Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 30-09-2009, 10:44
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định Tê giác JAVA - tê giác Sunda - tê giác Việt Nam - tê giác nhỏ một sừng

Họ: Tê giác Rhinocerotidae
Bộ: Ngón lẻ Perissodactyla
Name:  1.jpg
Views: 10720
Size:  25.6 KB
Tê giác Java hay tê giác Sunda, còn được gọi tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus) và ở Việt Nam chúng đựơc gọi với cái tên tê giác Việt Nam là một trong năm loài động vật guốc lẻ còn sống sót của họ Tê giác. Chúng cùng thuộc một chi với loài tê giác Ấn Độ, và cũng có một bộ da nếp gấp giống như một bộ áo giáp, tuy nhiên chúng chỉ dài có 3,1–3,2 m (10–10,5 ft) và cao 1,4–1,7 m (4,6–5,8 ft), nhỏ hơn tê giác Ấn Độ và gần tương đương với kích cỡ loài tê giác đen. Sừng của tê giác Java có độ dài thường dưới 25 cm (10 inch), nhỏ hơn các loài tê giác khác.
Name:  4.jpg
Views: 10401
Size:  73.0 KB
Mỗi con tê giác này có chiều dài thân 3000mm, dài đuôi 600 - 750mm, cao 1500mm, trọng lượng trên 2000kg. Mũi cứng. Chúng có thị giác kém phát triển. Con đực có cái sừng dài gần 250mm mọc ngay trên mũi, sừng do lớp biểu bì da tạo thành nên không gắn liền với sương sọ mà gắn với lớp da dày. Da dày, cứng với các nếp gấp sâu chia bề mặt ra thành nhiều mảnh (Giống áo giáp). Lưng và 2 bên hông màu xám sẫm. Bụng màu hơi đỏ. Chân to, ngắn có 3 ngón với móng guốc hình bán nguyệt.
Name:  2.jpg
Views: 4211
Size:  7.0 KB
Nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là cỏ, củ, dễ, lá cây, kể cả cành cây nhỏ có gai. Tuổi sinh sản 4 - 5 năm. Thời gian có chửa 16 - 18 tháng, 3 - 4 năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa đẻ 1 con.
Name:  3.jpg
Views: 4148
Size:  5.6 KB
Loại này thường sống đơn độc và lặng lẽ trong rừng già, rừng sâu kín ít người tới được. Thỉnh thoảng chúng sẽ tập hợp thành những nhóm nhỏ ở các bãi liếm đất mặn và bãi bùn. Ngâm mình trong bùn là hoạt động thường thấy của tất cả các loài tê giác, việc này cho phép chúng duy trì nhiệt độ cơ thể luôn mát mẻ và giúp chúng chống được bệnh tật và sinh vật ký sinh.
Name:  6.jpg
Views: 4174
Size:  15.9 KB
Tê giác Java thông thường không tự đào bãi ngâm bùn của riêng chúng, mà thích sử dụng bãi ngâm của những con vật khác hay các hố xuất hiện tự nhiên, được chúng dùng sừng để mở rộng. Những bãi liếm đất mặn cũng rất quan trọng với chúng bởi đây là nơi cung cấp các chất khoáng thiết yếu.
Name:  7.jpg
Views: 4307
Size:  40.7 KB
Phạm vi chỗ ở của những con đực rộng hơn, khoảng 12-20 km², so với con cái ở khoảng 3–14 km². Sự chồng lấn lẫn nhau về lãnh thổ của những con đực ít hơn những con cái, tuy nhiên người ta vẫn chưa được biết về những cuộc tranh giành lãnh thổ nếu có.
Name:  5.jpg
Views: 5854
Size:  35.9 KB
Những con đực đánh dấu lãnh địa của chúng bằng phân và nước tiểu. Những vết cào trên mặt đất bằng chân và những cây con bị vặn cũng có thể được sử dụng cho mục đích thông tin. Những loài tê giác khác thường có tập tính đặc biệt: thải những cục phân lớn ra ngoài và sau đó cạo phân bằng chân sau. Loài tê giác Java khi thải phân ra lại không có hành động như vậy. Sự thích nghi trong hành vi này được cho là do sinh thái ở những cánh rừng ẩm ướt khiến phương pháp này không đạt hiệu quả cho việc phát tán những mùi hương đánh dấu. Trong thiên nhiên tê giác không có kẻ thù, không cạnh tranh với các loài thú khác.
Name:  8.jpg
Views: 4739
Size:  27.7 KB
Trước đây tại Việt Nam. chúng xuất hiện nhiều ở Lai châu (Mường Lay, Mường Tè), Sơn La (Sông Mã), các vùng thuộc Trung, Nam bộ. Tuy nhiên hiện nay chúng chỉ còn được phát hiện với một số ít cá thể tại vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Trên thế giới thì chúng còn được tìm thấy tại Java -indonexia
Theo sách đỏ thế giới thì tê giác java này đang xếp ở bậc E của mức độ quý hiếm.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
16 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (30-09-2009), Ốc_hp (30-09-2009), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (06-06-2010), chienbinh (01-10-2009), chulunthu5 (20-05-2011), Dat_stamp (04-08-2013), gachjp (22-09-2016), hat_de (30-09-2009), hienthuong (21-11-2009), kuro_shiro (01-10-2009), lambachtung (07-07-2011), manh thuong (30-09-2009), nlph410 (21-11-2009), The smaller dragon (11-05-2010), Tien (30-09-2009), zodiac (30-09-2009)