Ðề Tài: Du học Mỹ
Xem riêng 01 Bài
  #9  
Cũ 19-12-2009, 19:34
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Khó tìm ứng viên... nhận học bổng du học

TTO - Trong hai ngày 18 và 19-12, hơn 140 nhà quản lý giáo dục, giáo sư các trường đại học, doanh nghiệp Canada và VN đã tham dự hội thảo tổ chức tại ĐHQG TP.HCM để nhìn nhận thực tế và tìm giải pháp cho hoạt động hợp tác giáo dục và nghiên cứu giữa VN - Canada.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu đã nhìn nhận việc hợp tác giáo dục giữa hai nước trong thời gian qua chưa đạt được như mong muốn. Từ Đại học British Columbia (Canada), tiến sĩ Vương Thanh Sơn cho biết ông thành lập những dự án về công nghệ thông tin, “giáo dục ảo” (giáo dục qua điện thoại di động, Internet…) cho các sinh viên VN.

Ngoại ngữ quá yếu

Tuy nhiên, ông Sơn lo ngại là chất lượng giáo dục ở VN “chưa được đề cập một cách thỏa đáng”. Ông dẫn chứng sinh viên trong những năm gần đây tốt nghiệp nhiều hơn nhưng chưa đáp ứng được những yêu cầu từ nhà tuyển dụng. Nhất là rất ít sinh viên có khả năng ngang bằng với sinh viên các nước. Ông cho rằng “còn nhiều vấn đề cần thay đổi trong công tác dạy học.

Cũng là một Việt kiều sống ở Canada lâu năm, ông Lê Quốc Sinh, giám đốc Mạng lưới giáo dục VN - Canada, đơn vị đồng tổ chức hội thảo với ĐHQG TP.HCM, cho rằng hạn chế lớn nhất của sinh viên VN là ngoại ngữ. “Tiếng Anh yếu quá, tiếng Pháp lại càng yếu hơn” - ông nói. Điều hạn chế thứ hai mà ông đề cập chính là tính tự lập của sinh viên VN chưa cao: “Giáo sư phải dìu dắt, hướng dẫn từng li từng tí. Thông thường nghiên cứu sinh tiến sĩ thì không ai dìu dắt hết nhưng điều đó ngược lại đối vơi nghiên cứu sinh của chúng ta”.

Là người đã dành 9 năm cho các chương trình hợp tác giáo dục giữa hai nước, ông Sinh bày tỏ “ước nguyện đào tạo được nhiều nghiên cứu trẻ và mang kiến thức về VN”. Ông cho rằng chỉ cần 50% nghiên cứu sinh về nước phục vụ “là tốt rồi”. “Không lo lắm về chảy máu chất xám. Điều quan trọng là hệ thống và các chính sách thu hút nghiên cứu sinh về nước tham gia nghiên cứu cũng đào tạo lại cho các giảng viên trẻ trong nước. Điều này, cái cần là ở môi trường, cơ chế…” - ông nói.

Nhiều hoạt động hỗ trợ

Trong khi đó, giáo sư Lan Giễn, một người Canada gốc Việt được biết đến như chuyên gia vận động tài trợ cho các dự án hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo ở VN, cho biết bà đang có dự án 10 triệu USD để hỗ trợ đào tạo, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo trên khắp thế giới, trong đó VN có khoảng 60 suất.

Tuy nhiên, nữ giáo sư này cho rằng hiện đang rất khó khăn trong việc tìm ứng viên VN để đưa sang Canada đào tạo về lĩnh vực này vì không có nhiều ứng viên đáp ứng được yêu cầu tiếng Anh. Một điều mà giáo sư Giễn băn khoăn cũng rất đáng chú ý: “Chúng tôi cũng như các tổ chức đào tạo khác mong muốn được làm việc với các khoa trong các trường đại học nhưng nhiều trường chỉ cho làm việc với… trung tâm hợp tác quốc tế”.

Với mong muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục giữa hai nước, ông Jason Latorre, tổng lãnh sự quán Canada tại TP.HCM, cho biết đang triển khai các hoạt động đẩy mạnh hợp tác giáo dục giữa hai nước trong năm 2010. Cụ thể là tuần giáo dục Canada, hội chợ giáo dục dành cho những trường đại học lớn từ nhiều tỉnh của Canada tham dự, đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới giáo dục VN - Canada, thành lập các trung tâm tư vấn giáo dục Canada tại VN, đẩy nhanh tiến độ cấp visa cho sinh viên VN đến Canada học tập và có hệ thống theo dõi tình hình học tập của sinh viên đến học trên đất nước Canada…

HÀ BÌNH

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...2&ChannelID=13
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (21-09-2010)