Xem riêng 01 Bài
  #10  
Cũ 02-08-2014, 23:46
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định

Angkor xin góp một bày phân tính trên mạng vừa mới đọc được như sau:

Ngày 20/07/1954, Hiệp định Genève được chính thức ký kết nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và tái lập hoà bình tại Đông Dương. Hiệp định này đã thừa nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng dù là một bên ký vào Hiệp định, ngay từ thời đó, Trung Quốc đã tìm cách lợi dụng Việt Nam và nuôi dã tâm phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Name:  A1.jpg
Views: 528
Size:  47.9 KB

Trong vòng 60 năm qua, giới nghiên cứu đã có rất nhiều đánh giá về bản Hiệp định này, về vai trò của các bên chủ chốt tham gia cuộc đàm phán tại Genève, từ hai phái đoàn đại diện cho miền Bắc và Miền Nam Việt Nam, cho đến Pháp, Mỹ, Liên Xô hay Trung Quốc, đặc biệt là trên vấn đề chia cắt Việt Nam thành hai miền, lấy đường ranh là vĩ tuyến 17.

Vào lúc chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đe dọa dữ dội, dịp kỷ niệm 60 năm Hiệp định Genève 1954 đã nêu bật trở lại vai trò của Trung Quốc, trong việc bắt tay với Pháp tại Hội nghị Genève để chia cắt Việt Nam, một quyết định mà cả hai phái đoàn Việt Nam vào khi ấy phải miễn cưỡng chấp nhận.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, ý đồ đánh vào chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam thể hiện vào thời Hiệp định Genève, đã được Bắc Kinh tiếp tục từ đó đến nay, với một loạt những hành động đi đêm ngoại giao với Hoa Kỳ vào đầu thập niên 1970, ngay trong lúc Việt Nam đang lâm chiến với Mỹ, cho đến nhưng hành vi lấn chiếm biển đảo – Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988 và gần đây nhất là vụ đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Đó là chưa kể đến việc Bắc Kinh nuôi dưỡng lực lượng Khmer Đỏ quấy phá vùng biên giới Tây Nam của Việt Nam vào cuối thập niên 1970, và đặc biệt là vụ xua quân đánh vào các tỉnh thuộc vùng biên giới phía Bắc của Việt Nam vào năm 1979.

Trả lời phỏng vấn của RFI nhân kỷ niệm 60 năm bản Hiệp định Genève 1954, nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc, Tổng biên tập Tạp chí Xưa và Nay tại Hà Nội đã phân tích thêm về ý đồ lợi dụng Việt Nam của Trung Quốc ngay từ thời Hội nghị Genève, bước khởi đầu của một chiến lược lâu dài nhằm vào chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, trong đó có Biển Đông.

Đối với sử gia Dương Trung Quốc, « Giá trị cơ bản nhất của Hiệp định Genève đương nhiên là việc chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ I. Nhưng nội dung quan trọng, mang ý nghĩa thiết thực chính là việc quốc tế thừa nhận chủ quyền, độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ».

Trung Quốc là nước đã ký vào văn kiện quốc tế năm 1954 công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, nhưng đồng thời, Trung Quốc lại tán đồng việc chia cắt Việt Nam thành hai miền Nam Bắc. Theo sử gia Dương Trung Quốc, đó là vì trong toàn cảnh cuộc chiến tranh lạnh Đông-Tây vào thời đó, Bắc Kinh muốn biến Việt Nam thành lá chắn để bảo vệ Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Mỹ, dùng Việt Nam làm quân cờ để mặc cả với Hoa Kỳ khi Bắc Kinh cần thay đổi chiến lược.

Vấn đề được sử gia Dương Trung Quốc nêu bật là bất chấp sự chọc gậy bánh xe của Trung Quốc, Việt Nam vào năm 1975 đã thống nhất được đất nước. Phản ứng sau đó của Trung Quốc chính là xúi giục lực lượng Khmer Đỏ của Pol Pot mở cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam sau đó xua quân đánh vào vùng biên giới phía Bắc Việt Nam (1979).

Dụng tâm phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam còn được thấy qua việc dùng võ lực đánh chiếm nhiều bãi cạn do Việt Nam kiểm soát trên quần đảo Trường Sa (1988), và biết bao hành động quyết đoán khác tại vùng Biển Đông.
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (04-08-2014), HanParis (03-08-2014), Mai Hoàng Huy (03-08-2014), manh thuong (04-08-2014), nam_hoa1 (03-08-2014), Poetry (02-08-2014)