Xem riêng 01 Bài
  #8  
Cũ 23-10-2009, 17:12
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ecophila Xem Bài
Vậy theo mọi người cái bloc của bộ thú cần bảo vệ năm 1988 là con nào?
eco ....potay
Trong bloc thì ghi tên khoa học của tê giác java
kvd nghĩ rằng, tê giác nào cũng cần bảo vệ, không chỉ riêng tê giác một sừng vào năm 1988 !

******

Lan man thêm về tê giác: Sở dĩ tê giác gần bị tuyệt chủng, chẳng qua là do những lời đồn đại từ...hồi nào không rõ , rằng sừng tê có tác dụng như...thần dược! Thần hay không thần, khoa học hiện nay vẫn không ngớt chứng minh rằng hoàn toàn không có những tác dụng tuyệt hảo như lời loan truyền. Họ còn cho biết, qua những nghiên cứu, thì sừng tê giác và...sừng trâu là một chín, một mười! Từ trước tới nay, nếu sừng tê giác bổ (ngửa) như thế nào thì sừng trâu cũng...bổ như thế, không kém !!!

Trong "Từ điển bách khoa toàn thư", đã viết về tê giác một sừng như sau:

"Rhinoceros sondaicus; tk. tê giác Java), loài thú lớn họ Tê giác (Rhinocerotidae). Dài 3,5 m; cao vai 1,6 - 1,8 m; nặng 1.600 - 2.000 kg, con đực có sừng dài 25 - 27 cm, con cái có u nhỏ hoặc không có. Chân ngắn, to, có 3 ngón có móng. Ngón chân hình bán nguyệt. Da rất dày, mặt da nổi nhiều vảy sần (mảnh da khô được lưu trữ tại Bình Phước, Bình Dương tháng 9.1998 có bề dày 16 mm; các vảy trên da hình lục giác, kích thước 15 - 20 mm). Lưng, vai và hông có nếp gấp rất lớn, chia mặt cắt da thân thành những mảng lớn. Có nếp gấp da lớn nổi lên ở cổ và trước vai.

Sừng mọc ngay trên mũi, hình thành do các lông cứng kết lại (sừng tê giác là sản phẩm của da). Ngoài loài TGMS trên, còn có TGMS Ấn Độ (R. unicornis) có sừng dài hơn 60 cm. Sừng có cả ở con đực và con cái; phía trước vai không có nếp da gấp. Trước thế kỉ 19, hai loài trên được xem là cùng loài. Đến 1822, nhà động vật học người Pháp Đêmarê (Desmaret) mới chính thức tách chúng thành 2 loài. TGMS ưa sống ở những nơi rừng rậm nhiệt đới, trên vùng đất thấp có khe suối, đầm lầy, ít người qua lại, có thể gặp ở độ cao trên 2.000 m. Ăn cỏ, lá non, cành non, mây, tre, nứa, đặc biệt là cây có gai như cam quýt.

Trước thế kỉ 19, loài TGMS có vùng phân bố trải dài với số lượng khá phong phú, có lúc chúng gây hại cho cây trồng nông nghiệp ở một số vùng. Hiện nay chỉ còn một quần thể 50 - 54 cá thể sống ở Tây Java (Java; Inđônêxia) và vài quần thể phân tán ở Đông Dương. TGMS trước đây phân bố rộng ở nhiều vùng rừng núi Việt Nam, nhưng hiện chỉ còn sót lại khoảng 5 - 7 cá thể trong vùng rừng đầm lầy ẩm ướt và ở Cát Lộc thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai). Có nguy cơ bị tuyệt chủng, cần có biện pháp tổ chức bảo vệ triệt để. Là đối tượng săn bắn thể thao, nhưng do săn bắn quá mức, cùng nạn phá rừng đã nhanh chóng làm đàn tê giác bị mất dần nơi cư trú."



Nhưng theo trang web "Sciencedaily.com" năm 2006, thì sừng tê giác (phần tô đậm theo bài của "Từ điển bách khoa") chắc chắn là được cấu thành như sau:

"The horns of most animals have a bony core covered by a thin sheath of keratin, the same substance as hair and nails. Rhino horns are unique, however, because they are composed entirely of keratin...Researchers conducted CT scans on the horns at O’Bleness Memorial Hospital in Athens and found dense mineral deposits made of calcium and melanin in the middle.

The calcium deposits make the horn core harder and stronger, and the melanin protects the core from breakdown by the sun’s UV rays, the scientists report. The softer outer portion of the horn weakens with sun exposure and is worn into its distinctive shape through horn clashing and by being rubbed on the ground and vegetation. The structure of the rhino horns is similar to a pencil’s tough lead core and weaker wood periphery, which allows the horns to be honed to a sharp point.

The study also ends speculation that the horn was simply a clump of modified hair..."
. Nguồn tại đây:


Như vậy, sừng của những thú khác là kết hợp của xương rồi mới được bao lại bởi một lớp sừng (keratine). Chỉ có tê giác là động vật duy nhất có sừng được cấu thành thẳng từ chất sừng. Không phải do "các lông cứng kết lại" hoặc là..."sản phẩm của da" do suy đoán của nhân loại từ trước.

Bài được ke vo danh sửa đổi lần cuối vào ngày 23-10-2009, lúc 17:14
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (24-10-2009), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (06-06-2010), hat_de (23-10-2009), hienthuong (21-11-2009), lambachtung (07-07-2011), manh thuong (25-08-2011), Tien (23-10-2009)