Xem riêng 01 Bài
  #2  
Cũ 08-04-2014, 16:52
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Cúm là rạch ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cúm, còn gọi là cúm núm, là “loại chim sống ở nước cùng họ với cuốc, có lông màu xám” [4].

Ngọn Dừa
là rạch ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Ngọn Dừa là “dòng nước nhỏ ở đầu sông có nhiều cá dừa – một loại cá giống cá soát nhưng lớn xác và ít ăn tạp hơn” [4].

Ốc Len
là rạch ở xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP HCM, dài độ 1.000m. Ốc Len là thứ ốc ở rừng sác, to bằng ngón tay cái, vỏ dài và thon, ruột xanh, đen và vàng, thường bám theo các cây đước, vẹt, bần hoặc trên các tảng đá khi nước lên [3].

Vược là rạch ở tỉnh Vĩnh Long và là rạch nhỏ ở Hà Tiên, chảy qua phía đông núi Tô Châu và thị xã Hà Tiên vào Đông Hồ. Tên chữ là Lư Khê. Vược là tên một loại cá biển to con, thịt mềm ngon [4].

Cần Đước là huyện của tỉnh Long An, diện tích 218,1km vuông, dân số 161.900 người (2006), gồm thị trấn Cần Đước và 16 xã. Cần Đước gốc Khmer Andơk [8], nghĩa là “con rùa” [9]. Cần Đước không những là địa danh mà còn là từ chỉ con vật : con cần đước.

Cần Thay là sông bắt nguồn từ sông Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cần Thay gốc Khmer Banlê Ansay [9]. Ansay là tên một giống rùa quí, dành cho vua [2].

Cần Thơ trước hết là con rạch chảy ra sông Hậu ở phía hữu ngạn, ở phía đông thành phố Cần Thơ, rộng 4 trượng (19,48m), sâu 2,5 trượng (12,175m). Tiếp theo, Cần Thơ là tỉnh ở Nam Bộ, được thành lập ngày 20/12/1899, đến ngày 22/10/1956 đổi thành tỉnh lỵ của tỉnh Phong Dinh. Kế đến, Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 11/2003. Diện tích 1389,59 km vuông, dân số 1.112.121 người (2006). Thành phố gồm 4 quận: Bình Thuỷ, Cái Răng, Ninh Kiều, Ô Môn và 4 huyện : Cờ Đỏ, Phong Điền, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh. Sau cùng, Cần Thơ là tên cầu trên quốc lộ 1A, bắc qua sông Hậu, nối tỉnh Vĩnh Long với thành phố Cần Thơ, khởi công xây dựng tháng 9/2004, khánh thành ngày 24/4/2010. Cầu có tổng chiều dài 15.850m, trong đó cầu chính dài 2.750m, rộng 24,8m cho bốn làn xe và hai lề bộ hành, đường dẫn phía tỉnh Vĩnh Long dài 5.410m, đường dẫn phía thành phố Cần Thơ dài 7.600m. Cần Thơ gốc Khmer Kìn Tho, nghĩa là “cá sặt rằn” [1], cũng gọi là “cá lò tho”, vì trong lòng rạch có nhiều cá này. Các giả thuyết do Cầm Thi (giang), Cần Thơm nói chệch là không có cơ sở khoa học.

Cổ Lịch là rạch và cầu ở xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Cổ Lịch là (dòng nước) nhỏ và cong giống cổ con lịch [2]. Lịch là loại cá mình dẹp, mềm mại, da đen, trơn láng, răng sắc nhọn, rất hung dữ.

Mỏ Ó là bãi biển ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, nổi tiếng về vẻ đẹp. Mò Ó có lẽ là ó biển, một loài ó lớn, hay ở biển, có tài bắt cá.

Mỏ Nhát là sông ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mỏ Nhát là “thứ chim ruộng nhỏ con và dài mỏ” [2].

Tri Tôn
là huyện của tỉnh An Giang, diện tích 598,1km vuông, dân số 112.000 người (2006), gồm 2 thị trấn Tri Tôn, Ba Chúc và 13 xã. Địa danh này được HV hoá năm 1956. Tri Tôn gốc Khmer, nguyên dạng Sva Téanh hay Sva Tôn, nghĩa là “khỉ níu kéo” vì ngày xưa đây là vùng hoang dã, khỉ thường quấy rối khách qua đường 9. Sở dĩ Xà Tón bị nói chệch thành Tri Tôn vì trong tiếng Việt đã có sẵn từ tổ Tri Tôn. Tri Tôn (ở mục từ trên) giống như các địa danh Kế Sách, Phó Bảng, Rù Rì [3]. Tri Tôn là “biết tôn trọng”. Trong các tên thú nêu trên, một số cũng có ở Bắc Bộ và Trung Bộ nhưng mang những tên khác ; còn một số chỉ có ở Nam Bộ. Chính những địa danh mang các tên thú này tạo cho địa danh Nam Bộ có một đặc trưng mà địa danh ở các vùng khác không có.

Hàn : Ông tôi khi xưa hay nói Xà Tón mà tôi nghe giống như từ Ba Ton của Pháp (cù nghéo / gậy), mỗi lần về đó bọn tôi hãi lắm vì sợ Gậy Ông Không Đạp Lưng Ông mà đập lưng tụi tui mới chết chớ!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Đức Tịnh, Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ, TP HCM, Nxb Văn nghệ, 1999.

2. Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị, SG, 1895-1896.

3. Lê Trung Hoa (chủ biên), Nguyễn Đình Tư, Từ điển địa danh thành phố Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, 2003.

4. Lê Văn Đức, Việt Nam từ điển, SG, Khai trí, 1970.

5. Nguyễn Tấn Anh, Những đặc điểm chính của địa danh ở Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Trường ĐHKHXH – NV, tp.HCM, 2008.

6.Nguyễn Thanh Bình, Nguồn gốc địa danh hành chính tỉnh Sóc Trăng, trong “Tài liệu hội thảo khoa học : Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Sóc Trăng trước 1945”, bản đánh máy, 2000.

7.Nguyễn Thị Kim Phượng, Nghiên cứu địa danh ở tỉnh Bến Tre, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Trường ĐHSP, TP HCM, 2009.

8.Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang Nam Bộ, Nxb Văn nghệ, TP HCM, 1994.

9. Trương Vĩnh Ký, x. Lê Hương, Người Việt gốc Miên, tr. 253 – 264. Thái Văn Chải dịch các địa danh gốc Khmer trong sách này.

10.Võ Nữ Hạnh Trang, Văn hoá qua địa danh Việt ở tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ Văn hoá học, Trường ĐHKHXH - NV, TP HCM, 2006.

11. Vương Hồng Sển, Tự vị tiếng Việt miền Nam, HN, Nxb Văn hoá, 1993. Nguồn: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn

Bài của Lê Trung Hoa
/ NamKyLucTinh.org
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
asahi (09-04-2014), Dat_stamp (09-04-2014), hongduc2008 (09-04-2014), Mai Hoàng Huy (08-04-2014), nam_hoa1 (10-04-2014), Ng.H.Thanh (08-04-2014), stamp-history (08-04-2014)