Xem riêng 01 Bài
  #6  
Cũ 01-07-2013, 14:41
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Quá khen, quá khen, chắc là Va tui phải đi bệnh viện vá cái lổ mũi lại rồi. Lịch sử là món ưa thích của Va tui thôi chứ có gì giỏi đâu. Nhân cái vụ bạn Hàn nói về hai chữ "Ba Tầu" Va tui kể cho bạn nghe một số giả thiết tại sao người Việt gọi người Hoa là người Tàu

Vì sao gọi Người Hoa (Việt Nam) là người Tàu?


Đã có nhiều người liên hệ tên gọi này với từ tàu trong tàu bè. Xin chép Huình-Tịnh Paulus Của làm dẫn chứng: “Người An Nam thấy tàu khách qua lại nhiều, lấy đó mà gọi là nước Tàu, người Tàu.

Có nhiều tìm tòi hơn là ý kiến của Vương Duy Trinh cho rằng Tàu là biến thể ngữ âm của Tào, là tiếng mà từ đời Tam Quốc, người Việt đã dùng để gọi nước Ngụy của Tào Tháo. Nhưng (theo An Chi) nước ta, lúc bấy giờ là quận Giao Chỉ và một phần quận Cửu Chân lại thuộc về Đông Ngô chứ không thuộc về Bắc Ngụy (Chính vì thế mà bấy giờ người Việt đã gọi người Trung Hoa là người Ngô…) cho nên cách giải thích của Vương Duy Trinh xem ra vẫn chưa thỏa đáng. Vả lại, tại sao người ta không gọi thẳng bằng tên nước Ngụy mà phải dùng họ Tào để gọi?

An Chi cho rằng Tàu là âm cổ Hán Việt của từ ghi bằng 曹 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa là “quan”. Trong thời kỳ Bắc thuộc, nói chung quan cai trị là người Trung Hoa cho nên dân chúng đã quan niệm rằng người Trung Hoa là tàu, nghĩa là quan. Nếu cho rằng đây là một nếp nghĩ vô lý thì xin nhớ lại chuyện đã xảy ra hồi tháng 8, tháng 9 năm 1945 tại Sài Gòn: dân VN đã đánh bất cứ người Pháp nào mà họ gặp ngoài đường vì hễ là người Pháp thì đều là “thực dân”. Do quan niệm trên mà về sau tất cả mọi người Trung Hoa dù không làm quan cũng được “vinh dự” gọi là Tàu.

Va tui xin bổ xung thêm một khả năng nữa mà từ đó chữ "Tàu" có thể xuất hiện giống như tên gọi "Tàu hủ" của rạch Bến Nghé xưa kia. Theo học giả Trương Vĩnh Ký (viết năm 1885) và Huỳnh Tịnh Của (viết cuối thế kỷ 19) thì đoạn phố đi ngang qua rạch Chợ Lớn được gọi là Tàu Khậu, đó là cách người Triều Châu phát âm từ “thổ khố” (khu nhà gạch), sau trại âm thành phố Tàu Hủ, rạch Tàu Hủ. Người ở khu nhà gạch đó là người Tàu khậu hay Tàu hủ hay vắn tắt là người Tàu.Và từ từ thì các chú Tàu này hẳn phải từ nước Tàu nào đó ở phía Bắc đến đây.

Người Hoa ở Việt Nam thản nhiên chấp nhận từ "Tàu" mà không có gì khó chịu. Họ cũng nói "ngộ ở pên Tàu mới qua""hồi ở pên Tàu, nhà ngộ khổ lém, không có dì lễ ăn".

Tuy vậy họ không thích bị gọi là Ba Tàu

Chữ "ba" ý rằng nhiều không đếm được hoặc không muốn đếm, ví dụ như ta hay nói :
- nấu ba hột gạo ( ba không có nghĩa là chỉ nấu đúng ba hột , ai ăn ai nhịn )
- Thằng ấy ba hoa : nhiều chuyện
- Nhậu ba sợi : nhậu lai rai
- Thằng này ba trợn ...

Từ Ba Tàu có thể dùng để chỉ người Tàu khi ấy đi rất nhiều tàu qua mà không đếm được hoặc không muốn đếm.
Tuy nhiên khi dùng từ ba, có hàm ý coi thường, không quan tâm. Do đó dùng từ Ba Tàu để chỉ người Hoa còn có hàm ý coi thường.

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 01-07-2013, lúc 14:53
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (01-07-2013), nam_hoa1 (02-07-2013), Nguoitimduong (03-07-2013), Poetry (02-07-2013)