Ðề Tài: Danh nhân Việt Nam
Xem riêng 01 Bài
  #17  
Cũ 14-08-2008, 22:26
Bugi5697
Khách
 
Bài Viết : n/a
Mặc định

Cù Chính Lan - thần thoại mới

Ngày ấy, ở một làng quê miền Trung đói khổ... Có một cậu bé con nhà nghèo, quanh năm phải làm thuê kiếm sống. Cách mạng Tháng Tám thành công nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã giải phóng cho gia đình cậu bé cùng bao nhiêu lớp người nghèo khó...




Mở đầu cuộc đời Cù Chính Lan cô đọng và giản dị giống như một nhân vật hiền lành trong câu chuyện cổ tích. Cậu bé nghèo hoan hỉ đón cách mạng và cuộc đời mới với tất cả sự say mê, hồn nhiên, sôi nổi của tuổi 16. Cù Chính Lan xin vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc và đêm đêm tới lớp bình dân học chữ.

Dường như bao sức lực, bao mơ ước, Cù Chính Lan dồn hết cho cuộc sống mới, không một giây phút ngập ngừng. Kháng chiến bùng nổ, anh xung phong vào bộ đội và được nhận làm liên lạc cho khu đội, liên khu Bốn.
Năm đầu - anh là chiến sĩ thi đua xuất sắc.



Năm 1948 - chuyển sang đơn vị chiến đấu, là tiểu đội trưởng tiểu đội liên lạc, lập công xuất sắc - anh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng năm này, ạnh đã nổi tiếng khắp Đại đoàn 304, với danh hiệu vẻ vang, mang vẻ thần thoại: "Anh hùng tay không đánh giặc" - Và được tặng thưởng huân chương chiến công hạng nhì.



Đấy là vào một ngày đi công tác độc lập. Cù Chính Lan bỗng gặp một đơn vị đang bố trí chuẩn bị đánh địch. Cũng vừa lúc đó địch tiến vào trận địa, anh đã xin được cùng đơn vị bạn chiến đấu.



Vũ khí phải tự túc, sẵn con dao trong tay, anh khôn khéo nắm thời cơ và dũng mãnh lao đuổi theo một tên giặc vác tiểu liên. Vừa đuổi, anh vừa la hét và vung lưỡi dao lấp loáng. Tên lính địch hoảng hốt, chưa biết xử trí ra sao, đã bị anh giật mất súng, đành ngoan ngoãn giơ tay lên đầu.

ở trận này đã thấy vóc dáng một Cù Chính Lan bất tử, với khuôn mặt hăm hở, quyết liệt, với bước chân rắn chắc, và bao trùm là ý chí tiến công của cả thế hệ trẻ. Anh - ngay trận đầu đã tiêu biểu cho lối đánh của cả dân tộc. Tiến công - lấy ít đánh nhiều, lấy thô sơ thắng hiện đại...



Nhớ tới Cù Chính Lan là nhớ tới một chiến sĩ trẻ, áo trấn thủ, giày vải đang sải những bước dài dồn đuổi xe tăng địch. Dấu chân người chiến sĩ đè lên xích xe tăng không bao giờ phai mờ trong lịch sử đánh giấc của nhân dân ta. Hình ảnh ấy đã mang vòng hào quang của thần thoại. Giống như Thánh Gióng nhổ lũy tre làng lên mà đánh đuổi tan tác giặc nhà Ân. Giống như Thạch Sanh với cái rìu của người tiều phu đã chém đứt đầu xà tinh hung dữ...

Bước chân thần thoại ấy đã được rèn đúc từ lòng căm thù, đã được chuẩn bị từ những ngày đi làm thuê cuốc mướn, đã được báo hiệu bằng nắm tay rắn chắc, thề trước cờ Đảng.




Con đường số 6 hiện ra trong tưởng tượng của chúng ta vào một ngày mùa đông năm 1951. Và Cù Chính Lan với cái áo trấn thủ màu nâu đã bạc trắng (di vật duy nhất để tại Viện bảọ tàng quân đội) đang bố trí tiểu đội súng máy của mình. Bọn địch muốn tìm mọi cách chiếm đoạn đường huyết mạch của ta. Tiểu đội súng máy của anh đã diệt 2 đại đội địch. Lúc ấy viện binh địch tới cứu đồng bọn đang bị truy kích. Chiếc xe tăng đi đầu, gắn súng máy, cứ lừng lững tiến, xả đạn vào quân ta. Súng máy của ta bắn trả nhưng không ăn thua gì. Thế là cuộc truy kích của ta bị chặn lại.



Cù Chính Lan buông súng, tháo chốt lựu đạn, lao về phía xe tăng, hô lớn:
- Anh em ơi! Phải mần bằng được chiếc xe tăng ni!

Lựu đạn nổ ầm trong vòng xích xe tăng, nhưng nó ngạo nghễ xô tới, gầm rú điên cuồng và nhả đạn như mưa. Cù Chính Lan nhìn đồng đội lần lượt ngã xuống, tim anh như thắt lại. Trong khoảnh khắc anh mở quả lựu đạn thả lọt thỏm qua cửa tròn. Nhưng ngay lập tức một bàn tay lông lá đã vươn ra ném trả lại quả lựu đạn. Lựu đạn nổ, ngay lập tức hất Cù Chính Lan xuống đất...



Trận đánh có thể đến đây là ngừng đối với anh. Không có thể chê trách anh điều gì cả. Và xem kìa, chiếc xe tăng, vừa bắn loạn xạ, vừa chạy xa dần. Cũng giống như Phan Đình Giót khi đã bị đạn gục xuống, có thể chỉ nằm đợi cứu thương đưa về tuyến sau.



Đấy chính là khoảnh khắc có thể tạo ra hoặc không tạo ra người anh hùng. Khoảnh khắc đó người chiến sĩ tự vượt lên bản thân - một cá thể đã luôn luôn đứng ở hàng đầu - và sáng lên như một tia chớp.

Người anh hùng có lẽ chính là người lúc bình thường đã chọn một chỗ đứng tiên tiến nhất, một suy nghĩ tích cực nhất, và trong giây phút thử thách, có thể rất ngẫu nhiên, họ bỗng bay vút lên...

Giây phút nằm trên mặt đất, khắp người đau ê ẩm, tai ù ù. Cù Chính Lan nửa mê nửa tỉnh. Vừa tỉnh hẳn, mở mắt, anh đã nhỏm dậy và thấy ngay chiếc xe táng vừa nổ súng ùng ục vừa sắp khuất sau đoạn đường vòng.
Anh bật ngay dậy, cầm quả lựu đạn trong tay và tìm đường tắt đón đầu xe tǎng.



Không có ai ghi lại quãng đường đó. Quãng đường mà anh bộ đội với quả lựu đạn trong tay quyết định băng tới đón đầu trái núi thép. Trái núi di động gắn khẩu súng máy điên loạn kia chỉ cần một viên đạn ghim trúng anh.
Không hiểu sao, mỗi lúc tưởng tượng đến quãng đường đuổi đánh xe tăng của Cù Chính Lan tôi lại nhớ tới một cảnh trong phim Bài ca người Lính. Đó là chiếc xe tăng phát xít Đức rượt theo anh chiến sĩ. Hồng quân trẻ tuổi.

Bọn lính xe tăng phát xít muốn nghiến nát anh Hồng quân dưới bánh xích sắt. Cuối cùng, chiếc xe tăng cũng bị anh bắn cháy. Nhưng ở đây có hoàn cảnh thật khác nhau, mục đích cũng khác nhau.

Cù Chính Lan chủ động đuổi đánh. Và chính lý tưởng đó mang tính thần thoại. Nó bất ngờ cả với kẻ địch vốn ỷ vào vũ khí.



Tin chắc đã diệt xong anh chiến sĩ (hoặc chí ít cũng bẻ gãy ý muốn săn đuổi của anh) bọn lính xe tăng chừng đang khoan khoái sau phút giấy căng thẳng.

Chúng đâu ngờ chính giây phút đó, Cù Chính Lan đã nhảy bám trên xe và đang bò lần đến chiếc cửa tròn mở rộng. Quả lựu đạn xì khói trên tay anh đến thời kỳ khắc chín muồi nhất, anh nhoai người đưa nó vào trong lỗ tròn. Một bàn tay rắn chắc, nắm lấy tay anh định đẩy ra. Quả lựu đạn đã nóng bừng. Mỗi tích tắc khắc nghiệt và thử thách. Lựu đạn đã xì khói xanh. Bàn tay lông lá bỗng mềm oặt ra. Chúng rú lên.

Cù Chính Lan vừa kịp rút tay ra, người anh đã bay bổng dập xuống một bụi cây lúp xúp bên đường. Anh chỉ kịp nhìn thấy chiếc xe tăng chìm trong khói đen.

Nhớ tới Cù Chính lan là nhớ tới người anh hùng đuổi đánh và diệt xe tăng địch. Nhưng những trang thần thoại về anh chưa hết. Và mỗi dòng chữ trong đó đều thấm đượm tinh thần: sẵn sàng chết cho tự do và độc lập của Tổ quốc. Gặp địch là đánh. Tay không đuổi địch cướp súng. Dẫu địch có xe tăng cũng không cho chúng chạy thoát.

Sau này trận Gô Tô, người "anh hùng đánh xe tăng" đã viết xong cuộc đời thần thoại của mình. Gô Tô là cứ điểm phòng ngự kiên cố, có năm lớp dây thép gai bao quanh. Gãy một cánh tay, anh vẫn tiếp tục ôm bộc phá lên phá tiếp. Lô cốt thứ nhất bị diệt, lao lên lô cốt thứ hai, cánh tay thứ hai của anh lại bị đạn lớn dập nát. Cù Chính Lan vẫn tiếp tục chiến đấu trong những giây phút gay go nhất. Khi lô cốt thứ hai bị phá tung thì mảnh đại bác địch lại tiện đứt một chân của Lan. Anh đã trút hơi thở cuối cùng trên tay đồng đội trong niềm kính phục yêu mến của mọi người.

Thần thoại về anh bắt đầu bằng những dòng giản dị. Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất kia, có một cậu bé nhà nghèo, phải đi làm thuê để kiếm ăn lần hồi...

Anh băng băng sải những bước chân dài, phía trước chiếc xe tăng địch cuống cuồng bỏ chạy. Khuôn mặt trẻ trung hồng đỏ và đẫm mồ hôi. Tấm áo trấn thủ màu nâu đã sờn, với những ô quả trám đơn giản, như đang bay lên trên con đường đỏ...

Bay lên, và cao lớn, bước chân của anh, vóc dáng của anh. Bay lên là sâu đậm, vóc dáng anh trong ý tưởng của mỗi con người tuổi trẻ. Bay bổng và diệu kỳ như mùa xuân tuổi trẻ - Vĩnh viễn.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (09-09-2010)