Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 20-07-2014, 23:02
nam_hoa1's Avatar
nam_hoa1 nam_hoa1 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cộng tác viên CLB Viet Stamp
 
Ngày tham gia: 10-04-2010
Bài Viết : 421
Cảm ơn: 7,847
Đã được cảm ơn 3,383 lần trong 446 Bài
Mặc định HIỆP ĐỊNH GENEVE - GIỌT NƯỚC MẮT NGƯỜI DÂN VIỆT

Cách đây 60 năm ,một hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được kí kết mà ngưòi ta quen gọi là hiệp đinh GENÈVE .Hiệp định này là âm mưu của các nước lớn muốn chia cắt đất nước Việt Nam thành 2 miền .
Vài năm sau , Họ đẩy chiến sự bùng lên , cuộc chiến diễn ra ác liệt hơn , máu và nước mắt dân Việt lại tiếp tục đổ .Tới năm 1975 , hơn một triệu người dân 2 miền đã chết và để lại cho thế hệ con cháu sau này một hệ lụy không tưởng
Xin giới thiệu hình ảnh các nhân vật chính đại diện cho các quốc gia đã đến tham dự hội nghị
1/Phía Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn

Name:  IMG_0001.jpg
Views: 632
Size:  36.4 KB

Ông PHẠM VĂN ĐỒNG tiếp đại sứ NAM DƯƠNG tại PHÁP đến thăm xã giao đoàn VN tại GENEVE ngày 07-6-195
4

Ngoài ra còn có ông Hoàng Văn Hoan đại sứ VN tại Bắc Kinh là người phát ngôn chính thức của đoàn


Name:  mohoangvanhoan.jpg
Views: 942
Size:  82.6 KB

Phan Anh bộ trưởng Bộ công thương , cố vần về Pháp luật

Name:  IMG_0028.jpg
Views: 645
Size:  36.3 KB

Tạ Quang Bửu thứ trưởng bộ quốc phòng , cố vần vể quân sự ...





2/Phái đoàn Quốc gia Việt Nam ,đầu tiên do Ngoại trưởng Nguyễn Quốc Định làm trưởng đoàn

Name:  IMG_1454[1].jpg
Views: 629
Size:  40.5 KB

sau thay thế bởi Phó thủ tướng Nguyễn Trung Vinh và trưởng đoàn cuối cùng là Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ

Name:  IMG_0006.jpg
Views: 814
Size:  40.8 KB


Trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam, Ông Trần Văn Đỗ nhất quyết không ký vào Hiệp định Genève vì không chấp nhận việc chia cắt Việt Nam


Tuy lên tiếng phản đối, nhưng sau khi hiệp định được kí kết, Chính phủ và quân đội Quốc gia Việt Nam cùng quân Pháp rút về phía nam vĩ tuyến 17. Sau đó , Uỷ ban Bảo vệ Bắc Việt Nam của Quốc gia Việt Nam tìm cách kêu gọi dân chúng di cư vào Nam. Một kế hoạch di cư được đặt ra và một Uỷ ban di cư được thành lập. Ngày 30/7/1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phát biểu cổ vũ dân chúng miền Bắc đạo thiên chúa di cư vào miền Nam. Ban đầu dư tính khoảng hơn 100 ngàn dân , nhưng về sau cón số lên gần 1 triệu

3/Đoàn Pháp, giai đoạn đầu là Ngoại trưởng Georges Bidault

Name:  IMG_0007.jpg
Views: 604
Size:  32.6 KB

giai đoạn sau là thủ tướng Pierre Mendès France

Name:  IMG_1456[1].jpg
Views: 577
Size:  48.4 KB

khi tham dự Hội nghị PHÁP giữ lập trường khá cứng rắn khi đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa . Sau thất bại lớn ở Điện Biên phủ nội các của thủ tướng Laniel bị nhân dân Pháp lên án, buộc phải từ chức ngày 12 tháng 6.
 Mendès France thuộc phái chủ hòa lập chính phủ mới. Ngày 18 tháng 6, khi nhậm chức, Mendès France tuyên bố sẽ từ chức nếu trong vòng một tháng không đạt được ngừng bắn ở Đông Dương


4/Phái đoàn Anh , do Anthony Eden  làm trưởng đoàn.

Name:  IMG_0009.jpg
Views: 564
Size:  45.7 KB

Nước Anh không muốn dính líu vào chiến tranh Đông Dương cùng với Mỹ nhưng cũng không muốn gây tổn hại đến quan hệ đồng minh với Mỹ.
Nước Anh chủ trương ủng hộ Pháp thương lượng trên thế mạnh

5/Phái đoàn Hoa Kỳ , do Ngoại trưởng Dulles làm trưởng đoàn nhưng chỉ dự phần Triều Tiên,

Name:  dulles.jpg
Views: 680
Size:  15.7 KB

còn phần Đông Dương giao lại cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bedell Smith tham dự

Name:  IMG_0008.jpg
Views: 582
Size:  33.2 KB

Phái đoàn Hoa Kỳ từ chối ký và không công nhận Hiệp định Genève nhưng ra Tuyên bố nước này "sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm Hiệp định là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế”
.


6/Phái đoàn Liên bang Sô Viết, do Phó chủ tich hội đồng bộ trường Viachesav Molotov   kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, làm trưởng đoàn.

Name:  IMG_0010.jpg
Views: 578
Size:  30.0 KB


Mục tiêu của Liên Xô là ngăn chặn nguy cơ chiến tranh vượt ra khỏi phạm vi Đông Dương khiến các nước phương Tây đoàn kết lại ủng hộ Mỹ . Đồng thời Liên Xô muốn tạo dựng hình ảnh là người bảo vệ hoà bình thế giới và nâng đỡ vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế

7/Phái đoàn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa , do  Thủ tướng Chu Ân Lai   kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, làm trưởng đoàn.

Name:  IMG_0011.jpg
Views: 617
Size:  28.5 KB


Hội nghị Geneve là mục đích chính để đưa Trung Quốc thành một thế lực quan trọng tại Châu Á
Trung Quốc không quan tâm đến lợi ích của những người cộng sản và dân tộc chủ nghĩa tại ba nước Đông Dương. Trung Quốc thoả hiệp với các nước phương Tây trong giải pháp phân chia lãnh thổ bất lợi đối với lực lượng bản xứ chống Pháp tại các nước này
Mục tiêu cao nhất của Trung Quốc là mong muốn các bên ký kết một hiệp định về Đông Dương để tránh mọi sự can thiệp của Mỹ
.


8/Phái đoàn Vương quốc Campuchia , do Ngoại trưởng Nhiêk Tiêu Long rồi sau đó Ngoại trưởng Tep Phan lãnh đạo.

Campuchia cam kết trung lập, không tham gia vào bất cứ liên minh quân sự nào trái Hiến chương Liên Hợp Quốc trừ khi an ninh của Campuchia bị đe doạ.[

9/Phái đoàn Vương Quốc Lào  , do Ngoại trưởng  Phumi Sananikone  làm trưởng đoàn.9/

Lập trường của Chính phủ Hoàng gia Lào tương tự Chính phủ Hoàng gia Campuchia. Lào mong muốn hoàn toàn độc lập và chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Lào.


Hai phái đoàn Pathet Lào  và Khmer  không được chính thức tham gia hội nghị mà chỉ có quan hệ với phái đoàn VNDCCH Tất cả các nguyện vọng của hai đoàn này được  VNDCCH  trình bày trước hội nghị.

Hai đồng chủ tịch Hội nghị là Liên Xô và Anh
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn nam_hoa1 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (02-08-2014), BoZoo (29-07-2014), chie (01-08-2014), chienbinh (21-07-2014), dammanh (27-07-2014), exploration (22-07-2014), HanParis (21-07-2014), Mai Hoàng Huy (22-07-2014), manh thuong (21-07-2014), Ng.H.Thanh (28-07-2014), open (21-07-2014), Poetry (21-07-2014), VAPUTIN (21-07-2014)