Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Nhân vật > Nhân vật Việt Nam

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 21-02-2008, 09:41
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,889
Cảm ơn: 53,913
Đã được cảm ơn 35,467 lần trong 9,484 Bài
Mặc định Danh nhân Việt Nam

gk.21.02.2008



Lời mở đầu



Là người ai chẳng có niềm tự hào dân tộc, lòng ta phơi phới mỗi khi hay tin về 1 thành tự nào đó đạt được bởi con Rồng cháu Lạc. Đạt được những thành tựu đó là khó, nhưng trở thành bậc danh nhân còn khó hơn nhiều. Và chưa phải vị danh nhân nào cũng đã lên tem. Vì thế với người chơi tem danh nhân mỗi khi có 1 vị lên tem niềm vui thật khó tả.
Hệ thống lại danh nhân VN trên tem (tem VN và thế giới đều được) theo 1 tiêu chí như: thời gian, địa giới hay ngành nghề là điều ko thể làm trong 1 sớm 1 ngày. Còn ban đầu mình nghĩ rằng có tới đâu viết tới đó.
Danh nhân vĩ đại nhất của VN và TG là Hồ chủ tịch nhưng đã có mục riêng nhưng nếu bạn có cảm hứng và bổ xung trong mục này cũng ko sao.
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #2  
Cũ 21-02-2008, 09:57
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,889
Cảm ơn: 53,913
Đã được cảm ơn 35,467 lần trong 9,484 Bài
Mặc định

Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm



ông mất ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu (1585), thọ 95 tuổi. (1491–1585) Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê-Mạc phân tranh cũng như tài tiên tri.


Tiểu sử


Ông sinh năm Tân Hợi đời vua Lê Thánh Tông, tức năm Hồng Đức thứ 22 (1491), tại thôn Cổ Am huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm quận công Nguyễn Văn Định; thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lan, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã tiếp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương.
Ông khôi ngô, tuấn tú, tư chất khác thường, một tuổi ông đã nói sõi, lên năm tuổi được mẹ dạy cho kinh sách, truyền miệng cho thơ văn chữ Nôm, ông học đâu nhớ đấy, không quên chữ nào.
Lớn lên ông theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá). Ông sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên được thầy rất khen ngợi.
Tuy vậy, thời bấy giờ trong nước biến loạn, ông không muốn xuất đầu, lộ diện, đành ở ẩn một nơi. Nhưng sau vì có nhiều người khuyên nhủ, ông đi thi và đỗ tiến sĩ cập đệ (trạng nguyên) năm Đại Chính thứ sáu đời Mạc Thái Tông (1535). Vua Mạc cất ông lên làm Tả thị lang Đông các Học sĩ. Vì ông đỗ trạng nguyên và được phong tước Trình Tuyền hầu nên dân gian gọi ông là Trạng Trình.
Làm quan được 7 năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên xin cáo quan năm 1542.
Khi về trí sĩ, ông dựng am Bạch Vân và lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ mở trường dạy học cạnh sông Hàn giang, còn có tên Tuyết giang, do đó học trò gọi ông là "Tuyết giang Phu tử". Học trò của ông có nhiều người cũng nổi tiếng như Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan - một nhà ngoại giao, Nguyễn Dữ - tác giả Truyền kỳ mạn lục, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền...
Ông mất năm Ất Dậu (1585) hưởng thọ 94 tuổi. Lễ tang ông có quan phụ chính triều đình là Ứng vương Mạc Đôn Nhượng dẫn đầu các quan đại thần về viếng. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang nói lên sự trân trọng rất lớn của nhà Mạc với Trạng Trình. Trong buổi lễ tang ấy, Ứng vương đã thay mặt vua truy phong Nguyễn Bỉnh Khiêm tước Thái phó Trình quốc công.

Tác phẩm văn chương


Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như tập thơ Bạch Vân, gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán (còn lưu lại) và hai tập Trình quốc công Bạch vân thi tập và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi, (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm) hiện còn lưu lại được một quyển của Bạch Vân thi tập gồm 100 bài và 23 bài thơ trong tập Bạch Vân Gia Huấn mang nhiều chất hiện thực và triết lý sâu xa, thể hiện đạo lý đối nhân xử thế lấy đức bao chùm lên tất cả, mục đích để răn dạy đời.

Tiên tri


Khi theo học Lương Đắc Bằng, ông được truyền cho quyển Thái Ất thần kinh từ đó ông tinh thông về lý học, tướng số... Sau này, dù Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn làm quan nhưng vua Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) vẫn phong cho ông tước Trình Tuyền hầu vào năm Giáp Thìn (1544), ngụ ý đề cao ông có công khơi nguồn ngành lý học, giống như Trình Y Xuyên, Trình Minh Đạo bên Trung Hoa. Sau đó được thăng chức Thượng thư bộ Lại tước hiệu Trình quốc công. Từ đó người đời gọi ông là Trạng Trình.
Nhờ học tính theo Thái Ất, ông tiên đoán được biến cố xảy ra 500 năm sau này. Người Trung Hoa khen Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là "An Nam lý số hữu Trình Tuyền". Ông tinh thông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam. Ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là "Sấm Trạng Trình".
Tương truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê. Khi Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể Trịnh Kiểm giết, ông khuyên nên xin về phía nam với câu "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (có tài liệu viết là "khả dĩ dung thân") nghĩa là "Một dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài". Nguyễn Hoàng nghe theo và lập được nghiệp lớn, truyền cho con cháu từ đất Thuận Hoá. Lúc nhà Mạc sắp mất cũng sai người đến hỏi ông, ông khuyên vua tôi nhà Mạc "Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể" (tức Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được). Nhà Mạc theo lời ông và giữ được đất Cao Bằng gần 80 năm nữa. Đối với Lê - Trịnh, khi vua Lê Trung Tông chết không có con nối, Trịnh Kiểm định thay ngôi nhà Lê nhưng còn sợ dư luận nên sai người đến hỏi ông. Ông nói với chú tiểu, nhưng thực ra là nói với bề tôi họ Trịnh: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản" (ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn). Trịnh Kiểm nghe theo, sai người tìm người tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh Lê Lợi) đưa lên ngôi, tức là vua Lê Anh Tông. Họ Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng nắm thực quyền điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho mọi chuyện chính sự, hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200 năm. Bởi thế còn có câu: "Lê tồn Trịnh tại".

Nhận xét

Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương lọai chí: "Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở".
La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp khi về thăm đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, có bài thơ Quá Trình tuyền mục tự (Qua thăm đền cũ Trình tuyền) đã xem Trình tuyền là người có tài "Huyền cơ tham tạo hóa" (nắm được huyền vi xen vào công việc của tạo hóa).
Tiến sĩ thời nhà Hậu Lê Vũ Khâm Lân đã làm bia ở đền Trạng Trình và nói rằng danh tiếng Trạng

Như núi Thái sơn, sao Bắc Đẩu
Nghìn năm sau như vẫn một ngày.




NHỮNG GIAI THOẠI VỀ TÀI LÝ SỐ
của TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM



1.Thánh nhân mắt mù:

Khi sắp mất, Cụ Trạng Trình có ghi vào gia phả và dặn con cháu rằng; "Bình sanh ta có một tấm bia đá để sẵn và đã sơn kia. Khi ta nhắm mắt rồi, các con phải nhớ, hễ hạ quan tài xuống, phải để tấm bia ấy lên nắp rồi mới lấp đất lại. Sau 50 năm, hễ khi nào có một người lạ đến viếng mộ ta mà nói rằng: Thánh nhân mắt mù, thì phải lập tức mời người ấy về nhà, yêu cầu họ đặt hướng lại ngôi mộ cho ta. Chúng bây phải nhớ kỹ và canh chừng, chớ không được cải cát. Nếu trái lời ta, dòng dõi về sau sẽ suy đồi lụn bại."
Con cháu nghe lời và làm y theo lời Cụ dặn.
Đúng 50 năm sau, một hôm có một người Tàu đến viếng mộ, nhìn ngôi mộ của cụ một lúc thì cất tiếng than rằng:
- Cái huyệt ở đàng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem để mả thế nầy? Vậy là Thánh nhân cái gì đâu? hay là Thánh nhân mắt mù đó!
Người nhà nghe câu Thánh nhân mắt mù, liền chạy về báo cho Tộc trưởng hay, ông nầy vội vàng ra rước người Tàu đó vào nhà, thết đãi tử tế, rồi nhờ đặt giùm ngôi mộ lại.
Khi nói chuyện mới hay người Tàu đó là một nhà địa lý nổi tiếng ở bên Tàu mới sang nước ta. Ông ta đến đây là để xem di tích của Cụ Trạng thế nào mà tiếng đồn qua tới bên Tàu rằng: An Nam lý học hữu Trình Tuyền.
Khi nghe ông Trưởng tộc yêu cầu đặt hướng lại cho ngôi mộ thì người Tàu tỏ ý sẵn sàng giúp, để chứng tỏ Trạng Trình còn thua ông ta một bực. Do đó ông ta cảm thấy rất thích chí, hiu hiu tự đắc và thầm nghĩ rằng: Với Cụ Trạng, thực ra chỉ nghe đồn chớ thực mục sở thị thì có gì giỏi đâu?
Ông ta bảo:
- Không cần phải đem đi đâu xa cả, chỉ đào lên rồi táng lại tại chỗ, nhích ra sau một chút và quay đầu lại là được.
Ông Trưởng tộc cả mừng, vội tụ họp con cháu lại, đưa thầy địa lý người Tàu ra mộ rồi đào lên.
Khi đào xuống sắp tới quan tài thì gặp một tấm bia đá, ông thầy Tàu lấy làm lạ, sẵn tính hiếu kỳ, ông bảo đem rửa sạch bia đá, để xem trên đó khắc chữ gì, thì thấy trên bia ấy có khắc bài thi:


Ngũ thập niên tiền mạch tại đầu,
Ngũ thập niên hậu mạch tại túc.
Hậu sinh nhĩ bối ná năng tri,
Hà vị Thánh nhân vô nhĩ mục?

Nghĩa là:

Năm chục năm trước mạch tại đầu,
Năm chục năm sau mạch tại chân.
Biết gì những kẻ sanh sau,
Thánh nhân có mắt mù đâu bao giờ?

Khi xem xong bài thơ trên, ông thầy Tàu mới bật ngửa ra, phục Cụ Trạng Trình sát đất. Cụ tiên tri tài thiệt, sao Cụ lại biết trước những lời của mình sẽ nói? Quả thật, mình chỉ đáng là học trò của Cụ thôi.

2.Chuyện sắt ngắn gỗ dài:

Tối 30 Tết, Cụ Trạng Trình đang ngồi luận lý số cùng một học trò ở xa đến thăm và biếu cụ lễ vật. Bỗng ở ngoài cổng có tiếng người gọi mở cửa. Cụ sai gia nhân ra bảo hãy chờ cụ một chút. Rồi Cụ bảo học trò bấm quẻ đoán xem người kêu cổng ấy gọi mở cửa để làm gì.
Cả hai thầy trò đều bấm ra quẻ "Thiết đoản mộc trường" dịch ra là: Sắt ngắn gỗ dài. Cụ hỏi học trò:
- Vậy anh đoán nó vào đây có việc gì?
Anh học trò đáp:
- Thưa Cụ, theo ý con thì sắt ngắn gỗ dài, ắt hẳn người ấy vào đây mượn cái xuổng hay cái cuốc.
Cụ cười đáp:
- Khác với anh, tôi đoán nó vào đây mượn cái búa.
Nói xong, Cụ cho gia nhân ra mở cửa và mời người gọi cửa vào, thì đó là người láng giềng đi vào yêu cầu cho mượn cái búa, đúng như lời Cụ đoán.
Cụ giải thích cho anh học trò:
- Anh bấm quẻ giỏi, nhưng đoán còn thấp. Ngày 30 Tết thì ai đi mượn cái xuổng hay cái cuốc làm gì, cho nên tôi đoán nó mượn cái búa để chẻ củi nấu bánh cúng Tết mà thôi.
Bấm quẻ trúng nhưng khi đoán phải có ý thức cơ biến mới tránh khỏi sai lầm.

3.Ông Nguyễn Công Trứ phá Đền:
Năm Minh Mạng thứ 14, vua Minh Mạng bắt khai con sông Hải Dương. Lúc ấy, ông Nguyễn Công Trứ đang làm Tri Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, lãnh chiếu chỉ của vua thi hành việc khai con sông đó, địa chính theo lịnh của vua phải cắm cho thẳng, nhưng khổ thay lại trúng thẳng vào Đền thờ của Cụ Trạng Trình, mà ngôi Đền nầy nổi tiếng linh thiêng.
Ông Trứ truyền lịnh cho dân phải phá Đền khai sông. Dân chúng không ai dám phá, Ông Trứ cũng phân vân, vì trên là lịnh của vua, dưới là ý của dân, nếu không tuân lịnh vua thì sợ vua bắt tội, mà tuân lịnh vua thì trái lòng dân.
Ông Trứ sắm nhang đèn vào Đền vái Cụ Trạng Trình xin Cụ cho phép phá Đền, vì lịnh vua, ông phải thi hành, xin Cụ hiểu lòng của ông.
Rồi ông Trứ xin chịu hết trách nhiệm cho công việc phá Đền, lúc đó dân quân mới dám phá.
Khi đào phá tới cái bệ thờ, thấy hiện ra một tấm bia đá chôn dưới bệ, có chạm khắc bốn câu sau đây:
"Minh Mạng thập tứ,
Thằng Trứ phá Đền.
Phá Đền thì phải làm đền,
Nào ai lấn đất tranh quyền của ai."
Ông Nguyễn Công Trứ thấy Cụ Trạng Trình nói đúng tên của mình thì sợ quá, truyền cho dân chúng ngưng việc phá Đền, và lo việc cất Đền trở lại như trước.
Khi đó, lại tìm thấy trên đầu cột cái có đề 4 hàng chữ:
"Hỏng Đền thì lại làm đền,
Rồi sau tìm thấy bạc tiền của ta.
Của ông, ông để còn xa,
Ai mà tìm được ắt là thưởng công."
Ông Tri Huyện Nguyễn Công Trứ đọc 4 câu thơ nầy xong thì suy nghĩ mãi, chợt nẩy ra ý nói lái: CÒN XA nói lái lại là XÀ CON. Ông Trứ liền quan sát các cây xà con đã tháo xuống, thấy có một cây khá nặng, nặng hơn các cây khác. Ông Trứ mừng rỡ, cho bửa cây nầy ra thì có bạc nén văng ra.
Ông Trứ liền dùng số bạc nầy đi mua các thứ vật liệu, cất Đền trở lại cho Cụ Trạng, với tấm lòng vô cùng kính phục Cụ Trạng.
Số bạc còn dư, ông Trứ giao cho dân làng Vĩnh Lại để dành tu bổ các đền chùa đình miểu trong làng.


Những thông tin trên mình lấy từ mạng, còn đây là 1 số tượng đài của ông tại Hải Phòng

tượng đài ông tại quê hương (ảnh trên mạng)




tượng đài thứ 2 tại ngoại thành Hải Phòng (ảnh trên mạng)



tượng đài mới và đẹp nhất trong thành phố, toạ lạc tại Thư viện tổng hợp, nơi mình hay lui tới đọc sách mỗi chiều thứ 7



ảnh gk chụp từ sân thượng

trước đây mình có chụp 1 hình, bên temviet có sử dụng và gắn lô-gô lên đỉnh, nó gần giống hình này



khi nào tìm lại được ảnh gốc (ko có lo-go đó) mình sẽ thay vào đây, máy tính lộn xộn quá.
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran

Bài được hat_de sửa đổi lần cuối vào ngày 21-02-2008, lúc 10:03
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #3  
Cũ 21-02-2008, 13:18
Che-Viet's Avatar
Che-Viet Che-Viet vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 04-12-2007
Bài Viết : 47
Cảm ơn: 25
Đã được cảm ơn 203 lần trong 44 Bài
Mặc định

mình thấy rằng đề tài danh nhân của Việt Nam ta lên tem là lên ủng hộ, vì như thế càng làm cho tinh thần tự hào dân tộc lên cao, nhưng những nhà thiết kế tem cần xem lại cách thiết kế để làm sao tem thêm đẹp và hấp dẫn người chơi cũng như tạo cho danh nhân thêm gần gũi với đời sống. Nước to có nhiều danh nhân lắm, sao mà ít được lên tem thế. Mấy bộ danh nhân cách mạng gần đây trông cũng tạm được. Mong rằng tương lai gần sẽ thấy nhiều bộ đẹp các bác nhỉ.
__________________
" Hasta la victoria siempre "
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Che-Viet vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (09-09-2010)
  #4  
Cũ 21-02-2008, 17:08
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,889
Cảm ơn: 53,913
Đã được cảm ơn 35,467 lần trong 9,484 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Che-Viet Xem Bài
mình thấy rằng đề tài danh nhân của Việt Nam ta lên tem là lên ủng hộ, vì như thế càng làm cho tinh thần tự hào dân tộc lên cao, nhưng những nhà thiết kế tem cần xem lại cách thiết kế để làm sao tem thêm đẹp và hấp dẫn người chơi cũng như tạo cho danh nhân thêm gần gũi với đời sống. Nước to có nhiều danh nhân lắm, sao mà ít được lên tem thế. Mấy bộ danh nhân cách mạng gần đây trông cũng tạm được. Mong rằng tương lai gần sẽ thấy nhiều bộ đẹp các bác nhỉ.
Mình cũng hy vọng như vậy. Mục này có giá trị hệ thống lại thông tin thôi. Những danh nhân VN nào được lên tem, dù tem đó là của nước nào, thì sẽ tổng hợp vào đây. Thông tin về danh nhân đó chúng ta ko tự viết được mà sẽ tổng hợp từ các nguồn. Nó giống thư viện tin mối khi ta viết về tỉnh nào trong 64 tỉnh với đoạn tả về danh nhân thì tham khảo tại đây.

Đó là 1 trong những ý nghĩa nho nhỏ của mục tem này!
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #5  
Cũ 02-04-2008, 22:18
Rua's Avatar
Rua Rua vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-01-2008
Đến từ: Nha Trang, Sai Gon
Bài Viết : 92
Cảm ơn: 84
Đã được cảm ơn 380 lần trong 83 Bài
Mặc định





Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.

Nam Cao tên thật Trần Hữu Tri , giấy khai sinh ghi ngày 29 tháng 10 năm 1917, nhưng theo người em ruột của ông là Trần Hữu Đạt thì ông sinh năm 1915. Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam - nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.

Xuất thân từ một gia đình bậc trung Công giáo, cha Nam Cao là ông Trần Hữu Huệ, thợ mộc, làm thuốc, mẹ là bà Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.

Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.

Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.

Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do NXB Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo. Phát xít Nhật vào Đông Dương, trường bị trưng dụng, Nam Cao thôi dạy học.

Rời Hà Nội, Nam Cao về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài nhiều kỳ Truyện người hàng xóm trên Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi là Sống mòn. Tháng 4 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương. Ông cho in truyện ngắn Mò sâm banh trên tạp chí Tiên Phong.

Năm 1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Tiếp đó, ông vào miền Nam với tư cách phóng viên. Tại Nam Bộ, Nam Cao viết và gửi in truyện ngắn Nỗi truân chuyên của khách má hồng trên tạp chí Tiên Phong, in tập truyện ngắn Cười ở NXB Minh Đức, in lại tập truyện ngắn Chí Phèo. Ra Bắc, Nam Cao nhận công tác ở Ty Văn hóa Hà Nam, làm báo Giữ nước và Cờ chiến thắng của tỉnh này. Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, năm 1948 Nam Cao gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.

Năm 1950 Nam Cao chuyển sang làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm việc trong toà soạn tạp chí Văn nghệ. Tháng 6, ông thuyết trình về vấn đề ruộng đất trong hội nghị học tập của văn nghệ sỹ, sau đó ông được cử làm Ủy viên tiểu ban văn nghệ của Trung ương Đảng. Trong năm đó, ông tham gia chiến dịch biên giới.

Tháng 5 1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ Liên khu 3, sau đó hai nhà văn cùng vào công tác khu 4. Nam Cao trở ra tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp, vào vùng địch hậu khu 3. Ông có ý định kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết sẽ hoàn thành.

Năm 1951, trong chuyến công tác tại tỉnh Ninh Bình, Nam Cao bị quân Pháp phục kích bắt được và xử bắn.

Năm 1956, tiểu thuyết Sống mòn của ông được xuất bản lần đầu .

Ông có một vợ và năm người con, trong đó một người đã mất trong nạn đói năm 1945.

Đầu năm 1996, một chương trình mang tên "Tìm lại Nam Cao" được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESSCO Việt Nam tổ chức với quy mô chưa từng có gồm 35 đơn vị tham gia như Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân... Điều đặc biệt là trong đó có sự góp mặt của 7 nhà ngoại cảm mà Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đã đứng ra mời họ tham gia chương trình "Tìm lại Nam Cao". Kết quả sau gần nửa thế kỷ nằm hiu quạnh trong nấm mồ vô danh, cuối cùng Nam Cao đã về yên nghỉ vĩnh hằng nơi quê nhà (xã Hoà Hậu, Lý Nhân, Hà Nam).
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Rua vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (09-09-2010)
  #6  
Cũ 02-04-2008, 22:29
Rua's Avatar
Rua Rua vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-01-2008
Đến từ: Nha Trang, Sai Gon
Bài Viết : 92
Cảm ơn: 84
Đã được cảm ơn 380 lần trong 83 Bài
Mặc định

Cụ Nguyễn Văn Siêu
(1799-1871)






Cụ Nguyễn Văn Siêu sinh năm 1799 tại làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Lúc đầu có tên là Định, tự là Tồn Ban, hiệu Phương Đình và Thọ Xương cư sĩ. Trên các sáng tác về văn học Cụ vẫn thường lấy tên là Nguyễn Siêu.
Cụ là trưởng tộc họ Nguyễn, thế hệ thứ 10, bên Đại Tông.
Ngay từ hồi nhỏ, Cụ đã theo gia đình rời làng ra ở nội thành Hà Nội, dựng nhà giáp Giang Nguyên, thôn Cổ Lương, phường Dũng Thọ, huyện Thọ Xương. Nhà Cụ ở ngay trên bờ sông Tô Lịch, chỗ đầu nguồn nối với sông Hồng ở phố Chợ Gạo. Sông Tô Lịch lúc đó chảy qua phố Nguyễn Siêu, ra Hàng Đường, sang Hàng Lược, rồi theo dọc phố Phan Đình Phùng bây giờ mà lên Bưởi. Di tích ngôi nhà này bây giờ ở vào khoảng hai nhà số 12-14 phố Nguyễn Siêu.Gần ngôi nhà số 20 là ngôi đình cũ của giáp Giang Nguyên, nơi mà Cụ Nguyễn Văn Siêu, sau khi mất, được tôn làm thành- hoàng. Dân làng thờ Cụ chung cùng với Tô Lịch Giang-Thần và Kinh-sư-đại-doãn Nguyễn-Trung-Ngạn (đời nhà Trần).
Ngôi nhà trên về sau được sửa thành trường dạy học của Cụ, có kiến trúc hình vuông nên mang tên là phương đình. Tại ngôi nhà này, ngay từ năm mới 12 tuổi, để chứng tỏ chí hướng của mình, Cụ đã viết lên hai chữ Lạc-Thiên (có nghĩa là Yên vui với đạo Trời) và đôi câu đối dán trong buồng học:

“ Xưa nay. đạo học không đường tắt
Nhà tranh vẫn hay có người tài “

Năm 20 tuổi, Cụ đến tập văn ở trường Cụ Phạm Quý Thích. Cùng học với Ngô Thế Vĩnh (người cùng Cụ Siêu nghiên cứu về Nguyễn Trãi) và Chu Doãn Chí.

Năm 26 tuổi, Cụ mới bắt đầu đi thi và đỗ á nguyên (Cử nhân thứ hai) ở trường thi Hà Nội. Từ đó cho đến năm 1838, trong vòng 13 năm, Cụ chỉ ở nhà đọc sách và dạy học. Đồng thời cụ kết bạn với Cao Bá Quát (bạn vong niên vì Cụ hơn Cao Bá Quát tới 10 tuổi), để rồi cùng nổi tiếng là “Thần Siêu Thánh Quát” về mặt văn chương thơ phú.

Năm 1838 (40 tuổi), Cụ mới cùng Cao Bá Quát lên đường vào Huế thi Hội. Họ Cao trượt, tuy rằng đã trượt 2 khoá trước và sẽ còn trượt, còn Cụ đỗ Tiến sĩ nhưng chỉ là phó bảng. Tại khoa thi Hội năm 1838 này, Cụ kết thân với Đinh Nhật Thân và Nguyễn Hàm Ninh, để rồi cùng nổi tiếng là bốn nhà văn kiệt hiệt ở kinh đô Huế gọi là Tràng-An tứ kiệt.

Sau khi thi đỗ, Cụ Nguyễn Văn Siêu được cử giữ chức Hàn lâm viện kiểm thảo. Năm sau thăng chủ sự bộ Lễ. Năm sau nữa thăng Viên ngoại lang bộ Lễ (thời Vua Minh Mạng).

Năm 1840, vua Thiệu Trị nối ngôi vua Minh Mạng. Vì chú ý đến tài năng của Cụ Siêu từ khi còn là hoàng tử, nên vừa lên ngôi vua Thiệu Trị đã cho chuyển Cụ về Nội-các làm Thừa-chỉ. ít lâu sau lại trao thêm chức Thị-Giảng dạy các hoàng tử Hồng - Bào, Hồng - Nhậm.

Năm 1847, hoàng tử Hồng-Nhậm lên ngôi là vua Tự - Đức.
Hai năm sau vua Tự-Định cắt Cụ đi xứ sang cống nhà Thanh bên Trung Quốc. Nhà vua dặn riêng Cụ: Khanh học vấn uyên bác, chuyến này sang xứ, xem xét non sông, phong tục nên ghi chép kỹ, khi về tiến lãm. Khi về (1850) Cụ Siêu dâng lên vua quyển Vạn lý tập dịch trình tấu thảo, được thăng Học sĩ ở Viện Tập hiền.
Năm sau lại thăng án sát Hà Tĩnh rồi án sát Hưng Yên kiêm luôn chức Tuần phủ. Thuở đó Hưng Yên hay bị vỡ đê, Cụ có gửi về kinh một số điều trần nhưng không hợp ý vua, Cụ bị giáng trật. Năm sau (1854) Cụ đệ đơn xin từ chức về nhà vui với việc dạy học và soạn sách.

Họ Nguyễn tại làng Kim Lũ nay còn giữ một bức chân dung của Thần Siêu, do một hoạ sĩ Trung Hoa viết trên lụa vào năm 1868 là năm Cụ mừng thượng thọ 70. Trên bức chân dung này chính Cụ đã đề vào một bài tán như sau:

“ Hoà sáng với bụi đời
Thì lòng ta chẳng thích.
Noi xưa vượt thới thường
Thì sức ta không kịp
Điều mắt thấy tai nghe
Chẳng có gì không thật
Tiến bước trong cảnh lui
Giữ sinh tồn muôn vật.”

Trong bài trên, Cụ đã giãi bày tâm sự và đã nói lên lý do tại sao Cụ đã treo ấn từ quan để trở về làm thầy đồ dạy học.
Cụ Nguyễn Siêu viết rất nhiều, có trên mười ngàn trang sách, bao gồm nhiều loại: nghiên cứu về Văn học, Sử học, Địa lý, Triết học và Sáng tác.
Cụ mất vào năm 1872, hưởng thọ 73 tuổi, để lại nhiều tác phẩm và được các học trò thu thập, khắc và in thành sách :

- Phương đình địa dư chí (Sử và Địa)
- Phương đình thi tập (Văn)
- Phương đình văn tập (Văn và Sử)
- Phương đình tuỳ bút lục (Văn và Sử)
- Phương đình vạn lý tập (Văn, Sử, Địa)
- Chư kinh khảo ước (Văn, Sử, Triết)
- Chư sử khảo thích (Sử)
- Từ thứ bị giảng (Văn, Sử, Triết)

Cụ Nguyễn Siêu là người tài rộng, đức cao, sự nghiệp đa dạng. Với tấm lòng thương dân, trong khi đi từ Bắc Ninh sang Hải Dương, Cụ chứng kiến cảnh cơ cực của đồng bào nên đã viết:

“Dân Bắc Kỳ khổ thay
Cặp xuân Mậu Ngọ (1858) này.
Đông, Tây chạy luẩn quẩn,
Đường thây chết đói đầy.
Dốc kho phát từng chén
Chờ cơm hàng tuần nay.
Hột gạo vừa tranh được
Đã đè nhau chết ngay.”

Tình trạng trên đây là do sự bất ổn của xã hội hồi đó (thời vua Tự Đức): binh đao không ngớt, hạn hán, lụt lội, mất mùa liên miên xảy đến làm dân vô cùng cơ cực lầm than.


Kiến thức rộng lớn về non sông đất nước, phương pháp làm việc thận trọng, nghiêm túc đã đưa Cụ đến vị trí của một nhà Địa lý học lớn với công trình Dư hoa địa chí nổi tiếng. Tác phẩm này, ngoài tư liệu phong phú, sắp xếp khoa học, còn có một số phát hiện và kiến giải mới.

Cụ Nguyễn Siêu cũng rất chú ý đến Sử học và tỏ ra là một học giả có quan điểm Sử học dân tộc vô tư và vững vàng: ngay dưới thời triều Nguyễn mà triều đình vẫn coi nhà Tây Sơn là Nguỵ là Tặc, ai nói trái lại sẽ bị kết tội phản nghịch, nhưng trong bài Thăng Long hoài cổ Cụ đã kín đáo ca ngợi công ơn của nhà Tây Sơn là đã duy trì được nền độc lập tự chủ cho đất nước và bày tỏ nối niềm luyến tiếc ngậm ngùi:

“Tây Sơn ra Bắc đến Long Thành
Thấm thoắt nay đã bốn chục Xuân
Muôn thủa núi sồng người Việt chủ
Ba triều văn vật đất Nam mình
Mặt xanh tóc bạc người còn đó
Nước chảy mây trôi cảnh vắng tanh.
Thành lẻ, trời tà, Thu đã muộn
Người xưa chuyện cũ xót xa tình.”

Cụ Nguyễn Siêu đã kết hợp nhuần nhị giữa nhà khoa học và nhà thơ để trở thành một nhà giáo dục xuất sắc. Cụ tỏ ra là một nhà sư phạm có quan điểm giáo dục tiến bộ khi chủ trương thực học và công kích lối học khoa cử.

Ngôi trường hình vuông của Cụ là một trung tâm giáo dục nổi tiếng của Hà Nội giữa thế kỷ thứ 19. Ngôi trường đó ở gần ngôi đền của làng Cổ Lương, ngày nay vẫn còn di tích “Cổ Lương linh từ” ở phố Nguyễn Siêu. Xưa kia, đấy là nơi học trò tứ trấn tìm về, xin ở đậu, ngủ nhờ để được đến Tòa Phương đình của thầy Nguyễn Siêu để được nghe giảng bài.

Là người Hà Nội, Cụ Nguyễn Siêu còn đưa vào văn thơ rất nhiều hình ảnh của Hà Nội ngày xưa qua các bài : Chơi Hồ Tây, Dong thuyền trên sông Nhị buổi sáng, chơi Hồ Gươm, Lên lầu chuông đền Ngọc, Trên núi Ngọc trông xuống...

Không chỉ làm thơ về Hà Nội và Hồ Gươm mà Cụ còn làm những việc thiết thực về văn hoá cho những nơi này. Chính Cụ là người đã cùng với Tín trai (Cư sĩ làng Nhị hà) đứng ra lập hội Hướng thiện, trùng tu thắng cảnh Hồ Gươm của Hà Nội, xây dựng và sửa sang Đền Ngọc-Sơn thành một nơi thắng tích rất đượm chất thơ với cầu Thê Húc (đậu ánh ban mai), lầu Đãi Nguyệt (đợi trăng); có tính cách văn học với đài Nghiên Tháp Bút cùng những câu đối nhắc kẻ sĩ phải trau dồi cả tài lẫn đức; có ý nghĩa xã hội như đình Trấn Ba (đình chắn sóng), ngăn chặn những làn sóng tệ hại làm sói mòn nền đạo lý xã hội. Với việc trùng tu đền Ngọc Sơn cụ Nguyễn Siêu đã tỏ ra là một nhà kiến trúc có tài. Cụ đã nâng vùng Hồ Gươm lên gần như quang cảnh ngày nay, đặc biệt còn để lại bút tích trên bức cuốn thư đắp nổi ở cổng Đền.
Nhà sư phạm và nhà thơ Vũ-Tông-Phan nổi tiếng cuối thế kỷ thứ 19 đã đánh giá công lao văn hoá của Cụ Nguyễn Văn Siêu như sau:

“Bút Phương đình một đời
Bên Hồ Gươm muôn thuở”



Tuy chỉ đỗ đến phó bảng nhưng về tài viết văn của ông thì đã có câu thơ của người đương thời (tác giả có thể là vua Tự Đức) ca ngợi:

Văn như Siêu Quát vô tiền Hán,
Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường
Nghĩa là:

Về văn chương thì Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát hơn cả những nhà văn Trung Quốc thời nhà Hán (thời văn học phát triển nhất) như: Tư Mã Thiên, Bang Cố.
V về thơ phú thì Tùng Thiện vương và Tuy Lý vương hơn đứt các thi nhân Trung Quốc thời nhà Đường (triều đại thơ phú nở rộ) như: Lý Bạch, Đỗ Phủ.
Cũng từ đây mới có danh hiệu thần Siêu và thánh Quát đặt cho ông và Cao Bá Quát.

Năm 1865 ông huy động công đức, đồng thời bỏ công sức và tài trí của mình vào việc tôn tạo quần thể chùa Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Đài Nghiên Tháp Bút, nằm bên hồ Hoàn Kiếm (tại tọa độ: 21°01'50,46" vĩ bắc và 105°51'12,74" kinh đông). Quần thể kiến trúc này hiện vẫn giữ được nguyên vẹn giáng vẻ thời đó.

Cụ Nguyễn Siêu là một nhà văn hoá có tầm cỡ ở thế kỷ thứ 19.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Rua vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (09-09-2010)
  #7  
Cũ 19-04-2008, 01:31
duca's Avatar
duca duca vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 10-09-2007
Đến từ: Sagon
Bài Viết : 65
Cảm ơn: 6
Đã được cảm ơn 308 lần trong 55 Bài
Mặc định

Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh


Name:  Img0206.JPG
Views: 3967
Size:  128.0 KB

Phan Bội Châu (tên cũ là Phan Văn San), hiệu Hải Thụ, sau lấy hiệu là Sào Nam (và nhiều bút danh khác) sinh ngày 26-12-1867 mât ngày 29-10-1940, quê ở làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, Nghệ Tĩnh).Lúc nhỏ, ông nổi tiếng thông minh. Sáu tuổi đã thuộc hết Tam tự kinh, bẩy tuổi đã hiểu kinh truyện, tám tuổi đã làm thông thạo loại văn cử tử. Mười ba tuổi, đi thi ở huyện đỗ đầu. Mười sáu tuổi, đỗ đầu xứ, nên cũng gọi là đầu xứ San.

Name:  Img0207.JPG
Views: 2646
Size:  145.9 KB

Phan Chu Trinh, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, sinh năm 1872 ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam mât năm 1926.Cha ông là Phan Văn Bình giữ một chức võ quan nhỏ, sau năm 1885 theo phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm chuyển vận sứ phụ trách việc quân lương. Sau khi kinh thành Huế thất thủ (1885), ông theo cha, tập luyện võ nghệ, bắn cung, cưỡi ngựa. Năm cha mất, Phan Chu Trinh mới 16 tuổi, gia đình phải dựa vào sự lo liệu của người anh cả. Năm 1892, ông đi học, bạn cùng học là Huỳnh Thúc Kháng kém ông 4 tuổi. Ông nổi tiếng học giỏi.Năm 1900, Phan Chu Trinh đỗ cử nhân; năm sau (1901), ông đỗ phó bảng. Năm 1902, ông vào học trường Hậu bổ, rồi ra làm quan với chức quan Thừa biện bộ Lễ.

Name:  Img0205_resize.jpg
Views: 3054
Size:  87.4 KB

Hai ông Phan, hai nhà đại cách mạng cùng thời, cùng nổi danh, cùng nuôi ý chí phục quốc, đã sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.

Trong cuộc đời hoạt động cứu nước, hai ông đã có nhiều cơ hội gặp nhau, ở quốc nội cũng như ở quốc ngoạị Song vì chính kiến khác biệt, hai ông chỉ là những kẻ đồng hành mà không là đồng chí .

Phan Bội Châu chủ trương tôn quân và bạo động, lập Duy Tân Hội, tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ. Trong tập "Tự Phán" ông nêu tôn chỉ của Hội như sau:"Chuyên đánh đổ chính phủ Pháp, khôi phục Việt Nam, kiến thiết quân chủ lập hiến quốc". Phan Bội Châu còn đề xướng phong trào Đông Du, vận động người trong nước xuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thâu nhận kiến thức mới của nước ngoài về giúp nước nhà, đồng thời mua vũ khí của Nhật để tiếp tay cho các cơ sở chống Pháp trong nước.

Phan Chu Trinh chủ trương đường lối ôn hòa, chú trọng việc giác ngộ quần chúng. Ông cho rằng ôn hòa thì tránh được cuộc đổ máu cho đồng bào, khi dân khôn thì nước mạnh và ngoại bang tất bị loại trừ. Xuất phát từ quan điểm đó, Phan Chu Trinh đã có chủ trương "Pháp Việt đề huề". Chủ trương này là một "sách lược quyền biến" trong đường lối hoạt động cách mạng của Phan Chu Trinh, khác sự hợp tác với người Pháp của Tôn Thọ Tường (mà Phan Chu Trinh, cũng như các ông Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt qua các bài thơ họa, đã từng chỉ trích), hay chủ trương của Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh khi làm tạp chí Nam Phong, Đông Dương Tạp Chí.
__________________
Ôi ta buồn ta đi lang thang ...

Bài được duca sửa đổi lần cuối vào ngày 19-04-2008, lúc 01:48
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #8  
Cũ 14-08-2008, 15:07
Bugi5697
Khách
 
Bài Viết : n/a
Mặc định

Ngô Quyn sinh năm Mu Ng (898), mt năm Giáp Thìn (944), hưởng th 46 tui. Ông là mt trong nhng nhân vt lng danh vào hàng bc nht ca lch s nước nhà.


Chân dung Ngô Quyn được sách Đi Vit s kí toàn thư(ngoi k, quyn 5) mô t đi lược như sau:

“Vua là người mưu sâu, đánh gii, công tái to tht đáng đng đu các vua. Vua h Ngô, húy là Quyn, người Đường Lâm (nay thuc Sơn Tây, tnh Hà Tây), con nhà đi đi là quý tc. Cha ca vua là Ngô Mân, làm chc Châu Mc Châu Đường Lâm. Khi vua chào đi, trong nhà vua bng có ánh sáng l tràn ngp. Vua có dung mo khác thường, lưng có ba nt rui. Các thy tướng cho là l, ông có th làm ch c mt phương, nhân đó Ngô Mân mi đt cho vua tên húy là Quyn. Khi vua ln lên, tướng mo khôi ngô mt sáng như chp, dáng đi thong th như h, trí dũng hơn người, sc có th nâng được vc. Sau, vua tng làm nha tướng cho Dương Đình Ngh, được Dương Đình Ngh g con gái cho, li cho được quyn qun lĩnh Ái Châu (nay thuc Thanh Hóa) (t 20-b).
“Mùa xuân, tháng 3 năm Đinh Du, 937), nha tướng ca Dương Đình Ngh là Kiu Công Tin (Kiu Công Tin cũng là con nuôi ca Dương Đình Ngh) đã giết chết Dương Đình Ngh đ đot chc.

Mùa đông, tháng chp, nha tướng ca Dương Đình Ngh là Ngô Quyn t Ái Châu đem quân ra hi ti Kiu Công Tin. Kiu Công Tin s, bèn sai s sang đút lót đ cu cu quân Nam Hán. Vua Nam Hán lúc by gi là Lưu Cung mun nhân nước ta có lon mà đem quân đánh chết, bèn sai con là Vn Thng Vương Hong Thao, lĩnh chc Tnh Hi Quân Tiết Đ S, nhn tước Giao Vương, đem quân đi cu Kiu Công Tin. Vua Nam Hán t làm tướng, đóng quân ti Hi Môn (Trung Quc) làm thanh vin. Ti đây, vua Nam Hán hi kế ca quan gi chc Sùng Văn S là Tiêu Ích. Tiêu Ích nói:

- Nay, tri mưa dm tính đã my tun, đường bin thì xa xôi và nguy him, đã thế, Ngô Quyn là người kit hit, ta không thcoi thường được. Đi quân nên tiến tht thn trng, dùng nhiu người dn đường, hi kĩ ri mi nên tiến.

Vua Nam Hán không nghe, sai Hong Thao đem tht nhiu các loi thuyn chiến, theo sông Bch Đng mà tiến vào nước ta đ gp đánh Ngô Quyn, nhưng trước đó, Ngô Quyn đã giết chết bn Kiu Công Tin ri.

Nghe tin Hong Thao sp đến, Ngô Quyn nói vi các tướng ca mình rng:

- Hong Thao bt quá ch là đa tr di kh, phi đem quân t xa ti, đã mi mt li nghe tin Kiu Công Tin b giết chết ri, hn mt k ni ng thì tt nhiên hn vía chng còn na. Ta ly sc đang khe đ đch vi quân mi mt, tt s phá được. Nhưng, bn chúng hơn ta ch nhiu thuyn, nếu ta không phòng b cn thn trước thì thế được thua chưa th nói ngay được. Nay, nếu ta sai người đem cc ln vt nhn, đu thì bt st, ngm đóng xung trước ca bin, d cho thuyn ca chúng theo nước triu lên mà vào phía trong ca hàng cc thì ta hoàn toàn có th chế ng chúng, quyết không cho chiếc nào tu thoát.

Đnh đot mưu kế xong, Ngô Quyn bèn sai đem cc đóng xung hai bên b ca sông. Khi nước triu lên, Ngô Quyn sai quân đem thuyn nh ra khiêu chiến ri gi thua đ d đch đui theo. Qu nhiên, Hong Thao trúng kế. Khi binh thuyn ca chúng lt vào vùng cm cc, đi nước triu rút, cc nhô dn lên, Ngô Quyn bèn tung quân, liu chết mà đánh. Hong Thao b ri lon quân ngũ, nước triu li xung gp, thuyn vướng cc mà lt úp, binh sĩ chết đến quá na. Ngô Quyn tha thng đui đánh, bt và giết Hong Thao. Vua Nam Hán được tin, thương khóc mãi ri thu nht tàn quân ca Hong Thao còn sót li ri rút v. T đó, vua Nam Hán cho rng, tên húy là Cung (vua Nam Hán h Lưu, tên là Cung) tht đáng ghét lm” (t 19a-b).

V Ngô Quyn, hai s gia li lc ca dân tc ta là Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên đã có hai li bàn. Sách trên đã trân trng ghi li c hai li bàn y. Xin gii thiu li như sau:

- Li bàn ca Lê Văn Hưu: “Tin Ngô Vương (ch Ngô Quyn) có th ly quân mi nhóm hp ca nước Vit ta mà đánh tan được c trăm vn quân ca Lưu Hong Thao, m nước và xưng vương, khiến cho người phương Bc không dám bén mng đến na, cho nên, có th nói là mt ln ni gin mà khiến cho dân được yên, mưu sâu đánh gii lm vy. Tuy Ngô Quyn ch mi xưng Vương ch chưa lên ngôi Hoàng Đ, cũng chưa đt niên hiu, nhưng, quc thng ca nước nhà chng như đã ni li được ri vy” (t 21-a).

- Li bàn ca Ngô Sĩ Liên: “Lưu Cung tham đt ca người, mun m rng b cõi, nhưng đt đai chưa ly được mà đã t làm hi mt đa con ca mình, li hi c dân nước mình. Mnh T nói, đem cái không yêu mà hi cái mình yêu, đi đ là như thế này chăng? (t 20-a).
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (09-09-2010)
  #9  
Cũ 14-08-2008, 15:24
Bugi5697
Khách
 
Bài Viết : n/a
Mặc định

Lý Thái Tổ và Vương triều Lý

Lý Công Uẩn sinh ngày 12-2 năm Giáp Tuất (8-3-974) ở hương Cổ Pháp (Tiên Sơn, Bắc Ninh). Xung quanh nhân vật lịch sử này bao phủ nhiều huyền thoại, truyền thuyết, sấm ký... rất khó giải mã. Chính sử chép mẹ ông người họ Phạm mà theo truyền thuyết ở làng Dương Lôi (Tiên Sơn, Bắc Ninh) là Phạm Thị Ngà và theo chính sử "đi chơi chùa Tiêu Sơn, cùng với người thần giao hợp rồi có chửa" (1). Ðó là sự mang thai thần kỳ mà người con sinh ra chỉ biết mẹ, không biết cha. Nhưng trên thực tế, sau khi lên ngôi vua cuối năm 1009 ông đã truy phong mẹ làm Minh Ðức Thái hậu, cha làm Hiển Khánh Vương cùng với anh làm Vũ Uy Vương, em làm Dực Thánh Vương, chú làm Vũ Ðạo Vương và năm 1018 truy phong bà nội (1). Năm 1026 nhà vua sai làm Ngọc điệp, tiếc rằng gia phả hoàng tộc nhà Lý không còn nữa.




Lên 3 tuổi Lý Công Uẩn được nhà sư Lý Khánh Văn ở chùa Cổ Pháp nhận làm con nuôi và sau đó được vị cao tăng Vạn Hạnh chùa Lục Tổ nuôi dạy. Sư Vạn Hạnh đã nhìn thấy ở Lý Công Uẩn từ lúc trẻ thơ "đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gở rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ" (2). Ðiều cần lưu ý ở đây là từ khi sinh ra, Lý Công Uẩn đã là người con tinh thần của giới Phật giáo, được nuôi dưỡng và đào tạo tại chùa Lục Tổ-Cổ Pháp, một trung tâm Phật giáo nằm giữa hai trung tâm lớn nhất là Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) và Kiến Sơ (Phù Ðổng, Gia Lâm, Hà Nội). Ông được coi là người "thông minh", "tuấn tú", "chỉ học kinh sử qua loa, khẳng khái, có chí lớn" (3). Thời bấy giờ, giáo dục và thi cử chưa được nhà nước tổ chức nên nhà chùa không chỉ là trung tâm văn hoá-tôn giáo địa phương mà còn là trung tâm giáo dục, nơi truyền bá kiến thức, học vấn và tăng lữ là tầng lớp trí thức, lực lượng sáng tác văn học của xã hội.

Lúc đó triều Tiền Lê (980-1009) đang trị vì nước Ðại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Nhà sư Vạn Hạnh được vua Lê Ðại Hành và nhà Tiền Lê rất trọng vọng, coi như cố vấn chính trị, mọi việc quốc gia đại sự như chống Tống, đánh Chiêm đều tham khảo ý kiến nhà sư. Có lẽ do sự tiến cử của Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn được cử làm Ðiện tiền quân đời Lê Trung Tông (1005), Tứ sương quân Phó chỉ huy sứ rồi Tả Thân vệ điện tiền chỉ huy sứ đời Lê Ngọa Triều (1005-1009). Sau khi Ngọa Triều Lê Long Ðịnh mất, triều thần suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập ra vương triều Lý (1009-1225).

Xung quanh việc lên ngôi của Lý Công Uẩn cũng phủ đầy những truyền thuyết, sấm ký... như chó trắng ở hương Cổ Pháp trên lưng có chữ "Thiên tử" lông đen ứng với điềm vua sinh năm Chó (Giáp Tuất-974), lên ngôi vua đặt niên hiệu cũng vào năm Chó (Canh Tuất-1010); cây gạo ở hương Diên Uẩn (tên cổ của Cổ Pháp) bị sét đánh để lại vết thành bài sấm báo hiệu nhà Lý thay nhà Lê; cây đa chùa Song Lâm có vết sâu ăn hình chữ "Quốc"; quanh mộ cha Lý Công Uẩn ban đ.êm có tiếng tụng kinh và ngâm thơ báo trước việc họ Lý làm vua (4)... Tất cả những điềm lạ và lời sấm đó đều được sư Vạn Hạnh giải thích là báo hiệu nhà Lý sẽ thay thế nhà Lê. Nhà sư Ða Bảo ở chùa Kiến Sơ cũng tham gia cuộc vận động này (5). Lại một lần nữa thấy vai trò của sư Vạn Hạnh và giới Phật giáo trong cuộc vận động Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhất là khi Lê Ngoạ Triều bạo ngược làm mất lòng dân nghiêm trọng và gây bất bình cao độ trong giới tăng ni Phật tử.

Lý Công Uẩn lên ngôi ngày 2 tháng 11 năm Kỷ Dậu tức ngày 21-11-1009 (6) tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình). Ông là người sáng lập vương triều Lý trong một cuộc vận động chính trị của giới Phật giáo được triều thần ủng hộ. Ðây là một cuộc thay đổi vương triều diễn ra êm thấm, không đổ máu.

Vua Lý Thái Tổ trị vì từ năm 1009 đến lúc từ trần năm 1028, ở ngôi 20 năm, thọ 55 tuổi. Với cương vị Hoàng đế sáng lập vương triều, nhà vua trước hết lo xây dựng vương triều, củng cố chính quyền trung ương. Bộ máy hành chính được xây dựng có qui cũ, cả nước chia làm 24 lộ, các thế lực cát cứ địa phương bị dẹp yên. Nhà vua đặc biệt chăm lo xây dựng cơ sở xã hội, chính trị, tư tưởng cho vương triều. Lý Công Uẩn thi hành chính sách "thân dân", năm 1013 định lại các lệ thuế, từ thuế ruộng đất, ao hồ đến thuế bãi dâu, các thuế sản vật... , và nhiều năm xá thuế cho dân như năm 1016 xá tô thuế 3 năm, năm sau, năm 1017 lại xá tô ruộng... Vua Lý Thái Tổ được chính sử đánh giá là "khoan thứ, nhân từ, tinh tế, hoà nhã, có lượng đế vương" (7). Nhà vua vốn xuất thân Phật giáo, nhờ thế lực giới Phật giáo mà lên ngôi vua nên rất tôn sùng Ðạo Phật và lấy tôn giáo này làm chỗ dựa tinh thần cho vương triều. Trong 20 năm cầm quyền, Lý Thái Tổ cho xây dựng và tu sửa nhiều chùa, đúc nhiều chuông ở kinh thành và các nơi, một lúc độ hàng nghìn người làm tăng đạo. Lý Thái Tổ đã đặt cơ sở và định hướng ban đầu nhưng rất căn bản cho sự tồn tại của vương triều và sự phát triển của đất nước.

Sau Lý Thái Tổ, triều Lý truyền được 8 đời cho đến Lý Chiêu Hoàng và kết thúc năm 1226 để nhường chỗ cho vương triều Trần (1226-1400). Nhà Lý tồn tại 218 năm (1009-1226), gồm 9 đời vua kể cả vua nữ Lý Chiêu Hoàng, trong đó thời thịnh đạt của vương triều bao gồm 6 đời vua đầu: Lý Thái Tổ (1009-1028), Lý Thái Tông (1028- 1054), Lý Thánh Tông (1054-1072), Lý Nhân Tông (1072-1127), Lý Thần Tông (1127-1138) và Lý Anh Tông (1138-1175). So với triều Ngô (939- 965) 27 năm, triều Ðinh (968- 980) 13 năm, Tiền Lê (980-1009) 30 năm, thì triều Lý là vương triều tồn tại lâu dài đầu tiên sau khi giành lại độc lập. Trong thời thịnh đạt của vương triều, nhà Lý có nhiều cống hiến lớn lao đối với đất nước, tạo nên vị thế quan trọng trong lịch sử dân tộc. Có thể tóm lược những cống hiến chủ yếu trên các mặt sau đây.

Xây dựng và củng cố quốc gia thống nhất. Năm 1054 nhà Lý đặt tên nước là Ðại Việt thay cho quốc hiệu Ðại Cồ Việt thời Ðinh, Tiền Lê. Chế độ nhà Lý là chế độ quân chủ tập quyền, quyền hành tập trung về triều đình trung ương đứng đầu là nhà vua. Nhưng đây chưa phải là chế độ quân chủ quan liêu chuyên chế theo mô hình Nho giáo, mà là chế độ quân chủ tập quyền mang tính dân tộc cao kết hợp với tinh thần Phật giáo, dựa trên sự cố kết xã hội lấy thôn xã làm cơ sở và chính sách thân dân của nhà vua. Các vua nhà Lý được đào tạo và chuẩn bị làm vua theo tinh thần đó. Vua Lý Thái Tổ năm 1012 cho xây cung Long Ðức ở ngoài thành cho Hoàng thái tử Khai Thiên Vương Phật Mã ở "ý cho thái tử hiểu biết mọi việc của dân" (8). Năm 1040 vua Lý Thái Tông dạy cung nữ dệt gấm vóc, cho công chúa cùng cung nữ trồng dâu nuôi tằm dệt lụa. Năm 1052 nhà vua đúc chuông lớn đặt ở Long Trì để “dân ai có oan ức không bày tỏ được thì đánh chuông ấy để tâu lên vua" (9). Vua Lý Thánh Tông nổi tiếng là vị vua nhân từ thương dân. Nguyên phi ỷ Lan không những giỏi việc nước mà còn chăm lo đời sống của trăm họ.

Nước Ðại Việt là một quốc gia gồm nhiều tộc người. Miền núi, nhất là miền núi rừng phía bắc là địa bàn cư trú của nhiều tộc người thiểu số, giữ vị trí trọng yếu trong chiến lược phòng thủ đất nước. Chính sách của nhà Lý là ra sức ràng buộc các thổ tù. để qua họ quản lý miền núi và giữ gìn sự đoàn kết dân tộc. Miền núi chia thành các châu, châu mục là các thổ tù mang chức tước của triều đình và lấy danh nghĩa của triều đình để cai quản cư dân. Nhà Lý còn gả công chúa cho một số thổ tù, biến họ thành phò mã của nhà vua và mang tước hiệu của triều đình. Mọi hành động mưu đồ cát cứ hay chia rẻ dân tộc, chống lại triều đình trung ương đều bị thất bại và quốc gia thống nhất gồm nhiều tộc người được củng cố.

Bên cạnh quan hệ thân dân, nhà Lý cũng coi trọng pháp luật, kết hợp giữa đức trị và pháp trị. Năm 1042 vua Lý Thái Tông san định luật lệnh, ban hành bộ Hình thư. Ðó là bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chứng tỏ một thành tựu lập pháp quan trọng và một bước tiến lớn trên con đường xây dựng nhà nước pháp luật. Bộ luật gồm ba quyển (10) tuy đã bị thất truyền, nhưng tinh thần cơ bản và một số nội dung của nó còn được ghi lại trong sử biên niên. Nhờ có bộ luật thành văn nên "đến đây phép xử án được ngay thẳng rõ ràng" (11), giảm bớt tình trạng "phiền nhiễu" của quan lại xử án và "oan uổng" của dân.

Nước Ðại Việt đời Lý là một quốc gia thống nhất với một hệ thống chính quyền mạnh và cơ sở cố kết xã hội vững.

Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Dưới triều Lý tuy nền độc lập dân tộc đã được củng cố, nhưng vẫn đứng trước mối đe doạ của nhà Tống (960-1279). Cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Tống đã bị vua Lê Ðại Hành đánh bại năm 980-981. Nhưng từ giữa thế kỷ XI, nhà Tống lại chuẩn bị cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai với tính toán vừa để dành một thắng lợi ở phương Nam vừa để củng cố địa vị trong nước và đối phó với mối đe dọa của hai nước Liêu, Hạ ở phương Bắc. Nhà Tống chuẩn bị rất chu đáo cho cuộc chiến tranh xâm lược này và tìm cách mua chuộc một số thổ tù miền núi, lôi kéo Champa vào cuộc chiến. Vua Lý Nhân Tông và nhà quân sự kiệt xuất Lý Thường Kiệt đã tổ chức thành công cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai với tư thế rất chủ động, kiên quyết, tự tin. Trước hết, năm 1069 nhà Lý tấn công Champa nhằm trừ bỏ mối đe doạ phía nam và âm mưu liên kết giữa nhà Tống với vua Chàm. Cuộc kháng chiến chống Tống mở đầu bằng cuộc tập kích thành Ung Châu (1075-1076) nhằm phá huỷ các căn cứ xâm lược và hậu cần của đối phương. Sau khi rút quân về nước, nhà Lý dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu) chặn đứng và đánh bại 30 vạn quân xâm lược Tống (1076-1077). Trong cuộc chiến đấu ác liệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, bài thơ thần đã xuất hiện và đi vào lịch sử như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam:

Nam quốc sơn hà, Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch nghĩa:

Sông núi nước Nam do Hoàng đế nước Nam ở,
Ðiều đó đã được phận định ở sách
Trời.Cớ sao lũ giặc lại dám sang xâm phạm,
Bọn chúng bây sẽ bị đánh bại tan tác

Tạm dịch gọn:

Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành phận định ở sách Trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Bọn bây sẽ bị đánh tơi bời.

Với những chiến công phá Tống bình Chiêm, nhà Lý đã giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc và nâng cao địa vị của đất nước. Những thắng lợi oai hùng đó buộc nhà Tống cuối cùng phải thay đổi thái độ ứng xử đối với nước Ðại Việt, năm 1164 đổi Giao Chỉ quận làm An Nam quốc, phong vua nước Nam là An Nam quốc vương. Ðiều có ý nghĩa lịch sử ở đây là thừa nhận sự tồn tại của Ðại Việt như một "quốc", một nước, một quốc gia trên quan hệ bang giao.

Ðẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. Trong hoàn cảnh độc lập và thanh bình, ổn định, nhà Lý đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước về mọi mặt.

Trong phát triển kinh tế, nhà Lý coi trọng nông nghiệp và đề ra nhiều giải pháp tích cực. Vua Lý cày ruộng tịch điền, ban chiếu khuyến nông để biểu thị thái độ “dĩ nông vi bản”. Ðê sông trong đó có đê Cơ Xá ở Thăng Long và nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng và bảo vệ. Nhiều công trình khai hoang của nhà nước và nhân dân được thực hiện thành công, mở rộng thêm thôn ấp và diện tích đồng ruộng. Cùng với nông nghiệp, các nghề thủ công phát triển. Quan hệ lưu thông hàng hoá-tiền tệ được mở rộng với sự ra đời của các chợ nông thôn, một số đô thị và thương cảng. Quan hệ buôn bán với nhà Tống thực hiện qua các chợ biên giới gọi là bác dịch trường (12), trong đó có những chợ đến nay vẫn tồn tại và qua đường biển. Thương cảng Vân Ðồn (Quảng Ninh) là nơi buôn bán với thuyền buôn nhiều nước Ðông á và Ðông Nam á như Trung Quốc,Tam Phật Tề (Palembang ở Tây Java), Qua Oa (Java), Lộ Hạc (Lopburi ở Thái Lan), Xiêm La (Thái Lan)...

Trong xây dựng đất nước, nhà Lý rất có ý thức lo củng cố quốc phòng và kết hợp kinh tế với quốc phòng. Vua Lý Nhân Tông, vị vua anh hùng của cuộc kháng chiến chống Tống, năm 1127 trước lúc từ trần để lại di chúc căn dặn “nên sửa sang giáo mác, đề phòng việc không ngờ, chớ làm sai mệnh, trẫm dù nhắm mắt cũng không di hận" (13). Nhà Lý áp dụng chế độ "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nông) chia quân lính thành các phiên để thay nhau về quê làm ruộng nhằm tự cấp và bảo đảm lực lượng lao động nông nghiệp. Nền quân sự đời Lý đạt đến trình độ cao. Sử nhà Tống có nói đến “An Nam hành quân pháp" mà Thái Diên Khánh đã nghiên cứu và dâng lên vua Tống Thần Tông (14).

Kinh tế phát triển, quốc phòng hùng hậu, đó là những thành tựu cơ bản bảo đảm cho sự cường thịnh của nước Ðại Việt đời Lý.

Mở đầu kỷ nguyên văn minh Ðại Việt. Nhà Lý rất quan tâm phát triển giáo dục, mở mang văn hoá. Năm 1070 dựng Văn Miếu, năm 1075 mở khoa thi đầu tiên, năm 1076 lập Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam. Ðó là những sự kiện và niên đại đầy ý nghĩa, đặt cơ sở cho sự ra đời nền giáo dục, thi cử nói chung và nền giáo dục đại học nói riêng của Việt Nam.

Cùng với giáo dục, một tầng lớp trí thức Nho học ra đời và ảnh hưởng Nho giáo cũng gia tăng dần, góp phần tích cực vào việc xây dựng thiết chế chính trị của Nhà nước tập quyền. Nhưng trong thời nhà Lý, Phật giáo vẫn giữ vai trò chi phối trong hệ tư tưởng và đời sống tinh thần của xã hội. Hai Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi và Vô Ngôn Thông tiếp tục phát triển, thêm Thiền phái mới là phái Thảo đường. Các thiền phái này đều chịu ảnh hưởng của Mật giáo. Các vua Lý và nhiều quý tộc, quan chức cao cấp đều tôn sùng đạo Phật, bỏ tiền của xây dựng chùa khắp nơi, cúng ruộng cho chùa. Nhà chùa trở thành một thế lực kinh tế, chính trị, văn hóa lớn trong xã hội, có chùa có đến hàng trăm, hàng ngàn tăng ni. Phật giáo đời Lý phát triển trong sự gắn bó với lợi ích và vận mạng dân tộc. Một số vua Lý tu Phật như Lý Thái Tông là thế hệ thứ bảy của phái Vô Ngôn Thông, vua Lý Thánh Tông là thế hệ thứ nhất của phái Thảo Ðường và thuộc phái này còn có vua Lý Anh Tông thuộc thế hệ thứ ba, Lý Cao Tông thế hệ thứ năm. Trong triều đình, bên cạnh các quan chức văn võ, nhà Lý vẫn duy trì quan chức Phật giáo thời Ðinh, Tiền Lê, đứng đầu là Tăng thống, Tăng lục. Những nhà sư có tài năng và uy tín được nhà vua phong làm Quốc sư như Quốc sư Viên Thông (1080-1151), Quốc sư Thông Biện (?-1134).

Trên nền tảng của tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc vững vàng, ảnh hưởng của Tam giáo: Phật - Nho - Ðạo, tạo nên nét đặc sắc trong đời sống tư tưởng thời nhà Lý. Văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc đều phát triển trong tinh thần ấy và để lại những di sản vô giá trong kho tàng văn hoá Việt Nam. Nền văn hoá đời Lý qua giao lưu, tiếp nhận nhiều yếu tố văn hóa Trung Quốc, ấn Ðộ và Ðông Nam á. Ðó là một nền văn hóa vừa mang đậm tính dân tộc, vừa biểu thị tính đa dạng, phóng khoáng, cởi mở, dung hợp.

Vương triều Lý mở ra một kỷ nguyên văn minh mới trong lịch sử dân tộc gọi là Kỷ nguyên văn minh Ðại Việt. Ðó là thời kỳ cả dân tộc vươn lên mạnh mẽ trong xây dựng lại đất nước sau hơn nghìn năm Bắc thuộc và sau giai đoạn chuẩn bị đời Ngô, Ðinh, Tiền Lê, thực hiện thành công một cuộc phục hưng dân tộc lớn lao. Nước Ðại Việt nhanh chóng trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất và văn minh, thịnh đạt ở Ðông Nam Á.

Bài được Bugi5697 sửa đổi lần cuối vào ngày 14-08-2008, lúc 15:50
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (09-09-2010)
  #10  
Cũ 14-08-2008, 15:35
Bugi5697
Khách
 
Bài Viết : n/a
Mặc định

Vị vua áo vải - Quang Trung




Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu (1752), là em của Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Khi còn nhỏ, Nguyễn Huệ thường được gọi là chú Thơm, là em thứ hai trong nhà. Trong ba anh em, Nguyễn Huệ có nhiều đặc điểm nổi trội nhất: tóc quăn, tiếng nói sang sảng như chông, cặp mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối.

Dưới quyền của Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc, ông được phong làm Long Nhương tướng quân khi mới 26 tuổi. Là một tay thiện chiến, hành quân chớp nhoáng, đánh đâu được đấy, Nguyễn Huệ nhanh chóng trở thành vị tướng trụ cột của vương triều Tây Sơn. Khi mà vua Thái Đức đang phải lo củng cố xây dựng triều đình, thì Nguyễn Huệ là người được trao cầm quân đánh Đông dẹp Bắc. Tất cả những chiến thăng lớn vang dội của quân Tây Sơn đều gắn liền với tên tuổi của vị tướng trẻ tài ba này.
Đem quân ra Thăng Long lật nhào họ Trịnh chuyên quyền, Nguyễn Huệ tỏ ý tôn phò nhà Lê. Cùng với thuộc tướng là Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ vào điện Vạn Thọ tiếp kiến vua Lê. Lê Hiển Tông trân trọng mời Nguyễn Huệ ngồi ở sập bên giường ngự mà hỏi thăm yên ủi. Nguyễn Huệ thưa:

- Tôi vốn là kẻ áo vải ở Tây Sơn, nhân thời thế mà nổi dậy. Bệ hạ tuy không cho cơm ăn, áo mặc, nhưng tôi ở cõi xa, bấy lâu vẫn kính mến thánh đức. Bữa nay được nhìn thấy mặt trời, đủ thoả được tấm lòng khao khát. Họ Trịnh vô đạo, hiếp đáp hoàng gia, nên trời mượn tay tôi một trận phá ngay được, ấy là nhờ ở oai đức của bệ hạ.

Vua Lê ôn tồn đáp:

- Ấy là võ công của tướng quân cả, chứ quả nhân nào có tài đức gì!
Nguyễn Huệ khiêm tốn thưa:

- Tôi chỉ tôn phò, đau dám kể tới công lợi. Việc ngày nay đã xảy ra như thế thật bởi lòng trời xui nên hết thảy... Thế là trời có ý xui bệ hạ chấn kỷ cương, nảy mực, khiến cho trong ấm ngoài êm, tôi đây cũng được ơn nhờ.

Vua Lê sai các cựu thần Trần Công Sáng, Phan Lê Phiêu, Uông Sĩ Điển ra tiếp chủ suý Tây Sơn. Sau cuộc gặp gỡ này, thiên hạ yên lòng, chợ lại họp, ruộng lại cày, tình hình trong nước dần dần ổn định.

Theo lời Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ vẽ, Nguyễn Huệ xin vua Lê cho thiết lễ đại triều ở điện Kính Thiên để Huệ dâng sổ sách quân dân, tỏ cho toàn thiên hạ rõ việc tôn phò đại thống. Cử chỉ này của Nguyễn Huệ khiến ông vua cao tuổi Lê Cảnh Hưng vô cùng xúc động, chứng kiến việc ban bố chiếu thư "nhất thống".

Đáp lại công lao của chủ súy Tây Sơn, vua Lê sai sứ sang tận doanh quân thứ phong cho Nguyễn Huệ làm Nguyễn Súy Dực chính phù vận Uy Quốc công. Nguyễn Huệ sai người sang cảm tạ vua Lê theo đúng lễ nhưng trong lòng không vui. Nguyễn Huệ nói với Nguyễn Hửu Chỉnh rằng:

- Ta mang vài vạn quân ra đây, một trận dẹp yên Bắc Hà. Vậy thì một thước đất, một người dân bây giờ không phải của ta thì của ai vào đây nữa? Dẫu ta muốn xưng đế, xưng vương chi chi, ai còn dám làm gì nổi ta? Thế mà ta còn nhường nhịn không làm, chẳng quan hậu đãi nhà Lê đó thôi, danh mệnh Nguyên súy, quốc công có làm cho ta thêm hơn gì? Các đình thần Bắc Hà muốn lấy nước miếng cho cái danh hão, chực lung lạc ta sao? Đừng bảo ta là mán mọi, được thế đã lấy làm vinh rồi đâu! Ta không nhận lấy, chắc người ta bảo ta thất lễ; ta nhận mà không nói ra, người ta lại cho ta là không biết gì!





Dứt lời, Nguyễn Huệ hầm hầm tức giận. Nhờ có Nguyễn Hữu Chỉnh là tay khéo dàn xếp, Huệ mới nguôi lòng. Sau khi trở thành phò mã nhà Lê, Nguyễn Huệ không trực tiếp can dự vào nội bộ triều Lê vì còn giữ tiếng. Khi vua Lê bị bệnh nặng, công chúa Ngọc Hân giục phò mã Nguyễn Huệ vào thăm song ông từ chối:

- Tôi chẳng sớm thì chầy rồi cũng về Nam; việc nước không dám dự đến. Vả, tôi xa xôi tới đây, chắc người ngoài Bắc hãy còn chưa tin mấy, nếu vô nội thăm hỏi vua cha, muôn một xa giá chầu Trời, chẳng hóa ra tự mình chuốc lấy cái tiếng hiềm nghi không bao giờ giãi toả được?"

Vào một đêm mưa to, gió dữ của tháng 7 năm Bính Ngọ (1786), thành Thăng Long nước ngập đến một thước, vua Lê Cảnh Hưng qua đời ở tuổi thọ 70. Trước khi nhắm mắt ông còn kịp trối lại cho Hoàng tôn Duy Kỳ:

- Quân bên ngoài đang đóng ở đây; truyền nối là việc quan trọng, cháu nên bàn cùng Nguyên suý (Nguyễn Huệ), chứ đừng tự tiện làm một mình.

Trái với những người muốn lập Hoàng tôn Duy Kỳ, công chúa Ngọc Hân khi được chồng hỏi nên lập ai lên ngôi báu, đã nghiêng về Lê Duy Cận. Nghe lời vợ, Nguyễn Huệ muốn hoãn lễ đăng quang của Duy Kỳ. Cả triều đình nao núng ngờ vực. Các tôn thất nhà Lê cho rằng công chúa Ngọc Hân cố tình làm lỡ việc lớn của triều đình và bảo sẽ từ mặt công chúa. Ngọc Hân sợ, vội nhân nhượng mà nói lại với Nguyễn Huệ thu xếp cho Duy Kỳ được nối ngôi.

Đến ngày lễ thành phục của nhà vua quá cố Lê Hiển Tông ở nội điện, Nguyễn Huệ thực hiện đầy đủ nghi lễ của phò mã: rể mặc áo tang trắng, đứng trong điện dự lễ. Thấy viên tiểu lại có cử chỉ bất kính trọng lúc làm lễ, Nguyễn Huệ lập tức sai lôi ra chém. Từ đó triều thần khiếp sợ và nghi lễ được cử hành hết sức tôn nghiêm. Ngày đưa linh cữu vua xuống thuyền về Thanh Hoá để an táng, Nguyễn Huệ mặc tang phục đi hộ tang đến tận bờ sông, lại sai bộ tướng là Trần Văn Kỷ và Nguyễn Hữu Chỉnh mặc áo tang trắng đi hộ tống đến tận bến sông, lại sai bộ tướng là Trần Văn Kỷ và Nguyễn Hữu Chỉnh mặc áo tang trắng đi hộ tống đến lăng Bàn Thạch. Mặc dù vừa mới trải qua binh đao, tang phục tuy đơn sơ, giản dị nhưng lễ nghi thì đầy đủ và trang trọng khác thường. Xong tang trở về, Nguyễn Huệ tự hào nói với công chúa Ngọc Hân:

- Tiên đế có hơn 30 người con, thế mà không người nào bằng một mình nàng là gái. Trong việc tang tiên đế, mình với các anh em khác, ai hơn nào?

Một thời gian sau Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng Nguyễn Nhạc rút quân về Nam, rồi được phong làm Bắc Bình Vương.

Lần ra Bắc lần thứ hai năm Mậu Thân (1788), khi Lê Chiêu Thống đã bỏ kinh thành chạy ra ngoài, Bắc Bình Vương cũng đã nghĩ đến chiếc ngai vàng bỏ trống, đã triệu tập các cựu thần nhà Lê để tính việc, song không thuận lợi. Ông cho tổ chức lại hệ thống cai trị ở Bắc Hà, đưa những danh sĩ có tên tuổi đã được Bắc Bình Vương trọng dụng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích ra đảm đương công việc. Trí thức Bắc Hà lần lượt ra giúp Bắc Bình Vương như Trần Bá Lãm, Võ Huy Tấn...
Sau khi đãlập Sùng Nhượng công Lê Duy Cận lên làm Giám quốc, sắp đặt các quan coi việc Bắc Hà, một lần nữa Nguyễn Huệ lại rút quân về Nam. Trước khi trở về Nam, Bắc Bình Vương đã dặn bảo cận thần rằng:

- Đại Tư mã Ngô Văn Sở, Nội hầu Phan Văn Lân là nanh vuốt của ta; Chưởng phủ Nguyễn Văn Dụng, Hộ bộ thị lang Trần Thuận Ngôn là tâm phúc của ta. Lại bộ thị lang Ngô Thì Nhậm tuy là người mới, nhưng là bậc tân thần, ta coi như khách. Nay ta giao cho các khanh hết thảy mọi việc quân quốc, coi quản 11 trấn trong toàn hạt. Hễ có điều chi, ta cho cứ được tiện nghi làm việc. Song các khanh cần phải hợp bàn với nhau, chứ đừng phần bì kẻ mới người cũ, miễn sao làm cho được việc, ta mới yên lòng...





Thế rồi không đầy 6 tháng sau, Bắc Bình Vương đang ở thành Phú Xuân thì được tin Lê Chiêu Thống đã dẫn đội quân xâm lược Mãn Thanh vào chiếm đóng kinh thành Thăng Long, quân đội Tây Sơn do Đại Tư mã Ngô Văn Sở chỉ huy phải tạm rút lui về đóng ở Tam Điệp-Biện Sơn chờ lệnh. Nguyễn Huệ lại lần thứ ba ra Thăng Long. Lần này ông ra Bắc với tư cách là Quang Trung hoàng đế. Thể theo lời khuyên của tướng lĩnh và lòng mong mỏi của ba quân cùng thần dân, Bắc Bình Vương cho chọn ngày, lập đàn tế trời đất, thần sông, thần nước và lên ngôi hoàng đế tại Phú Xuân, ngay hôm đó kéo cả quân bộ, quân thuỷ ra Bắc diệt quân xâm lược Thanh, giải phóng Thăng Long và Bắc Hà.


Dự tính trước mọi khả năng tiếp theo của thời cuộc, vua Quang Trung đã nõi với quan quân ngay trước khi bước bào chiến dịch:


- Nay ta tới đây, thân đốc viện binh, chiến thư ra sao đã có phương lược sẵn. Chỉ nội mười ngày nữa, thế nào ta cũng quét sạch giặc Thanh. Song, ta nghĩ: nước Thanh lớn hơn nước ta gấp mười lần, Thanh bị thua tất lấy làm thẹn, chắc phải tìm cách rửa hờn. Nếu cứ để binh lửa kéo dài mãi, thật không phải là phúc trăm họ, lòng ta không nỡ! Nên chi, sau khi thắng, ta nên khéo đường từ lệnh thì mới dập tắt được ngọn lửa binh tranh, việc từ lệnh đó, ta sẽ giao cho Ngô Thì Nhậm.


Đúng như dự kiến và lời hứa hẹn của vị tổng binh, ngày 7 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789) quân đội của hoàng đế Quang Trung đã vui vẻ ăn tết khai hạ tại thành Thăng Long. Hoa đào làng Nhật Tân còn đang nở rộ đón chào chiến thắng.


Việc binh lại giao cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân, việc ngoại giao và chính trị giao cho Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích, lần thứ ba Nguyễn Huệ đã ra Bắc rồi lại về Nam. Lần này với tư thế là Hoàng đế, Quang Trung gấp rút tiến hành việc xây dựng kinh đô mới ở Nghệ An, nơi mà từ xưa là quê gốc của anh em Tây Sơn và trong con mắt của Quang Trung là trung gian Nam và Bắc. Mặt khác, theo kế hoạch ngoại giao đã được Quang Trung vạch ra: bình thường mối bang giao với nhà Thanh. Triều đình Quang Trung đã buộc sứ Thanh phải vào tận Thuận Hoá phong vương cho Nguyễn Huệ; rồi Hoàng đế Quang Trung giả đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long nhà Thanh. Dưới thời trị vì ngắn ngủi của triều Quang Trung, nhiều chính sách về xã hội, chính trị và kinh tế được ban hành khá độc đáo, mở ra những triển vọng cho một xã hội năng động hơn. Song chưa được bao lâu, căn bệnh đột ngột và hiểm nghèo đã cướp đi cuộc sống của ông vua đầy tài năng, có những dự định lớn lao, mới ở tuổi 40.






Năm Nhâm Tý (1792), sau nhiều lần bắn tin rồi lại gửi thư trực tiếp đến vua nhà Thanh xin được sánh duyên cùng một nàng công chúa Bắc quốc và mượn đất đóng đô, vua Quang Trung đã sai toàn sứ bộ do Vũ Văn Dũng làm chánh sứ sang triều kiến vua Thanh Càn Long. Trong một cuộc bệ kiến của sứ thần Vũ Văn Dũng ở Ỷ lương các, những yêu cầu của vua Quang Trung đã được vua Thanh chấp thuận. Vua Càn Long đang chuẩn bị cho cô công chúa khuê các sang đẹp duyên cùng Quốc vương nước Nam; Quảng Tây được hứa sẽ nhường cho Quốc vương phò mã đóng đô để cho gần "Thánh Giáo". Giữa lúc sứ thần đang mừng vui vì sắp hoàn thành một trọng trách quá sức mình, thì được tin sét đánh: vua Quang Trung từ trần. Mọi việc đều bị gác lại, Vũ Văn Dũng đành ôm hận trở về. Rồi từ đó, việc xin lại đất Lưỡng Quảng chỉ là câu chuyện lịch sử mà cơ đồ của vương triều Tây Sơn cũng dần dần tan theo giấc mộng xuân của nàng công chúa Mãn Thanh. Một chiều đầu thu, vua Quang Trung đang ngồi bỗng thấy hoa mắt, sầm tối mặt mũi, mê man bất tỉnh. Người xưa gọi đó là chứng "huyễn vận" còn ngày nay y học gọi là tai biến mạch máu não. Khi tỉnh dậy được, nhà vua cho triệu trấn thủ Nghệ An Trần Quang Diệu về triều bàn việc thiên đô ra Nghệ An. Nhưng việc chưa quyết xong thì bệnh tình nhà vua đã nguy kịch. Trước khi mất, nhà vua dặn Trần Quang Diệu và các quần thần:


- Ta mở mang bờ cõi, khai thác đất đai, có cả cõi Nam này. Nay đau ốm, tất không khỏi được. Thái tử "Nguyễn Quang Toản" tư chất hơi cao, nhưng tuổi còn nhỏ. Ngoài thì có quân Gia Định (Nguyễn Ánh) là quốc thù; mà Thái Đức (Nguyễn Nhạc) thì tuổi già, ham dật lạc, cầu yên tạm bợ, không toan tính cái lo về sau. Khi ta chết rồi, nội trong một tháng phải chôn cất, việc tang làm lao thảo thôi. Lũ người nên hợp sức mà giúp Thái tử sớm thiên đô về Vĩnh Đô (Vinh ngày nay) để khống chế thiên hạ. Bằng không, quân Gia Định kéo đến thì các ngươi không có chỗ chôn đâu!


Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792) vào khoảng 11 giờ khuya, Quang Trung từ trần, ở ngôi 5 năm, thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái tổ Vũ hoàng đế. Thi hài ông được táng ngay trong thành, tại phủ Dương Xuân. Sau khi Nguyễn Ánh lấy được Phú Xuân đã sai quật mồ mả lên để trả thù.

Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi, sai sứ sang nhà Thanh báo tang và xin tập phong. Vua Càn Long thương tiếc tặng tên hiệu là Trung Thuần, lại thần làm một bài thơ viếng và cho một pho tượng, 300 lạng bạc để sửa sang việc tang. Sứ nhà Thanh đến tận mộ ở Linh Đường (mộ giả) thuộc huyện Thanh Trì (Hà Nội) để viếng.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (09-09-2010)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Từ Tem Bì Hồng Kông Đến Địa Danh Hán Việt HanParis Café VietStamp 0 20-02-2014 17:39
Tứ đại danh tác huybuixuan Cùng nhau giải đáp 0 09-05-2010 15:08
Tứ Đại Danh tác theloveofsiam83 Văn chương 0 05-09-2009 10:15
Danh xưng Đồng Nai qua ca dao! trithuc_nguyen Cuộc sống đó đây 4 20-12-2008 23:08
Những danh y đặt nền tảng cho TIM MẠCH HỌC Nguoitimduong Giáo dục - Y tế - Khoa học Kỹ thuật 3 15-01-2008 00:33



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.