Poetry (14-03-2012), quaden@_cute (04-08-2010), temsong (03-04-2013), thanhtruc (18-02-2013), Tien (18-07-2010), tranhungdn (23-02-2013)
  #3  
Cũ 17-07-2010, 23:41
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Theo tác giả L. M., có tổng cộng 45 loại tem pécule trên 16 mẫu tem Đông Dương. Tôi không hiểu rõ tác giả dùng chữ "loại tem" hay "kiểu in đè" để chỉ gì, nhưng theo Duston, có thể có tới 73 loại tem pécule:

Name:  Pecule 1 to 12.jpg
Views: 1341
Size:  65.2 KB

Name:  5 6 23 51.jpg
Views: 1356
Size:  60.2 KB

Name:  Pecule 13 to 24.jpg
Views: 1351
Size:  71.4 KB

Name:  Pecule 25 to 42.jpg
Views: 1347
Size:  63.9 KB

Name:  28 30 32.JPG
Views: 1318
Size:  52.7 KB

Name:  Pecule 43 to 61.jpg
Views: 1339
Size:  59.9 KB

Name:  56 to 61 Air.JPG
Views: 1325
Size:  87.6 KB

Name:  Pecule 62 to 73.jpg
Views: 1301
Size:  35.7 KB

Name:  40 69.JPG
Views: 1335
Size:  93.6 KB

Như hình trên cho thấy, có ít nhất 02 con tem mà Duston chưa liệt kê. Tác giả cũng đã có đề cập con tem Vollenhoven. Đó là chưa kể một sô tem khác, như tem Yersin mà cụ Đàm Trung Thiện đã đề cập và đưa hình trong bài viết đăng trên Tạp chí Tem số 18, tháng 5/1996 (trang 31). Còn đây là hình một con tem khác chưa thấy trong Duston:

Name:  co ba.jpg
Views: 1298
Size:  16.8 KB


Bài được vnmission sửa đổi lần cuối vào ngày 17-07-2010, lúc 23:56
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (02-08-2010), Dat_stamp (10-03-2012), hat_de (30-07-2010), huuhuetran (18-07-2010), nam_hoa1 (18-07-2010), Ng.H.Thanh (21-02-2011), Poetry (17-07-2010), quaden@_cute (30-07-2010), temsong (03-04-2013), thanhtruc (18-02-2013), Tien (18-07-2010), tranhungdn (23-02-2013)
  #4  
Cũ 17-07-2010, 23:42
nam_hoa1's Avatar
nam_hoa1 nam_hoa1 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cộng tác viên CLB Viet Stamp
 
Ngày tham gia: 10-04-2010
Bài Viết : 421
Cảm ơn: 7,847
Đã được cảm ơn 3,383 lần trong 446 Bài
Mặc định

Trong hình trên, bản thân chữ PÉCULE nhiều khi cũng được viết là PECULE (không có dấu sắc trên chữ E đầu).
Điều này cũng dễ hiểu , trong tiếng Pháp khi viết hoa , người ta cũng không cần bỏ dấu
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn nam_hoa1 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (02-08-2010), Dat_stamp (10-03-2012), hat_de (30-07-2010), huuhuetran (18-07-2010), Ng.H.Thanh (21-02-2011), Poetry (17-07-2010), temsong (03-04-2013), thanhtruc (18-02-2013), Tien (18-07-2010), tranhungdn (23-02-2013), vnmission (17-07-2010)
  #5  
Cũ 18-07-2010, 00:03
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Tem pécule đều được dán lên các "sổ lao động":

Name:  D23.jpg
Views: 1325
Size:  32.0 KB

Name:  D61.jpg
Views: 1291
Size:  30.5 KB

Về câu hỏi tem pécule được sử dụng tới bao giờ, tôi chắc phải tìm hiểu thêm. Duston ghi 1928 - 1942 (1944?), tuy nhiên nếu căn cứ vào các con dấu hủy sau, ít nhất chúng còn được sử dụng tới 1948 - 1949:

Name:  D60 dated 1948.JPG
Views: 1322
Size:  51.1 KB

Name:  D60 dated 1949.JPG
Views: 1313
Size:  51.7 KB

Về mệnh giá của tem pécule, ngoài 10 mệnh giá mà tác giả đã đề cập, căn cứ thông tin của Duston còn ít nhất 02 mệnh giá 0$40 (Duston #21) và 0$25 (Duston #47).

Name:  D47.jpg
Views: 1264
Size:  78.1 KB
(tem Duston #47)

Mong các bạn bổ sung thông tin và đóng góp thêm ý kiến!

Bài được vnmission sửa đổi lần cuối vào ngày 18-07-2010, lúc 17:30
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (02-08-2010), Dat_stamp (10-03-2012), hat_de (30-07-2010), huuhuetran (18-07-2010), nam_hoa1 (18-07-2010), Ng.H.Thanh (21-02-2011), Poetry (18-07-2010), quaden@_cute (30-07-2010), temsong (03-04-2013), thanhtruc (18-02-2013), Tien (18-07-2010), tranhungdn (23-02-2013)
  #6  
Cũ 30-07-2010, 15:36
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,590
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định thêm dữ liệu về tem Pécule từ làng tiền viet-numis :D !!!!

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi vnmission Xem Bài
Rất mong các bạn cho biết, sau bài viết trên của tác giả L.M., đã có ai đóng góp thêm về đề tài này chưa? Vừa rồi, tôi có thấy một số tư liệu liên quan nên muốn trao đổi thêm.
Trích dẫn:
Nguyên văn bởi vnmission Xem Bài
Tem pécule đều được dán lên các "sổ lao động":

....

Mong các bạn bổ sung thông tin và đóng góp thêm ý kiến!
nghiên cứu của bác vnms chi tiết quá

vì ko nghiên cứu món này nên ko tham gia được gì cả ... tuy nhiên thấy có tài liệu hay từ 1 số nhà sưu tầm của làng tiền nên đã xin phép để chuyển giữa liệu qua bên này để bác vms nghiên cứu thêm còn bổ sung thêm được gì ko


trước tư liệu trên có 1 bài của bác 9PN
trong đó có 1 đoạn trên mạg và 1 số tem minh họa của bác 9PN

cụ thể

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi 9PN
Bài trên Mạng:

Trích dẫn:
Tem Pécule
Đã từ lâu có nhiều điều chưa rõ và chắc nhiều giả thuyết về loại tem in đè Pécule. Người chơi tem Đông Dương (Indochine) lùng kiếm loại tem này một cách khó khăn và thường tự hỏi loại tem này có nội dung ra sao, dùng để làm gì, lưu hành trong khoảng thời gian nào và có bao nhiêu mẫu khác nhau.

Thử tìm hiểu về tem Pécule

Pécule góc La-tinh là péculium, do chữ pecunia là kim loại bạc, mà ở thời cổ, tiền bằng bạc có giá trị nhất. Và như thế, Pécule (tiếng Pháp) có nghĩa là số tiền mà một người kiếm được nhờ sự làm việc, hay nhờ tiết kiệm. Còn tem Pécule (timbre de Pécule) là loại tem đặc biệt được quy định ở điều 3 của nghị định ký ngày 25/10/1927 của Toàn quyền Đông Dương Varrène. Loại tem này, ở điều khoản 1, lại được chỉ định bằng từ pécule ouvrier.

Như thế, tem Pécule là tem tiền tiết kiệm, hay tem làm chứng cho số tiền để dành trích ra từ lương tháng của công nhân khế ước (hay hợp đồng). Càng thấy rõ hơn về từ pécule ouvrier, tức tiền tiết kiệm của thợ thuyền (trên lương tháng).

Tiền tiết kiệm này, được biểu thị bằng tem Pécule, hình thành nên do ba phần đóng góp: Tiền trích ra 5% của lương thực lãnh hàng tháng của người lao động khế ước, tên tương đương cùng đồng thời ký thác của chủ cơ sở tuyển dụng công nhân và tiền gởi thêm của công nhân theo ý muốn của họ.

Trong thực tế tem Pécule là tem bưu chính Đông Dương được in đè chữ pécule, do công quản Bưu chính - Điện tín - Điện thoại Đông Dương phát hành. Có thể đây là một loại tem rất đặc biệt, hiếm được dùng trên thế giới.

Cách sử dụng tem Pécule như thế nào?

Tem Pécule chỉ được sử dụng hạn chế trong giới chủ tuyển dụng và công nhân khế ước. Để nhận được loại tem Pécule, các giám đốc hay chủ đồn điền, chủ của các cơ sở khai thác hầm mỏ, kỹ nghệ, thương mại phải gửi tiền tiết kiệm trên lương tháng của công nhân khê ước như đã nói ở trên vào quỹ của bưu cục địa phương được chọn. Đồng thời với tem, giới chủ còn nhận được biên lai tổng quát, hay các biên lai từng phần. Các tem phát hành này, theo từng kỳ lương tháng, sẽ được dán lên những tờ giấy riêng đính kèm vào sổ lao dộng của công nhân khế ước, để chứng nhận số tiền để dành hàng tháng. ở giai đoạn này, tem pécule được giữ nguyên trạng, không bị đóng dấu hủy. Tem pécule chỉ được đóng dấu hủy khi công nhân lĩnh tiền tiết kiệm từ quỹ của một bưu cục nào.

Cách rút tiền tiết kiệm từ tem Pécule

Tiền tiết kiệm sẽ được thanh toán ở tất cả các bưu cục của xứ nào đã được thanh tra lao động cấp phiếu thanh toán dựa theo số tem pécule đạt được. Vào lúc trả tiền, các tem pécule dán trong sổ lao động sẽ được đóng dấu hủy và nhật ấn rõ rệt. Nếu người công nhân chỉ lĩnh một phần tiền để dành dùng cho việc cấp bách như tang ma, cưới hỏi, thì anh ta sẽ phải ký tên vào tờ biên nhận, được thanh tra lao động xác nhận, thị thực và một số tem pécule tương ứng với số tiền lĩnh ra, được đóng dấu hủy.
Tới đây, ta tự hỏi đặt ra loại tem pécule làm gì cho rắc rối và khi nào mới lĩnh được tiền tiết kiệm, rồi lĩnh tiền ra sao? (Tạp chí Tem)


Từ nguồn:
http://hanoi.vnn.vn/goctem/khaocuu/i...49781&topic=F0
Không có bài viết này thì cũng "ngọng" luôn ạ..

Những phơi này thì trong album 9PN...








Cuối tuần qua có ghé cụ Thu. Bàn đến chuyện tem Pécule thì cụ cho bản copy những nghị định cho phát tem loại này nên cho lên đây.



Những con tem trong album 9PN: loại 1 con, block 4, tem sống/chết, chử Pecule không đồng đều và khác màu.

9PN còn thiếu nhiều và cũng đang tìm thêm cho có anh em...


Yvert 101



Yvert 103



Yvert 104



Yvert 127



Yvert 136



Yvert 140



Yvert 144



Yvert 156



Yvert 165



Yvert 254




Yvert 291




Qua phần máy bay:


PA.12



PA.13




PA.14




Hình như tổng cộng cũng khoản 70-80 con tem có dấu này.
Các bác mê loại này thì xin góp gạo ah.... :mrgreen: :mrgreen: :mrgreen:
đó là tư liệu của chú 9PN còn đây của bác nt

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi nt
Góp thêm vài tem làm bạn đồng hành cho vui...



hy vọng giúp được bác vnms trong quá trình nghiên cứu
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (02-08-2010), Dat_stamp (10-03-2012), Ng.H.Thanh (21-02-2011), Poetry (14-03-2012), quaden@_cute (30-07-2010), temsong (03-04-2013), thanhtruc (18-02-2013), tranhungdn (23-02-2013), vnmission (31-07-2010)
  #7  
Cũ 02-08-2010, 15:03
kimma kimma vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 12-06-2009
Bài Viết : 225
Cảm ơn: 397
Đã được cảm ơn 2,059 lần trong 226 Bài
Mặc định

Theo Donald Duston, số thứ tự trong cat của ông (xây dựng trên cơ sở cat của Forbin và nhiều tác giả khác) được chừa chỗ trống cho mọi người bổ sung thêm sau này. Thực chất Duston chỉ liệt kê được 39 tem pecule. Duston cũng không tính đến việc vị trí chữ in đè trên tem có thể khác nhau.

Theo Yvert, kích cỡ hoặc màu sắc chữ in đè khác nhau đều có thể liệt kê thành tem với số thứ tự độc lập. Nếu tính tới kích cỡ chữ in đè, Duston liệt kê được thêm 13 tem, tổng cộng là 52 tem. Nếu tính thêm cả màu sắc (đen, đỏ…), Duston liệt kê thêm được 7 tem, tổng cộng là 59 tem pecule.

20 năm đã trôi qua kể từ ngày cuốn cat của Duston ra đời, số tem pecule được biết thêm quả là ít ỏi, nhiều chỗ khuyết trong cuốn sách đó vẫn còn là bí ẩn. Căn cứu vào thông tin đã được đưa ra ở trên, tôi thấy có thêm 6 con tem mới:

Name:  01 pecule.jpg
Views: 1267
Size:  102.8 KB

Cột đầu tiên là số thứ tự đánh lại cho đúng. Cột thứ hai là số Duston. Cột 3 là mệnh giá và một số chi tiết liên quan, các chữ trong ngoặc đơn chỉ kiểu chữ in đè, theo phân loại của Duston. Cột 4 là số Scott (còn thiếu một số chỗ), so với cột 5 là số Yvert. Cột 6 và 7 là giá tem chết (USD) theo Duston (mầu đỏ, đen, xanh lơ hoặc xanh lục theo mầu in đè). Các tem chưa được liệt kê trong Duston theo số thứ tự là 11, 15, 30, 31, 33 và 34. Cộng cả 6 con tem này, tới nay chúng ta biết có 45 tem pecule, còn nếu tính thêm theo kiểu Yvert, thì là 65 tem. Đương nhiên đó là giả dụ tất cả các hình trên đều là tem pecule thật.

Riêng con tem số 15 là căn cứ thông tin của tác giả Phạm Văn Trường, theo thông tin gốc của bác 9PN, số Yvert theo tôi có thể là 141 chứ không phải 51, tiếc là không có hình để đối chiếu. Nếu thông tin của ông Phạm Văn Trường chính xác, đây là con tem Indochine duy nhất có chữ in đè PECULE màu xanh lơ. Con tem số 27, theo Duston là in đè trên tem Yvert số 217, nhưng theo tôi có lẽ là tem số 165 thì đúng hơn (nhưng theo hình của bác 9PN, cũng có thể là cả hai con tem này).

Tem pecule do bưu điện in đè, được bán chính thức ở bưu điện cho một mục đích cụ thể, hủy bằng nhật ấn của bưu điện, do đó người sưu tập truyền thống không nên bỏ sót dòng tem này. Tôi thì không sưu tập tem Indochine, do đó chỉ tham gia cùng các bạn cho vui.

Bài được kimma sửa đổi lần cuối vào ngày 02-08-2010, lúc 15:14
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
15 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kimma vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
9PN (27-08-2010), Angkor (02-08-2010), Dat_stamp (10-03-2012), hat_de (02-08-2010), huuhuetran (15-12-2010), Lu Tich Nguyen (05-08-2010), minhduc (04-08-2010), nam_hoa1 (16-12-2010), Ng.H.Thanh (21-02-2011), Poetry (14-03-2012), quaden@_cute (02-08-2010), temsong (03-04-2013), thanhtruc (18-02-2013), The smaller dragon (15-08-2010), tranhungdn (23-02-2013)
  #8  
Cũ 04-08-2010, 20:08
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Cập nhật thêm một chút:

Name:  Pecule 46.jpg
Views: 1236
Size:  102.6 KB
(chỉ thêm 3 tem theo các tài liệu đã có ở trên và số Scott)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
9PN (27-08-2010), Dat_stamp (10-03-2012), hat_de (05-08-2010), Lu Tich Nguyen (05-08-2010), Ng.H.Thanh (21-02-2011), Poetry (14-03-2012), temsong (03-04-2013), thanhtruc (18-02-2013), The smaller dragon (15-08-2010), tranhungdn (23-02-2013)
  #9  
Cũ 04-08-2010, 21:34
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Năm 1927, Pháp áp dụng đạo luật lao động mới, quy định ngày làm việc 10 giờ, thời hạn hợp đồng tiêu chuẩn 3 năm, điều kiện vệ sinh lao động tối thiểu, chế độ kiểm tra sức khỏe định kỳ... Theo một số đánh giá, pecule là một trong hai quy định mới có ý nghĩa tích cực trong chế độ lao động tại Đông Dương thời này, cùng với quy định về Tổng thanh tra lao động (gồm khoảng 10 người). Chủ đồn điền buộc phải trích 5% tiền lãi của họ, cộng với 5% lương công nhân, để đưa vào quỹ pecule, gửi bưu điện (lấy tem pecule), số tiền này được hưởng lãi. Những cu-li bị đuổi việc sẽ mất trắng, còn những người bình thường sẽ được lĩnh số tiền pecule của mình khi mãn hạn hợp đồng.

Năm 2008, SICP có tái bản cuốn catalogue về con niêm Đông Dương, trong đó có cập nhật thông tin chi tiết về tem pecule.

Name:  RevenueCD2ECoverSm.jpg
Views: 1198
Size:  58.7 KB

Hy vọng bạn nào chia sẻ với VS thông tin về tem pecule từ cuốn cat này.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (05-08-2010), Dat_stamp (10-03-2012), hat_de (05-08-2010), huuhuetran (15-12-2010), Lu Tich Nguyen (05-08-2010), Ng.H.Thanh (21-02-2011), Poetry (14-03-2012), quaden@_cute (04-08-2010), temsong (03-04-2013), thanhtruc (18-02-2013), Tien (15-12-2010), tranhungdn (23-02-2013)
  #10  
Cũ 15-12-2010, 09:55
kimma kimma vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 12-06-2009
Bài Viết : 225
Cảm ơn: 397
Đã được cảm ơn 2,059 lần trong 226 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi kimma Xem Bài
Con tem số 27, theo Duston là in đè trên tem Yvert số 217, nhưng theo tôi có lẽ là tem số 165 thì đúng hơn (nhưng theo hình của bác 9PN, cũng có thể là cả hai con tem này).
Xin đính chính, đúng đó là tem Yvert #217:

Name:  rice 25c.jpg
Views: 1163
Size:  68.3 KB

Con tem màu tím có 3 dạng, khác nhau chủ yếu ở số 25 (con tem trên là type I):
Name:  25c rice.jpg
Views: 1133
Size:  48.8 KB

Scott không được cụ thể như vậy, nhưng xác định màu khá rõ:
Name:  a22.JPG
Views: 1133
Size:  39.0 KB

Còn đây là tem pecule #22, Duston #41(a):
Name:  duston 41.JPG
Views: 1119
Size:  43.8 KB

Bài được kimma sửa đổi lần cuối vào ngày 15-12-2010, lúc 10:06
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kimma vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (10-03-2012), hat_de (15-12-2010), huuhuetran (15-12-2010), nam_hoa1 (16-12-2010), Ng.H.Thanh (21-02-2011), Poetry (14-03-2012), robinson (15-03-2012), temsong (03-04-2013), Tien (15-12-2010), tranhungdn (23-02-2013)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.