Xem riêng 01 Bài
  #7  
Cũ 25-05-2009, 18:13
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,586
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi caifincafe Xem Bài
Anh nguoitimduong có thể nói rõ hơn về hướng sưu tập này ko ạh. cám ơn anh.
đây nè

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Nguoitimduong
Đây là một cách sưu tầm theo hướng 1 bộ triển lãm ( có mạch chuyện hẳn hoi như hd nói )chứ không hẳn là phải làm 1 bộ triển lãm để đi thi.
nếu CF đã từng coi 1 bộ TL chuyên đề hoặc đã từng làm 1 bộ TL loại này chắc dễ hình dung thui.

Những chuyên đề hẹp như gấu trúc thì dễ nè, có dàn ý hay ko tem cũng ko nhiều lắm.
Nhưng nếu là chuyên đề lớn như tàu thuyền chẳng hạn, thì cách sưu tầm thường là có những tem hay vật phẩm nào là tàu bè vừa với túi tiền thì mua hết. Còn theo hướng có dàn ý kiểu triển lãm thì người mua sẽ lựa chọn và tập trung hơn.

Lấy dòng tem Hoàng đạo làm ví dụ:

Giả sử có 1 mô hình chuyện tem vìa hoàng đạo như sau:
- các quan niệm cổ vìa thiên văn
- các chòm sao được người xưa đặt làm chòm hoàng đạo
- các vị danh nhân liên quan tới các cung hoàng đạo.

Nôm na là vậy thì người chơi sẽ tìm như sau:

- những tem có nội dung cả 12 cung HD
- sau đó là những tem và bộ tem nói về các cung
(bác lưu ý tem 12 cung hoàng đạo là 1 tem có đủ 12 cung, còn tem chỉ có 1 cung thì là tem Hoàng đạo cụ thể .. thường là 1 bộ tem có 12 mẫu tương ứng 12 cung, thi thoảng mới có 1 tem chứa cả 12 cung, block thì dễ hơn do diện tích rộng)
- tùy từng loại tem hoàng đạo mà người ta có thể bổ nhỏ nội dung ra hơn nữa
- rùi giả sử như phần kết là các danh nhân thì bạn tem kia sẽ tầm các loại tem Hoàng đạo có danh nhân, hoặc dùng tem danh nhân thông thường để bổ sung (vì tem HĐ danh nhân rất ít)

Chơi theo kiểu này thì kiến thức chuyên đề phải sâu và có trước tem
Chơi tem kiểu cũ là vừa chơi vừa nghiên cứu bổ sung kiến thức, sau này chắt lọc tem.
Kiểu mới là chắt lọc ngay từ đầu, đòi hỏi kiến thức phải sâu ngay từ đầu nên hơi khó.

Nói là theo dàn những sưu tầm thì khó mà thế được, giả sử đang gồi ở chợ tem mà bắt gặp các bộ tem có liên quan thì ko ai dại gì mà mua tuần tự ... ko mua hạt giống rùi mới tới thân ... lá .. cành ....

Khi ta dã hình dung ra nội dung gì nằm ở đâu trong 1 tổng thể thì ta cứ mua lá cành củ ... về xếp thành cái cây sau.

Chơi kiểu sưu tầm là vác cục đá to về đẽo, còn kiểu mới là nhặt chân tay búp bê vìa dựng.

Ta muốn búp bê hình gì thì nhặt chân thay hình đó, đừng cắm lộn xộn là ok. Kiểu này tuy hay những kiểu cũ cũng có lợi thế. Nếu có 1 tảng đá to trước mặt và ta liên tưởng suy nghĩ, rùi sáng tạo thì ta có thể đẽo hình ra muốn. Các phương án đa dạng hơn nhiều.

Giống như bạn sưu tầm tem chim 20 năm ... khi hình dung lại nó bạn có thể cho ra 10 ý tưởng triển khai 10 câu chuyện tem khác nhau kể bằng tem chim. Còn nêu 20 năm trước bạn chọn ra 1 câu chuyện rùi đi lắm ráp dần thì bây giờ bạn chỉ có 1 ý tưởng, tất nhiên cái con chim nuôi 20 năm đó sẽ chắc khoẻ. Nhưng bạn lại ko đẻ ra được 10 con 1 lúc nếu chơi kiểu cổ.

Nay thì mình chơi vìa cánh chim văn hoá, mình sẽ chọn tem theo 1 hướng. Tuy nhiên mình cũng có 1 thời gian dài chơi tem chim tổng hợp. Ngồi trước mớ tem đó mình có thể nghĩ ra 1 câu chuyện vìa môi trường, vìa tiến hóa ... vìa mỏ chim hay về cuộc đời làm mẹ của loài chim.

Nếu mình chơi cánh ngay từ đầu thì mình ko thể triển khai các ý tưởng kia. Còn nếu giờ mình mới nghĩ chơi cánh thì mình lại ko dựng kịp 1 câu chuyện vìa đôi cánh chim đã tiến hóa trong tự nhiên và biến đổi thế nào trong văn hóa để trở thành 1 thứ ngôn ngữ hình tượng.

Đóa ... nôm na là như vầy ... mình ví von hơi lộn xộn hy vọng CF và mọi người hông bị rối
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
caifincafe (25-05-2009), lydainghia (24-06-2011), manh thuong (27-05-2009), NHL-2014 (09-09-2014), thanhtruc (10-01-2013), xihuan (28-05-2009)