Xem riêng 01 Bài
  #26  
Cũ 09-11-2009, 09:11
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,598
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định

đúng rùi !

truyền thống có mục tiêu là săn tìm đầy đủ các món liên quan tới 1 mẫu tem hay bộ tem nào đó. Với mục tiêu này người chơi phải tiêu dùng rất nhiều thời gian tiền của ... săn tìm cho hết nào là spe, ko răng, in thử, dị bản ....các kiểu, bì FDC, bì thửc gửi ... có khi chỉ với 1 mẫu tem có thể làm 1 khung TL nếu người sưu tầm truyền thống đó tham gia cả lãnh vực này.

người xem bộ Truyền thống trên sẽ cảm nhận được cái hay cái lý thú trong việc tác giả săn tìm các món tưởng trừng ko bao giờ thấy ngoài đời mà phải vào tận nhà in tem may ra mới có ...

người sưu tầm khi tìm được các món như vậy rất vui...đôi khi chứng minh được 1 phán đoán nào của họ về những dị bản có thể bán sinh liên quan tới món tem ấy...đôi khi có những dị bản đặc thù cho các công nghệ in khác nhau ... có những loại dị bản chỉ phát sinh trong lối in off-set, có loại chỉ xuất hiện trong cách in tinh khắc ...việc sưu tầm truyền thống cho phép tổng hợp đủ số dị bản để chứng minh 1 luận điểm như vậy chẳng hạn ... tuy nhiên cái này siêu quá VN chưa xuất hiện, nên chúng ta ko bàn chuyện xa vời này làm gì

về món: chuyên đề

người chơi quan tâm nhìu tới nội dung tem, và với 1 tập hợp tem nào đó người ta có thẻ chắt lọc ra vít thánh câu chuyện.... hoặc trên 1 mạch ý tưởng nào đó người ta có thể săn tìm các món tem, vật phẩm cần thiết để chứng minh ... công việc này lý thú như việc điều tra phá án vậy ... nói có sách mách có bằng chứng tem.

chuyên đề có thể càng hạn chế việc sử dụng tem lặp lại càng tốt...ko nên bày cùng 1 lúc quá nhìu món liên quan tới 1 tem... ko nên dùng cả spe, ko răng ... rất lãng phí diện tích ... cần choọ lọc.. và ngay cả dị bản cũng ko bày ra cả đống như truyền thống... hợp nhất là những dị bản có thể biểu đạt nội dung chuyên đề

nói thì rất xa vời và khó hình dung với người sưu tầm, muốn cảm nhận rõ hơn thì mời xem bộ TL kinh điển mà mình đang giới thiệu trong VS này.

kiến thức về bưu chính và chuyên đề chỉ là 1 phần của các t/p chuyên đề...vì kiến thức đó hầu như ai cũng sở hữu được nhất là trong thời đại thông tin này...điểm là khác biết bạn và người khác là ở sự sáng tạo cá nhân, những khám phá đặc biệt. Và vì thế các tác phẩm trưng bày chuyên đề là hoạt động có rất nhiều giá trị gia tăng được nhà TL tạo thêm ra. Tự như việc tạo ra 1 nhạc phẩm hay hơn chỉ là phép cộng đơn thuần của các nốt nhạc vây.

đúng như bác K nói

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Trần Trọng Khải Xem Bài
Muốn học đâu cứ phải coi con tem mới học được. Có bao nhiêu học giả nhờ tem, nhờ thư pháp,.. mà lấy bằng cấp hay kiến thức ?
tem chỉ là 1 phần bổ trợ, chứ ko phải căn cứ duy nhất, học tập, thu nập kiến thức có rất nhìu kênh ... tem chỉ là 1 kênh đặc biệt thú vị với người sưu tầm tem ... Xong cái hay của tem ở chỗ nó tạo cảm hứng khám phá nhiều cho người chơi chuyên đề...tiếp đó người chơi lại đào sâu kiến thức chuyên đề qua các kênh mang tính hoặc thuật khác.

1 mảng cũng hay và khó đó là nghiên cứu lịch sử bưu chính <=== món này ko quan tâm tới dị bản hay chuyên đề...nếu có chỉ để sử dụng cho phong phú bộ trưng bày thôi.

Diễn đạt mảng lịch sử bưu chính nhất thiết phải có hệ thống, hoặc bằng bộ trưng bày hoặc 1 topic hay 1 cách thức sắp xếp có hệ thống nào đó.

Mỗi món chơi hợp khẩu vị sưu tập của mỗi người...thật khó có 1 chuẩn nào để nói món nào hay hơn ... nhưng nhìn chung nếu xếp theo cấp độ khó thì: chuyên đề ===> truyền thống ===> lịch sử bưu chính.

Lý thuyết và vậy nhưng bắt tay vào sẽ thấy mỗi kiểu lại có những cái khó riêng...những cái khó đó có khi lại chính là sự hấp dẫn của món chơi.

May là ở VN chưa phổ biến kiểu chơi hang ko hay vũ trụ ... nếu ko còn phức tạp nữa
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
kuro_shiro (09-11-2009), manh thuong (09-11-2009), thanhtruc (10-01-2013)