Xem riêng 01 Bài
  #2  
Cũ 09-04-2015, 00:37
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Nhà nhiếp ảnh Trịnh Đình Thu
Tác giả bìa báo 30-4-1976



Bìa báo SGGP 30-4-1976. Ảnh: TRỊNH ĐÌNH THU

Gặp phái viên Tuần San SGGP Thứ Bảy một cách tình cờ, ông cười “thú nhận” ông chính là tác giả bức ảnh “Nữ công nhân Công ty kỹ nghệ Thủ Thiêm đang kiểm tra một bộ phận máy móc cho nhà máy giấy Cogido” bìa báo SGGP số đặc biệt ra ngày 30-4-1976, cách nay 29 năm.

Là một nghệ sĩ chân chính, khảng khái và ít khi tự nói về mình, chính vì thế ít ai biết ông từng là một nhà hoạt động nội thành kiên gan, từng sát cánh với nhà cách mạng Nguyễn Trọng Tuyển - Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, trong phong trào đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - văn hóa miền Nam thời kỳ chống Mỹ.

Thời gian này, ông sáng lập và điều hành Nhà ảnh Đống Đa - nơi tụ họp, trao đổi thông tin của văn nghệ sĩ, báo chí cùng lực lượng trí thức yêu nước Sài Gòn, nơi tiếp nhận và thực thi đường lối của Đảng, đồng thời là “trạm trung chuyển” đường dây Bắc - Nam qua ngả Phnom-Penh (Campuchia).

Ông còn sáng lập và điều hành nhà xuất bản Sóng Mới, quy tụ một số nhà văn có tư tưởng tiến bộ, yêu nước cùng các nhà cầm bút cách mạng, trong số đó có nhà văn Viễn Phương, Dương Tử Giang, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Bảo Hóa…, xuất bản các loại “sách hồng” vận động sinh viên, học sinh đấu tranh đòi thống nhất đất nước.

Năm 1958, đồng chí Nguyễn Trọng Tuyển hy sinh, ông bị địch bắt giam trong đợt biểu tình “Ký giả ăn mày” phản đối chiến tranh. Ra tù, ông tiếp tục công tác tại Tiểu ban An ninh Trung ương Cục miền Nam cho đến ngày thống nhất đất nước.

Sinh năm 1922, từ thuở thiếu thời, ông đã ý thức được vai trò của một công dân trong cảnh nước mất.

Ông tham gia lớp Quân chính Tự vệ Thành, làm Trưởng Ban Liên lạc Tự vệ Thành Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, rồi nhập ngũ vào Trung đoàn Chủ lực Tây Ninh 331, làm tổ trưởng Tổ Nghiên cứu Ban Chính trị Trung đoàn 331, thành viên Ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quân dân chính.
Suốt 2 cuộc trường kỳ kháng chiến, ông bị địch bắt, bị tù đày đến 3 lần nhưng vẫn giữ vững khí tiết của một chiến sĩ cách mạng.

Sau ngày giải phóng, ông tiếp tục điều hành Nhà ảnh Đống Đa, bấy giờ đã chuyển thành Xí nghiệp Ảnh màu Đống Đa. Ông còn được giao chức vụ Phó GĐ Công ty Nhiếp ảnh TPHCM, Phó Tổng thư ký Hội Nhiếp ảnh TP, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, đồng thời là đại biểu Hội đồng Nhân dân TPHCM khóa II.

Trong công tác chuyên môn, ông là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên về ảnh màu tại TP, người đưa nhiếp ảnh màu vào công nghệ “sản xuất hàng loạt” đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân; là người đầu tiên ứng dụng Minilab 27 vào Việt Nam, bước đầu công nghiệp hóa ngành ảnh TP và cả nước.

Kết hợp với Sở VHTT TP, ông là một trong những người đầu tiên xây dựng Công ty Nhiếp ảnh TP và Hội Nhiếp ảnh TP.HCM.

Bên cạnh sự nghiệp nhiếp ảnh đáng nể: Huy chương vàng, bạc, đồng trong các kỳ Liên hoan Ảnh Nghệ thuật TP.HCM, ông còn được Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN phong tước hiệu “Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Danh dự - Hon.VAPA”.

THẢO PHẠM

Nguồn : http://www.sggp.org.vn/saigonthubay/.../thang4/47955/
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
NHL-2014 (10-04-2015)