Xem riêng 01 Bài
  #10  
Cũ 29-01-2011, 09:28
Ng.H.Thanh's Avatar
Ng.H.Thanh Ng.H.Thanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Kiểm tra - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 03-03-2009
Bài Viết : 1,319
Cảm ơn: 11,757
Đã được cảm ơn 8,892 lần trong 1,331 Bài
Mặc định Chuyện cây vú sữa tặng Bác Hồ

Trong quyển lịch sử Tây Nam bộ 30 năm kháng chiến có ghi lại rằng: mồng 2 Tết Nguyên đán năm Ất Mùi (1955), trong buổi chúc tết Bác Hồ tại Phủ chủ tịch, đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh thay mặt đồng bào Nam bộ dâng tặng Bác cây vú sữa.
Bác đã xúc động đến ngấn lệ khi biết đây là cây vú sữa của đồng bào vùng tận cùng của Tổ quốc. Cũng từ đó, cây vú sữa đã trở thành biểu tượng tấm lòng Bác Hồ đối với miền Nam và của miền Nam đối với Bác Hồ. Nhưng ai là người trực tiếp gửi tặng Bác cây vú sữa, nguồn gốc cây vú sữa là ở đâu...?

Name:  BH cây vú sữa.jpeg
Views: 729
Size:  12.8 KB

Bì kỷ niệm

Có người cho rằng cây vú sữa gửi tặng Bác Hồ là từ chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam. Lại có người nói rằng đó là từ gợi ý của những cán bộ tập kết.
Để tìm rõ nguồn gốc thì phải tìm đến xã Trí Phải (huyện Thới Bình, Cà Mau) nơi mà lâu nay người ta cho rằng “một lão nông” hay “ông tía, bà má” đã gửi tặng Bác Hồ cây vú sữa.

Name:  lech rang.jpg
Views: 731
Size:  38.5 KB

Tem lệch khung

Theo xuôi kinh 10 tới thẳng nhà ông Nguyễn Văn Phận - một nhân chứng của những ngày tập kết lịch sử. Ngày trước ông là tổ trưởng tổ Đảng ấp 10, xã Trí Phải. Trong những ngày tháng tập kết đầy xúc động ấy, ông là người đón, đưa bộ đội về xã, về Vàm Chắc Băng chuẩn bị lên đường ra Bắc.

Ông kể: “Khi lễ tiễn đưa sắp kết thúc, mẹ Tư hai tay ôm cây vú sữa nhỏ bước tới đưa cho anh Ba Kiên (khi đó là đại đội trưởng đại đội pháo của tiểu đoàn 307), nhắn gửi tặng Cụ Hồ. Ai nói gì thì nói, riêng tôi và nhiều người nữa ở xã này biết rõ cây vú sữa ấy là do mẹ Tư gửi tặng Bác Hồ. Nó được cô Bảy (con gái mẹ Tư, hiện còn sống ở kinh 9) bứng từ nhà ông Năm Đươn, cha nuôi của mẹ Tư hồi xưa”.

Name:  1.jpg
Views: 752
Size:  75.9 KB
Tem lệch răng

Hồi đó, cô Bảy chỉ mới 14 tuổi. Cô kể: “Khi các chú với tía mang balô lên Vàm Chắc Băng tập kết, mẹ gọi tôi vào nói: Tụi nó đi mà không có gì gửi cho Cụ Hồ. Mày chạy xuống nhà ngoại bứng về cho má cây vú sữa gửi cho Cụ nhanh lên!”.
Chẳng ai trả lời được câu hỏi tại sao mẹ Tư lại tặng cây vú sữa mà không là cây khác.
Cô Bảy kể lại: khi đã ở cái tuổi “gần đất xa trời”, mẹ cô nói với con cháu rằng muốn được một lần ra thăm lăng Bác để coi lại cây vú sữa bà tặng Cụ Hồ bây giờ ra sao. Nhưng mong ước chưa thực hiện vì không có điều kiện thì mẹ đã ra đi mãi mãi. Bây giờ mộ mẹ nằm đó, bên cạnh mộ chồng. Còn cô Bảy, khi kể chuyện thỉnh thoảng lại hỏi chúng tôi: “Đã ra thăm lăng Bác lần nào chưa? Kể cho cô nghe với. Lăng có đẹp không? Vô đó có nhìn thấy Bác không? Cây vú sữa có sai quả không?...”. Cô hỏi mà chúng tôi không kịp trả lời, mà cũng chẳng trả lời nổi. Họ là vậy đó, vẫn một lòng hướng về với Bác, với đồng bào miền Bắc như cái thời đất nước còn chia cách!

Name:  2.jpg
Views: 795
Size:  64.7 KB

Do có quá nhiều ý kiến xung quanh sự kiện “Cây vú sữa miền Nam” nên Tỉnh ủy và UBND tỉnh Cà Mau đã tổ chức cho thẩm tra, và kết luận: “Cây vú sữa miền Nam” gửi tặng Bác Hồ năm 1955 là do gia đình bà Lê Thị Sảnh (thường gọi là mẹ Tư) đại diện nhân dân miền Nam gửi tặng Bác Hồ”. UBND tỉnh cũng đã chấp thuận cho xây dựng bia kỷ niệm “Cây vú sữa miền Nam với Bác Hồ” tại nhà bà Sảnh để kỷ niệm 50 năm những chuyến tàu tập kết.


Name:  3.jpg
Views: 682
Size:  31.8 KB

Tem lệch răng
__________________
Họ và tên: Nguyễn Hoài Thanh
Địa chỉ: số 9 đường Lê Hồng Phong, khu vực 2, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
Điện thoại: 0918319392
Email; hoaithanh65f@gmail.com
Facebook: Hoai Thanh Nguyen
Tài khoản VietcomBank: 0391000979333
Chủ tài khoản Nguyễn Hoài Thanh

Bài được Ng.H.Thanh sửa đổi lần cuối vào ngày 29-01-2011, lúc 09:30
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Ng.H.Thanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
-peripheria- (29-01-2011), asahi (29-01-2011), Bảo Khánh (02-02-2011), dammanh (29-01-2011), hat_de (06-05-2011), hoang.le (29-01-2011), huuhuetran (29-01-2011), Poetry (29-01-2011), thanhtruc (04-03-2011), thantrongdao (06-02-2011), The smaller dragon (31-03-2011), Tien (09-04-2011)