Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 05-05-2014, 11:28
nam_hoa1's Avatar
nam_hoa1 nam_hoa1 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cộng tác viên CLB Viet Stamp
 
Ngày tham gia: 10-04-2010
Bài Viết : 421
Cảm ơn: 7,847
Đã được cảm ơn 3,383 lần trong 446 Bài
Mặc định Có chiếc cầu thứ 2 trên sông Bến Hải khi hiệp định GENEVE được ký kết

Nhắc đến hiệp định Geneve người ta luôn nghĩ tới hình ảnh sông Bến Hải và cầu Hiền Lương .
Cầu Hiền Lương đã đi vào lịch sử được nhắc đến nhiều nhất qua báo chí , sách vở , phim ảnh và kể cả việc in hình ảnh cây cầu qua bộ 1 tem NỐI LIỀN NAM BẮC .Phát hành vào ngày 20-7-1959
Nhưng trên thực tế đã tồn tại một cây cầu khác được xây dưng và sử dụng trước cầu Hiền Lương hàng mấy chục năm trời


Đi ngược lên thượng lưu dòng sông Bến Hải gần 10km sẽ gặp chiếc cầu đường sắt bắc qua sông Bến Hải . Chiếc cầu được lắp đặt trước 1910 , với mục đích nối liền tuyến đường sắt Đông Dương Cochinchine – Tonkin ( Saigon –Hanoi ) .Người ta đã quên không nhắc đến chiếc cầu sắt cũ kỹ trong sương gió vì nó đã bi giật sập từ trước 1945 phục vụ cho công việc trường kỳ kháng chiến nhằm làm tê liệt hệ thống vận chuyển quân sự bằng hỏa xa của Pháp

Năm 1905 ,người Pháp thực hiện xây dưng cầu này với thời gian là 5 năm khoảng 20 người thợ thiệt mạng .Cầu làm hoàn toàn bằng khung sắt , nằm trên 2 trụ đỡ cầu , dài khoảng 100m.
Name:  Cầu tiên ann.jpg
Views: 660
Size:  57.0 KB

Lấy cầu Tiên An làm điểm phân chia

Bờ phía Bắc cây cầu thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh , đi ngược lên thượng nguồn là thôn Nam Sơn , xuôi về phía hạ lưu là thôn Tiên An, .

Bờ phía nam cầu thuộc xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, Quảng Trị
Thực chất, sông Bến Hải chảy về đây đi xuyên qua giữa làng Tiên An

Name:  BAN DO.jpg
Views: 697
Size:  62.4 KB

Năm 1954 hiệp đinh Geneve được ký kết , người dân 2 miền nghĩ sau 2 năm , chiếc cầu sẽ ngày ngày chuyến nối chuyến , chuyên chở hành khách xuôi ngược Bắc nam

“Tàn cơn chinh chiến
Tôi sẽ sang sông tìm em khắp nơi
Để cho đôi lòng hòa chung nhịp sống….”


Nào ngờ mãi tận năm 1976 người ta mới lắp đặt xong những thanh nối đường ray thông tuyến trên chiếc cầu này .Sự tái thiết này dựa vào quyết định của nhà nước ngày 14-11-1975 vì nhu cầu đi lại cấp thiết của người dân 2 miền .
1 năm sau 1976 , tuyến đường sắt Saigon –Hanoi thông chuyến Bắc Nam
và lăn bánh vào những ngày cuối tháng 12 năm 1976
Lúc cao điểm , trên tuyến đường sắt Bắc Nam đã huy động một lực lượng đông đảo trên 60 ngàn lao động , bao gồm bộ đội , thanh niên xung phong , công nhân ốc lộ , nhân dân các địa phương dọc theo tuyến đường sắt

Từ đó người ta lấy tên thôn TIÊN AN đặt tên cho cây cầu sắt này


Name:  IMG_5447[1].JPG
Views: 749
Size:  90.2 KB
Chiếc cầu sắt này có một đặc điềm dễ nhận ra , bên đầu cầu phía Nam có xác 2 chiếc xe thiết giáp thuộc lữ đoàn 1 kỵ binh VNCH bị bắn cháy ngay giây phút đầu tiên khi quân đội miền Bắc vượt vĩ tuyến 17 vào ngày 30-3-1972

Cầu Tiên An – Bến Hải được tu sửa mới nhất vào tháng 5- 2013 đến 7-2013 thì hoàn thành .
Cầu mới gồm 3 nhịp ,dàn thép dài 130m, nằm trên 2 trụ và 2 mố bê tông cốt thép.
Cầu sửa chữa từ vốn ODA Nhật Bản, nhằm nâng cao sư an toàn của tàu chạy rút ngắn thời gian hành trình Bắc Nam xuống còn 30 giờ

Name:  cầu ti6n an mới.JPG
Views: 689
Size:  57.8 KB
Ngày nay trên sông Bến Hải còn có thêm cầu treo khác giúp người dân rút ngằn đoạn đường đi và qua lại dễ dàng

Vì sự ra đời của cây cầu trước năm 1954 , cho nên Cầu Tiên An cũng được coi là nhân chứng thứ 2 cho sự chia cắt tủi hổ này .
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
18 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn nam_hoa1 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (06-05-2014), Đinh Đức Tâm (05-05-2014), dammanh (05-05-2014), Dat_stamp (09-05-2014), exploration (06-05-2014), HanParis (05-05-2014), hat_de (06-05-2014), huuhuetran (05-05-2014), HuyNguyen (08-05-2014), Mai Hoàng Huy (05-05-2014), manh thuong (05-05-2014), Ng.H.Thanh (12-05-2014), nguyenhuudinhue (16-05-2014), open (05-05-2014), Poetry (06-05-2014), stamp-history (06-05-2014), VAPUTIN (07-05-2014), vu.huy65 (11-05-2014)