Xem riêng 01 Bài
  #4  
Cũ 23-09-2009, 08:22
open's Avatar
open open vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 451
Cảm ơn: 3,118
Đã được cảm ơn 2,030 lần trong 420 Bài
Mặc định

Kì 4 : Biến ước mơ thành hiện thực

TT - Victor Hugo có nói “Để sáng tạo tương lai, cần bắt đầu bằng một ước mơ”. Ước mơ là những mong ước cho tương lai của mỗi người, không bị giới hạn trong bất cứ khuôn khổ nào.

Có những ước mơ rất vĩ đại như đấu tranh giải phóng dân tộc, trở thành tỉ phú đôla, trở thành nhà lãnh đạo tài ba như Bill Gates, trở thành thủ tướng hay tổng thống... Lại có những ước mơ nhỏ hơn như tiết kiệm đủ tiền để tặng ba mẹ chuyến du lịch thoải mái, có thật nhiều bạn bè, trở nên tự tin hơn, đạp xe vòng quanh VN...

Theo Dale Carnegie, tác giả của hai quyển sách nổi tiếng Đắc nhân tâm và Quẳng gánh lo đi mà vui sống, để thực hiện thành công ước mơ trong tương lai, chúng ta luôn cần: xác định được một đích đến rõ ràng (hay còn gọi là “tầm nhìn cho tương lai”); cụ thể hóa tầm nhìn này thành những mục tiêu mong muốn cụ thể; lập kế hoạch hành động cụ thể để thay đổi những thói quen hằng ngày; và luôn trau dồi kiến thức và kỹ năng trong quá trình thực hiện ước mơ.

Dale Carnegie cho biết tất cả những người thành công đều có một bức tranh mô tả ước mơ về tương lai của mình rất rõ ràng, bản thân sẽ thấy mình như thế nào ở một khoảng thời gian nhất định nào đó. Quan trọng là cần phải biết chúng ta ước mơ gì và viết tầm nhìn này xuống giấy, dán ở những nơi dễ thấy nhất để làm nguồn động lực thường xuyên cho việc thực hiện ước mơ. Khi viết về ước mơ và tầm nhìn cho tương lai, ngôn ngữ sử dụng luôn là: tích cực, mạnh mẽ, ở thì hiện tại.

Ví dụ cho một ước mơ nghề nghiệp:

“Năm 2020, tôi là một bác sĩ có tâm huyết, yêu nghề và vững chuyên môn.

Tôi mong muốn luôn dành trái tim của mình cho bệnh nhân, quan tâm, chăm sóc, lo lắng bằng cả tấm lòng (mong muốn cho tầm nhìn “có tâm huyết”). Tôi muốn mình không ngừng học hỏi về chuyên môn với các đồng nghiệp, bạn bè, thầy cô trong ngành, đóng góp sáng kiến để phát minh những cách điều trị mới nhằm cứu sống nhiều bệnh nhân, giảm đau đớn cho họ (cho tầm nhìn “yêu nghề”). Tôi mong muốn mình được nhiều đồng nghiệp tôn trọng và quý mến bởi tay nghề vững vàng và cả sự duyên dáng, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử (cho tầm nhìn “giỏi chuyên môn”).

Để đạt được những mục tiêu này, từ bây giờ, lớp 11 phổ thông, tôi tập trung học thật giỏi môn sinh và hóa, các môn khác - trừ môn văn - phải từ 7 điểm trở lên, riêng môn toán phải trên 7,5. Mỗi tháng tôi đọc một một quyển sách hay tạp chí về y khoa. Hằng tháng tôi tìm cách đến bệnh viện một lần xem cách thức bác sĩ khám bệnh, tiếp xúc với bệnh nhân, nhân đó tôi sẽ lân la hỏi thăm bệnh nhân xem họ mong muốn gì ở bác sĩ. Hằng tuần tôi theo dõi những tin tức trên báo đài về ngành y của VN và trang web suckhoecongdong. Tôi phải thỉnh thoảng đến chơi nhà cậu Bảy đang là bác sĩ ngoại khoa của Bệnh viện Bình Dân để tìm hiểu những mặt trái cùng những thách thức của nghề này và mượn tạp chí chuyên môn của cậu để xem. Tôi tìm hiểu thông tin về các bệnh viện ở thành phố để lên kế hoạch xin thực tập vào năm đầu của đại học.

Bước thứ 4, theo Dale Carnegie, để thực hiện được ước mơ tốt nhất, chúng ta còn cần liên tục trau dồi và hoàn thiện kiến thức và kỹ năng. Những kỹ năng quan trọng nhất bao gồm: kỹ năng lập kế hoạch; quản lý thời gian; giao tiếp, đối nhân xử thế; thuyết phục; giải quyết vấn đề; phân tích và ra quyết định; thích nghi với thay đổi; kiểm soát căng thẳng; giải quyết mâu thuẫn; làm việc đội nhóm; trình bày và tập trung vào mục tiêu đã đề ra.

Người ta thường nói “một giờ hoạch định bằng bốn giờ thực hiện”. Điều này rất đúng vì mục tiêu sẽ chỉ đạt được thành công khi chúng ta xác định được các bước hành động cụ thể với khung thời gian và xác định những trở ngại, bất trắc trong quá trình thực hiện kế hoạch của mình.

ThS NGUYỄN TRỊNH KHÁNH LINH
(Trường Doanh nhân Đắc nhân tâm - Dale Carnegie VN)



Dám nghĩ lớn dù là hạt cát nhỏ

Name:  13-38-53-med.jpg
Views: 1237
Size:  41.7 KB

Nguyễn Quang Kỳ (28 tuổi, quê Bình Định) lớn lên trong gia đình nghèo có năm anh em và từ khi học THPT, Kỳ đã nuôi ý chí thay đổi cuộc sống. Không vào được ĐH, Kỳ theo học trung cấp kỹ thuật, vừa học vừa làm thêm. Anh xin vào làm thợ sửa đồng hồ taxi trong Công ty Mai Linh.

Thấy mặt hàng thiết bị văn phòng có nhu cầu lớn nên sau giờ tan ca anh đi học thêm nghề sửa chữa thiết bị văn phòng. Cứ chuyên môn nào có ích cho mình trong tương lai Kỳ đều tranh thủ sắp xếp thời gian theo học, từ cơ khí đến quản trị kinh doanh. Thu nhập làm thợ không đủ đóng học phí nên anh tìm đến Quỹ hỗ trợ công nhân TP.HCM để vay tiền. Đầu năm 2009, anh dùng số tiền dành dụm trong thời gian làm thợ mở cửa hàng cung cấp thiết bị văn phòng, nội thất.

Đến tháng 4-2009 anh lập công ty TNHH sản xuất - thương mại inox Đại Thịnh Việt đóng tại Thủ Dầu Một (Bình Dương) với doanh thu trung bình mỗi tháng 400-500 triệu đồng và giải quyết việc làm cho gần 20 thanh niên. “Tôi nghĩ con đường lập nghiệp, thực hiện mơ ước làm giàu của mỗi người không nhất thiết phải bắt đầu từ ĐH. Những “con đường cong” từ học nghề, làm thợ rồi tạo cho mình một cơ sở làm ăn riêng mở ra cho tất cả mọi người”, Kỳ nói. Trong Phiên chợ vui lần 4-2009, Kỳ đã hỗ trợ một bạn công nhân vừa học vừa làm học bổng 3,5 triệu đồng.

NGUYỄN NAM
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn open vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chnchien (01-09-2010), hat_de (23-09-2009), manh thuong (23-09-2009), quaden@_cute (01-09-2010), tugiaban (23-09-2009)