Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > TEM Mặt trận: 20-12-1963 - 24-06-1976

TEM Mặt trận: 20-12-1963 - 24-06-1976 Gồm 2 thời kỳ: Tem Mặt Trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1963 - 1969) & Tem Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (22-04-1970 - 24-06-1976). Tem Mặt trận được lưu hành trong các vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #11  
Cũ 04-09-2012, 10:29
temhp88 temhp88 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 17-04-2012
Đến từ: Hai Phong
Bài Viết : 282
Cảm ơn: 1,540
Đã được cảm ơn 1,750 lần trong 274 Bài
Mặc định Mối liên kết các thế hệ người sưu tập tem

Cảm ơn bác tranhungdn về những suy nghĩ rất thẳng thắn, rất thật, rất dễ đồng cảm. Một người dù chỉ mới bước vào sưu tập, chắc hẳn vẫn hiểu rõ giá trị của các vật phẩm tem truyền thống, hiểu được ý nghĩa lịch sử và cả giá trị kinh tế của chúng. Nhưng những khó khăn về tài chính, về vốn hiểu biết có nhiều hạn chế không cho phép một kẻ chân ướt chân ráo lao ngay vào con đường sưu tập truyền thống.

Nhân có dịp qua một con phố nhỏ ở Paris, temhp chợt nhận ra một điều: nền sưu tập tem ở mỗi quốc gia, chắc chắn được xây nên từ cốt lõi là các bậc tiền bối, và đồng thời cũng từ rất nhiều người sưu tập trẻ mà đa phần là sưu tập tem chuyên đề.


Đường Drouot - Quận 9 của thành phố Paris

Name:  duong drouot 1.jpg
Views: 1039
Size:  34.4 KB


Name:  duong drouot 2.jpg
Views: 1017
Size:  29.4 KB

Khung cảnh một gian hàng Philatélie:

Name:  gian hang.jpg
Views: 996
Size:  47.3 KB

Con đường này tuy không dài, chỉ khoảng mười phút đi bộ, nhưng tập trung một số lượng lớn các cửa hàng chuyên về tem sưu tập. Đa phần các cửa hàng này đều đã được mở cửa từ rất lâu rồi, cá biệt có cửa hàng được thành lâp từ năm 1896! Mặt hàng giao dịch ở đây rất đa dạng, nhưng đa phần là tem Pháp và Monaco, ngoài ra có một số ít gian hàng bán tem bộ chuyên đề và cả tem CTO nữa, giá không hề rẻ chút nào. Trong tầm hiểu biết của mình, temhp xin đưa ra nhận xét chủ quan thế này: các gian hàng này lưu giữ đa phần là các bộ sưu tập tem Pháp truyền thống, trong đó có những bộ sưu tập được định giá catalô đến hàng chục nghìn euros được bày trong tủ kính để chào hàng. Thật thích thú khi ta có thể bước chân vào xem không mất tiền những bộ tem và các vật phẩm tem Pháp hiếm, giá trị lớn. Một điều rất đáng lưu ý, là trên biển hiệu các gian hàng thường đề: "Estimation gratuite - Định giá miễn phí". Các chủ cửa hàng đều là những người đã đứng tuổi, thậm chí khá cao tuổi. Không khí giao dịch tem ở đây không hề ồn ào náo nhiệt mà ngược lại, rất bình thản, thanh tịnh trong không gian một con phố nhỏ giữa lòng Paris.
Con phố nhỏ này có thể gọi là trung tâm hàng đầu của giới sưu tập tem Pháp. Paris vốn tập trung nhiều nhà sưu tập tem, nhiều điểm giám định tem uy tín nhất của Pháp, và khu phố này là nơi tập trung phần lớn các điểm giám định ấy. Các giấy chứng nhận giám định là thứ rất phổ biến được cung cấp cùng con tem quý hoặc bộ sưu tập lớn được rao bán. Chính công tác giám định này có lẽ đã giúp cho người chơi thêm vững tâm về bộ sưu tập của mình, để họ đủ cam đảm đầu tư cho tem truyền thống.

temhp nghĩ rằng nếu có những nhà sưu tập tem Việt truyền thống đủ kinh nghiệm và giàu tâm huyết chịu trách nhiệm giám định giúp cho giới sưu tập tem, chắc hẳn sẽ làm hạn chế đi nhiều sự lưu hành các vật phẩm giả, giúp những thế hệ đi sau thêm vững tâm và có được niềm vui với các vật phẩm tem truyền thống! Đành rằng yêu tem, mà trong tình yêu ấy cứ canh cánh mối nghi ngờ thì yêu làm sao được hết mình? Hơn nữa, một người Việt Nam sưu tập tem Việt truyền thống chắc chắn là sự hiểu biết và tình yêu tem Việt sẽ cao hơn là một người nước ngoài.

Sưu tập tem cần có niềm đam mê và tình yêu cho con tem. Thứ tình cảm ấy bắt nguồn từ sâu thẳm ký ức và cuộc sống của mỗi người nên bộ tem phản ánh được những nét riêng ấy. Chắc hẳn mỗi bộ tem chuyên đề không chỉ được người chơi dựng nên vì thấy chúng đẹp mắt, mà chắc hẳn phải có một lý lẽ, một ý chí nhất định, đôi khi là một cơ duyên? Vì thế, temhp tin là, dù xây dựng bộ tem chuyên đề hay bộ tem truyền thống, suy cho cùng nhà sưu tập nào cũng thổi vào đó tình yêu và lý trí cùng nhiều công sức, tiền bạc.

Vẫn biết: hãy sưu tập bộ sưu tập thế nào để một lúc nào đó đừng thất vọng vì chúng hoàn toàn vô giá trị. Nhưng để nói về một bộ sưu tập của một đời người đâu nhất thiết là phải có giá trị khi có các nhà sưu tập khác nói thế, mà chỉ cần tự thân người làm nên nó thấy hạnh phúc với thành quả của bản thân là đã đủ rồi. Một bộ tem chuyên đề xây nên từ một lựa chọn bằng tình yêu và lý trí, tin rằng chằng bao giờ vô giá trị...

Sưu tập tem truyền thống, lấy những mảnh ghép của lịch sử đất nước làm niềm vui cho mình, thật tình chẳng dễ chút nào dù niềm vui ấy thật lớn lao và giàu ý nghĩa. Temhp trộm nghĩ, nếu không có duyên được bước chung một quãng đường với những người đi trước giàu kinh nghiệm, làm sao một người chơi có thể tự mò mẫm mà thành công được trước thách thức quá lớn của tem truyền thống? Nếu ở Việt Nam, chúng ta có các cửa hàng Tem sưu tập hoạt động chuyên nghiệp và làm nên một phố Hàng Tem ở Thủ Đô chẳng hạn, chắc sẽ không có bạn nào cứ lao vào sưu tập CTO rồi sau ôm hận, hoặc mua phải bì thư kháng chiến giả rồi sau ghét bỏ con tem... Hữu xạ tự nhiên hương, dòng tem truyền thống sẽ không dễ bị mai một, chỉ là nó đòi hỏi người chơi phải đủ chín về tình yêu tem và về kinh nghiệm thì mới tham gia cuộc chơi được.


__________________
"Because a human being — a person — possesses free will, he is his own master."
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
32 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn temhp88 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (04-09-2012), Đêm Đông (05-09-2012), Đinh Đức Tâm (06-09-2012), Bảo Khánh (05-09-2012), Biby (15-09-2012), BT-caikhe (15-09-2012), chienbinh (16-09-2012), dammanh (04-09-2012), Dat_stamp (04-09-2012), exploration (04-09-2012), lambachtung (04-09-2012), Lu Tich Nguyen (15-09-2012), manh thuong (16-09-2012), MeTemViet (16-09-2012), minh338d (03-12-2012), nam_hoa1 (08-09-2012), ngotthuha231 (06-09-2012), Nguoitimduong (04-09-2012), nguyenhuudinhue (03-12-2012), open (03-12-2012), phamthao (06-09-2012), Pink Kole (03-12-2012), Poetry (04-09-2012), stamp-history (07-09-2012), thanhtruc (27-12-2012), The smaller dragon (04-09-2012), ThinhVuongVu (07-09-2012), Tiểu Nhi (06-09-2012), Tien (04-09-2012), tiny (04-09-2012), tranhungdn (12-04-2013), vnmission (05-09-2012)
  #12  
Cũ 06-09-2012, 14:18
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Tôi rất trân trọng ý kiến của tất cả các bác, các bạn đã tham gia thread này, và dường như thấy có một sự “thống nhất trong đa dạng” trong quan điểm của chúng ta!

Trở lại cuốn sách của tác giả Tạ Phi Long mà bác TTT đã giới thiệu. Tôi là người mới tham gia làng tem, chưa được đọc nhiều cuốn sách chắc chắn rất giá trị của các bậc tiền bối như Nguyễn Bảo Tụng, v.v… nhưng cũng không bỏ qua bất kỳ cuốn sách nào mà mình có thể có được trong thời gian gần 10 năm qua. Xin phép được nêu một nhận xét riêng tư: đây là cuốn sách về tem giá trị nhất của Việt Nam đến nay.

- Đây là một cuốn sách đầy đặn, 270 trang khổ 20.5 x 25,5 với hơn 400 hình ảnh màu!

- Minh họa chi tiết toàn bộ hệ thống bưu chính của Chính quyền Cách mạng miền Nam nước ta những năm 1970, đặc biệt làm rõ các mốc và lý do thay đổi cước chính, lý do và các mẫu in đè đổi giá…, xác định các vật phẩm giả.

- Có nhiều bì thư dán tem hay miễn cước phí gửi tại miền Nam hoặc ra miền Bắc, rất hiếm! Trong số này, nhiều bì thư dán tem VN DCCH hoặc tem Mặt trận in đè đổi giá thực gửi (giá bán tại eBay vừa qua khoảng 300 USD/bì). Tất cả các bì thư đều được tác giả chú thích cẩn thận.

Name:  001 front.jpg
Views: 954
Size:  60.6 KB

Name:  001 back.jpg
Views: 951
Size:  44.0 KB
Một bì thư kết thúc ngày 23-8-2012 tại eBay với giá 299 USD

- Đặc biệt, lần đầu tiên tôi được thấy một bì thư (ở trang 13) dán tem CP CMLT CHMNVN gửi từ HT 740.431, TM 01 (?) tới HT 201.304, JC 14 (?), có nhật ấn Cam Lộ (Quảng Trị) / Miền Nam Việt Nam / 13-05-74, gần một năm trước ngày giải phóng! Chỉ hơi tiếc là hình không thật rõ, dấu hủy tem hình như lại không chờm hẳn lên bì thư (not tied to the cover), và bản thân con dấu này cũng không rõ.

Một điều đáng tiếc nữa là giá cuốn sách khá cao, hơn nữa chỉ có 500 bản được in. Hy vọng một ngày nào đó, tác giả sẽ cho phép đưa cuốn sách này lên VS!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
23 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (06-09-2012), Đêm Đông (06-09-2012), Đinh Đức Tâm (06-09-2012), Biby (15-09-2012), BT-caikhe (15-09-2012), dammanh (07-09-2012), Dat_stamp (07-09-2012), exploration (07-09-2012), HanParis (04-12-2013), Lu Tich Nguyen (15-09-2012), manh thuong (16-09-2012), MeTemViet (16-09-2012), minh338d (03-12-2012), nam_hoa1 (02-10-2012), ngotthuha231 (06-09-2012), Nguoitimduong (06-09-2012), nguyenhuudinhue (03-12-2012), Poetry (06-09-2012), thanhtruc (27-12-2012), Tiểu Nhi (06-09-2012), Tien (06-09-2012), tien039 (19-09-2012), tranhungdn (12-04-2013)
  #13  
Cũ 06-09-2012, 20:35
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

Hoan nghênh anh Tạ Phi Long trong nước đã đóng góp một công trình thông tin quí hiếm vào dòng tem CHMNVN. Tôi đang chờ quyển sách do thân nhân đem qua Mỹ. Tuần trước, mấy "đại gia" SICP giới thiệu riêng với nhau về sách này, nên tôi lại càng muốn đọc. Cám ơn tác giả.

Nhân đây, chúng ta cũng cần tìm đọc hai quyển nữa để có thông tin về hệ thống giao bưu thời chiến. Một là sách Có Một Trận Tuyến Thầm Lặng do Bưu Ðiện và HÐKHXH Tp HCM biên soạn (nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995) để biết về hệ thống giao bưu 1945-75. Hai là Nghĩa Tình Sâu Lắng của Thái Nhân Hòa (nxb Ðà Nẵng, 2002) để biết về hoạt động của những nhà in tại Liên Khu V, nhất là nhà in Sao Vàng (1947-54) nơi tôi tin có thể đã in những con tem địa phương LKV.

Ngoài sách, tôi mong sao trong nước có anh chị em nào tìm gặp hỏi chuyện bác Trần Văn Thâm, hưu trí tại Cà Mâu, người tiếp quản Bưu Ðiện Trung Ương Sài Gòn ngày 30.4.1975. Bác là người liên hệ đến những con tem VNCH in đè CHMNVN mà Tạp Chí Tem đã giới thiệu.

Khác với ý kiến mong muốn sách của anh Tạ Phi Long đưa lên Diễn Ðàn này, tôi thấy đây là loại sách chuyên biệt đi sâu vào chi tiết, không phải dân chơi tem nào cũng cần. Mà điều quan trọng là thì giờ, tâm huyết, và chi phí của một tác giả đã bỏ ra rất nhiều để hoàn thành dự án này, rồi chia sẻ vô thường (= free) cho công chúng thì không đáp ứng được đức công bình trong xã hội. Ai đã từng nhịn quà sáng để mua tem mới thấy tem là quí. Ai có tem xin mà có chắc không bao giờ có được cảm giác quí tem đâu!

(Tôi không để cập đến giá trị tiền bạc của những phong bì tem CNMNVN. Một phong bì trong giai đoạn 1975-77 dấu lòe nhòe chữ nguệch ngoạc mà giá so như bộ Mạc Thị Bưởi 1956 thì chỉ có thể giải thích bằng sự tò mò của mấy anh Mỹ phe bại trận mà thôi!)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
23 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (06-09-2012), Bảo Khánh (07-09-2012), Biby (15-09-2012), BT-caikhe (15-09-2012), chienbinh (16-09-2012), dammanh (07-09-2012), Dat_stamp (07-09-2012), exploration (01-10-2012), hongduc2008 (31-05-2014), Lu Tich Nguyen (15-09-2012), manh thuong (16-09-2012), MeTemViet (16-09-2012), minh338d (03-12-2012), Nguoitimduong (06-09-2012), nguyenhuudinhue (03-12-2012), open (03-12-2012), Poetry (06-09-2012), thanhtruc (27-12-2012), Tiểu Nhi (06-09-2012), Tien (01-10-2012), tien039 (19-09-2012), tranhungdn (12-04-2013), vnmission (08-09-2012)
  #14  
Cũ 06-09-2012, 21:35
phamthao phamthao vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 03-06-2012
Bài Viết : 12
Cảm ơn: 84
Đã được cảm ơn 90 lần trong 12 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi tranhungdn Xem Bài
Tôi luôn kính trọng những người chơi tem truyền thống. Vốn kiến thức bưu chính của họ thật đáng nể. Tôi thấy đa phần họ là những người lớn tuổi. Giới trẻ khó lòng làm theo. Không biết sau ít năm nữa tôi có tiếp bước con đường của các vị tiền bối nổi hay không.

Tôi có đọc một bài của anh vnmission đăng ở đâu đó nói về tuýp người chơi tem chuyên đề và tuýp người chơi tem truyền thống. Cũng có cả một tuýp trung gian nữa. Và hình như cũng đã từng có một topic cãi nhau kịch liệt giữa giới già và giới trẻ về đề tài này.

Mấy chục năm nay, tôi say mê con tem trong chừng mực cho phép của chính tôi. Còn nhỏ thì chơi tem CTO, tem chết; lớn lên thì chơi tem sống. Khi tiền bạc thong thả rồi thì tự thưởng cho mình mấy món đồ hiếm. Xưa nay, tôi vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc với cuộc chơi của mình.

Con tem giúp tôi mở rộng kiến thức văn hóa - xã hội, không chỉ do nội dung mà con tem truyền tải, mà còn do nó kích thích tôi tự tìm tòi thêm.

Chơi tem cũng giúp tôi tập được tính cẩn thận, ngăn nắp và phát triển óc thẩm mỹ của mình.

Tôi tin chắc rằng sự thành công của mình hôm nay (nếu được phép nói như vậy) là nhờ rất nhiều ở những con tem mà tôi mê đắm thời trẻ.

Tôi tin rằng Hướng đạo sinh được huấn luyện chơi tem một cách bắt buộc cũng nhằm những mục tiêu đó và nó đã đem lại lợi ích rất lớn cho con người.

Ngược lại, tôi không tin rằng việc nghiên cứu bưu chính có thể đem lại nhiều niềm vui cho tuổi trẻ, đặc biệt trong thời đại @ này. Và tôi e rằng nó cũng chẳng mang lại một giá trị gia tăng đáng kể nào cho xã hội.

Diễn đàn VS có tỷ lệ rất lớn những người trẻ, và dĩ nhiên, không rủng rỉnh tiền bạc. Các em, các cháu đang được Ban chủ nhiệm, những người tâm huyết như anh Poetry, bác Mạnh, Bác Huệ... dìu dắt đến với con tem.
Các thành viên này đang vui vẻ với con tem, học được nhiều thứ với con tem. Họ tiết kiệm từng đồng trong điều kiện khó khăn của mình để tích cóp gia tài tem, làm vài bộ sưu tập hay triển lãm nho nhỏ.
Rồi sau này, một ít người trong số đó sẽ tiếp tục đi theo con đường nghiên cứu tem.
Đó là cái mà VS đã làm được cho xã hội và đang làm rất tốt.

Tôi không nghĩ rằng phải tốn tiền triệu cho một con tem mới ra đời và chỉ cần trăm ngàn cho một món hàng hiếm thời Mặt trận. Ngược lại thì có lẽ đúng hơn.

Diễn đàn VS cũng như những diễn đàn khác vẫn luôn có những người say mê tem truyền thống với một lượng kiến thức bưu chính khổng lồ. Họ luôn cùng nhau tham gia các topic nặng ký này. Họ vẫn là những nhà nghiên cứu tem đúng đường, đúng lối. Họ vẫn là những ngọn hải đăng cho lớp trẻ cậy nhờ. Tuy nhiên, họ không phải là tất cả.

Tôi đang trông chờ món quà tặng của anh Đại Hùng là cuốn sách của nhà nghiên cứu Tạ Phi Long. Hy vọng nó sẽ giúp tôi thay đổi suy nghĩ và chuyển qua "rơ già".
Còn bây giờ, tôi vẫn luôn happy với những chuyên đề mà mình yêu thích.

Vài dòng tâm sự với giọng điệu không được nghiêm túc lắm. Mong được lượng thứ.
Cháu rất tâm đắc với ý kiến của chú Trần Hùng,
chú như đọc được " nỗi niềm" của lớp trẻ chúng cháu,
xin cám ơn chú thật nhiều
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
21 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn phamthao vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (07-09-2012), Biby (15-09-2012), BT-caikhe (15-09-2012), chienbinh (16-09-2012), dammanh (15-09-2012), Dat_stamp (07-09-2012), HanParis (04-12-2013), hongduc2008 (31-05-2014), Lu Tich Nguyen (15-09-2012), minh338d (03-12-2012), nam_hoa1 (08-09-2012), Nguoitimduong (06-09-2012), nguyenhuudinhue (03-12-2012), open (03-12-2012), Poetry (06-09-2012), quaden@_cute (15-09-2012), stamp-history (07-09-2012), thanhtruc (27-12-2012), ThinhVuongVu (07-09-2012), Tien (01-10-2012), tranhungdn (12-04-2013)
  #15  
Cũ 15-09-2012, 13:20
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

Một giai đoạn lịch sử đầy các sự kiện bi tráng và hào hùng của dân tộc đã được nhà sưu tầm tem lớn TẠ PHI LONG giới thiệu qua các ấn phẩm bưu chính.Đã nhận được quyển sách này,món quà tặng quý giá từ bác ĐẠI HÙNG,dammanh đọc mê mải mấy ngày qua.Xin gửi lời cảm tạ đến bác Dhung và gửi lời tri ân đến tác giả
Mặc dù không có điều kiện tiếp cận các nguồn lưu trữ thông tin quý giá,nhưng với niềm đam mê,lòng trung thực , với một khối tri thức lớn và một phương pháp luận chuẩn xác,tác giả đã chọn một con đường (mà Dammanh rất đồng cảm) đi đến đích mà tác giả mong muốn!
Không biết nói gì hơn !HAY!!!TUYỆT!!! đã lâu lắm mới được đọc một tác phẩm như vậy!
Sẽ xin có nhận xét tiếp khi đọc kỹ tác phẩm này!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
22 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (15-09-2012), Biby (15-09-2012), BT-caikhe (15-09-2012), chienbinh (16-09-2012), Dat_stamp (15-09-2012), HanParis (04-12-2013), hongduc2008 (31-05-2014), Lu Tich Nguyen (15-09-2012), manh thuong (16-09-2012), MeTemViet (16-09-2012), minh338d (03-12-2012), nam_hoa1 (02-10-2012), nguyenhuudinhue (03-12-2012), open (03-12-2012), Poetry (15-09-2012), quaden@_cute (15-09-2012), Red-Cross (15-09-2012), stamp-history (15-09-2012), temhp88 (15-09-2012), Tien (03-12-2013), tranhungdn (15-09-2012), vnmission (25-04-2013)
  #16  
Cũ 03-12-2013, 20:03
Moilentinhstamp Moilentinhstamp vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 20-08-2011
Bài Viết : 50
Cảm ơn: 3
Đã được cảm ơn 72 lần trong 47 Bài
Mặc định

Em cũng rất tâm đắc với dòng tem: VNDCCH, CHMNVN và tem mặt trận, đông dương in đè. Duy có điều em thấy không có nhiều cảm xúc với các dòng tem VNCH, Bảo đại, Đông dương. Có lẽ tại ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng ?
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Moilentinhstamp vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (04-12-2013), HanParis (04-12-2013), manh thuong (05-12-2013), stamp-history (03-12-2013)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.