Xem riêng 01 Bài
  #19  
Cũ 07-06-2011, 09:23
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Chảo các bạn,

Đề bài bác Mạnh đưa ra rất hay, gợi người ta liên tưởng tới những câu như
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long
của nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ

Khi kêu gọi Toàn quốc kháng chiến ngày 19 tháng 12 năm 1946, Bác Hồ viết: "Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc..."

hay như có bạn ở trên đã nhớ ngay tới sự tích Hồ Gươm.

Ngày xưa, gươm kiếm là vũ khí chủ yếu trong chiến tranh, tuy nhiên nước ta lại không thật nổi tiếng về thuật dùng gươm kiếm. Thánh Gióng dùng tre, An Dương Vương dùng nỏ... Vì vậy trộm nghĩ, gươm là hình ảnh tượng trưng hơn là một công cụ chiến tranh, giống như hình ảnh "Người mẹ - Tổ quốc" giơ cao thanh gươm của thành phố Kiev, nơi tôi đã từng học tập.

Trong bài thơ gốc của Gamzatov (những bạn không biết tiếng Nga có thể hỏi anh google), thanh gươm bình thường ngủ yên trong vỏ, nhưng khi cần có thể vút ra với tiếng ngân vang lanh lảnh – chính chữ cuối cùng sau dấu phẩy thể hiện ý này. Liên tưởng, ý thơ của Gamzatov cũng rất gần với sự tích “Hoàn Kiếm” – thanh gươm chỉ cần dùng tới khi đất nước bị xâm lăng.

Tôi rất trông đợi những tứ thơ/ý tưởng độc đáo, vì người Việt chúng ta đâu có thích chiến tranh, đâu có ưa dao kiếm, nhưng khi cần thì
Đến em thơ cũng hóa những anh hùng
Đến ong dại cũng luyện thành dũng sĩ
Và hoa trái cũng biến thành vũ khí!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (07-06-2011), hat_de (07-06-2011), hoang.le (07-06-2011), manh thuong (07-06-2011), nam_hoa1 (07-06-2011), Ng.H.Thanh (07-06-2011), Nguoitimduong (07-06-2011), Poetry (07-06-2011), thanhtruc (16-06-2011), tugiaban (08-07-2011)