Xem riêng 01 Bài
  #2  
Cũ 06-02-2016, 10:33
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

Các bác và các bạn thân mến!hôm nay là ngày 28 TẾT ,năm ẤT MÙI sắp qua và năm BÍNH THÂN sắp đến,.Dammanh gửi đến các bác và các bạn cùng gia đình có một năm mới AN KHANG THỊNH VƯỢNG!
Trở lại các câu chuyện về tem,hôm nay xin kể với các bạn câu chuyện ly kỳ về két tem và túi du lịch tem của cụ Đức - Hàng Trống

CHIẾC KÉT SẮT VÀ MỘT CUỘC MUA BÁN NGOẠN MỤC
Vào mùa thu 1977,bố tôi kéo tôi lại với STT bằng một cuộc mua bán đầy tính lãng mạn.Cụ để tôi tham gia vào việc mua bán chiếc két săt của cụ Đức hàng trống để lại.
Hôm đó khi tôi đang ngồi đọc sách,thì bố tôi đi đâu về và cụ gọi tôi sang và nói một câu chuyện nghiêm túc: Chắc con biết cụ Đức – Hàng Trống,là một nhà sưu tầm tem lớn ở MBVN,khi cụ mất có để lại một gia tài đồ sộ tem,các con cụ đã bán hết sau bao năm tháng.Nguời bán nhiều nhất là ông con rể cả của cụ.Hôm nay tình cờ bố rẽ vào chơi,thăm hỏi ông vì bà vợ ông ốm,trong lúc ngồi nói chuyện ông nói :bố vợ tôi có để lại một két săt nhỏ đựng tem,nay vợ tôi ốm nên muốn bán két sắt này.Ông không cho mở ra xem và yêu cầu bố tôi trả giá.Cuộc mua bán đầy nét phiêu lưu và lãng mạn.Đối tượng bán chỉ có một nhưng đối tượng mua lại có hai là bố tôi và bác Vũ Thắng – lò đúc.Hôm đó bố tôi tình cờ đến nhưng sớm muộn bác Thắng cũng biết,vì thế cụ trả liều giá 8 chỉ vàng vì cụ đoán trong két là tem quý.Nhưng ông con rể cụ Đức không bán.Lúc này bố tôi trao đổi với tôi và ướm hỏi tôi có thể đến mua được không? Vì theo nguyên tắc nếu cụ đến lần hai mà người bán chưa nhắn đến thì có trời mới biết giá sẽ đội lên thế nào!?Cơ may đang tuột dần bố con tôi và t/g không ủng hộ chúng tôi …
Tôi suy nghĩ căng thẳng rồi đồng ý nhưng nói với bố tôi rằng: Con phải biết tiểu sử của cụ Đức thế nào đã để suy đoán cái gì trong két sắt bí hiểm này.Bố tôi kể cụ Đức là một nhà buôn bất động sản và sưu tầm đồ cổ,rất say mê sưu tầm tem nhất là tem quý.cụ Đức theo đạo thiên chúa!....
Suy nghĩ một lúc tôi nói vơi bố tôi rằng: theo con cụ Đức là người VN lại theo đạo thiên chúa thì 90% tem trong két sắt là tem đông dương quý và tem tòa thánh Vatycan.Bố tôi không nói gì,cụ nhìn tôi và lẳng lặng lấy quyển danh mục Yvert của Pháp và lật đến mục Vatycan ra xem và chỉ cho tôi rồi nói:Chỉ cần có 2 bộ 1934 và 1948 là được rồi! rồi cụ nói tiếp như khẳng đinh: Con phải đên thôi và đến ngay bây giờ sợ bác ấy đổi ý hoặc bác Vũ Thắng đến thì thất bại, rồi cụ gọi mẹ tôi đưa cho tôi cái nhẫn 2 chỉ.
Tôi đi mặc áo và vô tình mặc chiếc áo em gái tôi vừa gửi từ bên Đức tặng tôi..và thế là trong đầu tôi dựng lên vở kịch tôi sẽ độc diễn,tôi lấy chiếc xe đạp MIFA ,bố tôi nhìn tôi và ánh mắt cụ đặt trọn niềm tin vào tôi. Tôi đạp xe từ Hàng bạc ra Hàng trống rất gần nhưng suy nghĩ thì căng thẳng và cũng hơi yên tâm vì tôi lại giống mẹ hơn giống bố chắc bác con rể cụ Đức không nhận ra…
Tôi đến và gặp bác con rể cụ Đức và tự giới thiệu mình là sinh viên du học ở Đức về phép được bác Thắng lò đúc giới thiệu đến cụ mua ít tem vn mang sang Đức tặng thầy giáo,cũng thích sưu tầm tem. Tôi biết cụ già con cụ Đức cũng là một giáo viên về hưu,nên ánh mắt cụ cũng có thiện cảm và câu chuyện mỗi lúc một cởi mở dần…cuối cùng cụ nói: tôi không có tem vn,cũng không sưu tầm tem nhưng tôi có một két tem do bố vợ để lại – cụ là một nhà STT.! Nhìn cụ tôi thấy cụ đã tin nên nói tiếp:cháu cũng sưu tầm tem,có khi đây là cơ duyên cũng nên,rồi tôi hào hứng nói về chơi tem hay thế nào,có ý nghĩa ra sao.Cụ già ngồi nghe một lúc rồi buồn rầu nói:tiếc là tôi già rồi,vợ lại đang ốm cần tiền mua thuốc,chứ nghe cậu nói và nếu tôi trẻ chục tuổi thì tôi cũng sưu tầm tem.Rồi chỉ vào chiếc két sắt cụ nói:két này ông THiện hàng bạc đã trả 8 chỉ rồi,cậu không mở ra và nếu trả cao hơn tôi sẽ bán.Câu trả lời của cụ làm tôi càng tin tưởng vì không phải tem vn chắc là tem indochine hay tem tòa thánh. Tôi thuyết phục tiếp là tôi stt mà một thú sưu tầm nào cũng có sự kế thừa của nó,biết đâu đây là cơ duyên cháu được cầm chiếc gậy tiếp sức từ cụ trong cuộc sưu tầm này?! Cụ già rất cảm động và ngậm ngùi nói: tôi không sưu tầm tem mà bố vợ tôi sưu tầm,nghe cậu nói tôi cũng muốn stt nhưng với tuổi tác và hoàn cảnh tôi thì có lẽ muộn rồi. rồi nói một câu chắc nịch:tôi quyết định bán cho cậu, cậu nói giá đi!
Tôi suy nghĩ một lúc rồi nói:Bác Thiện trả giá thế là đúng rồi nhưng cháu cần mua mở đầu cho hướng st mới.Nên cháu có thêm chiếc máy khâu SINCO của Nhật .Số tiền 8 chỉ để bác mua thuốc cho bác gái còn chiếc máy khâu để bác gái khi khỏe may áo cho bác!
Gián tiếp tôi chúc bác gái mau lành bệnh và cũng muốn nói sức khỏe của bác gái là quan trọng nhất. Ông cụ rất cảm động nên sau một lúc cụ nói: STT thật là văn hóa!tôi đồng ý bán cho cậu nhưng với một điều kiện là cậu không bao giờ được từ bỏ stt.Nếu sau này có lúc chán tem cậu hãy nghĩ ngày hôm nay nhé!
Tôi cũng rất cảm động và không ngờ mình gắn với nghiệp tem từ ngày hôm ấy,lẳng lặng tháo chiếc nhẫn 2 chỉ đưa cho cụ và nói: Cháu gửi trước cụ và về nhà trở chiếc mày khâu và chuẩn bị nốt gửi cụ 6 chỉ.
Trở về nhà,tôi cố dềnh dàng rồi thuê xiclo mang chiếc máy khâu SINCO đi,mẹ tôi đưa cho tôi 6 chỉ nữa…còn bố tôi thì ngồi lỳ trên gác sép,cụ không xuống và cũng không hỏi gì tôi,có lẽ cụ ngại nó sái.
Sau một giờ tôi quay lại hàng Trống,khi trao nốt 6 chỉ và chiếc máy khâu tôi nhận chiếc két sắt từ tay cụ già với một câu phê bình nhẹ nhàng của cụ già: Lần sau đừng chủ quan tin người như thế nữa nhé ,cụ ám chỉ việc đưa trước 2 chỉ mà không viết giấy biên nhận, tôi lại nghĩ khác – đó là nét đẹp ,nét văn hóa của STT. Cuộc mua bán tưởng đã kết thúc,tôi chào cụ già ra về,khi ra đến cửa thì cô con gái cụ già chạy theo nói:bố tôi tặng anh túi tem này..vào ngày nay thì có lẽ nó quý hơn cả nội dung bên trong két sắt…đó là các con tem cắt ra từ các bì thư trong thời gian từ 1940 – 1966 (năm cụ Đức mất). cả một túi du lịch đầy đến nỗi đến ngã tư Hàng Gai – lương văn Can tôi bị rơi cả túi.
Về nhà bố tôi đã chờ sẵn dưới nhà và hai bố con tôi hồi hộp mở két sắt..và đúng như dự đoán.Hơn một collection tem indochine,khối 10 con tem số 1 liền cả tem in chữ nhỏ chữ to…rồi tem Cocochine,tem annam-tonkin quý mua tại pháp có cả biên nhận đi kèm ,chứng nhận thật giả…Rồi tem tòa thánh với hoàn chỉnh cả bộ 1934 & 1948. Chắc các bác và các bạn biết giá trị đến thế nào?tôi còn nhớ chỉ đợt đầu bán lô tem tòa thánh và vài con tem quý khác ,mà bố tôi đã có ý định mua đất xây nhà.
Nhưng đáng tiếc nhất là túi du lịch với những con tem cắt từ bì thư còn nguyên dấu thời kỳ nhật đảo chính pháp ở đông dương,thời kỳ CMT8,tem in đè VNDCCH…tem Nga Khe.Xét về mặt giá trị lịch sử bưu chính còn quý hơn két sắt nhiều nhưng buồn thay bố con tôi không biết đem rửa hết ..thế là đổ xuống sông xuống biển tất cả!Buồn thay…nhưng biết thế nào cuộc đời có gi hoàn hảo đâu cơ chứ! Đường tăng – Tôn ngộ không đi lấy kinh qua bao cuộc vượt núi băng sông lấy được kinh còn bị rách vài tờ khi phơi kinh ở trần gia trang cơ mà!? Cái quan trọng là sự kiện đó đã kéo tôi lại với tem và tôi đi đến tận bây giờ. Đó là ĐỊNH MỆNH và là lời hứa với cụ già trong cái ngày mùa thu 1977 tại hàng trống - Tôi đã giữ lời!!!!!!
Cuộc mua bán đó còn dậy cho tôi phải học hỏi nhiều ,như cách xét đoán tâm lý,phân tích các thông tin sự kiện và tính thuyết phục trong lời nói đó là tài sản vô giá mà ở trường đại học tôi không được học.Điều quan trọng nhất là tôi đến với tem ,tôi đã có thay đổi về chất trong nghệ thuật STT!
__________________
ĐÀM HIẾU MẠNH
STARA WIES
UL.JEMIOLOWA 70
05-830 NADARZYN
POLSKA (BA LAN)
Tel: 0048729547988

Bài được dammanh sửa đổi lần cuối vào ngày 06-02-2016, lúc 11:52
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
18 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (09-03-2016), cdtung_hp (18-04-2016), Cu Bim (20-02-2016), cuongcanna (20-02-2016), gachjp (17-02-2016), HanParis (06-02-2016), hat_de (13-02-2016), huuhuetran (07-02-2016), HuyNguyen (31-03-2016), manh thuong (22-02-2016), Ng.H.Thanh (09-03-2016), Nguoitimduong (08-02-2016), NHL-2014 (06-02-2016), Poetry (07-02-2016), stamp-history (06-02-2016), temhp88 (06-02-2016), Tien (23-02-2016), vnmission (03-11-2016)