Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GÓC SƯU TẬP NGOÀI TEM > Vật phẩm Sưu tập khác > Các loại khác

 
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 28-04-2013, 20:00
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định Những Người Nhạc Sĩ Tiền Bối Qua Vài Hình Ảnh

Các bạn nào từng vào topic của anh Huệ để lấy sheets hay ST Nhạc Tờ xưa cũng thấy nhiều nhạc phẩm xa xưa. Đó là kho tàng của âm nhạc Việt trước cũng như sau 75 từ Bắc Chí Nam. Hàn xin mở topic này để chia sẽ vài thông tin về các nhạc sỹ tiền bối đó. Bạn đàn hay hát những bài nhạc Việt xưa cũng nên Uống Nước Nhớ Nguồn, đừng quên những ai đã sáng tác ra những tác phẩm mà bạn vừa ST cũng trên diễn đàn này.

01 - Nguyễn Ánh 9





Chiều mưa ngày nào sánh bước bên nhau
Tin yêu rạt rào mộng ước mai sau
Cho ân tình đầu mãi mãi dài lâu
Cho duyên tình đầu đừng có thương đau...


Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1940 tại Phan Rang, nhưng lớn lên và ăn học tại Nha Trang, rồi sau đó là Đà Lạt. Thuở nhỏ, Nguyễn Đình Ánh đã tự học hỏi và chơi dương cầm từ những đĩa nhạc cổ điển đi mượn được của bạn bè.

Trong thời gian học ở Đà Lạt, một điều may mắn lớn nhất của anh, Nguyễn Ánh 9 đã được nhạc sĩ Hoàng Nguyên, tác giả của nhiều bài tình ca nổi tiếng như Ai Lên Xứ Hoa Đào, Cho Người Tình Lỡ... tận tình chỉ dạy và dìu dắt vào thế giới âm nhạc.

Năm 1951, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Nguyễn Ánh 9 được vào tham gia chương trình Tuổi Xanh của Đài Phát Thanh Sàigòn và Đài Phát Thanh Đà Lạt. Từ đó, Nguyễn Ánh 9 đi khắp nơi biểu diễn dương cầm ở các bar, các nhà hàng nổi tiếng và những ban nhạc thanh niên.



Cuộc đời nghệ sĩ của Nguyễn Ánh tưởng chừng như dừng lại ở vai trò một nhạc sĩ hòa âm và biểu diễn dương cầm, nhưng sau chuyến đi Nhật vào tháng 8 năm 1970, cùng với Khánh Ly biểu diễn tại hội chợ Osaka (Nhật), với cảm xúc dạt dào, anh viết bài KHÔNG trong vòng một tiếng đồng hồ với những lời lẽ thật lạ thật mới..."Không, không... tôi không còn yêu em nữa". Bài hát lúc đầu cũng có tên thật dài như thế, cảm hứng từ một ca khúc của Christopher "Non, Non, Je ne t'aime plus"...Về sau, Nguyễn Ánh 9 cắt gọn tất cả, chỉ còn lại một chữKHÔNG duy nhất.



Sau khi đi Nhật về, Khánh Ly lấy KHÔNG thu cho hãng dĩa 45 vòng Tình Ca Quê Hương. Một thời gian ngắn sau đó, Elvis Phương hát lại bài này trong một băng nhạc của nhạc sĩ Ngọc Chánh và thu lên truyền hình số 9, thì nhạc phẩm "Không" của Nguyễn Ánh 9 mới thật sự gây được một tiếng vang rầm rộ.

Cũng chính ca khúc "Không" của Nguyễn Ánh 9 và "Mộng Dưới Hoa" của Phạm Đình Chương là hai ca khúc Việt Nam đầu tiên đưa tên tuổi Elvis Phương lúc bấy giờ đang hát ở những Club Mỹ qua những tình khúc ngoại quốc bỗng một sớm một chiều được khán giả VN say mê và trở thành một giọng ca vàng hay nhất của nền tân nhạc VN trong suốt hơn 3 thập niên qua.

Khi bài Không được phổ biến, tên tuổi của Nguyễn Ánh 9 được mọi người hâm mộ, anh mới thật sự có cảm hứng sáng tác những ca khúc mới lần lượt như "Ai đưa em về", "Một lời cuối cho em", "Chia phôi", "Không 2", "Trọn kiếp đơn côi" ... vào cuối năm 1971 và đầu năm 1972...

Cùng thời gian đó, Nguyễn Ánh 9 cộng tác với Khánh Ly và Ngọc Chánh ở phòng trà Queen Bee. Cuối năm 70, sau khi Khánh Ly và Ngọc Minh đi Mỹ về, Queen Bee có một vài thay đổi quan trọng. NS Ngọc Chánh mời nữ danh ca Thanh Thúy "tái xuất giang hồ" đóng trụ ở Queen Bee, trong khi đó thì Khánh Ly về hoạt động ở Tự Do của ông bầu Cường.

Làm ở Queen Bee một thời gian, Nguyễn Ánh 9 về đầu quân ở Mini Club (đường Nguyễn Du vài tháng) cùng với Carol Kim, ban Ba Trái Chuông... Thời gian này, Carol Kim hát thật nức nở đam mê một sáng tác của Nguyễn Ánh 9 "Trọn kiếp đơn côi".

Cuối năm 71, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 về cộng tác cho vũ trường Olympia (đường Lê Lợi) và đến năm 1972, Anh về phụ trách chương trình ca nhạc của phòng trà Hồng Hoa.

Thời gian này, Nguyễn Ánh 9 sáng tác thêm 2 ca khúc, đó là "Đêm Tình Yêu" và "Mùa Thu Cánh Nâu" (viết chung với một người bạn tên Hoàng Nhu). Hai bài hát này chỉ được thu mỗi bài một lần duy nhất trong những tác phẩm băng nhạc nghệ thuật của Phạm Mạnh Cương phát hành năm 1972 bằng giọng hát Khánh Ly, về sau này, khoảng năm 1981, TT Diễm Xưa mua lại cuốn master "Thương Một Người" gồm 14 ca khúc chọn lọc với giọng ca Khánh Ly, trong số đó có nhạc phẩm "Mùa Thu Cánh Nâu" rất lãng mạn nồng nàn.

Một thời gian dài sau 75, Nguyễn Ánh 9 tạm ngưng các hoạt động âm nhạc, và sống âm thầm làm một người bình thường, bương chải lao động kiếm sống bằng những nghề khác với chính đôi bàn tay nghệ sĩ của mình.

Năm 1982, Nguyễn Ánh 9 mới chính thức tái ngộ trở lại với thế giới âm nhạc, và thế là, với tất cả tâm hồn của một nhạc sĩ, anh lại tiếp tục tham gia các chương trình hòa tấu và biểu diễn dương cầm khắp nơi. Nguyễn Ánh 9 còn được mời viết nhạc nền cho một số phim như "Mảnh tình nghiệt ngã", "Mênh mông tình buồn..."

Khoảng thời gian 1989 đến 1992, Nguyễn Ánh 9 không còn sáng tác nhiều. Tình ca của Nguyễn Ánh 9 thời gian đó có bài "Cô Đơn". Nhạc phẩm này được Anh nuôi dưỡng và hoàn tất trong 5 năm. Với "Cô Đơn", ta không còn nghe một giai điệu u buồn như những ca khúc xưa mà là những lời triết lý về tình yêu, hạnh phúc mang tiết tấu nhạc bán cổ điển thật nhẹ nhàng. Bài hát này, đã được Khánh Hà thu băng đầu tiên ở hải ngoại trong cuốn CD "Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào" năm 1992... và sau đó được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Phi Khanh, Vũ Khanh, Như Mai... thu hình, thu Video những thời gian sau đó.

Năm 1995, anh sáng tác thêm ca khúc "Cho Người Tình Xa" là những vần thơ nhẹ nhàng, sâu lắng về một cuộc tình đã dở dang. Năm 1994, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 được mời sang Pháp viết nhạc nền cho một bộ phim viết về trẻ em ở Cửu Long của Hội Từ Thiện Pháp và tham gia Hội Sáng Tác Gia Quốc Tế Sacem của Pháp. Nhân đó, Anh đã thực hiện đĩa compact disc độc tấu dương cầm của mình.

Nguyễn Ánh 9 cùng Quốc Dũng viếng thăm Hoa Kỳ năm 2001, được bạn bè cũ đón tiếp nồng nhiệt, và tổ chức một đêm chào mừng Nguyễn Ánh 9 và Quốc Dũng..


Nguồn : http://my.opera.com/diemxuacafe/blog/show.dml/14881012
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
nam_hoa1 (09-06-2013), Poetry (29-04-2013), ThinhVuongVu (10-06-2013), Tien (29-04-2013)
 


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Frédéric Chopin - nhà soạn nhạc vĩ đại, đại diện lớn nhất của nền văn hóa Ba Lan. Poetry Nhân vật Thế giới 8 12-12-2010 03:02
Bộ phim nhỏ nhất và ngắn nhất thế giới trên tem Nguoitimduong Bản tin Tem thế giới 0 07-11-2010 22:07
Nhật ký tem chơi - Nhật ký Triển lãm Vietstampex 2010 Poetry Ấn phẩm Viet Stamp 1 30-09-2010 20:12



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.