Xem riêng 01 Bài
  #4  
Cũ 26-10-2011, 10:46
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

Phản ứng của giới nghiên cứu, bảo tồn trước vấn đề được WWF và IRF báo cáo ngày hôm qua:
"Con tê giác Java cuối cùng tại Việt Nam đã chết”, bà Trần Minh Hiền, Giám đốc WWF tại Việt Nam thông báo.
“Thật đau lòng khi những nỗ lực bảo tồn đã không bảo vệ được loài tê giác Java này. Chúng ta đã đánh mất vĩnh viễn một phần di sản của thiên nhiên, một biểu trưng của giá trị đa dạng sinh học tại Việt Nam", bà Hiền nói.
Name:  Cat-Tien-NP1.jpg
Views: 934
Size:  72.6 KB
Kết quả phân tích gene của 22 mẫu phân do nhóm khảo sát của WWF và vườn quốc gia Cát Tiên thu thập từ trong hai năm 2009 - 2010 cho thấy, tất cả các mẫu này đều thuộc về xác tê giác được tìm thấy tại vườn vào tháng 4 năm ngoái.
WWF chỉ rõ nạn săn trộm có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của con tê giác nói trên bởi khi tìm thấy, trong chân của nó đã bị găm một viên đạn và sừng tê giác đã bị mất.
Tê giác Java từng được coi là tuyệt chủng tại đất liền châu Á cho đến khi người ta phát hiện một con tê giác bị săn bắn vào năm 1988 tại khu vực Cát Tiên.
Ông Nick Cox, quản lý Chương trình loài của WWF khu vực Mekong cho biết: “Thảm kịch của tê giác Java Việt Nam là một minh chứng đáng buồn cho cuộc khủng hoảng tuyệt chủng này”.
Theo Cox, vấn đề được cho là yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ các loài tê giác khỏi sự tuyệt chủng là bảo vệ môi trường sống tự nhiên và ngăn chặn nạn săn bắn và buôn bán động vật hoang dã trái phép, nhưng Việt Nam chưa thực hiện được điều này.
"Nếu tình trạng trên không được cải thiện, nhiều loài khác tại Việt Nam sẽ bị tuyệt chủng là điều không thể tránh khỏi. Các khu bảo tồn tại Việt Nam cần phải có nhiều kiểm lâm hơn, họ cần được đào tạo và giám sát tốt hơn nữa, đồng thời chịu trách nhiệm giải trình cao hơn", ông Nick Cox cho hay.
Ông Trần Văn Thành, giám đốc vườn quốc gia Cát Tiên cho biết, lực lượng kiểm lâm chỉ có vài người trong khi có khoảng 100.000 người sống quanh khu vực vườn quốc gia tham gia săn bắn. Trung bình, một người nông dân ở đây có thể kiếm được 150.000 đồng/ngày từ hoạt động này.
“Không phải chúng tôi trốn trách nhiệm về cái chết của con tê giác nhưng chúng tôi đã cố gắng hết sức để bảo vệ chúng”, ông Thành nói.
Báo cáo của WWF cho rằng, mất sinh cảnh sống là yếu tố then chốt dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác Java tại Việt Nam, đồng thời cảnh báo rằng việc thực thi pháp luật không thỏa đáng, quản lý thiếu hiệu quả, xâm lấn đất và xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong và gần các khu vực được bảo vệ chỉ làm tăng thêm áp lực cho các quần thể loài vốn đã dễ bị tổn thương trong các khu vực này.
Ông Christy Williams, điều phối viên Chương trình voi và tê giác châu Á của WWF cho rằng: “Xét cả về mặt kinh tế hay trên phương diện thực tiễn, việc tái du nhập tê giác Java vào Việt Nam là không hề khả thi. Vì thế, chúng ta sẽ không còn cơ hội nhìn thấy tê giác Java trên dải đất hình chữ S”.
Hiện chỉ còn lại một quần thể tê giác Java duy nhất tại một vườn quốc gia nhỏ của Indonesia với số lượng chưa đến 50 con. Loài này đang bị đe dọa nghiêm trọng, trong khi nhu cầu đối với sừng tê giác dùng cho các loại thuốc cổ truyền ở châu Á gia tăng mỗi năm khiến cho hoạt động bảo vệ và mở rộng quần thể tê giác tại Indonesia trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu.
Bà Susie Ellis, Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế cho biết: “Sự kiện này khiến cho hoạt động của chúng tôi ở Indonesia càng trở nên cấp thiết. Chúng ta cần phải đảm bảo rằng kết cục đáng buồn của tê giác Java tại Việt Nam sẽ không được phép lặp lại đối với quần thể tê giác tại Indonesia".
Đây là cuộc điều tra quần thể loài tê giác Java thứ hai tại Việt Nam. Cuộc đầu tiên do trường đại học Queen, Canada thực hiện năm 2004 đã nhận định có ít nhất hai con tê giác còn sống tại vườn quốc gia tại thời điểm đó.
Tê giác Java Việt Nam (tên khoa học là rhinoceros sondaicus annamiticus, còn gọi là tê giác một sừng) được cho là tuyệt chủng ở khu vực Đông Nam Á cho đến khi những người thợ săn giết chết một con vào năm 1988. Theo các chuyên gia, trong môi trường hoang dã thì tuổi thọ của tê giác Java khoảng 40-45 năm.
Trong tự nhiên, tê giác gần như không có kẻ thù nào trừ con người.
bài báo được trích từ: http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/201...ng-o-viet-nam/
Đây sẽ là vấn đề sẽ còn gây sự chú ý của người dân trong vài ngày tới, vậy để xem trong vài ngày tới chúng ta xem cộng đồng phản ứng như thế nào về vấn đề này.
hik, Trong bộ trưng bày "Rừng: Giá trị cuộc sống từ thiên nhiên" eco gửi tham dự VS IV, tới phần đa dạng sinh học, eco có ghi "Nhiều loài động vật rừng quý hiếm cũng đang bị đe doạ tuyệt chủng như Tê giác một sừng, Bò xám, Hổ, Voi v.v…" và " Trong các số này, tê giác là loài có nguy cơ đã bị tuyệt vong cao nhất ở Việt Nam" và "Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, rất khó để xác định còn hay không còn tê giác Java tại đây sau vụ 01 xác con tê giác được tìm thấy vào cuối tháng 4 năm 2010" và giờ thì có câu trả lời....
Đang tính đợt tham dự triển lãm VS IV về sẽ làm bộ "Bảo tồn các loài tê giác, hổ và voi ở Việt Nam" giờ thì chỉ còn 2 loài
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (26-10-2011), Dat_stamp (26-10-2011), lambachtung (10-12-2011), lantham_0072005 (30-10-2011), manh thuong (26-10-2011), nguyenhuudinhue (26-10-2011), Poetry (26-10-2011), The smaller dragon (26-10-2011), xihuan (26-10-2011)