Ðề Tài: Nghệ Thuật Sống
Xem riêng 01 Bài
  #5  
Cũ 18-04-2008, 17:23
Dalbit_VAN's Avatar
Dalbit_VAN Dalbit_VAN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Thư ký - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 10-01-2008
Đến từ: HCMC University of Fine Arts
Bài Viết : 215
Cảm ơn: 303
Đã được cảm ơn 335 lần trong 98 Bài
Mặc định

Có người bảo VAN là “sao ko nói dối được, đôi khi có những việc mình phải nói dối thì sẽ tốt hơn”, chỉ nói ko dẫn chứng nên VAN chưa hiểu, chỉ biết là nếu mà bị phát hiện sẽ rất kỳ cục, bây giờ thì vỡ ra rồi

HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CỦA TỪNG CÁ NHÂN (trong phần Nghệ thuật cảm thông và biểu lộ sự đồng tình)

Ý kiến cá nhân của một người sẽ có điểm hợp lý nếu dựa trên vài chuẩn mực nào đó. Hãy cho biết bạn có thể đồng ý trong phạm vi một vài chuẩn mực nhất định đó thôi. Nhưng bạn cũng có ý kiến riêng mình.
Bạn có thể tuyên bố: “Nếu tôi tin vào những giá trị chuẩn mực đó, có khả năng tôi sẽ đồng ý với anh.”
Cũng giống như đi tìm những tình huống cá biệt, bạn phải tìm ra những chuẩn mực đặc biệt cho phép bạn đồng ý với quan điểm được hình thành dựa trên chuẩn mực đó.
Ví dụ có người bảo: “Nói dối là chuyện không chấp nhận được. Đây là nguyên tắc đạo đức.”
Bạn có thể đồng ý hay phản đối phát ngôn đó. Các nhà triết học của mọi thời đại cũng không nhất trí được với nhau về chuyện này nữa là. Có người cho rằng nói dối luôn sai trái. Người khác lại bảo bạn có thể nói dối vì một lý do tốt đẹp hơn. Họ lấy ra ví dụ kinh điển: “Giả sử một tên sát nhân đang truy lùng nạn nhân của hắn, và hỏi bạn hướng đi của nạn nhân. Bạn sẽ chỉ đường cho hắn thế nào? Chỉ đúng hay chỉ sai?” <-- mắc cười nhất là đoạn này nà, sao biết được là tên sát nhân đang đi tìm nạn nhân của hắn? (lỡ hắn đi tìm vợ hắn thì sao “bực mình quá vợ ơi”), còn nếu đúng là tên sát nhân cầm dao cầm súng thì bạn dám chắc sẽ chỉ sai ko? Hihii, chuyện đó qua vấn đề của lòng can đảm nghĩa hiệp rùi.
Ở ví dụ này ta thấy các chuẩn mực đối chọi nhau, giữa nguyên tắc đạo đức, tính thực tế và giá trị mạng sống con người.
Khi thảo luận bạn cần lưu ý phân biệt rõ các hệ thống giá trị chuẩn mực mà từng cá nhân tôn trọng và hành xử theo, và cho biết bạn có thể đồng ý với quan điểm nêu ra dựa trên một thang giá trị chuẩn mực phù hợp nhất. Trên cơ sở đó, bạn có thể đưa ra ý kiến riêng của mình.

Uhm… vậy thì như vậy ở trong nhà thôi, còn ở ngoài thì mình dối như cuội rồi còn gì, còn giả nai hả

Tôi muốn có lại tình bạn đó, tôi muốn quay lại ký ức thuở xưa bên ngôi trường ven sông, hồi mới bỡ ngỡ bước vào trường tôi với bạn gặp nhau, còn nhỏ lắm, bạn và tôi quan tâm lẫn nhau, có những kỷ niệm thật dễ thương, tôi muốn giữ tình bạn đó, nhưng biết phải làm sao, có 1 kỷ niệm dễ thương đã gắng liền với một điều khó chịu ko đâu, bạn có thể nói thật nhưng bạn quen nói gạt người khác rồi, dù biết điều đó ko làm hại tôi nhưng…bạn nói thế để làm gì?
Tôi muốn_ nhưng biết phải làm sao, tôi ko thể mãi làm bạn với bạn khi mà trong lòng tôi luôn thủ sẳn đáp án là có thể nó không như lời bạn nói, làm bạn khi mà trong lòng tôi luôn nghi ngờ bạn thì tôi xấu quá, nó xảy ra quá nhiều để khi bạn nói ra điều gì tôi luôn hiểu rằng điều đó là ko có thật, tôi vẫn mĩm cười nhìn những người khác nghe bạn nói và họ tin, rồi họ lại khó chịu khi họ biết sự thật ko phải vậy, tôi biết những điều bạn nói ko có hại cho ai, chỉ đôi lúc làm người khác bực mình, nhưng bạn nói ra những điều ko có và hứa những điều bạn sẽ ko làm, để làm gì?
Tôi muốn_ nhưng tôi ko thể làm người tồi tệ khi đi chung con đường với bạn mà luôn nghi ngờ đề phòng bạn, nếu nó đúng thì tôi vui mừng, nếu nó sai thì đúng như những gì trong đầu tôi sắp sẵn về bạn_ vì đã biết trước nên có khó chịu cũng ko nói được gì.
Tôi buồn lắm, vì khi bạn chia tay bạn trai tôi muốn đến bên cạnh bạn, nhưng tôi ko biết bạn nói điều gì là đúng, gì là sai nữa.
Tôi ko thể thay đổi bạn, tôi mong là bạn không đơn độc

Trích trong “Để có một tâm hồn đẹp” của Edward De Bono <-- về Nghệ thuật cảm thông và biểu lộ sự đồng tình
Còn phần in nghiêng là của VAN <-- về nói dối
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Dalbit_VAN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (03-11-2009)