Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > TEM Đông Dương in đè (tem tạm thời) : 1945 - 1946

TEM Đông Dương in đè (tem tạm thời) : 1945 - 1946 Sau khi ra đời ngày 02-09-1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa kịp phát hành tem nên đã in đè 13 dạng tiêu đề lên 53 mẫu tem Đông Dương tạm thời sử dụng trên mạng bưu chính, tạo thành 57 mẫu tem Việt Nam đầu tiên.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 05-10-2007, 22:52
Nguoitimduong's Avatar
Nguoitimduong Nguoitimduong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Phó Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Http://ischemiamd.com
Bài Viết : 2,539
Cảm ơn: 7,631
Đã được cảm ơn 10,134 lần trong 1,846 Bài
Mặc định Tem ĐÔNG DƯƠNG in đè (1945 - 1946)

Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công.
Ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã trang trọng đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; mang lại nền độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân đồng thời cũng mở ra một kỷ nguyên mới cho tem Bưu chính Việt Nam.
Những ngày đầu của Cách mạng thắng lợi, do những điều kiện kinh tế và in ấn của ta hết sức khó khăn, chưa có điều kiện phát hành tem mới. Nếu lấy tem chế độ cũ để sử dụng thì không phù hợp về nghiệp vụ, không đúng về mặt chính trị. Ngành Bưu điện Việt Nam đã trình Chính phủ cho phép in đè tiêu đề: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) lên tem ĐÔNG DƯƠNG của chế độ thực dân Pháp để sử dụng tạm thời. Một số mẫu in đè thêm tiêu đề ''Cứuđói'', ''Dân sinh'', ''Quốc phong', ''Binh sĩ bị nạn''... thể hiện những nhiệm vụ chính trị cấp bách của Đảng và nhà nước ta. Trên các mẫu tem đó đều có phụ thu cứu quốc gây quỹ cho cáctổ chức xã hội hoạt động vì những mục đích trên.
Tổng cộng ta sử dụng 53 mẫu tem ĐÔNG Dương củaPháp phát hành từ 1941 đến 1944 in đè với 13 loại tiêu đề khác nhau, để làm thành 57 mẫu tem tạm thời của Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà, theo các Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hoặc Nghị địnhcủa Bộ trưởng Giao thông Công chính.

13 loại tiêu đề trên 57 mẫu tem in đè như sau:

- Tiêu đề 1: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (10 mẫu)


Name:  1.jpg
Views: 2136
Size:  26.6 KBName:  2.jpg
Views: 2040
Size:  28.1 KB

Name:  3.jpg
Views: 2087
Size:  26.1 KBName:  4.jpg
Views: 2067
Size:  26.4 KBName:  5.jpg
Views: 2090
Size:  27.0 KB

Name:  6.jpg
Views: 2098
Size:  25.8 KBName:  7.jpg
Views: 2057
Size:  27.2 KBName:  8.jpg
Views: 2069
Size:  26.9 KBName:  9.jpg
Views: 2087
Size:  24.6 KBName:  10.jpg
Views: 2071
Size:  25.6 KB

- Tiêu đề 2: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Bưu chính (19 mẫu)

Name:  11.jpg
Views: 2073
Size:  26.4 KBName:  12.jpg
Views: 2035
Size:  25.3 KBName:  13.jpg
Views: 2145
Size:  28.0 KB

Name:  14.jpg
Views: 2113
Size:  28.9 KBName:  15.jpg
Views: 2024
Size:  27.2 KBName:  16.jpg
Views: 2065
Size:  26.2 KB

Name:  17.jpg
Views: 1983
Size:  24.2 KBName:  18.jpg
Views: 1996
Size:  32.1 KBName:  19.jpg
Views: 2029
Size:  29.9 KBName:  20.jpg
Views: 2053
Size:  28.3 KB

Name:  21.jpg
Views: 1991
Size:  22.8 KBName:  22.jpg
Views: 2051
Size:  26.5 KBName:  23.jpg
Views: 1949
Size:  27.4 KB

Name:  24.jpg
Views: 2017
Size:  28.3 KBName:  25.jpg
Views: 1982
Size:  28.5 KBName:  26.jpg
Views: 2031
Size:  30.1 KB

Name:  27.jpg
Views: 2002
Size:  27.6 KBName:  28.jpg
Views: 2060
Size:  27.0 KBName:  29.jpg
Views: 2106
Size:  25.6 KB



- Tiêu đề 3: Việt Nam - Độc lập, Tự do, Hạnh phúc - Bưu chính (09 mẫu)

Name:  30.jpg
Views: 1960
Size:  26.7 KBName:  31.jpg
Views: 1986
Size:  25.9 KBName:  32.jpg
Views: 1996
Size:  24.2 KB

Name:  33.jpg
Views: 2035
Size:  24.4 KBName:  34.jpg
Views: 1933
Size:  27.1 KB

Name:  35.jpg
Views: 1887
Size:  23.8 KBName:  36.jpg
Views: 1947
Size:  26.0 KBName:  37.jpg
Views: 1949
Size:  26.9 KBName:  38.jpg
Views: 1948
Size:  24.5 KB

- Tiêu đề 4: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Độc lập,Tự do, Hạnh phúc (02 mẫu)

Name:  39.jpg
Views: 2058
Size:  25.0 KBName:  40.jpg
Views: 2027
Size:  28.5 KB


- Tiêu đề 5: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Độc lập,Tự do, Hạnh phúc-bưu chính (01 mẫu)

Name:  41.jpg
Views: 1985
Size:  27.4 KB

- Tiêu đề 6: Chỉ in giá mới, tiền Việt Nam lên tem(05 mẫu)

Name:  42.jpg
Views: 1934
Size:  25.0 KBName:  43.jpg
Views: 1970
Size:  26.5 KB

Name:  44.jpg
Views: 1987
Size:  26.3 KBName:  45.jpg
Views: 1981
Size:  25.6 KBName:  46.jpg
Views: 1917
Size:  28.1 KB


- Tiêu đề 7: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Cứu đói(02 mẫu)

Name:  47.jpg
Views: 2032
Size:  25.9 KBName:  48.jpg
Views: 1917
Size:  27.5 KB


- Tiêu đề 8: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Dân sinh(02 mẫu)

Name:  49.jpg
Views: 1975
Size:  28.0 KBName:  50.jpg
Views: 2048
Size:  27.1 KB


- Tiêu đề 9: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Quốc phòng (02 mẫu)

Name:  51.jpg
Views: 2003
Size:  25.9 KBName:  52.jpg
Views: 1913
Size:  27.4 KB

- Tiêu đề 10: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Binh sĩ bị nạn (02 mẫu)

Name:  53.jpg
Views: 1918
Size:  27.5 KBName:  54.jpg
Views: 1915
Size:  26.6 KB


- Tiêu đề 11: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Bảo An(01 mẫu)


Name:  55.jpg
Views: 1927
Size:  25.3 KB


- Tiêu đề 12: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Chốngnạn mù chữ (01 mẫu)


Name:  56.jpg
Views: 1922
Size:  26.4 KB


- Tiêu đề 13: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Đời sốngmới (01 mẫu)

Name:  57-1.jpg
Views: 1969
Size:  26.5 KB



Những mẫu tem tạm thời (57 mẫu) được phát hành từ 02/9/1945 và sử dụng qua năm 1946 và rải rác một vài năm sau chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. ở miền Nam do quân đội Anh tiếp tay cho thực dân Pháp chống phá cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mới thắng lợi vừa được 01 tháng, gây hấn vũ trang xâm lược, chiến sự đã xảyra từ ngày 23/9/1945 nên những mẫu tem thư đó không cóđiều kiện lưu hành và sử dụng.
Những mẫu tem này tuy không phải do Nha Bưu chính Việt Nam hồi đó in ra, nhưng được phát hành theo Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ và Nghị định của Bộ trưởng Giao thông Công chính và mang quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do vậy nó cũng chính là những mẫu tem đầu tiên của Bưu chính cách mạng Việt Nam -còn gọi là tem tạm thời.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Nguoitimduong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Cu Bim (30-10-2010), hat_de (29-07-2009), huuhuetran (19-07-2010), kimma (17-06-2010), minhduc (27-10-2010), nam_hoa1 (22-10-2010), The smaller dragon (24-10-2010)
  #2  
Cũ 18-01-2008, 07:02
Lu Tich Nguyen's Avatar
Lu Tich Nguyen Lu Tich Nguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 245
Cảm ơn: 909
Đã được cảm ơn 1,910 lần trong 223 Bài
Mặc định

Nếu phân biệt cho chi tiết hơn, thì mẫu Alexandre de Rhodes màu mâu phải có răng cưa lớn và răng cưa nhỏ. Con Cấy lúa, khoảng cách của 2 chử "V" và "N" có cách xa 18 ly và 20 ly, trong nguyên trang 50 tem, hàng dọc 10 tem, khoảng cách 18 ly và 20 ly đều có, hàng dọc thứ 2 và 4 toàn là 18 ly,
còn hang dọc thứ 3 và 5 toàn là 20 ly. Cập Cấy lúa dưới đây, con tem bên trái là 20 ly, con bên phải là 18 ly. Rất dễ thấy.


Name:  Cay lua pair.jpg
Views: 1819
Size:  93.1 KB
__________________
Ai trên đời không lúc long đong
Sầu làm gì hao tốn hình dong
Qua đêm đen bình minh rồi sáng
Hết buồn phiền ta lại chơi rong!

Bài được Lu Tich Nguyen sửa đổi lần cuối vào ngày 28-06-2008, lúc 03:16
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Lu Tich Nguyen vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Cu Bim (30-10-2010), hat_de (29-07-2009), huuhuetran (19-07-2010), lydainghia (10-05-2011), minhduc (27-10-2010), nam_hoa1 (22-10-2010), The smaller dragon (24-10-2010)
  #3  
Cũ 16-07-2008, 13:08
hotstamp hotstamp vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 14-07-2008
Bài Viết : 1
Cảm ơn: 0
Đã được cảm ơn 3 lần trong 2 Bài
Mặc định

cho minh hoi. Neu nhung bo tem khong co in de len chu Vietnam Dan Chu Cong Hoa thi co gia tri hay ko ???

cam on
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hotstamp vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (29-07-2009)
  #4  
Cũ 07-08-2008, 21:31
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi contraugia Xem Bài
Con Cấy lúa, khoảng cách của 2 chử "V" và "N" có cách xa 18 ly và 20 ly, trong nguyên trang 50 tem, hàng dọc 10 tem, khoảng cách 18 ly và 20 ly đều có, hàng dọc thứ 2 và 4 toàn là 18 ly, còn hang dọc thứ 3 và 5 toàn là 20 ly.
Bác Trâu già đúng là cái gì cũng biết! Bác cho cháu hỏi, giá trị của hai con này có khác nhau không? Hàng dọc 1, 3 và 5 là 20 li, hàng dọc 2, 4 là 18 li, như vậy theo thông tin của bác, không thể có cặp tem ngang mà cả 2 con đều 18 hoặc 20 li?

Cảm ơn bác nhiều!

Xin chia sẻ với các bạn một con tem cấy lúa đã qua sử dụng, tiếc là dấu mờ, rất khó đọc:

Name:  20e.jpg
Views: 1749
Size:  25.5 KB

Bài được vnmission sửa đổi lần cuối vào ngày 07-08-2008, lúc 23:01
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Cu Bim (30-10-2010), hat_de (29-07-2009), huuhuetran (19-07-2010), lydainghia (10-05-2011), minhduc (27-10-2010), nam_hoa1 (22-10-2010)
  #5  
Cũ 08-08-2008, 10:56
Lu Tich Nguyen's Avatar
Lu Tich Nguyen Lu Tich Nguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 245
Cảm ơn: 909
Đã được cảm ơn 1,910 lần trong 223 Bài
Mặc định Tem Đông Dương in đề

Có đó bạn, Tg còn có 1 block 18 tem, từ trên đếm xuống, hàng ngang thứ 4 và 6, 2 tem bên trái đều là cách xa 18 ly, vì hàng dọc thứ 2 là 18 ly, nên không bao giờ có cập ngang là 20 ly vậy.

Name:  cay lua block 18.jpg
Views: 1764
Size:  193.8 KB
__________________
Ai trên đời không lúc long đong
Sầu làm gì hao tốn hình dong
Qua đêm đen bình minh rồi sáng
Hết buồn phiền ta lại chơi rong!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Lu Tich Nguyen vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Cu Bim (30-10-2010), hat_de (29-07-2009), huuhuetran (19-07-2010), lydainghia (10-05-2011), nam_hoa1 (22-10-2010), The smaller dragon (24-10-2010)
  #6  
Cũ 08-08-2008, 17:49
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Cảm ơn bác Trâu nhiều ạ! Như vậy có lẽ chỉ có cặp tem (hoặc block 4) có 2 con 18 li liền nhau là có thể đắt hơn bình thường.

Để minh họa thêm cho giải thích của bác Trâu, mời các bạn xem mẫu block 4 hai hàng bên phải (mẫu này phía sau có chữ ký của Calves):

Name:  #59 cougni.jpg
Views: 2666
Size:  37.7 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Cu Bim (30-10-2010), hat_de (29-07-2009), huuhuetran (19-07-2010), lydainghia (10-05-2011), nam_hoa1 (22-10-2010)
  #7  
Cũ 24-08-2008, 11:15
hoangtrang's Avatar
hoangtrang hoangtrang vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 02-08-2008
Đến từ: vung su lanh,nhung on hoa
Bài Viết : 15
Cảm ơn: 0
Đã được cảm ơn 26 lần trong 12 Bài
Mặc định Mưu sự tại nhân,thành sự tại thiên!

các bác và các anh chị thân mến!
cháu xin kể câu chuyện CON TEM CẤY LÚA vì sao có giá cao nhất trong dòng tem indochine in dè VNDCCH(đây là theo lời ông ĐÀM TRUNG THIỆN kể lại)
Năm 1946,tình hình hà nội lúc đó rất lộn xộn.Để lấy tiền cho kháng chiến,bưu điện hanoi quyêt định bán rẻ một số lớn tem indochine in đè VNDCCH.Là 1 nhà kinh doanh tem,Ô THIỆN thấy đây là 1 cơ hội,nên quyết định mua toàn bộ số tem cấy lúa in đè VNDCCH có ở bưu điẹn hanoi (hình như khoảng vài bao tải gì đó).Ông T. đã bán tất cả tài sản để thực hiện vụ kinh doanh này và khi thấy ông THIỆN mua như vậy,một người khác cũng mua 500 tờ,và ...
khi mang đi tản cư,ông THIỆN để số tem đó ở nơi tản cư gửi nhờ một người bà con,và trong 1 đợt quân PHÁP nhảy dù xuống đánh chiếm vùng đó.Toàn bộ số tem(theo lời người bà con ông THIỆN) bị đốt cháy hết!Đúng là mưu sự tại nhân,thành sự tại thiên
Có một điều là HT nhớ là năm 1971 ông THIỆN có mua lại được 1 tờ tem cấy lúa đó có chữ ký của ông ở bên lề,chứng tỏ số tem đó không cháy hết!
Qua câu chuyên trên HT muốn gửi đến diễn đàn một kinh nghiệm rằng:Tem không thể tích lũy như vậy được và sưu tầm tem nhiều khi phải có cơ duyên mới đến được những vật phẩm mà mình hằng ao ước,và không thể để tem cẩu thả như vậy được!(đó chính là lời khuyên của ô THIỆN với HT)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hoangtrang vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (29-07-2009), huuhuetran (19-07-2010), vnmission (12-12-2008)
  #8  
Cũ 24-08-2008, 11:30
hat_de's Avatar
hat_de hat_de đang trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,546
Cảm ơn: 53,880
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hoangtrang Xem Bài
các bác và các anh chị thân mến!
cháu xin kể câu chuyện CON TEM CẤY LÚA vì sao có giá cao nhất trong dòng tem indochine in dè VNDCCH(đây là theo lời ông ĐÀM TRUNG THIỆN kể lại).....
Qua câu chuyên trên HT muốn gửi đến diễn đàn một kinh nghiệm rằng:Tem không thể tích lũy như vậy được và sưu tầm tem nhiều khi phải có cơ duyên mới đến được những vật phẩm mà mình hằng ao ước,và không thể để tem cẩu thả như vậy được!(đó chính là lời khuyên của ô THIỆN với HT)
câu chuyện của anh HT thật thú vị
trên mạng giờ am hiểu về những món xưa như vậy chỉ có những bậc đa đề như bác Bk, bác Khải, bác gà, bác nai .... hoặc những người đã từng trực tiếp gặp và trò chuyện với các cụ như cụ Thiện
hy vọng những kiến thức mà các bác có sẽ dần giới thiệu trên mạng kẻo sau này thất truyền mất
bác K có kể trong http://thichduthu.viet-numis.com 1 số chuyện về tem xưa khi nào rảnh mời các bác cùng tìm xem.

Chúc các bác mạnh khỏe và thi thoảng kể 1 câu chuyện tem "thâm cung bí sử" cho hậu thế mở mang
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huuhuetran (19-07-2010)
  #9  
Cũ 28-07-2009, 22:10
Alex_iv's Avatar
Alex_iv Alex_iv vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 24-12-2008
Đến từ: Moscow, Russia
Bài Viết : 163
Cảm ơn: 63
Đã được cảm ơn 313 lần trong 135 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi vnmission Xem Bài
Cảm ơn bác Trâu nhiều ạ! Như vậy có lẽ chỉ có cặp tem (hoặc block 4) có 2 con 18 li liền nhau là có thể đắt hơn bình thường.

Để minh họa thêm cho giải thích của bác Trâu, mời các bạn xem mẫu block 4 hai hàng bên phải (mẫu này phía sau có chữ ký của Calves):

Hi!
can i ask - is anyone can sell me pair of 18mm + 20mm overprints by reasonable price? So far i miss only these stamps of Viet Minh
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Alex_iv vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (29-07-2009), huuhuetran (19-07-2010)
  #10  
Cũ 06-06-2010, 12:38
hat_de's Avatar
hat_de hat_de đang trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,546
Cảm ơn: 53,880
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định tâm sự tem trong 1 ngày trời đẹp 6.6.2010

Sáng nay HP trời cao nắng đẹp, chắc trong SG và ngoài HN cũng thế, chợ tem 2 đầu có lẽ cũng nhộn nhịp.

Sau khi khẩn trương giải quyết 1 số việc tem

- diễn dải món này <===

- hồi âm món: này <===

và bóc cụm lịch đây <===

tiện có bài của anh Kẻ làm mục này trồi lên vào chia sẻ thêm đôi điều tâm sự.

Dòng chảy lịch sử bưu chính của 1 dân tộc luôn gắn liền và hòa quyện với lịch sử của dân tộc đó, cụ thể của chúng ta là lịch sử đấu tranh.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công vào ngày 19.8

Name:  14.jpg
Views: 1496
Size:  45.2 KB

nước VNDCCH đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh vào ngày 2.9.1945


Name:  loi Nguoi - tuyen ngon.jpg
Views: 1577
Size:  22.7 KB

từ bấy trở đi Quốc hiệu VN đã tự hào và "chính thức" có trên tem bưu chính

Name:  P1130154.JPG
Views: 1509
Size:  73.2 KB

(trang 17 đã up sáng qua, kia 18 & 19)

con tem như tấm danh thiếp của 1 quốc gia, và dân tộc ta đã tự hào khẳng định được nó

tuy nhiên phải 1 năm sau chúng ta mới có 1 dòng tem thuần Việt, dánh dấu bởi

Name:  !.jpg
Views: 1447
Size:  14.9 KB

đó là 1 mốc son đáng nhớ

Name:  P1070701 - tai COTEVINA - HN ngay 3.2.2010.JPG
Views: 1506
Size:  70.7 KB

mốc son ấy được ghi nhận bằng nhiều hình thức khác nhau
và dễ thấy ở các cuộc TL tem BC lớn hay quầy tem
ví như lối vào cửa hàng tem 14 THĐ - HN

Name:  P1070705  - tai COTEVINA - HN ngay 3.2.2010.JPG
Views: 1467
Size:  53.2 KB

và dấu ấn của bộ tem đó trong dòng chảy bưu chính VN là ko thể phủ nhận

Name:  2553.jpg
Views: 1481
Size:  17.7 KB

Bằng sắc lệnh của Chủ tịch HCM, nó đã ra đời & xác lập 1 mốc son đặc biệt trong lịch sử bưu chính VN
mốc son lịch sử ấy bắt đầu từ dịp kỉ niệm lần thứ nhất CMT8 & QK và được phát hành vào QK.02.09.1946
từ mốc đó trở về trước QH VN trên tem BC cũng được "chính thức" ra đời bằng các Sắc lệnh của CT HCM

Name:  P1130151.JPG
Views: 1496
Size:  58.2 KB

1 số mẫu tem đầu có lẽ do ngàng chưa xác minh chính xác được sắc lệnh hoặc văn bản
nên trong danh mục ko ghi, tuy nhiên các bộ về sau đều đầy đủ

Name:  P1130152 - 1.jpg
Views: 1455
Size:  47.4 KB

việc in đề thế nào, in cái gì, số lượng bao nhiêu
hẳn ko tự nhiên có mà phải theo các quyết định cụ thể
điều ấy hẳn các Sắc Lệnh do Chủ tịch HCM ký

Name:  P1130152.jpg
Views: 1472
Size:  35.0 KB

Chuyện lịch sử bưu chính VN từ giai đoạn sau CMT8 & 2-9 là vậy.

53 mẫu tem Đông Dương được in đè, 1 số mẫu được in đè vào thời điểm khác nhau, căn cứ theo các sắc lệnh khác nhau của CT HCM và khẩu hiệu trên đó khác nhau đã hình thành 57 mẫu tem "tạm thời"

Chữ "tạm thời" ở đây hiểu là sử dụng tạm thời trong giai đoạn chưa tự chủ hoàn toàn. Còn nó có đựơc phát hành "chính thức" hay ko... phát hành 1 cách tuỳ tiện vô tội vạ hay căn cứ theo các quy định pháp luật thì chúng ta đã thấy rõ. Có thể nói rằng ... nhờ thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Quốc Hiệu Việt Nam đã chính thức & đàng hoàng xuất hiện trên tem bưu chính theo ĐÚNG nghĩa của từ này.

Tuy nhiên để phân biệt nó với dòng tem BC VN thuần Việt sau này, danh mục đã sử dụng các thuật ngữ như trên.

Vấn đề tem tủng và chính tả chính tiếc nói 1 cách nghiêm túc nà như dị

trở lại khái niệm bộ:


Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Poetry Xem Bài
Bộ tem (Stamp set - Séries de timbres) ở đây được hiểu đúng theo thuật ngữ tem bưu chính là: tập hợp các mẫu tem có liên quan đến nhau, có cùng chủ đề, mục đích phát hành, phần lớn có giá mặt khác nhau.
[/B]
Phải chăng các "tập hợp" tem Đông Dương in đè trên ko thuộc 1 chủ đề, ko thuộc 1 mục đích phát hành.

Định nghĩa được trích dẫn trên kia là chuẩn, và 57 mẫu tem in đè kia hoàn toàn có thể xếp thành từ bộ với mã số từ 01 tới 13 theo nội dung in đè trên đó, và cách tổng hợp của danh mục cũng theo tiêu chí này.

Nếu cần thiết phải quy thành bộ với MS thì ko có gì phức tạp, tất cả đều hết sức tường minh, rõ ràng. Tuy nhiên để hình thành 1 ranh giới rõ nét trong dòng chảy tem bưu chính mang quốc hiệu VN, 1 bên là tem Đông Dương in đè, 1 bên là tem thuần Việt, chúng ta đã tạm thời sử dụng danh mục trên.

Có thể nói
- vấn đề 1: chính thức hay ko chính thức (ra đời tự do hay căn cứ theo sắc lệnh của Hồ chủ tịch)
- vấn đề 2: có xứng là bộ hay ko là bộ (cùng 1 nội dung thống hay hay hỗn độn, ko thể tách thành các nhóm)

tất cả đã được phân tích rõ, bằng cái nhìn khách quan nhất từ nhà sưu tập hạt

mỗi nhà sưu tầm, tổ chứ nghiên cứu có cái nhìn riêng.

và Danh mục tem cũng vậy.

2 vấn đề trên đã rõ, còn vấn đề thứ 3 nói nốt trong buổi sáng đẹp trời này, đó là về Danh Mục.

Danh mục tem BC VN mà chúng ta đang sử dụng là danh mục bổ sung, nâng cấp. Trước đó có ít nhất 2 cuốn Danh mục chính thức được phát hành. Ngoài việc bổ sung tem theo diễn biến tự nhiên thì 1 trong những lý do để danh mục mới ra đời và sự cải tổ và hệ thống lại nội dung của nó. Việc cải tổ hệ thống ấy căn cứ trên quan điểm nhìn nhận vấn đề và các tư liệu lịch sử mới bổ xugn được.

Ví dư tìm ra sắc lệnh x, sắc lệnh y...<=== bổ sung thông tin
còn cách nhìn nhận vấn đề dẫn tới việc phân định ranh giới theo các giai đoạn.

Danh mục đang sử dụng là ấn bản ít nhất là thứ 3
(vì trước đó gk đã dùng cuốn xanh lá cây in đen trắng và cuốn danh da trời in màu, còn trước đó có thêm hay ko chưa rõ lắm)
Danh mục tem cũng có lịch sử tiến hoá của nó, sau này chắc chắn sẽ có lần 4... lần 5 ...

Nó liên tục được hoàn thịên, bổ xung và chỉnh sửa....cách đánh má đã từng thay đổi, và nó có thể thay đổi nữa cũng ko biết chừng, tuy nhiên gk nghĩ ko nên, vì như thế sẽ rối. Cứ để bộ 01 là bộ trên là được rồi. Hệ thống tem in đè nếu cần đánh mã thì chọn 1 cách phù hợp. 1 danh mục tem mà trong đó các tem cùng nhóm ko thành bộ, ko được định danh bằng mã như các danh mục mang quốc tế khác thì kể cũng ... chậc.

Thôi ... diễn giải như vậy là hiểu, vấn đề lớn, vấn đề nhỏ cũng được đưa ra 1 sức khách quan nhất và rõ ràng nhất. Tranh luận thì cũng đã từng từ lâu, sáng nay trờ đẹp chia sẻ với bạn tem xa gần tâm sự trên.

Chúc bạn gần xa cuối tuần vui vẻ, hy vọng tâm sự trên giúphiểu thêm về dòng chảy bưu chính nước nhà, hiểu thêm môi trường bưu chính với đầy đủ các thành tốt của nó & hiểu thêm về con người sưu tập .

Xin tạm biệt ... nghỉ ngơi ... chiều đi VT
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (06-06-2010), chienbinh (06-06-2010), Cu Bim (30-10-2010), hongduc2008 (28-06-2011), huuhuetran (19-07-2010), manh thuong (07-06-2010), nam_hoa1 (23-10-2010), The smaller dragon (24-10-2010), tugiaban (06-06-2010)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Sưu tầm tem Bác Hồ phát hành ngày 2/9/1946 *VietStamp* Nhân vật Việt Nam 0 30-09-2019 18:59
Bì thư thực gửi 1945-1946 *VietStamp* TEM Đông Dương in đè (tem tạm thời) : 1945 - 1946 2 16-09-2019 00:20
Bộ Tem Đông Dương in đè (tem dùng tạm thời 1945-1946) hongduc2008 Shop Tem: HongDuc08 4 25-06-2016 22:56
Bì thư sưu tập 11-1946 kimma TEM Đông Dương in đè (tem tạm thời) : 1945 - 1946 4 04-06-2011 01:13
Phong bì Việt Nam tháng 2/1946 (?) vnmission Cùng nhau giải đáp 21 20-10-2009 00:53



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.